Buổi 5: Tìm Hiểu 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng & Cách Niệm Ân Đức Tam Bảo – Sư Hộ Giới

ĐẢNH LỄ ÂN ĐỨC PHẬT

Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho,
Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū,
Anuttaro Purisadammasārathi,
Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.
Evaṃ navahi guṇehi, lokamhi kittibyāpitaṃ;
Atulaṃ dhammarājānaṃ, vandāmi tīhi sādaraṃ.

 

Itipi: nói lên nguyên nhân tại sao

Bhagavā: Đức Phật, Đức Thế Tôn

So Bhagavā: Đức Thế Tôn mà tôi đang đảnh lễ đây, vị Phật mà tôi đang lễ lạy đây

Itipi so Bhagavā: Đức Thế Tôn mà tôi đang đảnh lễ đây vì Ngài là

Ân đức 1: Arahaṃ

Arahaṃ có 5 nghĩa: (1) Người xa lìa phiền não – (2) Ngài không còn làm ác dù ở nơi kín đáo – (3) Người đã bẻ gãy bánh xe luân hồi – (4) Người đã diệt được kẻ thù là phiền não – (5) Người xứng đáng thọ nhận sự lễ lạy, cúng dường của chư thiên và loài người. 

Arahaṃ là ân đức mình niệm thôi, không cần dịch nghĩa, dịch nghĩa là ở chỗ Itipi: vì Ngài là bậc không còn phiền não nữa.

Xa lìa phiền não: xa lìa là xa cách biệt, không bao giờ gặp lại. Xa lìa này không phải tự động xa lìa. Ví dụ như Nhập Lưu Thánh Đạo thì xa lìa phiền não nào, Nhất Lai Thánh Đạo xa lìa phiền não nào, Arahan Thánh Đạo xa lìa phiền não nào. Đặc biệt Đức Phật xa lìa phiền não vĩnh viễn rồi, mà không còn dư sót chút ảnh hưởng nào của phiền não quả, nên mới có Arahaṃ. Còn các bậc Arahan khác thì xa lìa nhưng vẫn bị tiền khiên tật, thói hư, tật xấu từ ngày xưa mà người đời nhìn bằng mắt họ không kính trọng, vì họ không biết là bậc Arahan (ví dụ như đi còng lưng, mù mắt…). Còn Đức Phật đã diệt hết rồi, Ngài hoàn hảo về 32 tướng tốt cũng như mọi phẩm chất khác, nên gọi là Arahaṃ.

So Bhagavā cần đọc sát nhau mình mới hiểu nghĩa được, tức là vị Đức Thế Tôn mình đang lễ lạy đây. Itipi: vì Ngài có những đức hạnh như vậy, nên gọi là bậc Arahaṃ.

Ân đức 2: Sammāsambuddho

Ngài là người tự giác ngộ, không thầy chỉ dạy, biết một cách trọn vẹn, đúng đắn. Buddho = bậc biết; Sam = tự mình; Sammā = chân chánh, tròn đủ, biết đúng và khắp (biết 4 Sự Thật Của Bậc Thánh: sự thật khổ – sự thật nhân sinh khổ – sự thật diệt khổ – nơi đưa đến diệt khổ là Niết bàn)

Ân đức 3: Vijjācaraṇasampanno

Sau khi diệt phiền não, biết đúng và khắp rồi, thì cái biết đúng và khắp này không phải là do 1 ai đó đem lại hay do tự nhiên mà có, không phải Đức Phật ở trên trời sinh ra tự nhiên chứng ngộ, mà phải có Vijjācaraṇasampanno – thực hành một cách đầy đủ, rốt ráo, tròn đủ để phát sinh ra trí tuệ đặc biệt. Thực hành tới đâu biết tới đó, biết tới đâu thực hành tới đó.

Nếu mình biết quá mà không thực hành thì cái biết đó trở thành sai trái, nếu mà thực hành quá cái biết thì sự thực hành đó cũng sai.

Cái này ai hành Thiền Tuệ thì ngay trong hành Thiền Tuệ là biết rõ rồi, ai thực hành Thiền Vipassana các vị thiền sư đã chỉ rõ vijjācaraṇa này rồi (tức là hành tới đâu biết tới đó, biết tới đâu hành tới đó) – đó là đối với Phật giáo. Bởi vì các đạo khác họ tư duy nhiều quá mà thiếu thực hành, giống như đạo Lõa Thế đó, họ suy nghĩ nhiều quá, trí tuệ vijjā nhiều quá mà không caraṇa không thực hành tới được. Đầu tiên suy nghĩ thì hành được, mà suy nghĩ quá đi không hành được. Có nhiều người đến hỏi Sư, nói Phật giáo hay vậy rồi ai cũng đi tu hết rồi sao, ai ở đời phát triển? Đó là minh nhiều quá mà thiếu hạnh, bởi vì cái chuyện đó không bao giờ xảy ra, nghĩ thì được nhưng không hành được, vijjācaraṇa không sampanno được. Còn đối với Đức Phật, đây là khổ, đây là nhân sinh khổ, đây là con đường đưa đến Niết bàn, đây là Niết bàn, ai thực hành đâu, Nhập Lưu thì diệt gì, Nhất Lai thì diệt gì, Bất Lai diệt gì, thì đó là vijjācaraṇasampanno.

Ân đức 4: Sugato

Bậc biết với sự thực hành đầy đủ đó thì tự mình đi đến trọn vẹn rồi, chứ không phải mới đi nửa chừng đã về thông báo cho người khác đi. Bởi vì trên đời này có nhiều con đường người ta mới nghĩ ra thôi, người ta đã đi thông báo mọi người đi theo ầm ầm, cuối cùng không biết tới đâu. Còn Đức Phật đã sugato – đã tới rồi, tới một cách trọn vẹn rồi (su = tốt đẹp; gata = đã đến rồi), lúc này Ngài mới dạy lại.

Mọi người thấy ở đời bây giờ có những phương pháp họ mới nghĩ ra có mấy năm, mấy chục năm, đến lúc đi nửa chừng người đó không biết đi tới chưa, rốt ráo chưa mà dạy ra người ta đi theo ầm ầm rồi, vài năm phải đổi, vất đi, con đườn đó cũng mất, người đó cũng mất tiêu. Cái đó không gọi là Sugato.

Tức là cái vijjācaraṇa là Đức Phật đi đến rồi, rốt ráo rồi.

Sugato có 5, 6 nghĩa, nhưng có 2 nghĩa chính. Thứ nhất: là bậc đã đi đến rốt ráo, tốt đẹp, trọn vẹn rồi mới dạy lại mình. Thứ hai: Ngài nói lời thiện ngôn, tức là nói lời đúng đắn và lợi ích.

Ở đời có 6, hay 8 lời nói, thì Đức Phật nói 2 lời nói sau cùng thôi: lời vừa THẬT vừa LỢI ÍCH dù người nghe có THÍCH hay KHÔNG THÍCH. Còn mình vừa không thật, không lợi ích, người nghe thích hay không thích cũng nói, hoặc có thật mà không lợi ích mình nói, nhưng Đức Phật không nói. 

Ân đức 5: Lokavidū

Ngài biết rất rõ về thế gian. Bởi vì Ngài đã đến rồi, đứng trên đỉnh rồi, nên nhìn xuống thấy người này đi đường này sẽ đến chỗ kia, người kia đi đường nọ sẽ đến chỗ kia. Nên gọi là lokavidū. Loka = thế gian; vidū = biết rõ, thấy rõ, hiểu rõ.

Thế gian này có 3: các hạng chúng sinh – nơi chốn của chúng sinh, cảnh giới, cõi giới (có bao nhiêu địa ngục, bao nhiêu cõi trời, cõi người…) – thế giới tạo tác (thế giới tham, sân, si mới tạo ra con người, chúng sinh, thế giới )???? điều này mới quan trọng)

Ân đức 6: anuttaro purisadammasārathi

Bậc biết rõ thế giới, biết rõ chúng sinh, biết rõ cảnh giới như vậy nên bậc đó là Anuttaro purisadammasārathi – bậc giáo huấn chúng sinh cao thượng không ai sánh bằng.

Anuttaro: không ai sánh bằng. Dịch là không ai sánh bằng, nhưng nghĩa là không có người để so sánh, chứ không phải có người mà Ngài hơn người đó.

Purisadammasārathi: purisa = chúng sinh (người, trời, phạm thiên, dạ xoa…); damma = lời dạy, lời giáo huấn, lời chỉ dạy; sārathi = nghĩa đen là người đánh xe ngựa, ở đây nghĩa là người huấn luyện.

Chính các vị vua cũng thưa với Phật rằng Ngài huấn luyện giỏi quá, chúng tôi huấn luyện một con ngựa phải dùng roi, dùng gươm, chùy đánh nó cho nó thuần thục, còn Đức Phật không cần dùng vũ khí, kể cả khi huấn luyện 1 coi voi say chỉ bằng tâm từ, mà chỉ cần Đức Phật huấn luyện 1 lần mà suốt đời không bao giờ ác quay trở lại. Còn người khác huấn luyện bây giờ thì được, nhưng qua năm khác, tháng khác thì nó lại hung dữ. Giống như bậc Nhập Lưu không bao giờ dữ lại nữa, như Dạ xoa Alavaka rất hung dữ, nhưng gặp Đức Phật, từ đó trở đi đến lúc Niết bàn không bao giờ hung dữ nữa. Phạm thiên Sakka cũng vậy. Nên gọi là bậc giáo huấn chúng sinh cao thượng, không ai sánh bằng.

Ngài là bậc Anuttaro purisadammasārathi bởi vì Ngài là bậc Lokavidu, còn người khác có hiểu thế gian đâu mà giáo huấn. Nên khi Ngài là bậc giáo huấn không ai sánh bằng nên Ngài xứng đáng là bậc Satthā devamanussānaṃ.

Ân đức 7: Satthā devamanussānaṃ 

Bậc thầy của trời và người.

Satthā: mình gọi là bậc thầy, nhưng ngày xưa, nghĩa đen của nó là người dẫn đầu đoàn thương buôn. Hồi xưa 1 đoàn thương buôn đi qua sa mạc, hay đi qua rừng là cần 1 người satthā – người thương gia hướng đạo – người này rất quan trọng, vì cần có kinh nghiệm của họ, vì hồi đó nếu đi trên sa mạc khô cằn thì không có nước, vào rừng rú thì thú dữ, cướp. Nên nếu người satthā này không rành rẽ thì đoàn thương gia tiêu hết. 

Mình thì sao? Mình có bao nhiêu sa mạc, bao nhiêu nơi nguy hiểm? Mình còn sự nguy hiểm hơn, đó là sự già, sự bệnh, sự chết. Rồi lo lắng, buồn rầu, khóc than, khổ thân, khổ tâm… những sự tai nạn nguy hiểm này mình vẫn chưa thoát ra, những điều này còn nguy hiểm hơn cả sa mạc nữa, nó khiến mình điên đảo. Mình chưa vượt qua, chỉ có Đức Phật hướng dẫn mình mới vượt qua được thôi, nên Đức Phật gọi là bậc satthā là ở chỗ đó.

Tại sao Ngài hướng dẫn được? Không ai sánh với Ngài được? Vì Ngài hiểu rõ thế gian, và đặc biệt là sugato – Ngài đã vượt qua hết rồi. Đức Phật không còn khổ thân, không còn khổ tâm, không còn khóc than, không còn sinh lão bệnh tử nữa, nên Ngài mới dạy lại. Không chỉ con người không, mà Chư Thiên, Phạm Thiên cũng vậy, họ cũng sẽ chết, rồi cũng lo lắng. Nên gọi là bậc thầy của trời và người.

Ân đức 8: Buddho

Ân đức này gần tương tự ân đức Sammāsambuddho, nhưng đặc biệt hơn, ngoài chứng ngộ ra, Ngài còn chế định ra để dạy dỗ cho mình, để mình cũng chứng ngộ giải thoát phiền não giống như Ngài.

Buddho là bậc đã biết, đã giác ngộ, rồi dạy cho người khác biết y như mình.

Ân đức 9: Bhagavā

Bhagavā ở phía trên (Itipi so Bhagavā) là nói về danh hiệu, còn Bhagavā ở dưới này là nói về ân đức, đức của Đức phật do thành tựu các parami, ân đức này rất rộng lớn, rất cao thượng. Trong đó có các nghĩa gọi là bậc luôn luôn tỏa sáng sự may mắn sirī, bậc Dhamma – bậc có thể điều khiển tâm mình theo như mong muốn của mình. Mình thì chưa có được, mình muốn 1 đường tâm mình lại muốn 1 đường, còn Đức Phật thì không, Ngài dạy tâm của Ngài theo ý muốn của Ngài, rất là rõ, bỏ đâu là đặt đó, đến đâu là đến đó.

Ân đức này sẽ nói sau, vì nói phải 2-3 đêm mới hết.

Tổng kết lại 9 Ân Đức Phật:

Đức Thế Tôn mà tôi đang đảnh lễ đây (so Bhagavā) vì Ngài là bậc không còn phiền não, bậc xứng đáng cúng dường nên gọi là Arahaṃ; vì Ngài là bậc tự giác ngộ một cách đúng đắn, chân chánh, không thầy chỉ dạy gọi là Sammāsambuddho; và vì Ngài là người có sự thực hành và sự giác ngộ đầy đủ, trọn vẹn như nhau nên gọi là bậc Vijjācaraṇasampanno; và bậc đã tự mình đến một cách tốt đẹp rồi chỉ dạy lại, hoặc bậc luôn luôn nói lời chân chánh, tốt đẹp, lợi ích đến chúng sinh nên gọi là Sugato; và bậc biết đúng, biết rõ về chúng sinh thế giới, cảnh giới thế giới, sự tạo tác thế giới Saṅkhāra Loka nên gọi Ngài là Lokavidu; Ngài là bậc giáo huấn chúng sinh cao thượng nhất không ai sánh bằng Anuttaro purisadammasārathi; Ngài là bậc hướng dẫn giúp chúng sinh vượt thoát sinh tử luân hồi nên gọi là Sattha devamanussānaṃ; bậc đã giác ngộ, giáo huấn chúng sinh giác ngộ như mình nên gọi là Buddho; bậc có những ân đức cao thượng của người giáo huấn tâm mình thuần tịnh theo mình, bậc nguyện đâu thành tựu đó, bậc có parami tròn đủ nhất gọi là bậc Bhagavā.

2 câu kệ cuối:

Evaṃ navahi guṇehi, lokamhi kittibyāpitaṃ;
Atulaṃ dhammarājānaṃ, vandāmi tīhi sādaraṃ.

Evam: như vậy đó

Navahi guṇehi: gồm 9 ân đức.

Ân đức ở đây hiểu là năng lực, khả năng ???? Vị Phật mà tôi lạy đây, dù đó là tượng bằng đồng, hay tượng bằng giấy, hình theo Việt Nam hay người Tàu, người Miến, người Mỹ, miễn sao vị đấy có 9 Ân Đức này thì mình lạy. Lạy là mình lạy 9 Ân Đức này chứ không phải là lạy bức tượng.

Lokamhi: trong thế gian, trong tam giới

Kittibyāpitaṃ: được tán dương, xưng tụng

???? 9 ân đức này không phải chỉ có mình biết, Phật tử mình biết mà cả trong tam giới chúng sinh đã biết rồi, mỗi lần nói đến Đức Phật là nói đến 9 điều này, được cả tam giới tán dương, xưng tụng 9 ân đức này rồi.

Atulaṃ: không ai giả được

Dhammarājānaṃ: Pháp vương, Đức Phật

???? Ở đời người ta xưng Phật nhiều lắm, nhưng vị nào không có 9 ân đức này thì là Tulā, còn đây là bậc atulā, không có ai làm giả được.

Vandāmi: con xin đảnh lễ

Tīhi: 3 – thân, khẩu, ý: mình lạy mà mình niệm là khẩu, mình cúi xuống là thân, mình hướng đến ân đức phật là ý.

Sādaraṃ: cung kính

Vandāmi tīhi sādaraṃ: con xin đảnh lễ với thân khẩu ý cung kính

Tại sao chúng ta cần làm phận sự hàng ngày của người con Phật?

Tại sao chúng ta phải đọc Ân Đức Phật, Ân Đức Pháp, Ân Đức Tăng, hành thiền tâm từ….? Bởi vì mọi người biết rồi, mình chỉ biết thân bệnh chứ không bao giờ biết tâm bệnh. Khi thân mình bệnh, dù người ta thăm mang bao nhiêu thức ăn ngon lành, mà mình ăn có thấy ngon đâu. Cũng vậy, tâm mình đang bệnh, mình chưa có chữa mà đi tẩm bổ nào là vipassana, thiền định đủ thứ, thì sao tâm mình tiếp được những thứ đó.

Cho nên, chính những phận sự hàng ngày của người con Phật mình làm để chữ tâm trước. Chữa tâm mình rồi thì bao nhiêu thứ khác mình sẽ tiếp nhận được.

Sư hy vọng, sau khi học được những thứ này rồi quý vị làm thử xem, khi quý vị hành thiền cũng dễ, nghe pháp cũng dễ, cũng hoan hỉ. Mặc dù những thứ này mình đã làm rồi, nhưng sau khi làm những phận sự của người con Phật xong, mình làm cái gì cũng thấy hoan hỉ, nó khác trước rất là nhiều, bởi vì lúc này tâm mình hết bệnh rồi. Nên mình thưởng thức cái gì cũng ngon.

Nên đây xem như là 1 phương pháp chữa bệnh trước khi mình dùng những thực phẩm bổ dưỡng. Ai muốn hưởng được những thứ khác thì những phận sự này không làm trước là không được. Mọi người hãy làm và chiêm nghiệm.

Bài kinh Mahasatipatthana Sutta khi quý vị nghe quý vị nghĩ đến cái gì? Thông thường sẽ nghĩ đến thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng không phải, cái chính Đức Phật dạy là Ekāyano (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), hoặc là sati, chứ không phải là nói về 4 lĩnh vực đó. Mà khi mình niệm Ân Đức Phật này, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định có phát sinh chứ? Nên cần là cần cái đó, chứ không phải cần thân, thọ, tâm, pháp. Nên ngôn ngữ dịch rất là nguy hiểm.

Mình nghe Tứ Niệm Xứ là cứ phải thân, thọ, tâm, pháp mới giải thoát, cái đó không phải, cái đó là nơi thực tập để 8 Bát Chánh Đạo này sinh lên, mà 8 Bát Chánh Đạo ngoài thân, thọ, tâm, pháp còn nhiều chỗ lắm.

Con đường duy nhất để giải thoát là Bát Chánh Đạo chứ không phải là thân, thọ, tâm, pháp. Nên không phải mình cứ phải cố thân, thọ, tâm, pháp mà ra, mình không phải duyên đó, mình đang ở đây thì mình đi từ cửa này ra. Cửa nào cũng được, thực ra cuối cùng cũng trong đó. Thực ra ngôn ngữ chế định của Đức Phật, tùy theo chúng sinh, tùy theo trong trường hợp cho nên cứ làm phận sự hàng ngày của người con Phật, rồi muốn làm gì thì làm.

Nên ngôn ngữ dịch rất nguy hiểm, bài kinh Mahasatipatthana Sutta nội dung chính là nói về satipaṭṭhānā chứ không phải thân thọ tâm pháp, mà làm cho chánh niệm sinh khởi một cách khắng khít.

Dưới cội bồ đề Đức Phật đâu có dạy thân, thọ, tâm, pháp. Rồi ở vườn Tipisana Ngài cũng đâu có dạy, mà các Ngài vẫn chứng đắc.

Cho nên, trước khi muốn hưởng điều gì đó thì mình hãy chữa bệnh tâm của mình, đó là thực hiện trọn vẹn các phận sự hàng ngày của người con Phật.

….

Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app