Nội Dung Chính
Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Quán Sát Liên Quan Tương Sinh
Sau khi thiền sinh này đã quán sát ước nguyện trong quá khứ của mình, cô ấy cần phải quán sát quan hệ nhân quả (duyên tương quan hay liên quan tương sinh), cụ thể là: do sự phát sanh của cái này, nên cái kia phát sanh. Cô ấy cần phải quán sát liên quan tương sinh nhiều lần. Những gì mà các hành giả quán sát ở đây là mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp và quả của nghiệp, từ kiếp này qua kiếp khác. Quan hệ nhân quả là liên quan tương sinh hay duyên khởi:
Iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati, yadidaṃ — avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāma-rūpaṃ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ…
Khi cái này có, cái kia hiện hữu; khi cái này sanh, cái kia sanh. Tức là – do duyên vô minh, có các hành; do duyên các hành có thức; do duyên thức có danh sắc; do duyên danh sắc có sáu xứ…83
Chúng ta cần phải quán sát điều này mà không chỉ là tụng đọc. Đức Phật (Buddha) dạy các chi phần tương tự của liên quan tương sinh (duyên khởi) theo cách ngược lại:
Iti imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati, yadidaṃ – avijjānirodhā saṅkhāranirodho, saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatana-nirodho…
Khi cái này không có, cái kia không hiện hữu; khi cái này diệt, cái kia diệt. Tức là – do vô minh diệt nên các hành diệt; do các hành diệt nên thức diệt; do thức diệt nên danh sắc diệt; do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt…
Đây là sự đoạn diệt. Một ngày nào khi avijjā, vô minh, sẽ diệt. Thì Ái (taṇhā) sẽ diệt. Chấp thủ sẽ diệt. Do sự đoạn tận của vô minh, tham ái và chấp thủ, thì tất cả nghiệp (kamma) đều ngưng vận hành; chúng không còn là thiện hay bất thiện. Lúc đó vị ấy trở thành một bậc A-la -hán (Arahanta) . Vị ấy cần quán sát đến thời điểm có thể đạt được sự chấm dứt vô minh, đến thời điểm vị ấy có thể làm cho tham ái chấm dứt, và đến thời điểm khi có thể làm cho chấp thủ chấm dứt. Điều này có liên quan đến tương lai của vị ấy; thật cần thiết để quán sát cả tương lai cũng như quá khứ của mình.
Đề Mục của Thiền Minh Sát (Vipassanā)
Chúng ta cần phải rõ ràng về các đề mục thiền của minh sát ( vipassanā) là gì. Theo lời dạy của Đức Phật (Buddha), các đề mục của thiền minh sát (vipassanā) là Thánh Đế Thứ Nhất và Thánh Đế Thứ Hai.84 Không có sự thấu suốt Thánh Đế Thứ Nhất và Thánh Đế Thứ Hai, chúng ta không có đề mục để thực hành thiền minh sát (vipassanā).
Để có thể dự thi cuối kỳ ở trường, chúng ta cần chuẩn bị bằng cách ghi nhớ và nghiên cứu rất nhiều thứ. Cách mà nhiều người trong chúng ta đã thực hành vipassanā trong quá khứ giống như tham dự một kỳ thi mà không thực hiện bất kỳ sự chuẩn bị nào. Chúng ta bước vào thiền đường, ngồi xuống, gập chân, giữ cơ thể và đầu thẳng, nhắm mắt lại và bắt đầu suy ngẫm về vô thường, khổ và vô-ngã – làm như vậy mà không biết hoặc chuẩn bị gì trước đó. Chúng ta không thực sự có bất kỳ cảnh hay đề mục nào để quán niệm.
Để chuẩn bị cho thi ền minh sát (vipassanā), chúng ta cần phải biết Thánh Đế Thứ Nhất, hay danh sắc chân đế, đang sinh và diệt nhanh chóng không ngừng, và Thánh Đế Thứ Hai, hay các nguyên nhân và kết quả của chúng, cũng sinh diệt nhanh chóng trong mọi lúc. Chỉ với trí tuệ như vậy, chúng ta mới có thể tham dự ‘kỳ thi cuối cùng’ của thiền minh sát (vipassanā). Từ hôm nay trở đi, đừng bao giờ chỉ đi và ngồi không; mà hãy chuẩn bị trước.
Tuy nhiên, sau khi biết Thánh Đế Thứ Nhất và Thứ Hai, chúng ta có thể tu tiến thiền minh sát ( vipassanā). Đây là thiền minh sát (vipassanā) thực sự. Đó là con đường Đức Phật (Buddha) đã dạy. Đức Phật (Buddha) dạy chúng ta quán niệm vô thường, khổ và vô-ngã; để thấy sự sinh và diệt của danh chân đế, sắc chân đế, những nguyên nhân và kết quả của chúng; và để quán niệm trong mười một cách – quá khứ, tương lai, hiện tại, nội phần, ngoại phần, thô, tế, hạ liệt, cao thượng, xa và gần. Tất cả thô và tế, hạ liệt và cao thượng, xa và gần đều bao gồm trong việc quán niệm nội phần, ngoại phần, quá khứ, hiện tại và tương lai, vì vậy điều quan trọng nhất là quán sát năm cách này cho cả danh pháp thiện và bất thiện. Nếu hành giả không quán sát được các kiếp quá khứ của mình, thì không có cảnh hay đề mục nào để quán niệm về quá khứ; cũng vậy, trừ khi hành giả đã quán sát được danh (nāma) và sắc (rūpa) ngoại phần, nếu không hành giả sẽ bị thiếu các đề mục để quán niệm ngoại phần. Do đó, quán sát theo những cách này là sự chuẩn bị cần thiết để thực hành thiền minh sát (vipassanā).
Mười Sáu Tuệ Minh Sát
Mục đích của thực hành minh sát (vipassanā) là để đạt được mười sáu Tuệ Minh Sát. Tuệ Minh Sát đầu tiên là Nāmarūpa-pariccheda-ñāṇa, Chỉ Định Danh-Sắc Tuệ, thường được dịch là Tuệ Quán Sát (Phân Biệt) Danh và Sắc Chân Đế. Tuệ Minh Sát thứ hai là Paccaya-pariggaha-ñāṇa, Hiển Duyên Danh Sắc Tuệ.
Hai Tuệ Minh Sát đầu tiên này liên quan đến hai Thánh Đế đầu tiên. Nếu hành giả đã hoàn tất việc quán sát danh và sắc siêu lý, hành giả sẽ biết và thấy Thánh Đế Thứ Nhất và nhờ đó đạt được Tuệ Minh Sát đầu tiên. Không có sự nhận biết rõ danh và sắc siêu lý, hành giả sẽ không đạt được Tuệ Minh Sát đầu tiên này, và không thể nào biết và thấy Thánh Đế Thứ Hai mà không biết và thấy danh-sắc siêu lý. Trừ khi biết danh và sắc siêu lý, bằng không hành giả sẽ không thể nào nhận thấy rõ danh (nāma) và sắ c (rūpa) ở quá khứ . Trong trường hợp như vậy, hành giả không thể tiếp cận đến giai đoạn khởi đầu trong bụng mẹ, hoặc để kiểm tra xem ai đã làm một nghiệp nào đó ở kiếp quá khứ, hoặc để xác định cảnh đã xuất hiện vào sát-na cận -tử . Tương tự, nếu hành giả đã nhận biết rõ nghiệp và quả của nghiệp, là Thánh Đế Thứ Hai, thì hành giả đã đạt được Tuệ Quán Sát Nhân và Quả, Tuệ Minh Sát thứ hai. Với hai thành tựu này, hành giả đã sẵn sàng để bắt đầu thiền minh sát (vipassanā).
Tuệ Minh Sát thứ ba là Sammasana-ñāṇa, Phổ Thông Tuệ. Đây nghĩa là nhìn thấy sự sinh ra và diệt đi của danh và sắc siêu lý. Để đạt được Tuệ này, hành giả phải quán niệm về vô thường, khổ và vô-ngã lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm cách nội phần, ngoại phần, quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với sự quán sát danh siêu lý trong các cách này, hành giả nên quán niệm cả các lộ tâm thiện và bất thiện.
Hành giả bắt đầu với việc quán niệm về sự sinh và diệt của sắc (rūpa) bằng cách quán sát nội phần và ngoại phần, cho mỗi loại trong sáu căn (vật), quá khứ, hiện tại và tương lai. Hành giả thấy rằng, vì sắc (rūpa) đang sinh ra và diệt đi, nên đó là vô thường; vì nó là đối tượng phải bị sinh ra và diệt đi trong mọi lúc, nên đó là khổ; và vì nó sinh ra và diệt đi tùy thuộc vào những nguyên nhân và duyên, cho nên không ai có thể bảo nó phát sanh hay không, hoặc diệt đi hay không, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bất cứ ai, và do đó nó là vô- ngã. Sự quán niệm này phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần cho mỗi tướng trạng85.
Tương tự như vậ y, kế đến hành giả chuyển sang quán niệm tam tướng trong danh pháp (nāma), trong các cách nội phần, ngoại phần, quá khứ, hiện tại và tương lai, cho cả thiện và bất thiện, từng cái một. Sau đó hành giả cần phải tiếp tục quán sát về danh (nāma) và sắc (rūpa) cùng với nhau. Mỗi sát-na tâm có căn (vật) và trần (cảnh) của nó; hai loại này là sắc pháp (rūpa). Mỗi sát-na có citta và cetasika, hay tâm và các sở-hữu- tâm phối hợp; hai loại này là danh pháp (nāma). Theo cách này, hành giả có thể thấy cả danh (nāma) và sắc (rūpa) cùng với nhau. Hành giả thấy chúng sinh diệt nhanh chóng và vì vậy nhận biết rõ sự vô thường, khổ và vô-ngã trong cả danh (nāma) và sắc (rūpa) cùng lúc trong năm cách cho cả thiện và bất thiện. Có nhiều cảnh hay đề mục khác cho Phổ Thông Tuệ, nhưng chúng sẽ được giải thích tốt nhất khi chúng ta thực hành dưới sự hướng dẫn của vị thầy.
Tuệ Minh Sát thứ tư là Udayabbaya-ñāṇa, Tiến Thối Tuệ (Sanh Diệt Tuệ). Đầu tiên hành giả hãy nhấn mạnh đến sự khởi sinh của các pháp, udaya – do cái này sanh, mà cái kia sanh. Sau đó, hành giả nhấn mạnh đến sự diệt đi của các pháp, vaya – do cái này diệt, mà cái kia diệt. Rồi đến Udayabbaya, cả udaya và vaya cùng nhau – do cái này sanh, mà cái kia sanh; do cái này diệt, mà cái kia diệt. Tiếp đến hành giả cần phải suy ngẫm về vô thường, khổ và vô-ngã trong nhân và quả của chúng.
Tuệ Minh Sát thứ năm là Bhaṅga-ñāṇa, Diệt Một Tuệ. Chủ yếu nhấn mạnh ở đây là sự diệt đi, vì vậy hành giả bỏ qua sự sinh khởi vào lúc đó, bởi vì minh sát tuệ của hành giả đã trở nên thuần thục hơn vào thời điểm này. Bằng cách chỉ tập trung vào sự diệt đi, minh sát tuệ của hành giả sẽ càng thuần thục hơn nữa. Hành giả quan sát sự diệt đi liên tục của danh (nāma) và sắc (rūpa) trong năm cách cho thiện và bất thiện, vì vậy tất cả danh (nāma) và sắc ( rūpa) đều xuất hiện y như nhau trong mọi lúc. Với sự tác ý trí tuệ, hành giả quan sát sự diệt đi ở cả bốn oai nghi – ngồi, đứng, đi và nằm. Sự quan sát của hành giả làm phát sinh Tuệ Minh Sát thứ sáu, đó là Bhaya-ñāṇa, Họa Hoạn Tuệ. Khi nhìn thấy sự diệt đi liên tục của tất cả các pháp, hành giả kinh hãi và nỗi sợ này làm cho tuệ minh sát của hành giả càng trưởng thành hơn nữa. Kinh sợ này không phải là nỗi sợ bất thiện bắt nguồn từ dosa (ưu) mà thay vào đó giống như một cảm giác kinh cảm; nó phát sanh từ sự hiểu biết và hợp với trí tuệ.
Hành giả tiếp tục quán niệm vô thường, khổ và vô-ngã trong năm cách cho cả thiện và bất thiện. Cuối cùng, Tuệ Minh Sát thứ bảy, Ādīnava-ñāṇa hoặc Tội Quá Tuệ, sẽ phát sinh. Sự quán sát liên tục tất cả các pháp không ngừng sinh diệt khiến hành giả thấy sự hiểm nguy ngay trong đó. Minh sát tuệ của hành giả ngày càng trưởng thành hơn nữa. Tiếp tục theo cách như vậy, hành giả đạt được Nibbidā-ñāṇa, Tuệ Yểm Ly (Phiền Yểm Tuệ), đó là, Tuệ Minh Sát thứ tám. Sau đó, Tuệ Minh Sát thứ chín, Muñcitu-kamyatā-ñāṇa hay Dục Thoát Tuệ sẽ phát sinh, bởi vì hành giả bắt đầu khao khát giải thoát khỏi pháp hữu vi đang sinh khởi ngay trong hành giả. Hành giả mong muốn được giải thoát vào lúc này.
Không có sự hỗ trợ của tất cả những Tuệ Minh Sát này, thì bằng cách nào hành giả có thể được giải thoát? Song, một khi thấy rằng tất cả các pháp liên tục bị diệt đi, thì hành giả sẽ thấy sự nguy hiểm vốn có trong chúng và cảm thấy sợ hãi như là một hệ quả, cho đến khi cuối cùng hành giả muốn được giải thoát khỏi chúng. Sức m nh tinh thần của hành giả sau đó trở nên mạnh mẽ và Pháp (Dhamma) thúc đẩy hành giả theo hướng giải thoát.
Hành giả tiếp tục thực hành theo cách đã nói trên cho đến khi Paṭisaṅkhā- ñāṇa hoặc Quyết Ly Tuệ xuất hiện. Ở đây các loại suy nghĩ khác nhau có thể phát sinh, chẳng hạn như, ‘Các pháp này không ngừng diệt đi.’ Hành giả nhận biết rằng, nếu có Pháp (Dhamma) sinh và diệt theo cách này, hay Pháp (Dhamma) đang diệt đi trong mọi lúc, thì phải có một trạng thái mà không có sự sinh ra hay diệt đi của các pháp hữu vi. Hành giả mong muốn đạt đến trạng thái đó. Nếu không thấy được, hành giả không thể nào tưởng tượng hay suy nghĩ rằng có một trạng thái không có sự sinh diệt của các pháp hữu vi. Tuy nhiên, bằng cách thấy rõ, hành giả nhận biết rằng, nếu có sinh và diệt, thì ắt sẽ có một trạng thái không còn sinh diệt. Tại thời điểm này, hành giả bắt đầu nỗ lực nhiều hơn cho đến cuối cùng hành giả đạt được Tuệ Minh Sát thứ mười một.
Đây là Saṅkhārupekkhā-ñāṇa, Hành Xả Tuệ. Một khi Tuệ Minh Sát thứ mười một này đạt được, hành giả không còn sợ hãi, và tâm trí hành giả rất sắc bén. Hành giả có thể chấp nhận mọi thứ như nó là. Một trí tuệ như vậy thật là mạnh mẽ. Để có thể đạt được điều đó, hành giả phải tiến hành từng bước một. Đầu tiên, hành giả nhận thấy lỗi lầm và sự nguy hiểm của các pháp; sau đó hành giả sợ hãi chúng và không muốn nhìn thấy chúng nữa; cuối cùng, tâm của hành giả trở nên rất mạnh mẽ và cao thượng, bởi vì hành giả đạt được sự quân bình đối với các hành. Với trạng thái tâm này, hành giả có thể ở lại với cảnh. Điều này rất gần với Đạo Tuệ. Tuệ Minh Sát trở nên chín muồi khi hành giả tiếp tục đạt được Tuệ Minh Sát thứ mười hai, cụ thể là Thuận Lưu Tuệ (Anuloma-ñāṇa) . Cho đến thời điểm này, đề mục hay cảnh của hành giả vẫn còn liên quan đến pháp hữu vi (saṅkhata dhamma) liên tục sinh ra và diệt đi. Với sự phát sanh của Tuệ Minh Sát thứ mười ba, Chuyển Tộc Tuệ (Gotrabhū-ñāṇa), lần đầu tiên hành giả bắt cảnh Níp-bàn (Nibbāna). Không còn sinh hay diệt nữa; một trải nghiệm hoàn toàn khác với bất cứ điều gì hành giả đã trải nghiệm trước đây. Chuyển Tộc Tuệ chuẩn bị cho một người nhập vào Dòng Thánh. Ngay lập tức nó được theo sau bởi Đạo Tuệ (Magga-ñāṇa). Với sự chứng đắc Đạo Tuệ, hành giả chuyển từ một phàm nhân thành Bậc Thánh Nhân. Đạo Tuệ chỉ khởi sinh một lần, tiếp theo là Quả Tuệ (Phala-ñāṇa). Cả Đạo Tuệ và Quả Tuệ đều bắt cảnh Níp-bàn (Nibbāna).
Tuệ Minh Sát thứ mười sáu là Phản Khán Tuệ (Paccavekkhaṇa-ñāṇa) . Nó không phát sanh cho mọi hành giả. Nó bao gồm việc xem xét lại (phản khán) có bao nhiêu phiền não đã được đoạn trừ và còn lại bao nhiêu phiền não chưa đoạn trừ. Phản Khán Tuệ phát sanh hay không là tuỳ thuộc vào trí tuệ có được của hành giả; nếu hành giả không có kiến thức pháp học, nó có thể không phát sanh. Không quan trọng. Điều quan trọng là đạt được Níp-bàn (Nibbāna), không còn sự sinh ra hay diệt đi.