Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật 

Hồi Ức về Kiếp Quá Khứ

Một thiền sinh được hướng dẫn quán sát kiếp trước theo cách này đã thấy nghiệp (kamma) xuất hiện trong tâm hữu phần ( bhavaṅga) vào sát -na cận -tử của cô ấy. Những gì cô ấy nhìn thấy là một phụ nữ dâng trái cây cho một vị Tỳ-khưu (bhikkhu). Tất nhiên, đây là một cảnh cận- tử thiện. Cô thấy hai người, một vị Tỳ-khưu (bhikkhu) và một người phụ nữ. Cô không chắc mình là vị Tỳ-khưu (bhikkhu) hay người phụ nữ ở kiếp trước. Đây là một điểm quan trọng và không thể quyết định chỉ bằng cách xem hình ảnh; nhưng nó có thể được quyết định bằng cách quán sát danh và sắc chân đế. Do vậy, thiền sinh được hướng dẫn để quán sát nāma rūpa của vị Tỳ-khưu (bhikkhu ) và nāma rūpa của người phụ nữ cúng dường trái cây.

Khi cô ấy quán sát nāma rūpa của vị Tỳ-khưu (bhikkhu), cô ấy không thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa nāma rūpa của vị Tỳ-khưu và nāma rūpa của chính mình. Cũng giống như một người không biết suy nghĩ và cảm xúc của người khác, nhưng lại biết suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình, và những người khác biết suy nghĩ và cảm xúc của chính họ vậy; cũng thế, hành giả cảm thấy một mối liên hệ trong ý-môn với chính mình ở quá khứ khi hành giả bắt gặp nāma rūpa quá khứ của hành giả trong quá trình quán sát.

Khi cô ấy không thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa nāma rūpa của vị Tỳ-khưu và nāma rūpa của chính mình, cô ấy đã được hướng dẫn để quán sát nāma rūpa của người phụ nữ cúng dường. Sau đó, cô nhìn thấy mối liên hệ giữa nāma rūpa của người phụ nữ và của bản thân. Bất kỳ điều gì người phụ nữ ấy cảm nhận, thì cô ấy cũng cảm nhận được trong ý-môn. Người phụ nữ cảm thấy hoan hỷ, và cô ấy cũng cảm thấy hoan hỷ; Người phụ nữ cảm thấy nuối tiếc, và cô ấy cũng cảm thấy nuối tiếc. Chỉ sau đó, cô mới có thể kết lu ận chắc chắn rằng mình là người phụ nữ ấy trong kiếp trước.

Tiếp theo, cô được hướng dẫn kiểm tra xem người phụ nữ đó là ai và phát hiện ra rằng người ấy là một cô thôn nữ rất nghèo, không có học thức, không hạnh phúc lắm với cuộc sống của mình. Kế đến cô được hướng dẫn kiểm tra nguyện vọng của cô ấy là gì khi cúng dường trái cây cho vị Tỳ-khưu. Cô nhận thấy rằng mình đã thực hiện ước nguy ện sau: ‘Do sự cúng dường này, mong cho tôi có thể được tái sinh thành một phụ nữ thành thị có học thức.’ Nhiều người trong chúng ta có thể có những ước nguyện tương tự.

Ở đây cần phải hiểu năm nguyên nhân. Từ góc nhìn chân đế, không có người phụ nữ thành thị có học thức; chỉ có danh và sắc chân đế. Nghĩ rằng những điều như thành phố, phụ nữ, và học thức thực sự tồn tại là ảo tưởng và vô minh. Suy nghĩ như vậy bắt nguồn từ tham; đó là lobha-diṭṭhi nāma (danh pháp căn-tham tương ưng tà kiến). Nếu nhận thức như vậy xảy ra với hỷ (pīti), sẽ có hai mươi danh pháp trong sát-na tâm đổng lực (javana); không có hỷ (pīti) thì sẽ là mười chín.

Ái (taṇhā) – ao ước lối sống của một phụ nữ thành thị có học thức cũng bắt nguồn từ tham. Trong trường hợp này, số lượng danh pháp trong sát-na tâm đổng lực (javana) cũng có tổng cộng là hai mươi bao gồm cả hỷ (pīti) và mười chín khi không có hỷ (pīti).

Tham ái là mạnh mẽ nhưng không mãnh liệt bằng sự cố gắng tìm cách để có được những gì chúng ta khao khát, trong trường hợp đó chúng ta đang chấp thủ chứ không chỉ là tham ái. Sự chấp thủ mạnh mẽ và mãnh liệt hơn tham ái, và cô ấy đã chấp thủ lấy cuộc sống đó. Với sự chấp thủ như vậy, những danh pháp trong sát-na tâm đổng lực ( javana) có số lượng hai mươi với hỷ (pīti) và mười chín nếu không có hỷ (pīti) . Vô minh, ái, và thủ tạo thành phiền não luân hay sự xoay vòng của phiền não (kilesā-vaṭṭa). Tất nhiên đây là nghiệp (kamma) bất thiện.

Tuy nhiên, cô ấy đã thực hiện một sự cúng dường và vì vậy đã thực hiện thiện nghiệp (kamma). Hẳn nhiên, cô đã thực hiện sự cúng dường vào một thời điểm trước đó trong đời chứ không phải vào lúc cận- tử, nhưng thiện nghiệp ấy đã được thực hiện và do vậy đã kết thúc. Để lại nghiệp lực về sau khi nó đã diệt đi.

Thật vậy, cho dù chúng ta làm những việc thiện hay bất thiện, chúng sẽ diệt đi ngay khi hoàn thành, nhưng chúng vẫn để lại nghiệp lực. Chừng nào chưa thoát khỏi ái và vô minh, thì những việc thiện và bất thiện của chúng ta luôn luôn để lại nghiệp lực về sau. Theo cách này, nghiệp (kamma) có thể đủ mạnh để xuất hiện trở lại vào sát-na cận-tử. Bản thân nghiệp này là thiện và xuất hiện do nghiệp lực. Nghiệp và nghiệp lực của nó tạo thành nghiệp luân hay sự xoay vòng của nghiệp (kammavaṭṭa).

Do đó, chúng ta thấy ở đây năm nguyên nhân: vô minh, tham ái, chấp thủ, thiện nghiệp, và nghiệp lực. Đây là những nguyên nhân của danh sắc (nāma rūpa) trong bụng mẹ. Chúng ta cần phải thấy mối liên quan tương sinh nhân quả này. Trải nghi ệm này của thiền sinh là một ví dụ về cách chúng tôi dạy các hành giả quán sát ít nhất năm kiếp quá khứ của họ để hiểu trực tiếp Định Luật của Nghiệp (kamma). Phật tử tin vào Định Luật của Nghiệp (kamma), nhưng niềm tin vào Định Luật của Nghiệp (kamma) chỉ dựa trên nghe nói thì không được mạnh mẽ. Chỉ khi chúng ta thấy và biết nghiệp và quả của nghiệp, và những điều này liên quan đến các kiếp quá khứ của mình như thế nào, thì mới giúp chúng ta hiểu rằng tốt sinh ra tốt và xấu sinh ra xấu.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app