Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Liên Quan Đến Lời Thọ Ký Xác Định

Tại Sao Đấng Chánh Biến Tri (Sammāsambuddha) Có thể Giảng Dạy Trong khi Vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) thì Không Thể

Hỏi: Pháp hành nào của một Đấng Chánh Biến Tri Sammāsambuddha giúp cho Ngài d ễn đạt Chân Đế bằng những thuật ngữ của chế định trong khi một vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) không thể làm được như vậy?

Trả lời: Có ba hạng Chánh Biến Tri hay Toàn Giác Sammāsambuddha Buddha: Hạng Tinh Tấn (viriyadhika), Hạng Đức Tin (saddhadhika), và Hạng Trí Tuệ (paññādhika). Theo nguyện vọng và khuynh hướng tương ứng của mình, mỗi Vị hoàn thành ba-la-mật (pāramī) trong một khoảng thời gian khác nhau. Một vị Chánh Biến Tri hạng tinh tấn ( viriyadhika Sammāsambuddha) cần phải hoàn thiện ba-la-mật (pāramī) trong mười sáu A -tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Một vị hạng đức tin (saddhadhika) cần phải làm như vậy trong tám A -tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Một vị hạng trí tuệ (paññādhika ) cần phải hoàn thành ba-la-mật ( pāramī) trong thời gian ngắn nhất, bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Đức Phật (Buddha) của chúng ta là một vị hạng trí tuệ (paññādhika). Một vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) hoàn thiện ba-la-mật (pāramī) trong hai A-tăng- kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Thời gian khác nhau tùy theo nguyện vọng của từng hạng Phật.

Mặc dù cả hai hạng Phật Toàn Giác (Sammāsam-buddha) và Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) đều là những vị Phật Tự Mình Giác Ngộ, nhưng sự chứng đắc của Đức Phật Toàn Giác được kết hợp với Chánh Biến Tri (Toàn Giác Trí), trong khi sự chứng đắc của một vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) thì không. Không chỉ khoảng thời gian họ hoàn thành ba-la -mật (pāramī) là khác nhau, mà ngay cả sự chứng đắc, hiểu biết và trí tuệ sau đó của họ cũng khác nhau rất nhiều.

Mỗi vị Bồ-tát bodhisatta muốn trở thành Phật Toàn Giác (Sammāsambuddha) phải hội đủ tám yếu tố để nhận được lời thọ ký xác định, trong khi một vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) tương lai không cần phải nhận một lời thọ ký xác định. Cả hai hạng chắc chắn sẽ trở thành Phật sau khi hoàn thành ba- la-m ật (pāramī) trong khoảng thời gian quy định đã nói ở trên. Khi Bậc Toàn Giác (Sammāsambuddha) đạt được Phật quả, Đạo Tuệ thứ tư của Ngài sinh khởi câu hữu với Toàn Giác Trí (Chánh Biến Tri). Với trường hợp của một vị Phật Độc Giác ( Pacceka Buddha) thì không phải như thế. Bởi vì một vị Phật Toàn Giác (Sammāsambuddha) có Chánh Biến Tri (Toàn Giác Trí), nên Ngài có thể giải thích Pháp (Dhamma) bằng ngôn từ. Còn Đức Phật Độc Giác (Pacceka Buddha), do thiếu Toàn Giác Trí nên không có được khả năng như vậy.

Tại Sao Người Nữ Không Thể Nhận Được Lời Thọ Ký Xác Định

Hỏi : Tại sao một vị Phật (Buddha) có thể đưa ra lời thọ ký xác định chỉ cho nam nhân? Có phải nữ nhân không thể nhận được lời thọ ký xác định bởi vì họ có nghiệp bất thiện nặng hơn?

Trả lời: Có tám yếu tố cần thiết để nhận được lời thọ ký xác định:106

  • Là người trong cõi nhân loại.
  • Là một người nam thật sự.
  • Có đủ tất cả điều kiện cần thiết để chứng đắc quả vị A-la-hán (Arahanta).

(Khi Đức Bồ-Tát (bodhisatta) của chúng ta, là ẩn sĩ Sumedha, đã gặp Đức Phật Dīpaṅkāra Buddha, ngài có thể chứng đắc quả vị A-la-hán sau khi nghe một bài Pháp ngắn nếu như ngài muốn như vậy; tuy nhiên, ngài đã trì hoãn sự chứng đắc của mình vào lúc đó. Mặc dù ngài có đủ tất cả các điều kiện để chứng đắc quả v ị A-lan-hán (Arahanta), nhưng ngài đã trì hoãn nó vì lợi ích của chúng ta. Do đó, xin hãy tận dụng cơ hội quý hiếm này.)

  • Gặp một vị Phật (Buddha) còn tại thế.
  • Phải là bậc xuất gia tin vào Định Luật của Nghiệp (kamma).
  • Chứng đắc thiền (jhāna) và các thần thông.
  • Sẵn sàng cúng dường mạng sống vì sự an vui của một vị Phật (Buddha).

(Sumedha tự mình phủ phục để thân mình làm thành cầu nối cho Đức Phật Dīpaṅkāra Buddha và tất cả các đệ tử của Ngài bước qua. Bốn trăm ngàn vị A-la-hán (Arahanta) đã theo sau Đức Phật (Buddha). Nếu tất cả các Vị đi qua thân mình của ẩn sĩ Sumedha, ngài sẽ không còn sống sót. Ngài biết điều đó, nhưng ngài đã sẵn sàng hy sinh vì sự an vui của Đức Phật (Buddha). Biết rõ điều này, ẩn sĩ Sumedha vẫn không ngần ngại, và can đảm chuẩn bị thân mình để phục vụ Đức Phật (Buddha). Nếu một người khao khát trở thành một vị Phật (Buddha), người ấy phải sẵn sàng để làm như vậy.)

  • Có chí nguyện, nguyện vọng thiện hướng đến Phật quả.

(Ngay cả nếu toàn thể vũ trụ lắp đầy bằng than nóng rực đỏ và chông giáo sắc nhọn, thì người ấy sẽ không ngần ngại vượt qua để chứng đắc quả vị Phật.)

Biết rằng ẩn sĩ Sumedha có được tám phẩm chất này, Đức Phật Dīpaṅkāra Buddha đã đi về phía ngài và đứng ở phía đầu cơ thể phủ phục của ngài. Đức Phật (Buddha) đã dùng thần thông để nhìn vào tương lai, xác định xem vị ẩn sĩ Sumedha này có trở thành một vị Phật trong tương lai hay không. Đức Phật Dīpaṅkāra Buddha thấy rằng ẩn sĩ Sumedha sẽ trở thành một vị Phật sau khi hoàn thành ba-la- mật (pāramī) trong bốn A -tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Do đó, Ngài đã đưa ra lời thọ ký xác định vào ngày ấy.

Bất cứ ai muốn trở thành một vị Bồ-tát (bodhisatta) phải đáp ứng tất cả tám điều kiện này và phải gặp một vị Phật (Buddha) còn tại thế.

Nếu một người muốn trở thành một vị Bồ-tát (bodhisatta) người sắp trở thành một vị Phật tương lai, thì người ấy phải là một nam nhân để nhận được lời thọ ký xác định từ một vị Phật đang còn tại thế. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong tám yêu cầu. Còn bảy điểm khác nữa, và tất cả chúng đều quan trọng hơn là một nam nhân. Nếu một người chưa phải là nam nhân, người ấy không nên mong đợi lời thọ ký xác định. Người ấy phải cố gắng trở thành một nam nhân trước đã; sau đó người ấy phải hoàn thiện tất cả bảy phẩm chất khác. Chỉ sau đó, một vị Phật sẽ nhìn vào tương lai với thần thông của Ngài, có thể dự đoán tương lai để xác định xem người ấy có chắc chắn trở thành một vị Phật hay không. Nếu Ngài thấy rằ ng người này sẽ là một vị Phật (Buddha), Ngài sẽ đưa ra lời thọ ký xác định thích hợp. Ngài làm điều này không phải theo mong muốn của Ngài, mà tùy theo phẩm chất của người đó.

Bất cứ điều gì tôi biết về những lời dạy của Đức Phật (Buddha), là không thể nào so sánh với những gì Đức Phật (Buddha) Toàn Giác biết; vì vậy tôi không phải là người để hỏi. Đức Phật (Buddha) Toàn Giác nói rằng đó phải là một nam nhân. Không có ai chúng ta có thể khẩn cầu để thay đổi được điều này.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app