Nội Dung Chính
Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Sắc-Nghiệp-Sanh
Đầu tiên trong cách phân loại này là sắc-nghiệp-sanh. Nó bao gồm ba loại bọn sắc được tìm thấy trên toàn bộ cơ thể (bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa), bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa), và bọn mạng quyền chín pháp (jīvita navaka kalāpa)) cùng với bọn sắc riêng biệt cho từng giác quan ngoại trừ xúc giác (bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa), bọn nhĩ mười pháp sota dasaka kalāpa, bọn tỷ mười pháp ghāna dasaka kalāpa, bọn thiệt mười pháp jivhā dasaka kalāpa và bọn ý vật mười pháp hadaya dasaka kalāpa).
Tất cả các bọn sắc-nghiệp-sanh rūpa kalāpa (bọn sắc-nghiệp) đều có sắc mạng quyền như thành tố thứ chín thêm vào tám sắc bất ly gồm có đất, nước, lửa, gió, sắc, khí, vị và vật thực. Bọn mạng quyền chín pháp (jīvita navaka kalāpa) chỉ được tạo thành từ chín sắc này. Bọn mạng quyền chín pháp (jīvita navaka kalāpa) được gọi như vậy bởi vì nó có chín thành tố, và ‘navaka’ có nghĩa là ‘chín’; nó cũng có sắc mạng quyền là thành tố thứ chín.
Các bọn sắc mười pháp dasaka kalāpa được gọi như vậy bởi vì có mười thành tố trong mỗi bọn. Bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa) có sắc giới tính nam hay nữ là thành tố thứ mười. Bọn ý vật mười pháp hadaya dasaka kalāpa có sắc- ý-vật là thành tố thứ mười, trong khi đó các bọn sắc đặc trưng cho mỗi loại của năm giác quan vật lý có sắc-thanh-triệt tương ứng là thành tố thứ mười – bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa) có sắc nhãn -thanh-triệt là thành tố thứ mười, bọn nhĩ mười pháp sota dasaka kalāpa có sắc nhĩ-thanh-triệt là thành tố thứ mười, v.v.
Các bọn sắc này không có nguồn gốc do tâm, vật thực hay quý tiết trợ tạo; mà chúng liên quan trực tiếp đến nghiệp quá khứ của chúng ta. Do đó, thật cần thiết để hiểu loại sắc nào khởi đầu tại sát-na tái- tục của con người, bởi vì sắc này là sắc-nghiệp-sanh nên có liên quan trực tiếp đến nghiệp quá khứ của chúng ta.