Tóm Tắt Tam Tạng Kinh Điển & Ứng Dụng Vào Sự Tu Tập Thực Tế – Ngài Tam Tạng Thuyết Pháp Trong Khóa Thiền Tại HN
VIVDEOS BHADDANTA SUNDARA – TIPIṬAKADHARA, TIPIṬAKAKOVIDA, DHAMMABHAṆḌĀGĀRIKA TALK IN HANOI SEP
…….. nhưng mà khi tóm tắt lại lời Đức Phật dạy ta có thể tóm tắt được để cho những người không có nhiều thời gian và không có đủ khả năng đọc hết toàn bộ kinh điển mà Đức Phật để lại thì Ngài sẽ tóm tắt Tam Tạng Kinh Điển để ta có thêm khái niệm Tam Tạng.
Khi chúng ta là con người, khi thức dậy thì chúng ta có những hành động. Thứ nhất là những biểu hiện hành động qua thân. Thứ hai có những lời nói biểu hiện qua miệng của mình. Thứ ba, những suy nghĩ, suy tư ở trong tâm của mình. Đây là ba hành động của nghiệp của mỗi người đều có, đều làm trong đời sống hằng ngày.
Trong Tạng Luật, Đức Phật những điều giúp chúng ta quản lý được những hành động về thân, quản lý được những lời nói của mình. Có nghĩa là, nhờ Tạng Luật, những điều Đức Phật dạy trong Tạng Luật giúp chúng ta tránh làm những điều xấu, tránh khỏi những điều xấu, giúp chúng ta làm những điều tốt, nói những điều tốt, gọi là khẩu nghiệp và thân nghiệp. Khi chúng ta thọ trì ngũ giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất say, là chúng ta đang thu thúc những hành động thuộc về thân, những lời nói thuộc về khẩu nghiệp của mình.
Liên quan đến sự suy nghĩ hay là tâm thức thì Tạng Kinh, Tạng Vi diệu pháp, Đức Phật – Ngài dạy những điều giúp chúng ta làm chủ tâm của mình. Ở trong tâm của một người thì thường có những suy nghĩ không đúng đắn, bị chi phối bởi tâm tham, bởi tâm giận, bởi tâm si. Và những phiền não, những yếu tốt xấu của tâm thức này, nó tồn tại ở hai dạng. Dạng thứ nhất là dạng ngủ ngầm, dạng thức hai là dạng sinh khởi. Dạng ngủ ngầm là một cái dạng, một trạng thái tâm xấu, hay còn gọi là phiền não, nó chưa có cơ hội để khởi sinh. Còn dạng đang khởi sinh ở trong tâm mà ta có thể nhận biết. Đó là cái trạng thái mà nó khởi lên ở trong tâm mình như là thích một điều gì đó, hay là cảm thấy buồn ngủ, hay là cảm thấy có tâm nghi ngờ, thì đây là những trạng thái tâm xấu mà nó đang khởi sinh lên.
Khi chúng ta thực hành quán niệm hơi thở, được Đức Phật dạy ở trong Tạng Kinh và những phương pháp thực hành khác để làm lắng dịu những trạng thái tâm xấu đang sinh khởi. Còn đối với dạng phiền não ngủ ngầm, chưa phát sinh thì Đức Phật- Ngài dạy phương pháp quán niệm để phát triển tuệ quán ở trong Tạng Vi diệu pháp. Khi môt hành giả có đủ trí tuệ để quán chiếu thấy rõ danh pháp, sắc pháp, thấy rõ Vô thường, Khổ, Vô ngã của danh pháp và sắc pháp. Và nếu như hành giả có đầy đủ ba bậc thì sẽ sẽ đạt đến một trí tuệ gọi là trí tuệ siêu thế, có khả năng loại trừ vĩnh viễn những phiền não ngủ ngầm. Nói một cách tóm tắt, khi chúng ta học, hành trì theo Tam tạng kinh điển Phật giáo mà Đức Phật dạy trong suốt 45 năm, thì chúng ta thực hành Giới, thực hành Định và thực hành Tuệ. Tạng Luật giúp hành giả có sự hiểu biết về giữ giới trong sạch để làm chủ được thân và lời nói của mình. Tạng Kinh giúp hành giả hiểu được phương pháp thực hành để phát triển định tâm, qua đó làm lắng dịu và loại bỏ những phiền não sinh khởi. Tạng Vi diệu pháp giúp hành giả có sự hiểu biết để phát triển trí tuệ, qua đó có thể loại trừ những phiền não ngủ ngầm chưa phát sinh. Khi tóm tắt Tam tạng kinh điển Phật giáo thì có thể tóm tắt Giới – Định – Tuệ.
Ngài mong quí Phật tử khi nghe có ghi nhận hay không cho nên Ngài hỏi rằng quí vị có hiểu Tam tạng kinh điển Phật giáo là gì không. Tam tạng kinh điển Phật giáo, thứ nhất là gì, là Tạng Luật, thứ hai là Tạng Kinh, thứ ba là Tạng Vi diệu pháp. Để làm chủ được hành động và lời nói thì Tạng nào có thể giúp chúng ta làm chủ được hành động và lời nói: Tạng Luật. Tạng nào giúp hành giả có thể hiểu biết về phương pháp thực hành, qua đó có thể làm lắng dịu và loại trừ những phiền não đang sinh khởi: Tạng Kinh. Và Tạng nào giúp hành giả có sự hiểu biết để phát triển tuệ giác, qua đó có thể loại trừ những phiền não ngủ ngầm: Tạng Vi diệu pháp. Ngài nói tóm tắt lại, đó là sự thức hành Giới, sự thực hành Định và sự thực hành Tuệ.
Khi Đức Phật quán chiếu những sự thực hành liên quan đến làm chủ hành động, lời nói và tâm ý thì với trí tuệ của mình thì Ngài đã thấy rằng sư thực hành Giới, thực hành Định, thực hành Tuệ là con đường tối thắng, con đường công đạo có thể giúp chúng sanh làm chủ hành động, lời nói và suy nghĩ. Có khả năng giúp chúng sanh loại trừ những hành động xấu, lời nói xấu và những suy nghĩ xấu. Giúp cho chúng sanh phát triển thực hành những hành động tốt, lời nói tốt, suy nghĩ tốt. Và ở thiền đường này, hành giả có thể thực hành Giới, Định, Tuệ trong một thời gian ngắn, một tiếng đồng hồ, hai tiếng đồng hồ. Khi hành giả ngồi thiền, hành giả có thể thu thúc làm chủ được hành động và lời nói.
Khi hành giả hành thiền có thể phát triển sự định tâm ở trên hơi thở và qua đó những phiền não đang sinh khởi như là phóng tâm, sự buồn ngủ, nghi ngờ cũng không có mặt. Khi có sự định tâm thì hành giả có sự quán chiếu những cảm giác khởi sinh lên ở trong thân và tâm của mình, thấy rõ sự sinh khởi và sự biến mất của những cảm giác. Qua đó phát triển tuệ giác để hiểu rõ, thấy rõ những gì đang sinh khởi và những bản chất thực của những pháp đang sinh khởi, tức là của danh pháp và sắc pháp.
Nói đến Thiền Phật giáo thì chúng ta cần phân biệt hai loại đó là Thiền định, từ Pali là Samatha, và loại thiền thứ hai là Thiền tuệ, hay Thiền quán, Thiền Minh sát, từ Pali là Vipassana. Trong hai loại Thiền này, loại Thiền định có thể tìm thấy ở ngoài Phật giáo, không chỉ có trong Phật giáo mà còn có thể thấy ngoài Phật giáo…
Bài Pháp do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 hướng dẫn, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch tiếng Việt. Bản text tốc ký bởi bạn Lê Lan
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI