Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Điều Khó Làm được Thực Hiện bởi Đức Phật (Buddha)

Milindapañha8 (Những câu hỏi của Vua Milinda, hay Mi Tiên Vấn Đạo) là một cuốn sách sâu sắc mà mọi  Phật tử nên đọc. Có một điểm trong quyển sách này9, Vua Milinda hỏi Đại Đức Mahāthera Nāgasena, ‘Bạch Ngài, điều gì rất khó đã được Đức Thế Tôn thực hiện trong cuộc đời mình?’

Đại Đức Mahāthera Nāgasena trả lời, ‘Vâng, Đức Thế Tôn đã làm một điều cực kỳ khó. Trước khi kể với đại vương đó là gì, đầu tiên hãy để tôi hỏi ngài một câu hỏi đã. Có năm con sông lớn ở Jambudīpa (Ấn Độ cổ xưa), tên là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, SarabhūMahī. Tất cả chúng đều chảy vào đại dương rộng lớn. Nước từ năm con sông này hòa lẫn hoàn toàn vào nhau trong đại dương. Thế nào, Vua Milinda, giả sử người nào đó lấy bằng bụm tay một lượng nước nhất định từ đại dương, rồi nếm bằng lưỡi. Phải chăng có thể phân biệt được rằng: Đây là nước từ sông Gaṅgā, đây là nước từ sông Yamunā, đây là nước từ sông Aciravatī, đây là nước từ sông Sarabhū, hay đây là nước từ sông Mahī? Việc này có thể không?’

Vua Milinda trả lời, ‘Đây là vi ệc rất khó khăn để thực hiện được.’ (Chúng ta có thể nói rằng đó là một việc không thể thực hiện được.)

Rồi Đại Đức Mahāthera Nāgasena trả lời Vua Milinda, ‘Đức Thế Tôn đã hoàn thành một việc còn khó hơn việc này nữa’.

Trong trái tim của chúng ta, có một nơi riêng biệt ở đó máu tụ về. Nếu chúng ta tạo lòng bàn tay thành hình cái muỗng, có một lượng chất lỏng nh ất định có thể chứa được trong bụm tay ấy. Nó tương đương với lượng máu tụ lại ở nơi riêng biệt này trong trái tim vật lý của chúng ta. Ấy v ậy mà, trong một lượng máu rất nhỏ tập trung tại nơi nhỏ bé đó trong tim, Đức Phật (Buddha) có thể quán sát và gọi tên tâm10 và từng sở-hữu-tâm11 trong nhiều sở-hữu-tâm phối hợp khác nhau có mặt ở đó. Ngài có thể quán sát các danh pháp12 sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật13 trong trái tim và nói, ‘Đây là tâm, đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tư, đây là nhất hành, đây là mạng quyền và đây là tác ý14.’ Theo cách này, Đức Phật (Buddha) đã quán sát tổng cộng có khi ba mươi bốn danh pháp, có khi ba mươi lăm danh pháp, những sự phối hợp khác nhau của tâm và năm mươi hai sở-hữu -tâm tương ưng. Đức Phật (Buddha) có thể phân biệt và gọi tên tất cả các danh pháp thiện và bất thiện. Thành quả này còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc phân biệt nước của năm con sông lớn ấy.

Thấy biết rõ danh pháp sinh khởi trên chất máu tụ trong trái tim vật lý của chúng ta khó khăn hơn nhiều so với việc phân biệt nước của năm con sông lớn trong đại dương. Chư Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) cũng tự mình giác ngộ: các Ngài chỉ thấu hiểu được thực tính Pháp, nhưng các Ngài không thể diễn tả bằng ngôn từ những gì các Ngài đã thấu suốt hoặc dạy lại cho người khác những điều ấy. Về phần chúng ta, nếu chưa bao giờ có cơ hội để được nghe, ‘Đây là tâm, đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tư, đây là nhất hành, đây là mạng quyền, và đây là tác ý’, chúng ta có bao giờ tự mình có khả năng hiểu được sự thật như thế chăng? Do vậy, một lần nữa, khi vị Phật Độc Giác ( Pacceka Buddha) xuất hiện trên thế gian, Ngài không thể giúp chúng sinh khác đạt được Giác Ngộ như Ngài, bởi vì Ngài không thể giải thích được thực tính Pháp (Dhamma) bằng ngôn từ.

Trích dẫn trao đổi này giữa Vua Milinda và Đại Đức Mahāthera Nāgasena, một số thiền sư nói rằng không thể thấy biết rõ danh pháp. Tuy nhiên, Đại Đức Mahāthera Nāgasena không nói là không thể thấy biết rõ danh pháp mà rất khó để làm được điều đó. Như Đức Phật (Buddha) đã nói, ‘Samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha. Samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti’ – ‘Này các Tỳ-khưu, hãy tu tập Định. Ai có Định, biết và thấy rõ Tứ Thánh Đế đúng như thật.15’ Tứ Thánh Đế là Khổ, Nguồn Gốc của Khổ, Diệt Khổ và Con Đường Đưa Đến Diệt Khổ. Khổ là sanh, lão, bệnh, tử, ở cùng với người mình không thích, xa cách người mình yêu thương, và không có được điều mình mong muốn.

Tuy nhiên, những điều này chỉ là đau khổ thông thường; để lĩnh hội Giáo Pháp (Dhamma), ta cần phải đi sâu hơn. Vì vậy, trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân Dhammacakkappavattana Sutta, Đức Phật (Buddha) cũng đã nói, ‘Saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā’ – ‘Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ’16. Năm thủ uẩn là gì? Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn17. Năm uẩn và danh- sắc siêu lý là một và giống nhau. Do đó, chúng ta có thể diễn giải những gì Đức Phật (Buddha) đã nói như sau: ‘Một người có Định sẽ biết và thấy Khổ Đế, đó là danh và sắc siêu lý.’ Danh siêu lý bao gồm tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, và nhiều sở-hữu-tâm khác. Đức Phật (Buddha) bảo đảm rằng một người có Định sẽ biết và thấy những danh siêu lý này. Sự nhận biết rõ ràng như vậy là có khả năng làm được. Trong hơn mười ba năm qua, tôi đã dạy cho người nước ngoài và người dân bản địa cách để thấy biết rõ và phân tích danh pháp siêu lý trên chất máu tụ trong trái tim. Bất cứ ai khao khát để quán sát được những điều này trước tiên cần phải tu tiến phát triển Định.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app