Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Cây có Sự Sống không?

Khoa học coi thực vật và cây cối là sinh vật vì chúng biểu hiện một số đặc điểm nào đó như hô hấp, tăng trưởng, sinh sản và bài tiết. Thực vật và cây cối là sinh vật sống, nhưng chúng không phải là những chúng sanh hữu tình?

Ấn Độ vào thời Đức Phật (Buddha), có những người tin rằng cây cối có linh hồn và sẽ không cho phép bất cứ ai chặt hạ cây. Tuy nhiên, trong khi con người, chẳng hạn, có sắc-nghiệp-sanh, sắc-tâm-sanh, sắc-quý-tiết-sanh, và sắc-vật-thực-sanh, thì thực vật và cây cối thiếu ba trong bốn loại này. Chúng chỉ có sắc-quý-tiết-sanh, bao gồm tám sắc bất ly57. Mặc dù thực vật sinh trưởng và sinh sản, nhưng chúng không thể được coi là những chúng sanh hữu tình theo lời dạy của Đức Phật (Buddha), bởi vì chúng không có danh pháp cũng như sắc-nghiệp-sanh 58.

Điều này đi ngược lại với một ý kiến thường được chấp giữ vào thời kỳ của Buddha; một lần nữa làm sáng tỏ rằng, nếu Đức Phật (Buddha) không xuất hiện trên thế gian, chúng ta sẽ không thể hiểu điều gì là đúng và điều gì là không đúng sự thật. Một khi một người đã tu tiến Định và thực hành nāmarūpa danh-sắc một cách có hệ thống, cụ thể hơn là trong khi thực hành quán sắc (rūpa), người đó sẽ có cơ hội phân tích xem cây có sắc-nghiệp-sanh, v.v. hay không và sẽ có thể tự quyết định liệu cây có phải là những chúng sanh hữu tình hay không.

Để hiểu lý do tại sao cây cối phát triển và tăng kích thước, chúng ta cần hiểu việc sản sanh ra các kalāpa bọn sắc-quý-tiết-sanh. Như đã giải thích ở trên, tất cả các bọn sắc (rūpa kalāpa) đều có hỏa đại, bất kể chúng là do nghiệp-sanh, tâm-sanh, quý-tiết-sanh, hay vật-thực-sanh. Lấy ví dụ về bọn nhãn mười pháp, do nghiệp-sanh. Có hỏa đại trong bọn nhãn mười pháp, và hỏa đại này có thể tạo ra các bọn sắc (rūpa kalāpa) mới. Vì rūpa kalāpa mới này được tạo ra nhờ nhiệt độ, nên nó được gọi là kalāpa sắc-quý-tiết-sanh. Trong kalāpa sắc-quý-tiết-sanh mới này, cũng có hỏa đại và hỏa đại ấy có thể sản sinh ra một kalāpa sắc-quý-tiết-sanh mới khác. Trong kalāpa sắc-quý-tiết-sanh thế hệ thứ hai này, cũng có hỏa đại, nó lại sản sinh tiếp một kalāpa sắc-quý-tiết-sanh khác nữa. Theo cách này, bắt nguồn từ hỏa đại của kalāpa sắc-nghiệp-sanh, thì nhiệt độ tạo ra khoảng năm hoặc sáu thế hệ kalāpa sắc-quý-tiết-sanh. Sau đó, hỏa đại của thế hệ thứ năm hoặc thứ sáu của kalāpa sắc-quý- tiết-sanh không thể sản sinh ra rūpa kalāpa mới nữa. Tùy thuộc vào loại kiểu nguồn gốc của nó và sức mạnh của hỏa đại, mà một kalāpa sắc-quý- tiết- sanh có thể sản sinh ra một số lượng nhất định thế hệ kalāpa sắc-quý-tiết-sanh mới.

Tuy nhiên, cây cối chỉ bao gồm các kalāpa bọn sắc-quý-tiết-sanh. Hỏa đại trong những kalāpa sắc-quý-tiết-sanh này tạo ra nhiều thế hệ kalāpa sắc-quý-tiết-sanh mới. Theo cách này, các kalāpa sắc-quý-tiết-sanh đang được sản sinh ra nối tiếp nhau, và chúng cũng bị diệt đi. Tuy nhiên, những bọn sắc kalāpa diệt đi ấy được thay thế bằng những kalāpa mới sinh. Khi các điều kiện hỗ trợ thuận lợi hiện hữu ở dạng đất, nước và ánh sáng mặt trời, thì hỏa đại trong chúng hỗ trợ cho việc sản sinh ra các rūpa kalāpa mới; sau đó sự sinh khởi của các kalāpa mới vượt xa số lượng diệt đi của các kalāpa cũ. Cho nên, từ hỏa đại ban đầu trong hạt giống, cây cối càng ngày càng lớn. Nhưng một ngày kia, một số lượng của quá trình sản sinh các kalāpa này dừng lại, và số diệt đi vượt hơn số sinh ra. Cây cối khô héo rồi cuối cùng chết đi.

Giống như cây, tất cả các sắc vô tri được sinh ra và duy trì bởi hỏa đại. Ví dụ, hỏa đại trong đá, kim loại, khoáng chất và gỗ cứng rất mạnh mẽ và sản sinh ra rất nhiều thế hệ sắc. Sắc pháp này có thể tồn tại trong một thời gian dài vì sức mạnh của hỏa đại bên trong đó. Ngược lại, hỏa đại có trong, ví dụ , gỗ mềm, thực vật mềm, thịt và trái cây rất yếu, do đó tương đối ít thế hệ sắc được sản sanh ra nên sắc nhanh chóng bị tiêu hoại. Sắc bị tiêu hoại vì hỏa đại không còn trợ tạo ra sắc mới mà thay vào đó thiêu hủy chính nó: Sắc bị thối rữa, tan rã và phân hủy.

Khi sắc bị thiêu hủy bởi lửa, chẳng hạn như khi gỗ cháy, đó là do hỏa đại của sắc bên ngoài hay ngoại phần (ngọn lửa bật cháy gỗ) hỗ trợ hỏa đại của sắc bên trong hay nội phần (gỗ) và một lượng lớn hỏa đại bùng cháy, nghĩa là hỏa đại trở nên chiếm ưu thế, và do đó, sắc bị thiêu hủy.

Một quá trình tương tự xảy ra trong cơ thể con người. Chúng ta lớn lên từng ngày. Chúng ta ban đầu là em bé sơ sinh và trẻ con, sau đó trở thành những người trưởng thành trẻ trung hấp dẫn, rồi chúng ta trải qua những năm tháng trung niên cho đến khi (nếu chúng ta còn sống) chúng ta thấy mình là những ông lão và bà cụ già nua và nhăn nheo. Khi chúng ta còn trẻ, các rūpa kalāpa sinh ra vượt xa số lượng diệt đi. Sau khi chúng ta trưởng thành, có ít rūpa kalāpa sinh ra hơn theo mỗi năm trôi qua, cho đến khi sự cân bằng thay đổi và các kalāpa mới sinh ra không còn có thể thay thế những số diệt đi nữ a. Điều này xảy ra một cách từ từ; quá trình lão hóa và sự tấn công của tuổi già không biểu hiện rõ rệt. Rồi ngày qua ngày, năm này qua năm khác, các rūpa kalāpa diệt đi ngày càng vượt xa số lượng sinh ra. Số diệt đi vượt quá số lượng được thay thế càng lúc càng nhiều theo từng ngày trôi qua. Ngoại hình của chúng ta thay đổi, và bề mặt của làn da cũng thay đổi. Đây là quy luật của tự nhiên.

Cũng vậy, nhiều người già cảm thấy trái cây họ ăn không ngon ngọt như trái cây họ ăn khi còn trẻ. Thật ra không phải như vậy. Mà vì khi chúng ta trở nên ngày càng già đi, số lượng sắc-thiệt-thanh-triệt ngày càng ít đi, do đó cảm nhận vị giác của chúng ta dần trở nên nhạt nhẽo hơn trước. Cho nên, đừng đổ lỗi cho trái cây không ngọt như quý vị nhớ, và đừng trách con gái quý vị không nấu ăn ngon như quý vị đã từng làm khi bằng tuổi cô ấy. Mà hãy đổ lỗi cho tuổi già của quý vị . Theo cách này, mọi thứ đổi thay khi chúng ta có tuổi theo thời gian dần trôi.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app