Nội Dung Chính
VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP
QUẢ THIỆN
Khi một nghiệp (được làm) với tam nhân chín mùi vào thời cận tử, tâm quả tục sanh (paIisandhi-citta) sẽ là thiện, điều này có nghĩa là người ấy sẽ được tái sanh trong cõi nhân loại hoặc cõi chư thiên, hoặc vào một trong các phạm thiên giới.298Sự kiện này không thể xảy ra ngược lại:
- Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây một người đầy đủ thân hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Nhưng sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.
- Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây một người đầy đủ khẩu hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Nhưng sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ khẩu hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.
- Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây một người đầy đủ ý hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Nhưng sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ- kheo, là người đầy đủ ý hành thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.
THIỆN NGHIỆP VÀ VÔ MINH/THAM ÁI
Đến đây, chúng ta đã biết rằng khi có tái sanh, thì cũng có vô minh và tham ái. Vì thế, khi một thiện nghiệp chín mùi vào lúc chết, và chúng ta có được một sự tái sanh an vui, thử hỏi vô minh và tham ái có thể có như thế nào?
Tiến trình tâm cuối cùng trước khi sự chết xảy ra không có vô minh và tham ái, điều đó đúng. Và tâm tục sanh không có vô minh và tham ái, điều đó cũng đúng. Nhưng quý vị thấy, do vô minh và tham ái vẫn chưa bị huỷ diệt, nên chúng chắc chắn sẽ khởi lên khi những điều kiện thích hợp có mặt. Nói chung, vô minh và tham ái vẫn hiện hữu như những lực ngủ ngầm (anusaya) trong chúng ta. Đó là lý do vì sao, dù một người có được tái sanh trong một sanh thú bất hạnh hay trong một sanh thú an vui, tiến trình tâm đầu tiên khởi lên trong một kiếp sống vẫn luôn luôn là bất thiện, phối hợp với vô minh và tham ái: ở đây là hữu ái (bhava-tauhā). Đó là điều hiển nhiên. Nếu nó không là vậy, sự tái sanh ắt sẽ không xảy ra.
Đây là lý do tại sao Đức Phật luôn luôn khuyên chúng ta nên chấm dứt tái sanh. Sự chấm dứt tái sanh xảy ra khi một tâm khởi lên cùng với căn vô si cao thượng nhất, đó là tâm A-la-hán Thánh Đạo Trí (Arahatta-Magga-Đāua) lấy Niết-Bàn làm đối tượng. Nhưng để cho trí ấy khởi lên, chúng ta cần phải hoàn tất rất nhiều thiện nghiệp cao thượng: thiện nghiệp tam nhân cao thượng. Chỉ khi có thiện nghiệp đầy đủ từ kiếp quá khứ và kiếp hiện tại, chúng ta mới có thể đắc A-la-hán Thánh Đạo Trí. Với A-la-hán Thánh Đạo Trí các căn thiện và bất thiện đều bị huỷ diệt, điều này có nghĩa rằng không còn tạo tác nghiệp nữa. Tư (cetanā) của vị A-la-hán là duy tác thuần tuý.302 Vào lúc Bát Niết-Bàn (sự diệt tối hậu) của vị ấy, không có tái sanh thêm nữa.
CÁC NGHIỆP ĐẠO
Đến đây chúng ta sẽ bàn về những gì Đức Phật gọi là nghiệp đạo (kamma patha). Khi Đức Phật giải thích lý do tại sao các chúng sanh có người tái sanh an vui, kẻ phải tái sanh bất hạnh, ngài thường nói về các thiện nghiệp đạo và bất thiện nghiệp đạo:
- Mười bất thiện nghiệp đạo (dasa akusala-kamma- patha):
- ba thân nghiệp bất thiện (akusala kāya- kamma)
- bốn khẩu nghiệp bất thiện (akusala vacī- kamma)
- ba ý nghiệp bất thiện (akusala mano-kamma)
- Mười thiện nghiệp đạo (dasa kusala-kamma-patha):
- ba thân nghiệp thiện (kusala kāya kamma)
- bốn khẩu nghiệp thiện (kusala vacī kamma)
- ba ý nghiệp thiện (kusala mano kamma)
MƯỜI BẤT THIỆN NGHIỆP ĐẠO BA THÂN NGHIỆP BẤT THIỆN
Chúng ta hãy xem lại lời giải thích của Đức Phật về mười bất thiện nghiệp đạo: thế nào là bất thiện nghiệp đạo, và các căn (tham, sân, si) của chúng. Trước tiên, Đức Phật giải thích ba loại thân nghiệp bất thiện:
Và này các Tỳ kheo, ba loại thân nghiệp lầm lỗi và không thích hợp, thuộc tư (chủ ý) bất thiện, cho quả khổ đó là thế nào?
SÁT SANH
Ở đây, này các Tỳ kheo, có người là người sát sanh:
hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.
Tại sao người ta lại giết hại kẻ khác? Chính là vì tham (lobha) hoặc vì sân (dosa). Và chắc quý vị đã biết, khi có tham hoặc sân, thì cũng luôn luôn có si. Như đã giải thích trước đây, si là tin rằng thực sự có chúng sanh khác: một người nữ, một người nam, một con bò, một con cá…
Người đồ tể và người đánh cá sát sanh như một nghề làm ăn: hành động đó là tham, bởi vì họ muốn được hưởng các dục lạc. Một người lính cũng vậy, sát sanh do tham, nhưng họ cũng có thể sát sanh do sợ hãi hoặc sân hận. Một người làm nông cũng có thể sát sanh để bảo vệ mùa màng: hành động sát sanh của họ là tham vì họ cũng muốn được hưởng các dục lạc, và là sân bởi vì họ có lòng tức giận đối với những chúng sanh đã phá hoại mùa màng của họ. Một người cũng có thể sát sanh để làm cho nhà cửa hay vườn tược của mình được đẹp hơn: hành động đó là tham vì họ muốn cho căn nhà hay khu vườn của mình được đẹp, và đó là sân bởi vì họ có lòng giận dữ đối với các loại côn trùng hoặc sâu bọ khác làm cho nhà hay vườn của họ không được đẹp. Theo cách tương tự, một người bác sĩ, như một nghề làm ăn, có thể giết một bệnh nhân bị căn bệnh nan y không phương cứu chữa. Gia đình nạn nhân có thể đồng ý hay yêu cầu (vị bác sĩ) khai tử bệnh nhân vì họ không muốn thấy người bệnh bị đau đớn như vậy. Điều này cũng tương tự khi người ta nhờ giết một con vật bị bệnh: họ không muốn nhìn thấy cảnh con vật quằn quại đau đớn. Một người bác sĩ cũng có thể thực hiện công việc nạo, phá thai như một nghề làm ăn của mình: đó là tham. Và người mẹ yêu cầu bác sĩ làm công việc phá thai cho mình là vì cô ta không muốn nuôi con. Cô ta muốn được tự do (tham), và ghét đứa con (sân) vì sợ nó cản trở sự tự do của cô ta. Nếu đứa bé bị dị tật, cô ta có thể ghét nó vì nó không bình thường, và bởi vì nó sẽ đòi hỏi nhiều sự chăm sóc hơn. Nếu người mẹ bị hiếp dâm, cô ta cũng thực hiện sự phá thai bởi vì ghét người đàn ông đã hãm hiếp cô, hay bởi vì ghét đứa con (chưa ra đời), mà cô cho là giống người đàn ông đó. Trong mọi trường hợp, đều có si (moha) phối hợp. Và nếu một người nghĩ rằng sát sanh không có gì sai, hay nghĩ sát sanh bằng cách này hay cách khác là chánh đáng, thời nghiệp đó sẽ phối hợp với tà kiến (diIIhi-sampayutta): trong trường hợp này là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Ngược lại, nghiệp sát sanh là ly tà hay không hợp với tà kiến (diIIhi-vippayutta).
Mặc dù, trước khi sát sanh tâm có thể hoặc là tham hoặc là sân, song vào lúc thực sự giết một chúng sinh khác, tâm chỉ có sân và si. Không thể có chuyện giết một chúng sinh khác mà tâm không có sân và si được.
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp sát sanh, Đức Phật giải thích tiếp bất thiện nghiệp trộm cắp.
TRỘM CẮP
Có người là người lấy cắp những gì không được người khác cho: đó là những tài sản và vật sở hữu của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, do lấy cắp nên người ấy là kẻ trộm cắp những gì không được cho.
Trộm cắp cũng do: hoặc là tham và si, hoặc là sân và si. Một người có thể trộm cắp do tham đối với món vật, hay một người có thể trộm cắp do ghét người chủ sở hữu (của món vật đó). Vào lúc thực sự lấy vật ấy, có thể có sự vui thích (‘haIIha’, căn tham), hoặc sợ hãi (‘bhīta’, căn sân): họ có thể sợ rằng ai đó sẽ khám phá ra những gì họ đang làm; họ có thể lo sợ bởi vì họ biết họ đang làm một chuyện xấu. Trong cả hai trường hợp, đều có si (moha).
Và nếu họ nghĩ chẳng có gì sai khi lấy tài sản của người khác, hoặc nếu họ nghĩ dù thế nào đi nữa lấy tài sản của người khác cũng là chính đáng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến (diIIhi-sampayutta): có nghĩa là hợp với quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Ngược lại, nghiệp trộm cắp là ly tà (diIIhi-vippayutta).
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp trộm cắp xong, Đức Phật giải thích tiếp về bất thiện nghiệp tà dâm.
TÀ DÂM
Một người được xem là người phạm tà dâm:
- với người nữ có sự giám hộ của mẹ,
- với người nữ có sự giám hộ của cha,
- với người nữ có sự giám hộ của cha mẹ,
- với người nữ có sự giám hộ của anh,
- với người nữ có sự giám hộ của chị,
- với người nữ có sự giám hộ của thân quyến,
- với người nữ có sự giám hộ của gia đình,
- với người nữ có sự giám hộ của một cộng đồng tôn giáo,
- với người nữ có sự giám hộ của chồng,
- với người nữ đang được giao cho một hình phạt, thậm chí với người nữ đã được đeo cho một vòng hoa [hứa hôn], đều được xem là người phạm tội tà dâm.
Tà dâm, ngoại tình, là do tham dục và si mê, hoặc do sân và si mê.
Đối tượng của một người có thể là một người nữ hoặc một người nam. Người ta có thể tà dâm do sự thèm khát đối với đối tượng, hay họ có thể làm điều đó do sân hận, muốn làm hại người ấy, hay làm hại gia đình người ấy,…Tuy nhiên, do gì không biết, nhưng vào lúc thực sự hành dâm, chỉ có tham dục và si mê.
Và nếu một người nghĩ rằng tà dâm chẳng có gì sai, hay nghĩ rằng phạm tà dâm dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp của họ sẽ hợp với tà kiến: đó là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Ngược lại là nghiệp tà dâm không hợp với tà kiến (diIIhi-vippayutta).
Trên đây là ba thân nghiệp đạo bất thiện: là một người sát sanh, là một người trộm cắp, và là một người tà dâm.
BỐN KHẨU NGHIỆP BẤT THIỆN
Sau đó Đức Phật giải thích bốn khẩu nghiệp đạo bất thiện.
Và, này các Tỳ kheo, bốn loại khẩu nghiệp lầm lỗi, không thích hợp, thuộc tư (chủ ý) bất thiện, cho quả khổ là thế nào?
NÓI DỐI
Ở đây, này các Tỳ kheo, có người là người nói không đúng sự thực: ở chỗ hội họp , hay ở chỗ tụ hội, hay ở giữa các thân tộc, hay đến giữa đám đông, hay giữa các vương tộc.
Khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”.
- Dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Dầu cho người ấy biết, người ấy nói: “Tôi không biết”.
- Hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”.
Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.
Nói lời không đúng sự thực, hay nói dối là do hoặc tham và si, hoặc sân và si.
Một người có thể nói dối vì tham muốn một vật gì. Và cũng là tham nếu nói dối để tự bảo vệ mình hay bảo vệ người khác khỏi sự tai hại. Một người cũng có thể nói dối vì sân, như muốn làm hại người khác. Trong cả hai trường hợp, đều có si. Và nếu họ nghĩ nói dối không có gì sai, hay nếu họ nghĩ nói dối dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến: đó là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp nói dối là ly tà hay không hợp với tà kiến.
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp nói dối, Đức Phật giải thích tiếp bất thiện nghiệp nói lời chia rẽ.
NÓI HAI LƯỠI
Một người là người nói hai lưỡi (nói lời chia rẽ) :
- người ấy nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này;
- người ấy nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người ở đây để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ.
Nói hai lưỡi hay nói ly gián có thể là do tham và si, hoặc là do sân và si.
Một người có thể nói vu khống người nào đó vì lòng tham đối với một vật gì, như khi người ta nói vu khống lẫn nhau ở toà án. Một người cũng có thể ước mong có được quyền lực, có được những lợi ích của người nào đó, có được công việc của người nào đó, hay khiến cho bạn bè hoặc tín đồ của người nào đó thành của mình. Một người cũng có thể nói vu khống một người nào đó vì sân hận, vì muốn làm hại kẻ đó. Trong cả hai trường hợp, đều có si. Và nếu một người nghĩ nói vu khống người khác không có gì sai, hay nghĩ nói vu khống người khác dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến, nghĩa là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp nói hai lưỡi hay ly gián là ly tà (diIIhi- vippayutta).
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp nói hai lưỡi hay nói ly gián, Đức Phật tiếp tục giải thích bất thiện nghiệp nói lời thô ác.
NÓI LỜI THÔ ÁC
Người nói lời thô ác:
- bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, ngang bướng, khiến người đau khổ, khiến người tức giận,
- những lời không đưa đến định tĩnh. Người ấy nói những lời như vậy.
Nói lời thô ác có thể do tham và si, hoặc do sân và si. Cũng như trong trường hợp của người nói hai lưỡi, người ta có thể dùng lời nói thô ác chống lại người khác bởi vì lòng tham đối với một vật gì: chẳng hạn như khi người ta nói một cách thô lỗ với tên ăn trộm, hay với một nhân viên nhà nước không đưa cho họ cái mà họ muốn. Các bậc cha mẹ rất thường hay nói một cách thô lỗ với con cái của họ, bởi vì con cái họ không cư xử theo ý họ muốn, và con cái cũng ăn nói thô lỗ với cha mẹ bởi vì chúng bị từ chối cái chúng muốn.310Và có lẽ cũng là điều rất chung cho mọi người để nói lời thô ác vì họ đã từng bị người khác nói bằng những lời như vậy: khi niềm kiêu hãnh của một người bị tổn thương, và họ công kích lại. Trong mọi trường hợp, vào lúc thực sự nói lời thô ác, người ta luôn muốn cho người khác cảm thấy đau khổ vì lời nói của mình: như vậy chỉ có sân và si. Và nếu một người nghĩ nói lời thô ác không có gì sai, hay nghĩ nói lời thô ác dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến, nghĩa là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp nói lời thô ác là ly tà (diIIhi-vippayutta).
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp nói lời thô ác, Đức Phật giải thích bất thiện nghiệp nói lời phù phiếm.
NÓI LỜI PHÙ PHIẾM
Người nói lời phù phiếm là:
- Một người nói phi thời,
- Một người nói những lời phi chơn,
- Một nói những lời không lợi ích,
- Một người nói những lời phi pháp,
- Một người nói những lời phi luật,
- Một người nói những lời không đáng gìn giữ, phi thời, bâng quơ, không có kết liễu, và không liên hệ với mục đích
Nói lời phù phiếm có thể là do tham và si, hoặc có thể do sân và si.
Giải thích về nói lời phù phiếm, Đức Phật nói về các loại nói chuyện thấp hèn (tiracchāna-kathā) khác nhau:
Nói: câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện về nguồn gốc của thế giới: như ai tạo ra thế gian, có phải đó là thượng đế,…câu chuyện về nguồn gốc của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu… Đây là những gì chúng ta lúc nào cũng muốn nói về, có phải vậy không? Có lẽ chúng ta nghĩ nói những chuyện về chính trị, và về chiến tranh thế này thế nọ là việc rất quan trọng. Nhưng Đức Phật nói rằng nếu một người muốn đạt đến Niết-Bàn, họ không nên nói về những chuyện này: ngài tuyên bố nói chuyện như vậy là nói chuyện thấp hèn của hàng dân dã, của những kẻ phàm phu, đê tiện, và không có lợi ích. Quan trọng hơn cả, Đức Phật giải thích việc nói lời phù phiếm là không đưa đến yếm ly, không đưa đến ly tham, không đưa đến đoạn diệt, không đưa đến an tịnh, không đưa đến thắng trí, không đưa đến giác ngộ, Niết-bàn.
Khi chúng ta nói chuyện với nhau về vua chúa, đại thần, tai ương, thực phẩm, gia đình, …là chúng ta đang nuôi dưỡng tham, sân và si. Chẳng hạn, chúng ta nói liên tu bất tận về chuyện ông tổng thống này tổng thống nọ dở như thế nào, về tai ương này tai ương nọ khủng khiếp ra sao: đó là vì sân và si. Hoặc chúng ta nói về căn nhà của chúng ta đẹp như thế nào, về thức ăn của chúng ta, và về tất cả những người trong gia đình chúng ta ra sao: đó là vì tham và si. Nói chung thích nói về những chuyện như vậy là tham và si. Nó không phuc vụ cho mục đích tốt đẹp nào cả. Và vì nó không phục vụ một mục đích thiện nên nó cũng không bao giờ chấm dứt.
Nếu một người nghĩ nói chuyện phiếm với nhau như vậy không có gì sai, hay nghĩ nói chuyện phù phiếm dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến, nghĩa là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp nói lời phù phiếm là ly tà (diIIhi-vippayutta).
Tôi sẽ giải thích những gì Đức Phật khuyên chúng ta nên nói về, khi giải thích về mười thiện nghiệp đạo.
Như vậy có bốn khẩu nghiệp đạo bất thiện là: nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, và nói phù phiếm.
BA Ý NGHIỆP BẤT THIỆN
Kế tiếp Đức Phật giải thích ba ý nghiệp đạo bất thiện: Và thế nào, này các Tỳ kheo, là ba loại ý nghiệp lầm lỗi, không thích hợp, thuộc tư (chủ ý) bất thiện, cho quả khổ?
Ý THAM
Một người là người có ý tham:
Đối với những gì là của cải và sở hữu của người khác, [nghĩ rằng]: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “
Ý tham cũng vậy, là do tham và si, hoặc sân và si.
Người ta có thể thèm muốn một vật gì do tham đối với vật đó, hay do ghét người chủ của nó, nghĩa là họ muốn làm hại người này bằng cách lấy tài sản của anh ta. Có thể đó là do sự cạnh tranh, trường hợp này ghen tị có liên quan. Nhưng vào lúc thực sự thèm muốn đối tượng, mong muốn có được tài vật của người khác theo cách bất hợp pháp, thì chỉ có tham và si.313 Và nếu một người nghĩ ý tham không có gì sai, hay nghĩ ý tham dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm hợp với tà kiến, nghĩa là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp bất thiện ý tham là ly tà (diIIhi-vippayutta).
Sau khi giải thích bất thiện nghiệp ý tham, Đức Phật giải thích tiếp bất thiện nghiệp ý sân (ác ý).
NUÔI DƯỠNG Ý SÂN
Một người với một nội tâm ác ý, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! “
Ý sân cũng vậy, hoặc là do tham và si, hoặc là do sân và si. Chẳng hạn, người đồ tể và người đánh cá sẽ luôn luôn có ý sân đối với các chúng sinh mà họ sắp giết. Người lính sẽ có ý sân đối với kẻ thù, và ngay cả thường dân mà nhà cửa của họ bị trúng bom, hoặc bạn bè và những người trong gia đình của họ bị giết hại, cũng luôn luôn có ý sân. Cũng vậy, một người làm nông có thể đang giữ ngũ giới, có nghĩa rằng họ sẽ không sát sanh. Nhưng khi các chúng sinh (ở đây là các loài sâu bọ, côn trùng) làm tổn hại đến mùa màng của họ, ác ý có thể khởi lên, do tham và si. Thậm chí một người bình thường đang giữ ngũ giới, nhưng khi có chuột bọ trong nhà hay vườn của mình, hoặc khi có gián trong bếp, muỗi trong phòng ngủ, ác ý cũng vẫn khởi lên, do có tâm tham đắm đối với căn nhà đẹp của mình,…, và mặc dù người ta không giết những chúng sanh ấy, họ vẫn có có tâm mong muốn cho những chúng sanh ấy chết đi. Người thầy thuốc không giết bệnh nhân của mình và gia đình cũng không cho phép một thành viên đang bệnh trong gia đình mình bị giết, song ý sân vẫn có thể khởi lên: mong rằng người này chết đi (cho đỡ đau khổ). Đối với người mẹ có đứa con không mong muốn cũng vậy: có thể cô ta có đủ sự hiểu biết về những vận hành của nghiệp để tránh giết con mình bằng cách phá thai, nhưng cô ta vẫn muốn cho đứa con ấy chết đi.
Mặc dù có thể có hoặc tham, hoặc sân trước khi sát sanh, song vào lúc thực sự muốn cho chúng sanh khác bị tổn hại hay chết đi, thì trong tâm chỉ có sân và si. Và nếu một người nghĩ ý sân không có gì sai, hay nghĩ ý sân dù thế nào đi nữa cũng đúng, thời nghiệp họ làm là hợp với tà kiến, nghĩa là hợp với một quan niệm sai lầm về những vận hành của nghiệp. Bằng ngược lại, nghiệp bất thiện ý sân là ly tà (diIIhi-vippayutta).
Sau khi giải thích nghiệp bất thiện ý sân, Đức Phật giải thích tiếp nghiệp bất thiện tà kiến.
CHẤP GIỮ TÀ KIẾN
Một người là người tà kiến hay là người có quan điểm lầm lạc [nghĩ rằng]:
- ‘Không có bố thí,
- không có cúng dường,
- không có lễ tế tự;
- không có quả lạc hay quả khổ, hay không có quả báo của nghiệp;
- không có đời này;
- không có đời khác;
- không có mẹ,
- không có cha;
- không có các chúng sanh hoá sanh;
- trong đời này không có những sa-môn và bà-la- môn, thực hành phạm hạnh, thực hành một cách chân chánh, những bậc với thắng trí (sau khi đã tự mình hiểu rõ đời này và đời khác) tuyên bố nó.’
Đây là tà kiến tiêu chuẩn mà Đức Phật mô tả. Nó được gọi là mười tà kiến căn bản (dasa-vatthukā-micchā- diIIhi), phủ nhận những vận hành của nghiệp, và tái sanh,…Khi Đức Phật nói về tà kiến căn bản, thường thường mười loại này được ngài nhắc tới. Tuy nhiên, một người có thể, chẳng hạn, chấp giữ quan điểm cho rằng những hành động thiện sẽ đưa đến tái sanh trong các cõi trời, và những hành động ác sẽ đưa đến tái sanh trong địa ngục, và rằng một đấng thượng đế kiểm soát công việc ấy. Do họ nghĩ công việc đó được một vị thượng đế kiểm soát, nên là tà kiến, nhưng vì họ chấp tính hiệu quả của hành động (một giáo lý về nghiệp), nên nó không phải là tà kiến.
Chấp giữ tà kiến là do tham và si, hoặc sân và si.
Một người có thể chấp giữ tà kiến do tham ái: lòng tham đối với các dục lạc (dục ái), tham hiện hữu (hữu ái), hoặc tham đối với sự không hiện hữu (phi hưu ái) . Chấp thủ
tà kiến (kiến thủ) cũng là do tham. Kiến thủ có thể được phối hợp với (ngã) mạn, vốn cũng thuộc căn tham, và là nhân sanh ra nhiều cuộc tranh luận giữa con người. Một người cũng có thể chấp giữ tà kiến vì một mối lợi vật chất: có thể do họ được hứa hẹn một phần thưởng gì đó. Nhiều người chấp nhận một tà kiến do thương yêu vợ hay chồng của mình: người nữ chấp nhận tà kiến của người nam, và người nam chấp nhận tà kiến của người nữ. Có khi một tà kiến nào đó đã trở nên hợp thời trang và người ta chấp nhận nó để được mọi người nhìn nhận như những người hợp thời, để được là con người ‘hiện đại’ (căn tham). Một người cũng có thể chấp nhận một tà kiến do sợ hãi (căn sân): có thể họ đã bị khủng bố để chấp nhận một tà kiến. Thậm chí có những người chấp nhận một tà kiến để trả trù (căn sân). Chúng ta biết có những trường hợp một người đàn ông phạm tội ngoại tình, người vợ ly dị anh ta và lấy một người đàn ông khác có tà kiến để trả thù.
Mặc dù trước khi chấp nhận một tà kiến người ta có thể có tham hoặc sân, song vào lúc thực sự tư duy về quan kiến ấy, và thấy mọi sự mọi vật theo tà kiến ấy, thì chỉ có tham và si.
Một tà kiến phủ nhận những vận hành của nghiệp được xem là nghiêm trọng nhất trong số những bất thiện nghiệp đạo. Tại sao? Tại vì khi một người chấp giữ tà kiến như vậy họ rất dễ tạo những nghiệp bất thiện khác: thực thế, đó là điều hiển nhiên.
Đến đây kết thúc phần giải thích của Đức Phật về ba ý nghiệp đạo bất thiện: ý tham tài vật của người khác, nuôi dưỡng ác ý hay ý sân, và chấp giữ tà kiến phủ nhận những vận hành của nghiệp.
Cả thảy có mười nghiệp đạo bất thiện: ba thân nghiệp đạo bất thiện, bốn khẩu nghiệp đạo bất thiện, và ba ý nghiệp đạo bất thiện. Những nghiệp đạo bất thiện này đều phát sanh do tham, sân và si.