Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Chân Đế là Thâm Sâu và Phổ Quát Toàn Vũ Trụ
Tuy nhiên, nếu Đức Phật (Buddha) không xuất hiện, thì Dhamma Pháp thâm sâu như vậy sẽ không thể được biết đến. Điều này không thể được nhận biết trong ranh giới của Tục Đế; điều này thuộc về phạm trù của Chân Đế. Do đó, thật là một cơ hội hiếm có để lắng nghe Dhamma Giáo Pháp này, bởi vì sự xuất hiện của một vị Phật trên thế gian là hy hữu. Cũng như hiếm có cơ hội được lắng nghe Pháp và thực hành, hy hữu hơn nữa là cơ hội để thấu suốt được Giáo Pháp (Dhamma). Giờ đây chúng ta có cơ hội này để lắng nghe và thực hành, vì chúng ta đã được sanh ra trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha) vẫn còn hưng thịnh. Chúng ta đặc biệt may mắn khi gặp được Ngài Trưởng Lão Pa-Auk Tawya Sayadaw, người đã dùng cả cuộc đời mình để làm cho Con đường thâm sâu này hiển lộ trở lại. Nó gần như biến mất vì nhiều người không biết cách truyền đạt theo lời dạy của Đức Phật (Buddha). Phần lớn, các vị thầy trong thời đại chúng ta đã tạo ra những giáo lý mới và những truyền thống mới, bởi vì con đường nguyên thủy vô cùng thâm sâu cho đến nỗi có đôi khi những vị thầy ấy không hiểu được một cách đúng đắn. Nên đừng bỏ lỡ cơ hội quý báu này.
Điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng sự thật có thể bị hiểu sai hoặc hiểu lầm bởi vì nó sâu xa và khó hiểu. Loài người chúng ta cũng có xu hướng mạnh mẽ từ chối một điều gì đó là đúng đắn, chỉ đơn giản vì nó không đồng thuận với khuynh hướng và sở thích cá nhân của mình. Thế thì, những gì mọi người coi là đúng quyết định cách họ suy nghĩ, nói năng và hành động; và bởi vì những gì được coi là suy nghĩ và lời nói hay hành động đúng đắn lại khác biệt nhau rất lớn trên toàn thế giới – bằng chứng là từ quận hạt này đến quốc gia khác – rõ ràng những gì được xem là đúng biến chuyển theo cách tương tự. Đây là do quyết định của mọi người xem liệu điều gì đó đúng hay không thường dựa trên sở thích và không thích của chính họ. Nói một cách dễ hiểu, đối với hầu hết mọi người, sở thích quyết định điều gì là đúng, cho nên mọi người nhìn chung đều không thực sự hiểu biết chân sự thật. Tuy nhiên, Đức Phật (Buddha), đã giảng dạy Chân Đế – sự thật ấy đúng ở mọi thời đại, ở mọi nơi và cho tất cả mọi người, cho dù là chúng sanh địa ngục hoặc loài bàng sanh (súc sanh), loài người hay là Chư Thiên. Và Chân Đế ấy cũng áp dụng cho những vật vô tri không có sự sống. Sự thật như vậy không thể nào phủ nhận. Là hàng đệ tử của Đức Phật ( Buddha), chúng ta phải gạt sang một bên những điều chúng ta thích và không thích để bênh vực sự thật chơn chánh. Khi có cơ hội thì đây là sự thật mà chúng ta phải truyền đạt cho những người khác, bất kể sở thích của họ là gì. Theo cách này, chúng ta là những hàng đệ tử tịnh tín của Đức Phật (Buddha) và giữ gìn Giáo Pháp của Ngài, đó là cách duy nhất để giải thoát cho tất cả chúng sanh.
Chân Đế được dạy bởi Đức Phật (Buddha), do đó, là phổ quát toàn vũ trụ. Tục Đế thì không. Hãy nhớ lại minh chứng về điều này đã được trích dẫn ở trên, tên của một sự vật thay đổi khi chính bản thân vật ấy biến đổi từ dạng này sang dạng khác – một cái cây có thể được cưa thành những tấm ván, có thể làm thành một cái bàn; đất sét có thể được nặn thành gạch, từ đó có thể sử dụng để xây dựng thiền đường; gỗ có thể được chế biến thành than, rồi hóa thành tro khi đốt. Như vậy, khi vật gì đó biến đổi từ dạng này sang dạng khác, tên Tục Đế của vật ấy cũng thay đổi. Nó không đúng trong mọi lúc. Nó thay đổi theo những biến chuyển trong một hình thức cụ thể.
Theo cách này, Tục Đế chỉ đúng ở một mức độ nào đó, nhưng không còn đúng nữa khi biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Nó không đúng ở mọi thời điểm; nó không phổ quát. Không giống như Chân Đế, Tục Đế có thể thay đổi. Tuy nhiên, mặc dù hình thức cũng như tên gọi của chúng thay đổi, nhưng Chân Đế đều tồn tại dưới mọi hình thức là giống nhau. Lập trường của Chân Đế không thay đổi. Không giống như Tục Đế, Chân Đế không thể thay đổi.
Hai Mươi Tám Loại Sắc Pháp
Đức Phật (Buddha) đã dạy có tất cả hai mươi tám loại sắc pháp (rūpa). Đầu tiên là tứ đại, chúng là sắc thành tựu đại hiển. Kế đến, có hai mươi bốn loại sắc y sinh, được chia nhỏ thành mười bốn loại sắc y sinh thành tựu và mười loại sắc y sinh phi thành tựu. Tứ đại là địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại (đất, nước, lửa và gió). Sắc thành tựu y sinh gồm có sắc nhãn-thanh-triệt, sắc nhĩ-thanh-triệt, sắc tỷ-thanh-triệt, sắc thiệt-thanh-triệt, sắc thân-thanh-triệt44; cảnh của chúng là cảnh sắc (màu), cảnh thinh (âm thanh), cảnh khí (mùi), và cảnh vị; sắc vật thực (dưỡng chất), sắc mạng quyền, và sắc-ý-vật; sắc tính nam và sắc tính nữ. Mười sắc y sinh phi thành tựu là hư không, thân biểu tri, khẩu biểu tri, khinh, nhu, thích sự, sinh, tiến, dị, và diệt. Sự khác biệt giữa thành tựu và phi thành tựu cũng có thể được thể hiện tương ứng là có thật hoặc không có thật.
Bốn Loại Sắc Thành Tựu Đại Hiển (nipphanna-rūpa)
Các Đại Hiển (mahābhūta) | |
1. Địa Đại (pathavīdhātu) | 2. Hỏa Đại (tejodhātu) |
3. Thủy Đại (āpodhātu) | 4. Phong Đại (vāyodhātu) |
Hai Mươi Bốn Loại Sắc Y Sinh (upādāya-rūpa)
Mười Bốn Loại Sắc Thành Tựu Y Sinh (nipphnna upādāyarūpa) | ||
SẮC THANH TRIỆT (pasādarūpa) Nhãn-Thanh-Triệt (cakkhupasāda) Nhĩ-Thanh-Triệt (sotapasāda) Tỷ-Thanh-Triệt (ghānapasāda) Thiệt-Thanh-Triệt (jivhāpasāda) Thân-Thanh-Triệt (kāyapasāda) |
SẮC CẢNH (gocararūpa) Sắc (vaṇṇa) Thinh (sadda) Khí (gandha) Vị (rasa) [5. Xúc (phoṭṭhabba) {= đất, lửa, gió}] |
Sắc Vật Thực (ojā) Sắc Mạng Quyền (jīvitindriya) Sắc-ý-vật (hadayarūpa) SẮC GIỚI TÍNH (bhāvarūpa) Sắc Tính Nam (purisabhāvarūpa) Sắc Tính Nữ (itthibhāvarūpa) |
Mười Loại Sắc Phi Thành Tựu Y Sinh (anipphnna upādāyarūpa) | ||
SẮC GIAO GIỚI (paricchedarūpa) Hư Không Giới (ākāsadhātu) SẮC BIỂU TRI (viññattirūpa) Thân Biểu Tri (kāyaviññatti) Khẩu Biểu Tri (vacīviññatti) |
SẮC KỲ DỊ |
SẮC TỨ TƯỚNG (lakkhaṇarūpa) Sanh (upacaya) Tiến (santati) Dị (jaratā) Diệt (aniccatā) |
Hai mươi tám loại sắc có thể được phân loại thành:
- bốn đại hiển (mahābhūta) và
- hai mươi bốn loại sắc y sinh từ bốn đại hiển (upādāya-rūpa)
hoặc
- mười tám loại sắc thành tựu (nipphanna-rūpa) và
- mười loại sắc phi thành tựu (anipphanna-rūpa)