VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

Vô Trợ Và Hữu Trợ

 Nếu một bất thiện nghiệp ñược thực hiện một cách tự ý, không có sự do dự hay thúc ñẩy của người khác, nghiệp ñó là vô trợ (asaukhārika); nếu bất thiện nghiệp ñược thực hiện với sự do dự, hay với sự thúc ñẩy của tự thân hay người khác, nghiệp ñó là hữu trợ (sasaukhārika).

Tư của nghiệp vô trợ mạnh hơn, vì nó ñược phối hợp với hỷ, trong khi tư của nghiệp hữu trợ thì yếu hơn, bởi vì nó phối hợp với hôn trầm và thuỵ miên (thina-middha).

Tâm Căn Tham

Vậy thì, một tâm căn tham hay tâm có gốc ở tham (lobha) có nghĩa là gì?

Ở ñây, tham có liên quan ñến sự hấp dẫn, ở mức thô hay tế: chẳng hạn, ái (tauhā), tham dục (rāga), dục dục (kāma-cchanda), dục tham (abhijjhā), luyến ái (āsajjana), thủ (upādāna), mạn (māna), kiêu (mada), kiến (diIIhi).

Một tâm kết hợp với những pháp này là tâm căn tham (lobha-mūla-citta). Tư ý trong trường hợp ñó luôn luôn là bất thiện. Và, như ñã nói ở trước, khi có tham, thì luôn luôn

có vô tàm, vô quý, phóng dật và si. Nhưng hãy nhớ rằng khi một tâm bất thiện không phối hợp với tà kiến, thì không phải nhờ thế mà nó phối hợp với Chánh Kiến: một tâm bất thiện không thể nào kết hợp với Chánh Kiến.

Tâm Căn Sân

Nếu như tham liên quan ñến sự hấp dẫn, thì sân (dosa) liên quan ñến sự ghê tởm, và ñối kháng, ở mức thô hay tế: chẳng hạn, ác cảm (paIigha), ghen tị (issā), bỏn xẻn (macchariya), ác ý (byāpāda), phẫn nộ (kodha), thù hằn (vera), ñộc ác (vihinsa), buồn chán (kosajja), nôn nóng (akkhanti), hối hận (kukkucca), sầu (soka), bi (parideva), ưu (domanassa), não (upāyāsa).

Một tâm kết hợp với những pháp này là tâm căn sân. Tư ý trong trường hợp ñó luôn luôn là bất thiện. Và khi có sân, thời cũng luôn luôn có vô tàm, vô quý, phóng dật và si. 

Tâm Căn Si

Si (moha), khi đứng một mình, có liên quan đến sự bình thản lừa dối, thái độ bàng quan đối với những vận hành của nghiệp. Và khi có hoài nghi (vicikicchā), và phóng dật (uddhacca), thời nó là một tâm căn si (moha-mūla-citta). Hoài nghi muốn nói trong trường hợp này là thái độ hoài nghi, ngờ vực, về Đức Phật, Giáo Pháp, Chư Tăng, điều học, duyên khởi, các kiếp sống quá khứ, các kiếp sống tương lai,…Tư trong trường hợp này luôn luôn là tư bất thiện. Và khi có si, thì cũng luôn luôn có vô tàm và vô quý (không biết hổ thẹn, và không biết ghê sợ điều ác).

Quả Bất Thiện

 Khi một nghiệp được làm với một trong ba căn bất thiện này chín mùi vào lúc chết, tâm tục sanh hay kiết sanh thức (paIisandhi-citta) sẽ là một tâm quả bất thiện (akusala- vipāka-citta), và điều này có nghĩa là sẽ phải tái sanh hoặc trong cảnh giới súc sanh, hoặc trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc nơi một trong các địa ngục. Không thể có chuyện ngược lại:

(1) Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỳ kheo, không có trường hợp ở đây một người có đầy đủ thân hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra.

Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỳ kheo, không có trường hợp ở đây một người có đầy đủ khẩu hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra.

Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ khẩu hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỳ kheo, không có trường hợp ở đây một người có đầy đủ ý hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy

Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ ý hành ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

Nghiệp được làm với ba căn bất thiện này cũng luôn luôn dẫn đến sự luân chuyển liên tục từ đời này sang đời khác (luân hồi).

Trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, tâm khởi lên hầu như chỉ là những tâm bất thiện, bắt nguồn từ tham, sân, và si. Trong đó si được xem là rất mạnh, và việc khởi lên một tâm thiện ở đây là rất hiếm. Đó là lý do vì sao sự giải thoát của các chúng sanh trong những cõi đó hầu như không thể xảy ra. 

Tái sanh trong cõi nhân loại luôn luôn phải do thiện nghiệp. Tuy nhiên, đa số trong cõi đó là những kẻ vô văn phàm phu, tâm họ phần lớn bén rễ trong tham, sân, si. Khi thoảng mới có tâm thiện khởi lên. Và trong số những kẻ vô

văn phàm phu ấy, si rất sâu dày. Đó là lý do vì sao, khi con người chết, hầu như họ luôn luôn phải tái sanh trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ, hoặc súc sanh.[79]

Tái sanh trong các cõi trời dục giới luôn luôn phải nhờ những thiện nghiệp cao hơn. Đó là lí do vì sao các vị chư thiên được hưởng các dục lạc cao cấp hơn. Và thân hình, diện mạo, mắt tai, áo quần, và lâu đài của họ rất xinh đẹp. Không may thay, chính những điều ấy lại làm cho họ phát sanh rất nhiều tham muốn, ghen tỵ, và ích kỷ. Vì thế, khi các chư thiên dục giới chết, hầu như họ luôn luôn tái sanh, hoặc trong địa ngục, hoặc trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc trong cảnh giới súc sanh.115 [80]

Trong các cõi Phạm thiên (Brahma), một dạng chư thiên cao hơn, tâm căn sân không thể phát sanh. Nhưng họ lại luôn luôn có sự dính mắc và tham ái đối với kiếp sống ở đó và đây là dạng tâm căn tham. Một vị Phạm Thiên cũng luôn luôn nghĩ rằng kiếp sống của họ là vĩnh hằng, và rằng họ là người sáng tạo của thế gian (sáng tạo chủ), một vị thượng đế, một đấng quyền năng vô tận.[81] Đó là tà kiến, một loại tâm căn tham.

Khi một vị Phạm Thiên chết, vị ấy không bao giờ rơi thẳng xuống địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh giới. Khi nghiệp cho quả tái sanh trong phạm Thiên giới hết, họ có thể phải tái sanh vào một Phạm thiên giới thấp hơn, hoặc tái sanh trong cõi chư thiên hay nhân loại.

Chết và Tái Sanh

Những Ghi Chú cho Bảng ‘Chết và Tái Sanh’

Một tâm kéo dài một sát-na tâm (citta-kkhana), với ba giai đoạn: sanh (uppāda)↑, trú (thiti)│, diệt (bhanga)↓.

Sự nhận thức diễn ra theo một phương thức cố định, hợp với quy luật tự nhiên của tâm (citta- niyāma). Phương thức đối với sự chết và tái sanh là như sau:

Tiến Trình Tâm Cuối Cùng trong Một Đời Người

Tiến trình tâm cuối cùng của đời người có thể là một tiến trình ngũ môn hoặc một tiến trình ý môn116 Đối tượng của tiến trình tâm cuối cùng là một trong ba loại sau:

Nghiệp (kamma): hành nghiệp của một nghiệp thiện hoặc bất thiện đã hoàn thành trước đây, có thể trong cùng kiếp sống hoặc trong một đời trước. Chẳng hạn một người có thể nhớ lại sự thù hận liên quan đến những con vật bị giết, hay niềm vui liên quan tới việc cúng dường thức ăn đến các vị Tỳ kheo hay tới những người thọ nhận khác, hoặc sự tịnh lạc liên quan đến thiền.

Nghiệp Tướng (kamma nimitta): một đối tượng

liên quan tới một nghiệp thiện hoặc bất thiện đã làm trước đây trong cùng kiếp sống hay trong một tiền kiếp nào đó. Chẳng hạn người đồ tể có thể thấy con dao chọc tiết hay nghe tiếng kêu la của con vật sắp bị giết, người phá thai thấy bào thai đã chết, người bác sĩ thấy bệnh nhân, người sùng kính Tam Bảo có thể thấy các vị Tỳ kheo, hình ảnh Đức Phật, hay nghe tiếng tụng kinh PāSi, và một người hành thiền có thể thấy tợ tướng (paIibhāga nimitta) thuộc đề tài thiền chỉ của mình, hay một trong ba đặc tính (tam tướng) của đề tài thiền Minh Sát.

Thú tướng (gati-nimitta): một ảo ảnh về sanh thú, nơi họ sắp sửa tái sanh vào. Đối với trường hợp tái sanh địa ngục, người ta có thể thấy lửa; đối với trường hợp tái sanh súc sanh, người ta có thể thấy những khu rừng hay cánh đồng; đối với trường hợp tái sanh chư thiên, người ta có thể thấy các toà thiên cung…

Đối tượng này phục vụ như đối tượng của tâm ngoài tiến trình của kiếp sống kế. Chúng khởi lên độc lập với các tiến trình căn môn. Nói chung chúng là những tâm hữu phần (bhavauga-citta), có cùng một đối tượng quá khứ và cùng các tâm sở quá khứ. Tâm đầu tiên như vậy trong một kiếp sống phục vụ như một nối kết giữa hiện hữu quá khứ và hiện

hữu hiện tại, vì thế nó được gọi là Tâm Tục Sanh hay Kiết Sanh Thức (paIisandhi-citta). Tâm hữu phần cuối cùng trong một kiếp sống được gọi là tử tâm (cuti-citta), bởi vì nó chuyển tương tục danh-sắc sang một hiện hữu mới. Tất cả những tâm khởi lên suốt kiếp sống, giữa những tiến trình tâm khác như vậy, được gọi là tâm hữu phần (bhavanga-citta).

Tiến trình tâm cuối cùng của một kiếp sống luôn chỉ có năm tốc hành tâm (chứ không bảy như thông thường). Tư của những tốc hành tâm này không chỉ tạo ra tâm tục sanh hay kiết sanh thức mà còn làm nhiệm vụ như một cầu nối để đi vào kiếp sống mới. Theo sau những tốc hành tâm này có thể có hai đăng ký hay đồng sở duyên tâm.Trước tử tâm cũng có thể có các tâm hữu phần khởi lên: những tâm hữu phần này có thể khởi lên trong một thời gian ngắn hoặc dài, thậm chí có khi tới vài ngày hay vài tuần. Khi tử tâm diệt, mạng căn bị cắt đứt, và lúc đó chỉ còn lại một cái xác không mà thôi.

Tiến Trình Tâm Đầu Tiên Của Một Kiếp Sống

Liền sau tâm tục sinh (tâm đầu tiên cuả một kiếp sống),120là mười sáu tâm hữu phần với cùng một đối tượng (như đối tượng của tâm tục sinh). Và kế tiếp luôn luôn là một tiến trình ý môn, vốn có các uẩn mới kể như đối tượng. Thoát được cái khổ chết (17 sát-na tâm trước) làm phát sanh một sự nhẹ nhõm kèm theo ái luyến (nikantika), vốn là hữu ái (bhava-tauhā). Chính vì thế, nghiệp hoàn thành bởi tiến trình tâm đầu tiên trong một kiếp sống luôn luôn là nghiệp bất thiện (akusala).

Tâm Quả Bất Thiện (Akusala-Vipāka-Citta)

Trong Pali, chúng ta hiểu rằng những loại tâm quả này là những tâm vô nhân (ahetuka) dục giới (kāmāvacara- citta). 

THỌ: trong hành động thấy, sắc y đại sanh (màu sắc) đập vào sắc y đại sanh (thần kinh nhãn của một tổng hợp nhãn mười sắc hay đoàn nhãn). Sự tác động như vậy được xem là yếu. Nó cũng giống như đập một trái banh bông lên một trái banh bông khác đang nằm trên đe. Vì vậy, cả nhãn thức quả bất thiện lẫn nhãn thức quả thiện đều chỉ có thọ xả đi kèm. Đối với nghe, ngửi, và nếm cũng vậy. Nhưng trong hành động xúc chạm, cảnh đại chủng (mahā-bhūt- ārammanau) (cảnh xúc ở đây là đất/lửa/gió) đập trên sắc y đại sanh (thần kinh thân của một tổng hợp thân mười sắc hay đoàn thân) cũng như trên tứ đại chủng (của cùng tổng hợp thân mười sắc ấy). Nó cũng tựa như lấy búa đập trên trái banh bông đang nằm trên đe vậy. Vì thế, thân thức quả bất thiện luôn luôn đi kèm với thọ khổ, thân thức quả thiện luôn luôn đi kèm với thọ lạc (DhSA.I.iii ‘Abyākata-Padau’ (Vô Ký) E.349-350: cũng xem bảng ‘1b: Tâm Quả Thiện Vô Nhân’ trang.

NHIỆM VỤ: Loại tâm gọi là tâm quan sát có thể làm nhiệm vụ như những tâm hữu phần của một kiếp sống: tâm đầu tiên là tâm tục sanh (patisandhi-citta) và tâm cuối cùng là tử tâm (cuti-citta). Những loại tâm như vậy cũng được gọi là tâm ngoài tiến trình (vīthi-mutta-citta). Xem bảng đề cập ở dưới.

ĐỐI TƯỢNG: đối với nghiệp/nghiệp tướng/thú tướng, xem những ghi chú cho bảng ‘5a: Chết và Tái Sanh’ trang.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app