Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 26August18 Pm3
(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)
Chỉ trong một thời pháp mà thôi, mặc dù vị Tỳ kheo 1:12 này đó, cái tên 1:21 là một, dhamma là pháp, 1:26 là nghe, cái người mà chỉ nghe một thời pháp cho nên cái tên của vị Tỳ kheo này có tên là 1:39. Vào thời Đức Phật hiện tại cũng như thời Đức Phật ở trong quá khứ, có những hàng đệ tử tùy theo nguyện vọng chứng đắc của mình đã từng phát nguyện ở trong quá khứ cho nên sau khi xuất gia tu tập ở trong giáo pháp của một vị Phật thì có một số đệ tử trước kia đã từng phát nguyện trở thành đệ nhất về sức khỏe hay là vị đệ tử đệ nhất về trí tuệ hay đệ tử đệ nhất về thần thông, thì nhờ những ước nguyện ở trong quá khứ như vậy cho nên trong kiếp chót khi mà trở thành một vị đại đệ tử của vị Phật toàn giác thì những vị đó được Đức Phật toàn giác đã tán thán và xác định vị này là đệ nhất về thần thông, vị này là đệ nhất về trí tuệ v.v… cũng tương tự như vậy vị Tỳ khưu mà chỉ cần nghe một thời pháp thì đã chứng đắc thánh đạo thánh quả A-la-hán cũng là đã từng phát nguyện trong quá khứ và vì chỉ trong một thời pháp mà có thể chứng đắc thánh đạo thánh quả cho nên tên của vị đó được biết đến là 3:33.
Và qua câu chuyện đó thì chúng ta hiểu rằng cái giá trị của sự thực hành trong quá khứ hay là những Ba-la-mật trong quá khứ rất là quan trọng. Cho nên trong khóa thiền này hay là khi mà chúng ta có điều kiện bỏ dành thời gian, công việc và công sức đến đây hay là tranh thủ để hành thiền, thực hành thiền định, thiền tuệ là chúng ta đang thực hành những cái Ba-la-mật trí tuệ và những Ba-la-mật trí tuệ này sẽ là những động lực cũng như những trợ duyên rất lớn không những trong kiếp hiện tại này, mà trong vô lượng kiếp sau.
Hồi sáng Ngài có đề cập đến 5 loại chánh kiến và ở trong lãnh vực trí tuệ thì chánh kiến đóng vai trò quan trọng nhất, Ngài đã đề cập 5 loại chánh kiến bây giờ Ngài sẽ nhắc lại.
_ Chánh kiến đầu tiên đó là sự hiểu biết và niềm tin đối với nghiệp và quả của nghiệp. Thì ở đây nghiệp và quả của nghiệp có thể là do chúng ta tin nhờ nghe người khác, nhờ nghe pháp hay là nhờ thấy sự vận hành của nhân quả ở trong cuộc sống như là thấy những người đau khổ là do họ đã làm những điều xấu hay là thấy những người họ đạt được thành công trong cuộc sống do họ đã làm rất là nhiều công đức thiện pháp. Thì cái sự hiểu biết hay là chánh kiến đối với nhân quả hay là nghiệp và quả của nghiệp, như vậy gọi là niềm tin đối với quả, đối với nghiệp và quả của nghiệp. Còn ở trình độ cao hơn thì khi hành giả hành thiền có thể thấy được biết được cái sự vận hành nhân quả của thân và tâm, thì đó là cái chánh kiến về nhân quả qua cái sự thực hành thấy biết. Đối với những người không phải là Phật tử, một phần nào có một số người khi họ thấy sự nhân quả nghiệp báo xảy ra ở ngoài đời thì họ cũng có niềm tin mặc dù niềm tin này không phải là niềm tin có trí tuệ và không có sâu sắc. Còn đối với sự hiểu biết nhân quả nghiệp báo qua cái sự tu tập, qua cái sự trực giác thì cái chánh kiến nhân quả đó sâu sắc hơn và vững vàng hơn.
_ Chánh kiến thứ hai đó là thấy biết danh pháp và sắc pháp khi hành giả thực hành thiền quán hay là thiền tuệ thì phân biệt được đây là danh pháp, đây là sắc pháp. Thì sự hiểu biết như vậy gọi là chánh kiến thứ hai sự hiểu biết danh pháp và sắc pháp. Nói đến sự hiểu biết về danh pháp và sắc pháp hay là chánh kiến thứ hai thì nó rất là rộng, một người thực hành thiền định sau đó thực hành thiền quán thì sau khi xuất ra khỏi tầng thiền định quán chiếu những chi thiền của tầng thiền đó và phân biệt thấy rõ những chi thiền là danh pháp và sắc pháp, cái sự thấy biết các chi thiền đó là danh pháp, cái nơi phát sanh lên cái tâm mà có những chi thiền đó là sắc pháp. Hay là khi hành giả thực hành đề mục cảm giác cảm thọ, thì cảm giác cảm thọ là danh pháp, cái sự nhận biết cảm giác cảm thọ là danh pháp và cái nơi khởi sanh lên những cảm thọ đó là sắc pháp. Hay là khi hành giả đi kinh hành, hành giả quan sát những đề mục như là tứ đại v.v… thì mỗi đề mục như vậy hành giả đều có thể thấy rõ và phân biệt được danh pháp và sắc pháp. Cho nên cái chánh kiến thứ hai, cái sự hiểu biết về danh pháp và sắc pháp là một cái lãnh vực rất là rộng. Khi hành giả thấy rõ phân biệt rõ đây là danh pháp, đây là sắc pháp mà không có cái gì gọi là ta, là của ta, là tự ngã của ta, mà chỉ có danh pháp và sắc pháp mà thôi, dù đang thực hành cái đề mục nào đó là thân, hay là thọ, hay là tâm, hay là pháp thì tất cả đều chỉ có danh pháp và sắc pháp mà thôi. Thì đó là cái chánh kiến thứ hai.
_ Chánh kiến thứ ba là hiểu rõ nhân và duyên của danh pháp và sắc pháp, thì đối với một danh pháp khởi sanh lên đều có nhân và duyên của nó và đối với một sắc pháp khởi sanh lên cũng đều có nhân và duyên của nó. Một người có thể nhìn thấy những kiếp quá khứ thì có thể phân biệt được, thấy rõ được những nghiệp đã từng tạo trong quá khứ cho nên bây giờ là trở thành như thế này như thế kia, thì sự hiểu biết đó cũng gọi là chánh kiến và chánh kiến đó là chánh kiến về nhân và duyên của danh pháp và sắc pháp.
_ Và khi hành giả thấy rõ tam tướng của danh pháp và sắc pháp đó là vô thường, khổ, vô ngã thì khi đó hành giả có cái chánh kiến thứ tư gọi là Vipassana Sammādiṭṭhi-chánh kiến của trí tuệ thiền tuệ. Và cái chánh kiến thứ tư này tức là cái chánh kiến của trí tuệ thiền tuệ cũng là một lãnh vực rất là rộng lớn, bởi vì từ khi hành giả biết rõ tam tướng của danh pháp và sắc pháp thì hành giả sẽ biết được thấy rõ cái sự sanh diệt.
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI