Nội Dung Chính
Buổi 7: Hiểu Ân Đức Tăng & Cách Đọc Tụng Bài Kinh Mettasutta Kinh Tâm Từ – Sư Hộ Giới Giảng Dạy
Đức Thế Tôn mà chúng ta đang quy y nương nhờ, đang lễ bái đây, Ngài là bậc không còn phiền não, không còn làm điều ác dù ở nơi không ai thấy, là bậc xứng đáng nhận sự lễ bái, cúng dường của chư thiên và nhân loại, phạm thiên. Cho nên Ngài là bậc tự mình thấy biết đúng và khắp tất cả, có trí tuệ toàn giác. Trí tuệ toàn giác này là do Ngài thực hành một cách đầy đủ, sự thực hành và trí tuệ hiểu biết rõ. Và Ngài đã đi đến đích một cách tốt đẹp rồi, không còn quay lại nữa. Ngài là bậc thông suốt về tam giới chúng sinh, cảnh giới và sự tạo tác ở bên trong mỗi chúng sinh. Vì vậy Ngài giáo huấn chúng sinh thuần thiện, không bao giờ quay trở lại nữa, không rơi vào cõi khổ nữa, nên Ngài xứng đáng là bậc thầy của trời và người. Và đó gọi là bậc Buddho – Đức Phật. Bậc Buddho đó được tam giới chúng sinh tán dương, ca ngợi, tôn trọng nhờ sự thực hành Parami của Ngài.
Do bậc mà có những ân đức cao thượng như vậy, nên pháp do Ngài dạy ra, thứ nhất là Svākkhāto rất trong sáng về văn chương, đầy đủ về ý nghĩa, hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, tức là học cũng vậy, hành cũng vậy, thành cũng vậy, hay là khi nghe cũng vậy, khi hành cũng vậy, đạt được cũng vậy, đều hoàn toàn tốt đẹp. Và pháp đó không phải xa xôi gì mà tự mình thấy được, đó là 4 Đạo, 4 Quả và Niết Bàn, hoặc là những pháp mình đang thực hành thì tham, sân, si như thế nào mình cũng tự thấy ngay được, vì nó ở trong thân này, nên gọi là Akāliko – thấy liền, không cần đợi; và Ehipassiko – không những mình thấy không mà mình cũng mời gọi người khác đến để cùng thấy. Opaneyyiko – vì thấy nó quan trọng quá, không có gì hơn được, dù lửa cháy trên đầu đi nữa thì mình vẫn không đi dập lửa mà cố gắng làm sao cho pháp này phát sinh trong tâm mình 1 lần, học thuộc pháp (opa = dính, neyya = mang nó). Đặc biệt là khi có rồi thì tự mình thấy biết, không cần đợi ai phong cho mình lên Thánh, và đã chứng rồi thì không bao giờ mất. Pháp mà được chính Đức Phật tán dương, ca ngợi, cúng dường thì mình cũng xứng đáng cúng dường, đảnh lễ.
Đảnh Lễ Ân Đức Tăng
Suppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Ujuppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Ñāyappaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Yadidaṃ cattāri purisayugāni, aṭṭha purisapuggalā.
Esa Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo,
Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.
Evaṃ navahi guṇehi, lokamhi vissutaṃ gaṇaṃ;
Sāsanaṃ ciradhātānaṃ, vandāmi tīhi sādaraṃ.
Ân đức 1: Suppaṭipanno
Đức Phật có 9 ân đức như vậy, Pháp mà Đức Phật thuyết ra có 6 ân đức như vậy, thì Chư Tăng, những người đệ tử sāvaka = chịu theo giáo huấn của Bhagavato đó, nghe theo lời dạy có 6 ân đức trên thì bậc đó gọi là Suppaṭipanno
Su = tốt, Paṭipanno = người thực hành tròn đủ
Suppaṭipanno: bậc chỉ thực hành những điều tốt đẹp
???? Ý nói rằng, những người theo Đức Phật, khi đã thực hành theo giáo pháp đó rồi, thì chỉ hành theo điều tốt thôi, không bao giờ theo điều xấu.
Thời này mình có thể thấy Chư Tăng này nọ, chứ thời Đức Phật, khi mà Đức Phật thành đạo 45 năm, thì chia ra 2 thời kỳ là thời kỳ đầu tiên trước khi giác ngộ, đó là 20 năm đầu giáo pháp của Đức Phật, những người xuất gia trong Phật giáo là những người có đức tin, và những hàng thuần thục, nên Chư Tăng đó đúng là Suppaṭipanno, thiền rất là tốt, Đức Phật dạy cái gì làm cái đó, không dạy không làm. Đến nỗi Đức Phật không nói quét rác, không lau chùi là Chư Tăng không có làm đâu, chỉ thực hành theo lời Phật thôi. Thời đó đa số ít nhất là bậc Nhập Lưu trở lên rồi.
Chỉ thực hành điều tốt đẹp, vì Đức Phật là như vậy, giáo pháp là như vậy thì đương nhiên người thực hành theo thì chỉ thực hành điều tốt đẹp.
Và rất là nhiều câu chuyện thời Đức Phật, khi những vị đã được Đức Phật dạy rồi thì dù có hy sinh thân mạng đi nữa, họ không bao giờ vượt qua điều đã được dạy.
Thực ra ở đời, có nhiều người họ hành rất miên mật, nhưng họ không có Bát Chánh Đạo, họ hành theo 2 con đường cực đoan, hành rất miên mật nhưng không gọi là Sư, không gọi là tốt vì họ nghiêng về 1 trong 2 cực đoan đó.
Còn đệ tử trong giáo pháp Đức Phật có 8 thành phần Thánh Đạo đó, nên khi thực hành theo được gọi là Suppaṭipanno
Bhagavato = của Đức Thế Tôn
Sāvaka = nghe theo lời giáo huấn (thường hay dịch là bậc Thanh Văn)
Saṃho = đệ tử, Chư Tăng
Suppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho: bậc đệ tử của Đức Thế Tôn là người thực hành theo hạnh tốt đẹp để diệt phiền não
Ân đức 2: Ujuppaṭipanno
Uju = ngay thẳng.
Tức là 1 người khi xuất gia trong Phật giáo hướng đến Niết bàn là đi thẳng. Chư Tăng giờ còn đi làm từ thiện, đi chữa bệnh, làm này, làm kia là đi cong rồi, là học môn này môn kia là cong rồi, đi ngang rồi – là cách học của loài súc sinh, xương sống của súc sinh khi nào cũng nằm ngang.
Uju là người sau khi đã hành những hạnh tốt rồi thì họ chỉ có đi thẳng một đường đến. Như các vị vua, các vị thái tử, như các công chúa, như các hoàng hậu khi xuất gia trong Phật giáo, họ không bao giờ quay trở về nữa dù có khổ bao nhiêu đi nữa, dù chứng ngộ hay không chứng ngộ, họ cũng không bao giờ trở về nữa.
Nghĩa thứ 2: những người sau khi đã xuất gia trong Phật giáo thì không bao giờ lừa dối, dối gạt. Sau này học bài kinh Ratana sutta, thì có những bài kệ, những gì Ngài làm rồi thì Ngài nói, không bao giờ che dấu, nên khi ra hạ Chư Tăng hay có tính đó.
Ân đức 3: Ñāyappaṭipanno
Ñāya là nói đến Niết bàn, con đường đi đến Niết bàn.
Trong bài kinh Mahasatipatthana sutta, Đức Phật có nói ñāyassa adhigamāya, thì ñāya đó có nghĩa là đi trên con đường Bát Chánh Đạo, đi thẳng hướng đến Niết Bàn.
Ân đức 4: Sāmācippaṭipanno
Sāmāci = bậc làm chủ.
Nghĩa là bậc diệt không còn tham ái, hoặc là người đang đi thẳng đến Niết bàn mới dừng lại, thì bậc đó gọi là Sāmīci.
Làm chủ là sao? Tức là dùng cơm, dùng vật thực, dùng tứ vật dụng của thí chủ dâng cúng mà không mắc nợ. Hôm trước cũng có nói rồi, một người chỉ rải tâm từ không thôi, là người đó không phải ăn cơm của đất nước một cách vô ích. Huống gì một bậc thực hành đầy đủ Bát Thánh Đạo, rồi từ – bi – hỷ – xả, nên bậc đó gọi là thực hành để làm chủ.
Làm chủ ở ngoài đời là khác, làm chủ người khác nhưng vẫn phải làm đầy tớ cho tham ái, còn bậc Sāmīci là đã diệt được tham ái, không còn làm đầy tớ nữa.
Phân loại tăng:
Yadidaṃ = đó là những bậc nào
Cattāri: 4
Purisa: bậc Thánh
Yugā: đôi
cattāri purisayugāni: nếu tính theo đôi thì có 4 bậc Thánh thôi: Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả là 1 đôi, Nhất Lai Thánh Đạo – Nhất Lai Thánh Quả là 1 đôi, Bất Lai Thánh Đạo – Bất Lai Thánh Quả là 1 đôi, Arahan Thánh Đạo – Arahan Thánh Quả là 1 đôi
Bậc mà thực hành 4 điều trên kia tròn đủ, thì bậc đó chỉ có 4 đôi thôi, ý là chỉ nói Thánh Tăng thôi, không có Phàm Tăng. Nên khi lạy là mình lạy các ân đức này, còn những ông Sư còn tham sân si này nọ chỉ là hình tướng để dẫn dắt mình thôi. Nên ra đời thấy ông Sư này nọ đừng có buồn vì tôi đâu có hướng đến ông đó, mà hướng đến đằng sau ông đó.
Aṭṭha purisapuggalā: tính riêng có 8 bậc
Nếu tính riêng từng bậc một, thì có 8: 4 Đạo (Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhất Lai Thánh Đạo, Bất Lai Thánh Đạo, Arahan Thánh Đạo), 4 Quả (Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Quả, Arahan Thánh Quả)
Esa Bhagavato Sāvakasaṃgho
Esa = đó
???? Những Thánh đệ tử đó của Đức Phật
Họ thực hành 4 điều trên, nên:
Ân đức 5: Āhuneyyo
Eyyo = xứng đáng.
Āhu: Từ xa đem đến ???? vì thực hành 4 ân đức trên nên xứng đáng thọ nhận những gì mà người phương xa đem đến dâng cúng.
Giống như trong các tích truyện trong rừng, hay đi làm ruộng có gói cơm mang theo, mà thấy Chư Tăng nên họ nhịn đói (mặc dù họ biết dâng lên có thể họ đói trúng gió chết, nhưng vì đức tin nên họ sẵn sàng dâng) dâng cho Chư Tăng. Nếu mình không có giới đức, không thực hành 4 điều trên thì ăn không biết khi nào mới tiêu, trả không biết đời nào mới hết.
Ân đức 6: Pāhuneyyo
Có thể thọ nhận những món vật thực thượng vị mà họ để dành cho các vị khách.
Thời Phật Độc Giác, các vị có thể xuất hiện bất cứ đâu, hoàng cung cũng có, bên ngoài cũng có, cứ đúng giờ là xuất hiện trước mặt. Thì những vật thực thượng hạng mình chuẩn bị sẵn cho khách, nếu thấy vị Sư đứng trước nhà hay đi đến, thì vị Sư được quyền thọ nhận những vật thực đó.
Mà thực ra, lúc này ông Sư cũng chính là khách, mà khách này không phải khách bình thường mà là khách rất đặc biệt, vì đây là ông khách của sinh, tử, luân hồi. Nếu 1 vị Phật xuất hiện trên đời khó bao nhiêu thì sự xuất hiện của ông Sư cũng khó bấy nhiêu, nên đây cũng chính là vị khách từ phương xa, từ lâu mới gặp lại.
Nên 1 vị mà có 4 điều trên xuất hiện trên thế gian này cũng rất là khó, nên thí chủ ăn có thể ăn dở, ăn bình thường nhưng đặt bát trai tăng cúng dường không ai dám đặt bình thường. Vì các vị Sư là các vị khách luân hồi rất đặc biệt, lâu nay không nghĩ ra giờ về cố nghĩ cho ra, làm cho ngon lên để cúng dường.
Ân đức 7: Dakkhiṇeyyo
Xứng đáng thọ nhận những gì mà thí chủ làm để hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc của mình (cơm của người chết)
Hôm nay dỗ (ngày kỉ niệm ngày mất) lần thứ bao nhiêu của ai đó, mà giờ có vị có 4 ân đức trên đến nhà, thì cũng xứng đáng để dâng lên cho vị đó.
Ân đức 8: Añjalikaraṇīyo
Añjali: chắp tay
Añjalikaraṇīyo: bậc xứng đáng để mình chắp tay lễ lạy, cúng dường.
Ân đức 9: Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.
Thực hành thì thực hành 4 điều, mà quả báo thì được 5 điều: được nhận vật thực từ người phương xa – được nhận vật thực mà người ta nấu cho khách – được nhận vật thực người ta làm để hồi hướng cho người đã mất – xứng đáng cho người ta chắp tay lễ bái – Thứ 5:
Anuttaraṃ: cao thượng
Puñña: phước
Khetta: ruộng
Lokassa: của thế gian
- Các vị này là ruộng phước của thế gian
Đức Phật có bài kệ:
“Cỏ làm hại ruộng vườn, Tham làm hại người đời.
Bố thí người ly tham, Do vậy được quả lớn.”
“Cỏ làm hại ruộng vườn, Sân làm hại người đời.
Bố thí người ly sân, Do vậy được quả lớn.”
“Cỏ làm hại ruộng vườn, Si làm hại người đời,
Bố thí người ly si, Do vậy được quả lớn.”
Nên mình bố thí đến người nào không tham, sân, si cũng giống như ruộng không có cỏ, mình gieo ít mà được rất nhiều.
Ngài Moggallāna chết cũng vì hay mô tả ân đức này. Ngài đi du lịch là hay lên cõi trời, hoặc xuống cõi địa ngục, ngạ quỷ chơi. Lên Ngài hỏi mấy người trên trời tại sao lên tới đây, làm gì được lên đây, rồi về dưới Ngài kể lại. Có vị kể chỉ đặt muỗng cơm cho vị này, cho vị kia là được sinh lên kia có lâu đài đầy đủ; xuống địa ngục hỏi thì nói do tại tin ông thầy này nói, ông thầy kia phán nên làm những việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu và các chất say để mà cúng tế, làm lễ hội… nên xuống địa ngục. Xong về Ngài kể lại. Nên mọi người tin theo Phật giáo rất là nhiều. Xong bên ngoại đạo nói do ngài Moggallāna nên không còn ai tin họ nữa, nên họ thuê người giết Ngài.
2 câu kệ cuối:
Evaṃ navahi guṇehi, lokamhi vissutaṃ gaṇaṃ;
Sāsanaṃ ciradhātānaṃ, vandāmi tīhi sādaraṃ.
Evaṃ navahi guṇehi: như vậy 9 ân đức
Lokamhi: trong tam giới
Vissutaṃ: thanh tịnh
Gaṇaṃ: nhóm Tăng đoàn, đoàn thể
Vissutaṃ gaṇaṃ ???? ở đây nói đến Thánh Tăng là chính
Sāsanaṃ: giáo pháp
Cira: lâu dài
Dhātānaṃ: truyền, lưu truyền, mang vác
- Người làm cho giáo pháp lâu dài chính là Chư Tăng
Vandāmi tīhi sādaraṃ: con xin với thân khẩu ý trong sạch rồi cung kính đảnh lễ
Máy móc thì chỉ lưu được chữ nghĩa thôi, mà chữ không phải thời nào cũng giống nhau. Phải có Chư Tăng hộ độ, truyền từ đời này qua đời kia mới lưu truyền được giáo pháp của Đức Phật.
Pháp thế gian khác lắm, làm kinh tế có thể ngồi tư duy logic. Còn pháp paramattha thì không thể tư duy được, mà cần có sati – chắc chắn là cần sati rồi, Sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvāyamo, sammāsamādhi. Chắc chắn là cần phải ít nhất 5 cái này mới hiểu pháp được.
Kinh Tâm Từ Mettāsutta
2 bài kệ đầu không có đánh số, vì đây là 2 bài kệ sau này các bậc thầy tổ viết ra, để nói về lịch sử, cũng như lợi ích, thành phần, công dụng, hướng dẫn cách thực hành.
….
Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.