Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Nguy Hại của Hiểu Biết Phiến Diện
Hiểu biết phiến diện rất nguy hiểm. Trong thời Đức Phật (Buddha) còn tại thế, có những nhà tu khổ hạnh có thể đắc thiên nhãn thông.
Bằng thiên nhãn, một số nhà tu khổ hạnh thấy rằng người đã làm điều ác trong lúc còn sống bị đọa địa ngục sau khi chết, nên họ đưa ra học thuyết: kẻ bất lương sẽ xuống địa ngục. Tuy nhiên, một số nhà tu khổ hạnh khác lại thấy một người nào đó đã làm điều ác được tái sanh lên cõi chư thiên sau khi chết, nên họ kết luận: kẻ bất lương được lên thiên đàng. Những người tu khổ hạnh khác tình cờ nhìn thấy bằng thiên nhãn của mình, người đã làm việc thiện được tái sanh cõi chư thiên sau khi qua đời, và họ kết luận bằng giả thuyết rằng người tốt sẽ lên cõi chư thiên. Rồi cũng có một số nhà tu khổ hạnh khác lại thấy một ai đó đã làm việc thiện bị đọa địa ngục sau khi chết, nên họ đưa ra học thuyết và dạy cho những người khác rằng người tốt sẽ xuống địa ngục. Vì những giả thuyết này được hình thành theo những gì họ đã nhìn thấy bằng thiên nhãn của mình, nên mỗi vị thầy đều bám chấp cho rằng quan điểm của mình là đúng và quan điểm của người khác là sai.21
Những nhà tu khổ hạnh này không phải là đệ tử của Đức Phật (Buddha); họ tu tập theo ngoại đạo. Họ đã không thực hành dưới sự hướng dẫn của Đức Phật (Buddha). Mỗi người chấp thủ quan điểm của riêng mình bắt nguồn từ sự hiểu biết phiến diện; điều này rất nguy hiểm cho chính họ và cho cả người khác. Càng đặc biệt nguy hiểm đối với nhữ ng người chấp giữ quan điểm cho rằng những ai làm điều ác sẽ lên cõi trời và những ai làm điều thiện sẽ đọa địa ngục. Người bám chấp những quan điểm như vậy sẽ không thấy được sự nguy hiểm khi làm việc bất thiện và lợi ích khi thực hiện việc thiện lành. Vì thế họ có thể sống với sự nhầm lẫn, cho nên có thể có xu hướng tham gia vào việc làm xấu ác mang lại đau khổ cho chính họ và cho người khác, cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Đức Phật ( Buddha) đã giảng giải về điểm này bởi vì Ngài muốn làm rõ tại sao một số người dường như là kẻ bất lương lại lên thiên đàng, trong khi những người có vẻ lương thiện lại bị đọa địa ngục. Có khả năng những người tốt xuống địa ngục, nhưng không phải vì những hành động thiện lành mà họ đã từng làm. Cũng vậy, những kẻ bất lương có thể lên thiên đàng, nhưng không phải vì hành động xấu ác của họ. Nhữ ng lý do này không được thấu triệt bởi những người chỉ đơn thuần đắc thần thông. Họ thiếu trí tuệ toàn vẹn về nghiệp và quả của nghiệp, vốn chỉ là lãnh địa duy nhất của một Vị Phật (Buddha), Người sở hữu mười năng lực của Đấng Như Lai (Tathāgata)22 cũng như Bậc Toàn Giác. Những người thiếu trí tuệ và sự sáng suốt như vậy cũng không có Minh Sát Tuệ, điều này duy nhất chỉ có thể được giảng dạy bởi Đức Phật (Buddha). Do vậy, họ không thể quán sát được những nguyên nhân tái sanh vào các cõi an vui và những nguyên nhân đọa vào các cõi khổ. Họ chỉ tình cờ nhìn thấy người nào đó đã làm việc thiện rơi xuống địa ngục sau khi chết, và họ kết luận một cách máy móc rằng những người tốt sẽ bị đọa địa ngục. Sau đó, họ thấy một người đã làm điều ác tái sanh vào cõi chư thiên sau khi chết, rồi họ kết luận rằng những kẻ bất lương được lên cõi chư thiên. Họ không biết lý do thực sự, nhưng Đức Phật (Buddha) Ngài giải thích được.
Vì rằng, ngoại trừ người đã đoạn tận hoàn toàn mọi phiền não, thì không phải ai cũng luôn luôn thiện trí, hay không phải ai lúc nào cũng ngu si. Có khi chúng ta làm những điều ngốc nghếch thiếu hiểu biết, nhưng cũng có khi chúng ta làm những việc thiện trí. Không phải vì sinh ra là con người mà chúng ta trở nên hiền trí hay ngu muội; chính nhờ khả năng kiểm soát được những phiền não của mình mà chúng ta mới trở nên thiện trí. Ngược lại, do không thể kiểm soát được phiền não mà chúng ta trở thành ngu si. Đây hoàn toàn là trách nhiệm của chính mình, vì vậy không có lý do gì để đổ lỗi cho bất kỳ ai khác; ngược lại, chúng ta nên tự trách bản thân. Chúng ta nên kiểm soát phiền não thay vì đổ lỗi hoặc khiển trách bất cứ ai. Chúng ta có thể gợi ý cho người khác, như ng không cần phải đưa ra cho ai bất kỳ sự áp đặt nào. Chỉ nhìn thấy lỗi của mình hay những người khác không phải là cách để tiến bộ. Điều chỉnh chính mình mới là cách tự cải thiện bản thân, gợi ý cho người khác làm sao để có trí tuệ và làm việc thiện là cách giúp họ tốt hơn. Vì vậy, chúng ta nên là thiện bạn hữu của nhau. Không có lý do gì để phàn nàn về ai cả.
Với những người đã đắc thần thông, và quán thấy ai đó dành thời gian cúng dường, giữ giới và hành thiền bị tái sanh địa ngục, họ đưa ra học thuyết rằng những người tốt sẽ đọa địa ngục. Do không có tuệ tri đúng đắn, nên họ không thể giải thích được điều này. Tuy nhiên, Đứ c Phật ( Buddha) giảng giải rằng có những lúc chúng ta kiểm soát được phiền não và làm được nhiều việc thiện trí. Nhưng những lúc khác, chúng ta không thể kiểm soát được phiền não nên làm nhiều điều bất thiện. Nếu nghiệp bất thiện sau đó phát triển đủ mạnh để trổ quả ở sát-na cận-tử thì chúng ta sẽ bị đọa địa ngục hoặc một trong bốn cõi khổ. Mặc dù chúng ta đã từng làm nhiều việc thiện, nhưng chính những bất thiện nghiệp mà chúng ta đã làm ấy chín muồi và xuất hiện ngay sát-na cận-tử của mình. Cũng vậy, chúng ta có thể tái sanh vào cõi tốt hơn nếu nghiệp thiện của mình trổ quả ngay sát-na cận-tử , bất kể những sai lầm mà chúng ta đã làm. Tuy nhiên, theo lời dạy của Đức Phật (Buddha), mặc dù những hành động thiện và bất thiện khác đã từng làm trong đời có thể chưa chín muồi vào sát-na cận- tử, nhưng chúng sẽ trổ quả vào một thời điểm khác khi có các duyên thích hợp hiện hữu.
Những người chỉ đơn thuần đắc thần thông không có được sự hiểu biết như vậy. Họ không có khả năng quán sát danh và sắc siêu lý và do đó không thể quán sát được nghiệp xuất hiện vào sát-na cận-tử của người sắp chết ấy sẽ quyết định cõi tái sanh. Họ chỉ có thể thấy sự thể hiện ra bên ngoài của các hành động được thực hiện bởi một người nào đó, chứ không phải tâm của người ấy ở thực tính danh pháp siêu lý. Do đó, Định Luật của Nghiệp (kamma) chỉ được hiểu biết tường tận đối với một Vị Phật (Buddha), chứ không chỉ đơn thuần là người có thần thông. Mặc dù đã đắc được thần thông, nhưng những lời dạy của người như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu vị ấy chỉ hiểu biết phiến diện và không biết sử dụng thần thông đúng cách. Thế nên, chúng ta không thể dựa vào những người đắc thần thông khi họ không có tuệ tri đúng đắn.
Một ví dụ cụ thể về một người tốt hiển nhiên mà lại bị tái tục không may mắn là Hoàng hậu Mallikā, hoàng hậu của Vua Pasenadi xứ Kosala. Hoàng hậu Mallikā đã tích lũy rất nhiều thiện nghiệp. Bà đã đến đảnh lễ Đức Phật (Buddha), bà đã lắng nghe Dhamma Giáo Pháp, bà đã cúng dường và giữ giới. Tuy nhiên, có một ngày, bà đã nói dối đức vua. Sau đó bà cảm thấy trạo hối về sự nói dối của mình, và nghiệp đó xuất hiện ngay sát-na cận-tử. Vua Pasenadi, sau khi hoàng hậu của ông qua đời, đã đến viếng thăm Đức Phật (Buddha) để hỏi Ngài nơi Mallikā tái sanh.
Đức Phật ( Buddha) biết rõ rằng hoàng hậu Mallikā đã rơi vào địa ngục sau khi bà qua đời, vì vậy Đức Phật (Buddha) đã sử dụng thần thông của Ngài để ngăn vua Pasenadi hỏi câu hỏi của ông. Trong bảy ngày, nhà vua không thể đặt câu hỏi của mình với Đức Phật (Buddha); bất cứ khi nào gặp Đức Phật (Buddha), nhà vua đều quên hỏi. Chỉ sau bảy ngày, Đức Phật (Buddha) mới cho phép vua Pasenadi đặt câu hỏi. Đức Phật (Buddha) biết rằng sau bảy ngày, hoàng hậu Mallikā sẽ kết thúc thời gian ở địa ngục và sẽ tái sanh lên cõi chư thiên vì bà đã thực hiện nhiều thiện nghiệp, trong khi nghiệp bất thiện mà bà đã làm là rất ít.
Mặc dù Hoàng hậu Mallikā nhìn chung là một người tốt, nhưng bà đã rơi vào địa ngục vì nghiệp bất thiện mà bà đã tích lũy thông qua các hành động sai trái của mình, đã trổ quả ngay sát-na cận-tử; bà không bị đọa địa ngục do những việc làm thiện của mình. Tuy nhiên, nghiệp thiện của bà đã giúp cho bà tái sanh lên cõi chư thiên ngay sau đó; cho nên, quý vị không cần phải lo lắng rằng nghiệp thiện mà quý vị đã làm sẽ bị lãng phí, vì nó sẽ trổ quả vào đúng thời điểm.
Đức Phật (Buddha) không nhấn mạnh đến con người; thay vào đó, Đức Phật (Buddha) nhấn mạnh đến Định Luật của Nghiệp (kamma). Khi giảng giải Quy Luật này, Đức Phật (Buddha) đã dạy rằng ‘thiện sanh ra thiện, và ác sanh ra ác’23. Thiện nghiệp cho quả thiện, và bất thiện nghiệp cho quả bất thiện. Điều này là chính xác và không có ngoại lệ. Ví dụ về hoàng hậu Mallikā cho thấy chúng ta cần phải hiểu mối quan hệ giữa nhân và quả, cho cả thiện và bất thiện.