Nội Dung Chính
Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Lộ Nhãn-Môn
Trong một tiến trình tâm hay lộ tâm đơn lẻ mà qua đó việc nhìn thấy xảy ra, có bảy loại tâm khác nhau khởi sinh: tâm khai-ngũ-môn, tâm nhãn-thức, tâm tiếp thâu, tâm quan sát (thẩm tấn), tâm phán đoán (đoán định), tâm đổng lực ( đổng tốc hay tốc hành tâm) javana và tâm na cảnh (tâm mót)71. Trong lộ nhãn môn, tâm đổng lực sinh khởi bảy lần và tâm na cảnh sinh hai lần. Do đó, trong một lộ nhãn môn, tổng cộng có mười bốn sát -na tâm. Đây chỉ là một ví dụ; số lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào cường độ của cảnh và loại cảnh, bên cạnh các yếu tố khác.
Những sát-na tâm này nối tiếp nhau trong một chuỗi rất nhanh. Chúng không thể được quán sát bởi một người chưa tu tiến Định và chưa quán sát sắc chân đế. Tuy nhiên, các thiền sinh thường trình pháp là trải nghiệm của họ không khác gì một loạt các chấm li ti (dit) nối tiếp nhau rất nhanh – một chấm cho mỗi sát-na tâm, và tổng cộng có mười bốn chấm cả thảy trong một lộ ngũ môn đơn lẻ – dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit. Chúng đang sinh ra và diệt đi rất, rất nhanh. Nếu một người cố gắng diễn tả những chấm này ‘dit dit dit…’ bằng cách phát âm lộ tâm với nỗ lực hết sức, thì nó sẽ chứng minh cho thấy rất mệt mỏi và cuối cùng là không thể; nhưng nếu nhìn thấy trực tiếp bằng minh sát, người đó sẽ không biết mệt. Minh sát rất có khả năng cho những điều như thế, trong khi sức người không được khả năng như vậy.
Sau sát- na thứ mười bốn, lộ tâm bị gián đoạn bởi tâm hộ kiếp (tâm hữu phần) bhavaṅga. Tâm hữu phần (bhavaṅga) bắt cảnh cận-tử của kiếp trước. Kế đến, lộ ý môn theo sau, bao gồm ba loại tâm: tâm khai-ý-môn, tâm đổng lực, và tâm na cảnh. Tâm đổng lực sinh khởi bảy lần, và tâm na cảnh sinh hai lần. Do đó có mười sát-na tâm, rồi ngưng bởi tâm hữu phần (bhavaṅga) nối theo sau. Như vậy, lộ nhãn-môn xảy ra mười bốn sát-na, rồi tâm hữu phần (bhavaṅga) làm gián đoạn, và kế tiếp là mười sát-na tâm của lộ ý-môn theo sau.
Lộ nhãn-môn với mười bốn sát-na tâm có thể khởi sinh chỉ một lần bất cứ khi nào cảnh sắc dội vào nhãn-môn. Sau lộ nhãn -môn, là tâm hữu phần ( bhavaṅga) làm gián đoạn, và tiếp đến là lộ ý-môn với mười sát-na tâm theo sau nhiều lần – lộ nhãn-môn, bhavaṅga, lộ ý-môn, bhavaṅga, lộ ý-môn, bhavaṅga…. Lộ ý-môn nối theo sau rất nhiều nhiều lần. Vì danh pháp sinh diệt rất nhanh, nên màu sắc của một vật thể dội vào nhãn -môn nhiều lần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nó cần để nhìn vào vật thể theo luật tự nhiên. Với mỗi một sự đối chiếu (dội vào) ấy, thì một lộ nhãn- môn xảy ra và được nối tiếp bằng nhiều lộ ý-môn, như đã miêu tả ở trên. Cho nên chỉ cần liếc nhìn một cảnh sắc là sẽ kéo theo một con số khổng lồ các lộ nhãn-môn và lộ ý-môn.