Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Nơi Khởi Sinh của Danh Pháp

Các nhà khoa học xác nhận rằng tâm trí68 sinh ra trong não. Toàn bộ các sách đã được viết về bộ não con người và cách thức hoạt động của tâm trí, về chức năng của bộ não và cách nó chế ngự cuộc sống của chúng ta thế nào. Họ mô tả chi tiết cách não hướng dẫn cơ thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng và giải thích các khu vực khác nhau của não có chức năng cụ thể ra sao. Mặc dù chúng tôi ngưỡng mộ các nhà khoa học, tuy nhiên họ không có Trí Toàn Giác, cho dù họ thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Khoa học và phương pháp của nó đã mang lại một kho kiến thức đồ sộ ngoài tầm với của chúng ta. Tuy nhiên, cũng có nhiều thứ nằm ngoài tầm với của khoa học. Một trong số đó là nơi sinh khởi của danh pháp (tâm và sở-hữu- tâm). Nếu không có sự giảng giải của Buddha Đức Phật Toàn Giác, thì không ai có thể biết được nơi sinh khởi của danh pháp.

Theo lời dạy của Đức Phật (Buddha), danh pháp (tâm và sở-hữu tâm) không bắt nguồn từ não. Trong thực tế, không có một dấu vết nhỏ nhất nào của danh pháp trong não. Một nhà khoa học sẽ cảm thấy khá thất vọng khi nghe ai đó nói những điều như vậy. Tuy nhiên, khi một người tự bản thân mình biết danh pháp chân đế bằng minh sát tuệ, thì người ấy sẽ hiểu rõ rằng danh pháp không khởi sinh trong não. Nó đơn giản là một vấn đề chân sự thật, có thể được xác minh bằng thực nghiệm. Chúng tôi để cho các thiền sinh tự kiểm tra xem danh pháp có sinh khởi trong não hay không. Sau khi tu tiến Định, họ biết rõ rằng không có danh pháp nào trong não. Ở đó, họ chỉ thấy những hạt rất nhỏ đang sinh và diệt nhanh chóng không ngừng. Bộ não không có gì ngoài những hạt rất nhỏ li ti. Không có dấu vết của danh pháp trong đó.

Các nhà khoa học đi đến kết luận của mình bởi vì họ nhìn mọi việc bằng quan điểm chế định. Họ không thể tiếp cận được chân sự thật theo cách đó, và vì vậy họ nói rằng tâm trí nảy sinh trong não. Nếu quan tâm đến việc thực sự muốn biết tâm trí sinh khởi ở đâu, họ cũng có thể làm được bằng cách hành thiền và bằng cách biết trực tiếp thông qua minh sát tuệ của mình, không phải phụ thuộc vào bất kỳ công cụ bên ngoài nào. Tuy nhiên, nếu không có ba- la-m ật (pāramī), thì sẽ thật khó khăn cho họ; và nếu họ cảm thấy buộc phải dựa vào các công cụ bên ngoài thì điều đó là không thể. Chỉ có Định mới làm cho sự hiểu biết đúng đắn trở nên có thể.

Ngay cả khi không có Định mạnh, và cũng không có khả năng tu tập có kết quả để biết mọi thứ từ góc nhìn chân đế, thì cũng có thể hiểu được ít nhất điều gì đó về nơi danh pháp khởi sinh. Để làm điều đó, chúng ta không cần phải làm gì hơn là suy ngẫm về những gì đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày kể từ khi sinh ra và những gì mình sẽ trải nghiệm trong phần còn lại của cuộc đời. Không một ngày nào trôi qua mà chúng ta không trải nghiệm những cảm giác như hạnh phúc, đau khổ, tự hào, ghen tị, sợ hãi, vân vân. Rõ ràng những cảm giác này là danh pháp, không phải sắc pháp (vật chất). Hơn nữa, chúng được trải nghiệm trong tim, không phải trong não. Khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, nó ảnh hưởng đến vùng trái tim. Hạnh phúc được cảm nhận nơi tim. Tương tự, khi cảm thấy buồn rầu, người ấy cũng cảm nhận được nỗi sầu trong trái tim.

Ngay cả khi không có kiến thức về Chân Đế, thì trải nghiệm hằng ngày đã cho biết dấu hiệu rằng danh pháp sinh khởi trong tim. Nơi sinh của nó là trái tim mà không phải bộ não.

Một điều nên được nói về (thọ vedanā ) cảm giác thiện so với cảm giác bất thiện, bởi vì cùng một người và cùng một cảm giác có thể là thiện tại một thời điểm này nhưng lại bất thiện tại một thời điểm khác. Chẳng hạn, có hai loại niềm vui (hỷ (pīti))- hỷ thiện và hỷ bất thiện. Một người vui không chỉ khi làm điều gì đó thiện; mà cũng có thể vui khi làm điều gì đó bất thiện. Người ấy cần phải phân biệt giữa niềm vui liên quan đến thiện nghiệp, và niềm vui liên quan đến bất thiện nghiệp. Cả hai đều gắn liền với niềm vui, nên người ấy đều cảm thấy được vui vẻ. Tuy nhiên, niềm vui liên quan đến những việc làm tốt lành như cúng dường và lắng nghe pháp thoại là thiện bởi vì những hành động trong trường hợp đó tạo ra nghiệp thiện. Đây là niềm vui (hỷ) thiện. Ngược lại, nghiệp bất thiện là kết quả của những việc làm bất thiện như nghe nhạc, cho nên mặc dù làm như vậy khiến cho người ấy vui vẻ, nhưng đó là niềm vui (hỷ) bất thiện. Đức Phật (Buddha) giải thích điều này ở một trong những bài giảng của Ngài:

Có hai loại hỷ, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa…. Vì sao Ta tuyên bố điều này liên quan đến hỷ? Đây là cách Ta đã biết Hỷ như thế nào: Khi Ta suy xét rằng trong việc theo đuổi hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì hỷ ấy cần phải tránh xa. Và khi Ta suy xét rằng trong việc theo đuổi hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thì hỷ ấy nên thân cận.69

Do đó, dựa trên trải nghiệm thông thường, tất cả chúng ta đều có cảm giác rằng danh pháp khởi sinh từ trái tim. Tuy nhiên, trực giác này vẫn còn thiếu việc thật sự nhìn thấy tiến trình tâm hay lộ tâm. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy vui hoặc không vui, các lộ tâm sinh khởi rất nhanh, nối tiếp nhau. Chúng sinh khởi chủ yếu dựa trên sắc-ý-vật (hadaya rūpa). Để thấy được lộ tâm, cần phải tu tiến Định và quán sát sắc chân đế, bởi vì, trong pañcavokārabhūmi, cõi chúng sinh năm uẩn, thì danh pháp sinh khởi dựa trên sắc pháp. Do đó, trước tiên cần phải quán sát sắc chân đế một cách tường tận triệt để; chỉ khi đó mới có thể quán sát danh chân đế, bởi vì tất cả danh pháp sinh khởi đều dựa trên sắc pháp.

Việc quán sát sâu sắc loại này đòi hỏi sự nỗ lực. Chúng ta có sáu giác quan, và tất cả chúng đều hướng ra ngoài trong một cuộc tầm cầu dục lạc bất tận. Từ khi còn trẻ, chúng ta đã nghiên cứu và học hỏi rất nhiều, theo đuổi nhiều sở thích của mình với những thứ bên ngoài. Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức – nỗ lực không ngừng, bởi vì tất cả những nỗ lực của chúng ta theo chiều hướng này sẽ không bao giờ kết thúc. Luôn luôn có nhiều hơn thế. Người ta sẽ không bao giờ nhận biết được sự thật thông qua những mưu cầu như vậy, bất chấp cố gắng hết sức như thế nào thì người ấy cuối cùng cũng sẽ rơi vào kiệt sức.

Thay vì cứ tiếp tục như thế, chúng ta nên đổi hướng và tìm kiếm sự thật trong chính sắc thân này. Tìm kiếm bên trong mà không phải bên ngoài. Hướng sự chú tâm của quý vị vào bên trong, đừng hướng ra bên ngoài. Điều đó sẽ thật tuyệt vời làm sao! Đổi hướng và chú tâm đến sắc thân của chính quý vị mà đừng để ý đến các vấn đề ngoài kia. Quý vị không cần tiền bạc cho sự theo đuổi này; tất cả những gì quý vị cần là mong cầu sự an lạc cho bản thân mình và lợi ích của chính quý vị.

Con người tìm kiếm hạnh phúc ở thế giới bên ngoài, nhưng vô ích; không có hạnh phúc thực sự trong thế giới ngoài kia. Hạnh phúc thực sự nằm bên trong. Nó không thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Người ta sẽ đạt được hạnh phúc thực sự chỉ khi biết chân sự thật, và sẽ không có cơ hội nhìn thấy sự thật nếu luôn luôn hướng ngoại và theo đuổi hạnh phúc trong ngũ trần dục lạc.

Bằng cách quan sát cảm xúc hằng ngày, nhờ đó, chúng ta có thể thấy rằng danh pháp sinh khởi không phải trong não mà bên trong trái tim. Danh pháp sinh khởi dưới dạng các tiến trình nhận thức hay lộ tâm. Ở trên, tôi đã dùng ví dụ nghe một âm thanh rất lớn. Chúng ta nghe âm thanh ở lỗ tai và đồng thời nó cũng được cảm nhận nơi trái tim. Âm thanh dội vào nhĩ-môn và ý-môn (ý -môn là tâm hữu phần (bhavaṅga)) cùng một lúc. Đây là định luật.

Điều này xảy ra với tất cả năm giác quan vật lý: Khi các cảnh dội vào bất kỳ ngũ môn nào, chúng cũng sẽ dội vào ý-môn cùng một lúc. Do đó, mỗi cảnh ngũ70 đều dội vào hai môn khi nó xảy ra. Đây là cách nó thực sự diễn ra. Dễ dàng nhận thấy nhất là trong trường hợp âm thanh rất lớn; Không khó để quan sát âm thanh lớn với một bè bass sâu không chỉ dội vào nhĩ-môn mà còn gây ra các rung động ở khu vực trái tim trong lồng ngực như thế nào. Chúng ta có thể cảm nhận được âm thanh đang dội vào lỗ tai và tâm hữu phần (bhavaṅga) cùng một lúc.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app