VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

VÔ MINH, THAM ÁI VÀ CÁC CĂN

Trước khi giải thích tiếp những tâm căn thiện, có lẽ sẽ tốt hơn nếu giải thích cho quý vị hiểu được mối liên kết giữa vô minh và tham ái cùng với ba căn bất thiện.

Chúng tôi sẽ trích dẫn lại lời Đức Phật trong ‘Kinh Dây Trói Buộc’ (‘Gaddula-Baddha-Sutta’):

Điểm khởi đầu không thể nêu rõ đối với những chúng sinh bị vô minh che đậy, tham ái trói buộc, phải lưu chuyển, loanh quanh trong luân hồi.

Đây là những gì Đức Phật gọi là vòng tái sanh luân hồi (samsāra). Vòng luân hồi như vậy chỉ là sự tái sanh liên tục, hết kiếp này sanh kiếp khác mà thôi. Vào cuối của mỗi kiếp sống, sự chết xảy ra, và liền sau cái chết, một nghiệp thiện hay bất thiện sẽ tạo ra quả của nó: quả ở đây là một tâm tục sinh (‘paIisandhi-citta’ kiết sanh thức) mới, và các uẩn mới. Như Đức Phật đã giải thích, tiến trình liên tục này được duy trì bởi vô minh (avijjā) và tham ái (tauhā).

Khi có tham ái, tâm được gọi là tâm căn tham (lobha- mūla). Và, như trước đã nói, khi có tham, thì cũng có si (moha). Si ở đây đồng nghĩa với vô minh. Một tâm căn tham luôn luôn phối hợp với si, như vậy có nghĩa rằng tham ái luôn luôn phối hợp với vô minh. Ở đây, cần hiểu rằng ái (tauhā) với tham (lobha) là một, và vô minh (avijjā) với si (moha) cũng giống như nhau.

Vậy tại sao Đức Phật chỉ đề cập đến vô minh và tham ái? Tại sao ngài không nói đến sân? Điều này là vì không phải mọi người ai cũng có sân. Khi một người trở thành bậc Thánh Bất lai (An-Āgāmi), họ đã huỷ diệt hoàn toàn căn sân (dosa-mūla). Nhưng trong họ vẫn còn chút vô minh và tham ái rất vi tế gọi là hữu ái (bhava-tauhā), hoạt động như một lực ngủ ngầm (anusayā). Đức Phật gọi nó là hữu ái tuỳ miên (bhava-rāg-ānusaya).122[84] Mọi người trừ bậc Thánh A-la- hán, ai cũng có vô minh và tham ái, và chúng là hai điều kiện căn bản nhất cho sự tái sanh liên tục.

Có thể nói, chẳng hạn như, nếu chúng ta nghĩ: Tôi không muốn tái sanh nữa! Tôi chỉ muốn là một người đệ tử đích thực của Đức Phật thôi!’ Và chúng ta thực hành với ước nguyện đắc A-la-hán thánh quả trong kiếp này. Nhưng cho dù chúng ta có một ước nguyện mãnh liệt muốn chấm dứt tái sanh như thế, việc đó vẫn tuỳ thuộc vào Ba-la-mật123 của chúng ta, đặc biệt là trí tuệ (pađđā). Chúng ta đã hoàn thành được bao nhiêu pháp hành thiền chỉ và thiền minh sát trong các kiếp quá khứ? Nếu chúng ta hoàn thành đủ trí tuệ trong các kiếp quá khứ, thực sự chúng ta có thể đắc A-la-hán thánh quả trong kiếp này: bằng không thì đó là điều bất khả. Chúng ta có thể thực hành với ước nguyện lớn là đắc A-la- hán thánh quả và chấm dứt tái sanh, nhưng do trí tuệ của chúng ta vẫn chưa đủ thâm sâu, nên ước nguyện ấy thực sự cũng không đủ mạnh. Ít nhiều trong chúng ta vẫn còn năng lực ngủ ngầm (tuỳ miên) của sự khát khao hiện hữu (‘bhava- tauhā’ hữu ái tuỳ miên).124Chỉ với A-la-hán thánh đạo trí (Arahatta-Magga-Đāua), hữu ái và vô minh phối hợp với nó mới bị huỷ diệt không còn dư tàn. Đó là lý do vì sao Đức Phật chỉ nói về vô minh và tham ái, mà không đề cập đến sân.

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến các căn thiện.

TÂM THIỆN

 Căn thiện cũng có ba, đó là vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (a-moha). Nhưng khi bàn về các căn, chúng ta không nói vô – si mà chỉ nói trí (đāua).

Nếu như các tâm bất thiện không bao giờ kết hợp với những pháp thiện, thì các tâm thiện cũng không bao giờ kết hợp với các pháp bất thiện[85]. Đó là lí do vì sao các tâm thiện không bao giờ kết hợp với vô tàm (ahiri), vô quý (anottappa), phóng dật (uddhacca), hay tham, sân và si. Các tâm thiện luôn luôn phối hợp với các pháp thiện như mười chín pháp thường được gọi là các tâm sở biến hành tịnh hảo (sobhana-sādhāraua): chẳng hạn: tàm (hiri), quý (ottappa), tịnh tâm (citta-passaddhi), tịnh thân (kāya-passaddhi)125, niệm (sati) và tín (saddhā)126Tương tự, tất cả các tâm thiện đều kết hợp với vô tham và vô si. Một tâm có căn vô tham cũng luôn luôn kết hợp với vô sân, và một tâm có căn vô sân cũng luôn luôn kết hợp với vô tham. Tuy nhiên không phải tất cả tâm thiện đều kết hợp với vô si, hay với trí (đāua): đó là nét phân biệt chính giữa các tâm thiện.Như vậy chúng ta có hai loại tâm thiện chính:

  • Tâm không phối hợp với trí hay tâm ly trí (đāua- vippayutta): đây là tâm nhị nhân (dvi-hetuka), bắt nguồn từ hai căn vô tham và vô sân.
  • Tâm phối hợp với trí hay tâm hợp trí (đāua- sampayutta): đây là tâm tam nhân (ti-hetuka), bắt nguồn từ ba căn vô tham, vô sân và vô si (đāua-có trí).

Hãy ghi nhớ rằng khi nói tâm thiện ly trí không có nghĩa tâm ấy phối hợp với si (moha), mà chỉ đơn thuần là tâm ấy không có trí phối hợp mà thôi. Vì một tâm thiện không thể có si đi kèm.

Vô tham, vô sân, và trí làm thành một tâm thiện. Tâm thiện có nghĩa rằng tư (trong tâm ấy) là tư thiện, và tư thiện là nghiệp thiện.[87] Đức Phật cũng gọi nó là phước (puđđa). Và sự thành tựu của thiện nghiệp Ngài cũng gọi là phước hành (puđđ-ābhisaukhāra)128. Nếu nghiệp đó tạo ra quả, nó sẽ là một quả khả ý, một quả đáng mong muốn. Và một thiện nghiệp như vậy rất cần thiết cho chúng ta để chấm dứt nghiệp và tái sanh.

Ở đây, cũng cần nói để quý vị biết rằng với sự chứng đắc A-la-hán thánh đạo (Arahatta-Magga), tất cả những tâm tiếp theo (sau tâm đạo) trong kiếp cuối của vị ấy đều kết hợp với vô tham và vô sân. Sự an trú liên tục (satata-vihāra) của bậc A-la-hán có nghĩa là sự nhận thức tính chất sanh và diệt của các hành, và sự sanh khởi do duyên của chúng. Sự nhận thức ấy hầu như luôn luôn hợp với trí. Thế nhưng vào lúc vừa thức dậy hay vào lúc ngủ, hoặc khi mệt mỏi, yếu người, hay bệnh hoạn, sự nhận thức của bậc A-la-hán vẫn có thể là sự nhận thức ly trí [90]. Tuy nhiên, dù không thiện, tư (cetanā) của bậc A-la-hán cũng không làm phát sanh nghiệp vì nó là tư duy tác (kiriya) thuần tuý. 

CÁC TÂM CĂN VÔ-THAM VÀ VÔ-SÂN

 Các tâm thiện luôn luôn có gốc (căn) trong vô tham và vô sân. Điều đó có nghĩa là gì? Ở đây, vô tham muốn nói đến bất cứ điều gì có liên quan đến xả ly (cāga), bố thí (dāna) và xuất gia (nekkhamma), dù thô hay tế. Vô sân muốn nói tới bất cứ điều gì có liên quan đến tâm từ (mettā), thiện ý (abyāpada), thân thiện (avera), lòng trắc ẩn (avihimsā), lòng bi mẫn (karuuā), hoan hỷ (muditā-hoan hỷ với sự thành công và vận may của người khác) dù thô hay tế. Và những pháp này không thể tách rời nhau. Khi có bố thí thì cũng có thiện ý. Khi có lòng bi mẫn thì cũng có sự xuất ly. Và, tất nhiên, những tâm như vậy không thể nào phối hợp với si: chúng chỉ có thể hoặc không kết hợp với vô si (a- moha), hoặc kết hợp với vô si mà thôi. 

LY TRÍ VÀ HỢP TRÍ

Vậy vô si hay trí (đāua), không kết hợp hoặc kết hợp với các tâm thiện như thế nào?

Như đã giải thích trước đây, si kết hợp với các tâm bất thiện là để thấy và tin trong sự thực chế định hay tục đế (sammutti-sacca), thay vì chân đế (paramattha-sacca). Thấy theo tục đế là thấy đàn ông, đàn bà, mẹ, cha, chó, mèo, heo, gà…thay vì thấy đó chỉ là các uẩn (khandha), danh-sắc (nāma-rūpa), duyên sanh (paIicca-samuppāda), …Tuy nhiên, trí không kết hợp hoặc kết hợp với các tâm thiện là năm loại trí (đāua). Năm loại trí này cũng được gọi là năm loại tuệ (pađđā) hay Chánh Kiến (Sammā-diIIhi).

NĂM LOẠI TRÍ

Ba loại trí đầu là trí hiệp thế hay thế gian trí (lokiya):

1. Nghiệp Sở Hữu Trí/Tuệ (Kamma-Ssakata- Đāuam/Pađđā): trí (hiểu biết) về những vận hành của nghiệp, đó là trí biết rằng sự tái sanh của một người là do nghiệp quá khứ của họ quyết định, và rằng trong suốt kiếp sống, nghiệp bất thiện quá khứ và nghiệp bất thiện hiện tại của họ tạo ra những quả khổ, trong khi nghiệp thiện của họ tạo ra những quả an vui cho họ. Đây là Chánh Kiến cơ bản nhất.

2. Trí/ Tuệ Thiền Định133 (Jhāna Pađđā)134: đây là trí an trú135 hay gắn chặt trên đề mục thiền của hành giả. Chẳng hạn, nó có thể được gắn chặt trên tợ tướng trong niệm hơi thở và mười kasina, hoặc trên hình ảnh của các chúng sanh đang an vui trong thiền tâm từ.

3. Minh Sát Tuệ/Trí (vipassanā-đāua/pađđā): đây là trí an trú hay gắn chặt vào tam tướng (ba đặc tính của danh và sắc chơn đế).136khi một tâm được kết hợp với trí này, nó không thấy đàn ông, đàn bà, mẹ, cha, chó, mèo, heo, gà..; nó không thấy chân, tay, tai, mắt, bên trái, bên phải,…những thứ được xem như tục đế hay sự thực chế định (sammuti- sacca), hoặc khái niệm (pađđati). Những pháp này không hiện hữu đúng theo thực tại (yathā- bhūta: đúng như thực) và tất nhiên chúng ta không thể hành minh sát trên những pháp không thực hiện hữu ấy. Đối tượng của thiền minh sát là sự thực tối hậu hay chân đế (paramattha-sacca), đó là các uẩn (khandha), danh-sắc (nāma-rūpa), duyên sanh (paIicca-samuppāda),… Những pháp này hiện hữu đúng theo thực tại.

Ba loại trí trên là trí hiệp thế, chúng chỉ biết những hữu vi giới (saukhata-dhātu). Hai loại trí kế tiếp là trí siêu thế (lokuttara), trí biết Vô Vi Giới (Asaukhata-Dhātu):

  • Đạo Trí/Đạo Tuệ (Magga-Đāua/Pađđā): đạo tuệ là tâm đầu tiên biết Niết Bàn, bao gồm: Nhập Lưu Thánh Đạo Trí, Nhất Lai Thánh Đạo Trí, Bất Lai Thánh Đạo Trí, và A-la-hán Thánh Đạo Trí.
  • Quả Trí/Tuệ (Phala-Đāua/Pađđā): quả tuệ là tâm biết Niết Bàn tiếp theo sau Đạo tuệ, nó cũng gồm: Nhập Lưu Thánh Quả Trí, Nhất Lai Thánh Quả Trí, Bất Lai Thánh Quả Trí, và A-la-hán Thánh Quả Trí.

Hai trí siêu thế này cao tột hơn các loại trí khác.138Tuy nhiên ngoài Giáo Pháp của một vị Phật, những trí này chỉ sanh nơi những ai đã trở thành Độc Giác Phật, chứ không nơi một người nào khác, bởi vì chư Độc Giác Phật không thể dạy Pháp (Dhamma). Chỉ duy nhất Đức Phật Chánh Đẳng Giác mới có thể dạy cho những người khác biết cách đạt đến hai trí này vậy.

Khi một tâm thiện kết hợp với một trong năm loại trí đó, nó kể như đã kết hợp với vô-si (a-moha), và điều này có nghĩa rằng nó là tâm thiện hợp trí (đāua-sampayutta- tương ưng trí) hay tâm thiện tam nhân (ti-hetuka). Nhưng khi một tâm thiện không phối hợp với một trong năm trí này, nó kể như không phối hợp với vô-si, và cũng có nghĩa rằng nó là tâm thiện ly trí (đāua-vippayutta), hay tâm thiện nhị nhân (dvi-hetuka).

VÔ TRỢ/HỮU TRỢ

Nếu thiện nghiệp được thực hiện một cách tự động, không có sự do dự hay thúc đẩy của tự thân hay người khác,139thì đó là vô trợ (asaukhārika); nếu thiện nghiệp được thực hiện với sự do dự, hoặc với sự thúc đẩy của tự thân hay người khác, thiện nghiệp đó là hữu trợ (sasaukhārika). Tư (cetanā) của thiện nghiệp vô trợ mạnh hơn, tuy rằng cả thiện nghiệp vô trợ lẫn hữu trợ đều có các tâm sở kết hợp như nhau. Nhưng cũng có những yếu tố quan trọng khác cần xem xét.

HẠ LIỆT VÀ CAO THƯỢNG

Thiện nghiệp cũng có thể được chia thành hạ liệt (omaka) và cao thượng (ukkaIIha)142. Điều này tuỳ thuộc vào thái độ của một người khi thực hiện thiện nghiệp. Khi thực hiện thiện nghiệp có bốn pháp quyết định tính chất của nghiệp:143

1. Ước muốn (chanda): đây là ước muốn thực hiện thiện nghiệp của một người: chẳng hạn, ước muốn cúng dường, ước muốn tránh làm điều bất thiện, ước muốn tập trung trên đề mục thiền. Nếu (mức độ) ước muốn của một người thấp, thiện nghiệp của họ là hạ liệt, trái lại nếu ước muốn của họ cao, thì thiện nghiệp là cao thượng.

2. Tinh tấn (vīriya): Đây là sự đề khởi tinh tấn của một người để thực hiện thiện nghiệp, sự khơi dậy tinh cần hành (padhāna).

3. Tâm (citta): đây là sự tập trung của một người trên thiện nghiệp. Không phóng tâm, một người làm việc cúng dường, thọ trì giới, tập trung trên đề mục thiền, …

4. Thẩm xét (vīmansa): đây là trí (đāua), là tuệ (Pađđā) và Chánh Kiến (Sammā DiIIhi) của một người khi thực hiện thiện nghiệp. Điều này chúng ta vừa bàn đến xong. 

Khi một trong những yếu tố này thấp hay trung bình, thiện nghiệp kể như hạ liệt; khi cao thì thiện nghiệp là cao thượng. Chẳng hạn, một người làm một việc cúng dường hay thọ trì giới để mong được hưởng các dục lạc trong tương lai như làm một người giàu sang, hay một vị chư thiên, thiện nghiệp họ làm là hạ liệt. Nếu một người làm nó với ý định đạt đến Niết-bàn, thiện nghiệp ấy là cao thượng. Ở phần sau, khi bàn về ba phước nghiệp sự (puđđa-kiriya-vatthu), chúng ta sẽ bàn đến điều này chi tiết hơn.

Như vậy hạ liệt kết hợp với các pháp bất thiện trước và sau các tâm thiện nghiệp, trong khi cao thượng kết hợp với các pháp thiện trước và sau các tâm thiện nghiệp. Chúng được gọi là những tư tiền và tư hậu (pubb-āpara-cetanā). Điều này có nghĩa là gì? Khi chúng ta thực hiện  những cúng dường hợp trí, hay khi chúng ta tu tập giới và định hợp trí, điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn thấy những khái niệm như đàn ông, đàn bà…nữa, mà chúng ta vẫn thấy, tuy nhiên những tâm bất thiện ấy nằm rải rác giữa các tâm thiện. Nói chung, suốt quá trình của một phước sự, nhiều loại tâm khác nhau, bất thiện cũng như tâm thiện, sẽ nảy sanh.

Khi chúng ta làm một việc cúng dường hợp trí, các tâm thiện vốn lấy thiện nghiệp cúng dường làm đối tượng ấy có thể bị xen lẫn bởi các loại tâm bất thiện khác, chúng ta đã bàn điều này trong mối liên quan với các loại cá tánh khác nhau.148 Chẳng hạn, có thể có những tâm căn tham xen vào, khi nghĩ: ‘Cúng dường của ta hơn hẳn cúng dường của chị ấy!’ hoặc ‘Nếu ta thực hiện việc cúng dường cao thượng này có thể ta sẽ được trúng số!’ hoặc ‘Công việc kinh doanh của ta sẽ phát đạt!’. Cũng có thể có những tâm căn sân xen vào, như nghĩ: ‘Cúng dường của ta không tốt lắm!’ hay sau khi cúng dường xong, ‘Ta đã cúng qúa nhiều vật thực: thật là một sự lãng phí!’ Và cũng có thể bị những tâm căn si xen vào, khi nghĩ: ‘Đây là mẹ ta’, ‘Đây là con trai ta’, ‘đây là một vị Tỳ kheo’, …, hay nghi ‘Liệu cúng dường có cho quả tái sanh không? Điều đó có thực chăng?

Ngược lại, cúng dường của chúng ta cũng có thể được các tâm thiện có gốc trong vô tham và vô sân xen vào. Chẳng hạn: ‘Tôi muốn thực hiện những buổi cúng dường tốt nhất, cúng dường như vậy sẽ làm cho tôi hoan hỷ hơn!’ hay ‘Lành thay anh ta cũng đang cúng dường!’ (hoan hỷ với việc cúng dường của người khác). Những tâm thiện xen vào này cũng có thể là những tâm thiện hợp trí. Chẳng hạn: ‘Việc cúng dường sẽ làm cho tôi vui sướng: nó sẽ trợ giúp cho việc hành thiền của tôi!’ hay ‘Cúng dường này sẽ là một trợ duyên cho sự chứng đắc Niết Bàn của tôi!’

Tương tự, khi chúng ta đắc thiền (jhāna), mọi tâm thiền đều kết hợp với trí (hiểu biết) về đối tượng thiền. Tuy nhiên trước khi chúng ta nhập thiền, hoặc sau khi chúng ta xuất thiền, có thể có những tâm bất thiện. Chẳng hạn, những tâm căn tham có thể khởi lên, khi nghĩ: ‘Ta là một người hành thiền cừ khôi!’ hay ‘Nếu ta nhập thiền cả ngày, ta sẽ được nổi tiếng!’ Những tâm căn sân cũng có thể sanh, khi nghĩ: ‘Sao những thiền sinh ấy lại làm ồn thế!’ hay ‘ngồi thiền thì có ích gì chứ?’ Những tâm căn si cũng có thể sanh, khi nghĩ: ‘Đây là mẹ ta’, ‘đây là con trai ta’, ‘đây là một vị Tỳ kheo’, …, hay ‘Thiền này có thể giúp ta thấy được những kiếp quá khứ và những kiếp tương lai không? Điều đó có thực chăng?’

Trái lại, thiền của chúng ta có thể được những tâm thiện, có gốc trong vô tham và vô sân, xen vào. Chẳng hạn: ‘Tôi muốn tu tập thiền; việc hành thiền sẽ làm cho tôi sống an vui!’ hay ‘Tốt quá, anh ta cũng đang hành thiền kìa!’ (đây là tâm hoan hỷ đối với việc hành thiền của người khác). Những tâm thiện xen vào này cũng có thể hợp với trí. Chẳng hạn: ‘Tu tập thiền (jhāna) có thể giúp ta thấy được sự thực tối hậu: nhờ thế ta có thể hành thiền minh sát và đắc Niết Bàn.’

Dạy Pháp cũng có thể bị những tâm bất thiện xen vào. Chẳng hạn, nếu một người dạy Pháp vì lợi dưỡng, với ý nghĩ, ‘Nhờ dạy pháp như thế này ta sẽ được mọi người biết đến như một vị Pháp sư!’ như vậy tâm căn tham đã khởi lên. Tương tự, tham cũng khởi lên nếu một người học Pháp và nghe Pháp với ý nghĩ: ‘Nhờ học pháp và nghe pháp như vầy người ta sẽ xem mình là người có đức tin!’. Trái lại, việc học pháp và nghe pháp của một người cũng có thể được các tâm thiện, có gốc trong vô tham, vô sân, và ngay cả trí xen vào: chẳng hạn, nêu một người dạy pháp và học pháp với ý nghĩ, ‘Việc dạy Pháp này sẽ giúp ta hiểu được Pháp rõ hơn, và sẽ là một trợ duyên cho ta chứng đắc Niết Bàn!’ ‘Học Pháp là một phước báu lớn, và sẽ là một trợ duyên cho ta chứng đắc Niết Bàn!’

Theo cách này, chúng ta có thể hiểu rằng trừ phi chúng ta đang ở trong định sâu của thiền chỉ hoặc thiền minh sát, còn không rất nhiều loại tiến trình tâm thiện hoặc bất thiện vẫn có thể nối tiếp nhau khởi lên. Tuy nhiên cũng phải luôn luôn nhớ rằng những phân tích này chỉ là những hướng dẫn chung: vận hành của nghiệp rất thâm sâu, và có nhiều sự biến đổi. Chỉ một vị Phật mới có thể giải thích chúng đầy đủ chi tiết, và theo từng trường hợp.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app