Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Chân Đế

Dành Cho Những Ai đang Tìm Kiếm Sự Giải Thoát khỏi những Lỗi Lầm và Nguy Hại của Dục Lạc

Những lời dạy của Đức Phật (Buddha) dựa trên Tục Đế rất hữu ích cho những người chưa muốn chấm dứt khổ đau nhưng muốn thoát khỏi khổ đau nhiều nhất có thể. Bởi vì họ thấy hạnh phúc trong dục lạc, họ muốn đi lang thang trong vòng luân hồi; nhưng họ có thể nhận được lợi ích to lớn từ Tục Đế được dạy bởi Đức Phật (Buddha).

Tuy nhiên, có một số người thực sự muốn chấm dứt đau khổ, bởi vì họ thấy nguy hiểm trong dục lạc, điều mà phần lớn mọi người không nhìn thấy. Đối với những người như vậy, Tục Đế là không đủ. Bất cứ ai thực sự nhìn thấy lỗi lầm và sự nguy hại trong ái dục sẽ ngay lập tức rời khỏi nhà và xuất ly thế gian. Lý do không từ bỏ cuộc sống gia đình không gì khác hơn ngoài việc không nhận thức được sự nguy hại vốn có trong ái dục. Đức Bồ-Tát (bodhisatta) của chúng ta hai mươi chín tuổi khi ngài xuất ly thế gian. Lý do Đức Bồ-Tát (bodhisatta) rời khỏi cung điện ở tuổi hai mươi chín là vì Ngài đã nhìn thấy những nguy hại và lỗi lầm vốn có của ái dục, mặc dù Ngài đã sống đến thời điểm đó giữa muôn ngàn ái dục. Dục lạc hiện có ngày nay không thể nào so sánh với những gì mà Đức Bồ-Tát (bodhisatta) đang thọ hưởng vào thời đó, nhưng Ngài bước vào kiếp sống này đã được định sẵn để trở thành một Vị Phật (Buddha); Vì thế, khi thời gian chín muồi, Ngài không còn có thể ở lại cung điện được thêm nữa nên Ngài đã rời đi. Một người có sức mạnh rời khỏi gia đình chỉ khi người ấy nhìn thấy những nguy hại và lỗi lầm vốn có trong ái dục.

Điều đó cũng tương tự đối với Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahāmoggallāna xuất ly thế gian khi còn trẻ. Cả hai đều thọ hưởng dục lạc và chạy theo tham ái trong giai đoạn đầu của cuộc đời vì họ thấy vui thích trong ngũ trần dục lạc. Tuy nhiên, cuối cùng, họ đã dần dần nhận ra những lỗi lầm và sự nguy hại vốn có của ái dục, vì vậy họ quyết định rời khỏi nhà mình. Theo cách này, khi ai đó nhìn thấy lỗi lầm và sự nguy hại vốn có của ái dục, họ tầm cầu tìm kiếm sự giải thoát khỏi mối nguy hiểm này.

Thế nhưng, nếu Đức Phật (Buddha) không xuất hiện trên thế gian, thì con đường thoát khỏi hiểm nguy như vậy sẽ không được hiển lộ. Đức Phật (Buddha) đã giảng dạy Chân Đế như là con đường để thoát khỏi hiểm nguy ấy. Những ai thấy vui thích trong ái dục phải thực hành theo tri kiến mà họ đã đạt được thông qua việc lắng nghe Tục Đế; nhưng những ai nhìn thấy lỗi lầm và sự nguy hại của ái dục sẽ hình thành một khát khao thoát khỏi mọi khổ đau và sẽ hướng tới đạt được sự giải thoát. Mong muốn vượt ra ngoài tầm với của tất cả mọi hiểm nguy như vậy, họ sẽ tìm cách để giải thoát. Con đường thoát khỏi nguy hiểm là thông qua việc lắng nghe Chân Đế, điều mà họ có thể nương theo và thực hành. Cuối cùng, họ sẽ biết và thấy con đường thoát khỏi mọi khổ đau. Vì lý do này mà Đức Phật (Buddha) đã giảng dạy sự thật thứ hai – Chân Đế.

Bốn Loại Chân Đế

Có bốn pháp siêu lý, hoặc chân đế. Đó là citta (tâm), cetasika (sở-hữu- tâm), rūpa (vật chất hay còn gọi là sắc) và Nibbāna (Níp-bàn). Tâm (tâm vương), hay citta, không thể sinh khởi một mình mà sinh khởi cùng với các sở-hữu-tâm (tâm-sở), hay là cetasika. Chẳng hạn, trong khi một người lắng nghe pháp thoại với sự hoan hỷ và trí tuệ, thì các nāma42 danh pháp thiện sanh lên. Trong trường hợp này, nāma các danh pháp được kể có tất cả ba mươi bốn pháp, vì có một tâm citta đồng sanh cùng với ba mươi ba sở-hữu-tâm cetasika. Khi một người đang lắng nghe, những tâm citta và sở-hữu-tâm cetasika phối hợp với chúng khởi sinh lên rất rất nhanh. Sự sinh khởi lặp đi lặp lại của chúng rất mạnh mẽ, vì vậy nếu nghiệp lực đó xuất hiện vào sát-na cận-tử của một người thì người ấy sẽ chắc chắn được tái sanh trong các cõi chư thiên hoặc cõi người.

Lắng nghe Pháp mà không hoan hỷ có nghĩa là các nāma danh pháp khởi sinh sẽ là ba mươi ba, vì thiếu sở-hữu-tâm pīti (hỷ). Nếu một người cũng đang lắng nghe mà không hiểu, thì việc lắng nghe diễn ra mà không có sở-hữu-tâm trí tuệ, nên các danh pháp (nāma) sẽ là ba mươi hai. Theo cách này, số lượng danh pháp ( nāma) thay đổi tùy theo trạng thái tâm sinh khởi khi một người đang tích lũy nghiệp (kamma) nào đó. Đối với một số người mà tâm của họ ngay đúng lúc đó có sự hiểu biết về Định Luật của Nghiệp (kamma) và tin vào điều đó, thì tâm người ấy có phối hợp với trí tuệ. Nếu ai đó đang hoan hỷ, tâm này phối hợp với hỷ (pīti). Có sự sinh khởi của cả hai ‘trí tuệ’ và ‘hỷ’ nghĩa là sẽ có tất cả ba mươi bốn danh pháp (nāma). Các danh pháp (nāma) như vậy vượt trội hơn những danh pháp không phối hợp với trí tuệ. Khi những danh pháp có phối hợp với trí tuệ cho quả của chúng, thì những quả như vậy sẽ vượt trội hơn so với những danh pháp không phối hợp với trí tuệ.

Tâm không thể sinh khởi một mình mà đồng sanh cùng với các sở-hữ u-tâm phối hợp. Danh pháp sinh khởi nương vào vật (căn)43 tương ứng của nó – nhãn-thức dựa trên nhãn-vật (nhãn-căn), nhĩ-thức dựa trên nhĩ-vật (nhĩ -căn), v.v. Danh pháp có khả năng bắt cảnh. Danh pháp có khuynh hướng biết cảnh của nó. Tuy nhiên, sắc pháp (vật chất) lại không có khả năng như vậy và không thể bắt lấy bất kỳ cảnh nào. Chỉ có danh pháp mới có thể bắt cảnh và có khuynh hướng biết cảnh đó.

Nếu một hành giả đang thực hành trong một căn phòng rất yên tĩnh và có ai đó gõ cửa, thì nhĩ-thức sinh khởi, bởi vì nhĩ-thức là danh pháp nên có khuynh hướng bắt cảnh của nó. Đây là bản chất của tâm. Nếu một hành giả cảm nhận được hương thơm của trầm hoặc hoa trong phòng, thì tỷ-thức sinh khởi. Cũng như vậy, đây là bả n chất của tâm: có xu hướng bắt cảnh tương ứng với nó. Khi một người ngồi xuống ăn, lấy một ít thức ăn cho vào miệng, hương vị của thức ăn được trải nghiệm, bởi vì thiệt-thức sinh khởi và hướng về cảnh của nó. Đây là bản chất của danh pháp. Khi một người sau đó suy nghĩ, ‘Món này có vị ngon. Món đó có vị ngọt. Món kia có vị chua. Vật thực này có vị ngon hơn vật thực kia’, tất cả những đánh giá này đều được thực hiện bởi tâm của người ấy. Ngược lại, sắc (vật chất) không thể làm bất cứ điều gì trong số những điều này.

Loài người chúng ta có năm uẩn, trong đó danh pháp sinh khởi dựa trên sắc pháp (vật chất). Các chúng sinh Chư Thiên cũng có năm uẩn, nên danh pháp của họ cũng sinh khởi dựa trên sắc pháp. Danh pháp của động vật sinh khởi dựa trên sắc pháp của chúng, vì chúng cũng có năm thủ uẩn. Điều tương tự cũng đúng với chúng sanh địa ngục và Chư Phạm Thiên hữu Sắc (rūpa) brahmā, hay Chư Phạm Thiên Sắc Giới; đối tất cả chúng sanh có năm uẩn, danh pháp sinh khởi đều dựa trên sắc pháp. Tuy nhiên, Chư Phạm Thiên Vô Sắc Giới arūpa brahmā, chỉ có bốn danh uẩn nāmakkhandha, vì vậy danh pháp của họ sinh khởi không nương trên sắc pháp. Danh pháp của họ có thể sinh khởi mà không có bất kỳ sắc căn (sắc vật) nào. Không ai ngoài Đức Phật (Buddha), Người có thể nhìn xa hơn những gì thấy bằng mắt thường, mới có thể thấy được những điều này.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app