VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP 

TRỌNG NGHIỆP THIỆN

Như đã đề cập trước đây, trọng nghiệp không chỉ có bất thiện mà cũng còn có những trọng nghiệp thiện nữa. Trọng nghiệp thiện bao gồm tám thiền chứng được duy trì cho đến lúc chết. Tám thiền chứng ở đây là tám loại định (samādhi):429

  • từ định chứng thứ nhất tới định chứng thứ tư thuộc tứ thiền sắc giới (rūp-āvacarajhāna)
  • từ định chứng thứ năm đến định chứng thứ tám thuộc tứ thiền vô sắc giới (arūpa-āvacarajhāna)

Chúng được gọi là những đại hành nghiệp (mahaggatakamma). Tuy nhiên để trở thành trọng nghiệp thiện, chúng cần phải được duy trì cho đến lúc chết, nghĩa là tiến trình tâm cận tử phải nhận thức đối tượng thiền. Quả của những trọng nghiệp thiền này là tái sanh

trong Phạm Thiên giới: hoặc như một vị Phạm Thiên trong cõi sắc giới (rūpa-loka) hoặc như một chúng sanh vô sắc (không có thân, chỉ có tâm) trong cõi vô sắc giới (arūpa- loka). Tất nhiên quả đó chỉ có thể xảy ra như quả của sanh báo nghiệp (tức cho quả liền ngay kiếp kế), chứ không bao giờ như quả của hậu báo nghiệp.

Một người sẽ tái sanh cõi Phạm Thiên nào tuỳ thuộc vào bậc thiền mà họ nhấn mạnh.431Ở đây, có lẽ chúng tôi cũng cần giải thích thêm cho quý vị hiểu ý nghĩa của điều này.

Một người có thể đắc cả tám thiền chứng, nhưng thường thì họ chỉ thích một bậc thiền nào đó trong tám thiền chứng ấy. Đặc biệt, người này sẽ thường thực hành bậc thiền đó. Và với ước muốn được tái sanh trong cõi phạm thiên đặc biệt ấy, người này có thể tu tập thuần thục bậc thiền của mình để được tái sanh về đó. Sự thuần thục của định là những gì Đức Phật gọi là ‘như ý túc’ hay ‘thần túc’ (iddhi- pāda). 

BỐN NHƯ Ý TÚC

Đức Phật giải thích như ý túc là một phương tiện để (đạt đến) sức mạnh của định ở đây trong các hành thuộc tinh tấn có một hành được xem là nổi bật. Và ngài đưa ra bốn phương tiện để đạt đến sức mạnh như vậy:

  1. Phương tiện để đạt đến sức mạnh của định có tinh tấn hành nhờ dục hay ước muốn (chanda- samādhi-ppadhāna-saukhāra-samannāgata iddhi- pāda [HT. Minh Châu dịch: như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành]).
  2. Phương tiện để đạt đến sức mạnh của định có tinh tấn hành nhờ tinh tấn (vīnaya-samādhi-ppadhāna- saukhāra-samannāgata iddhi-pāda [HT. Minh Châu dịch: như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành]).
  3. Phương tiện để đạt đến sức mạnh của định có tinh tấn hành nhờ tâm (citta-samādhi-ppadhāna- saukhāra-samannāgata iddhi-pāda [HT. Minh Châu dịch: như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành]).
  4. Phương tiện để đạt đến sức mạnh của định có tinh tấn hành nhờ thẩm hay tư duy (vīmansa- samādhi-ppadhāna-saukhāra-samannāgata iddhi- pāda [HT. Minh Châu dịch: như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành]).

Một người đắc tám bậc thiền, và không phải là đệ tử của Phật, vẫn có thể tu tập các như ý túc này nhưng không cùng mức độ như đệ tử của một vị Phật. Tại sao? Bởi vì chỉ đệ tử của một vị Phật mới đi sâu vào danh và sắc chân đế, và chỉ đệ tử của một vị Phật mới thực hành minh sát (vipassanā bhāvanā) với danh sắc chân đế ấy làm đối tượng. Sự thực hành (minh sát) ấy không có ngoài giáo pháp của Đức Phật. Trừ phi pháp hành thiền chỉ của một người được hỗ trợ bởi các minh sát trí mạnh mẽ và đầy năng lực như vậy, bằng không như ý túc mà họ tu tập có thể sẽ bị yếu đi, và năng lực thần thông của họ cũng sẽ yếu theo. Vì lý do đó, họ sẽ không thể tinh chuyên trong một bậc thiền và có được sự tái sanh theo ước muốn của họ trong một cảnh giới nào đó.

Những người ngoài Giáo Pháp của Đức Phật đắc tám thiền chứng thường nghĩ rằng họ chỉ có thể được tái sanh vào cảnh giới thiền cao nhất của họ: và nếu thiền của họ taọ ra thức tái sanh, họ sẽ tái sanh tuỳ theo (thức) đó.

ĀZĀRA KĀLĀMA VÀ UDDAKA RĀMAPUTTA

Chẳng hạn, khi Đức Phật của chúng ta vẫn còn là một vị Bồ-tát, ngài đã học bảy bậc thiền với một vị thầy tên là ĀZāra Kālāma. Sau đó ngài học thiền thứ tám (phi tưởng phi phi tưởng xứ) với vị thầy khác tên là Uddaka Rāmaputta. Nhận ra rằng những chứng đắc này không đưa đến sự đoạn tận khổ, đức Bồ-tát của chúng ta bỏ đi vào rừng và hành khổ hạnh. Sau khi hành khổ hạnh trong sáu năm không kết quả, ngài cũng từ bỏ nó, ăn uống trở lại, và rồi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề bên bờ sông Ni-liên-thiền (Nerađjarā), và đạt đến giác ngộ.

Vì lòng biết ơn, và cũng vì thấy họ có đủ trí tuệ để đắc Đạo Quả, Đức Phật quyết định đi dạy cho hai vị thầy ngày trước Pháp mà ngài đã chứng ngộ, nhưng ngài khám phá ra rằng cả hai đều đã qua đời. ĀZāra Kālāma đã tái sanh về cõi thiền vô sắc thứ bảy, vô sở hữu xứ thiền (ākiucađđ- āyatana), và Uddaka Rāmaputta đã tái sanh về cõi thiền vô sắc thứ tám, phi tưởng phi phi tưởng xứ (neva-sađđā-nā- sađđ-āyatana).

Như vậy, mặc dù Đức Phật biết họ có thể hiểu được Pháp, ngài cũng không thể dạy Pháp đó cho họ. Vì sao? Vì trong cõi vô sắc không có sắc, và các chúng sanh ở đó chỉ có bốn danh uẩn: thọ, tưởng, hành và thức. Họ không có sắc uẩn, điều này cũng hàm ý rằng họ không có mắt và tai: ĀZāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta không thể thấy Đức Phật và không thể nghe Pháp.

ĐẠO SĨ KAZADEVILA

Điều này cũng đã xảy ra với đạo sĩ KāZadevila:435ông chính là người đã xem tướng Thái Tử Sĩ-đạt-đa lúc mới sanh, và tiên đoán rằng Ngài sẽ thành Phật.

KāZadevila tinh thông cả tám bậc thiền, và các thần thông hiệp thế (đắc bát thiền ngũ thông). Chẳng hạn, ông thường trải qua cả ngày trên cõi trời Đạo Lợi (Tāvatimsa), vì ở đó thoải mái hơn cõi nhân loại. Và chính ở đó ông được nghe (chư thiên nói về) một vị Phật đã được sinh

Khi ông nói cho đức Vua Tịnh Phạn và Hoàng-hậu Ma-da (cha nẹ của đức bồ-tát) biết rằng con trai của họ sẽ thành Phật, ông đã bật khóc. Ông khóc bởi vì ông đã quá già, và biết mình sẽ chết trước khi đức bồ-tát thành Phật. Tuy nhiên, nếu như ông biết về những phương tiện tu tập tâm chắc hẳn ông không cần phải khóc như vậy. Chắc chắn ông có thể được tái sanh về cõi sắc giới, nơi đây các chúng sanh có đủ mắt và tai.436Từ cõi sắc giới ông có thể thấy Đức Phật và nghe giáo Pháp của Đức Phật. Song, giống như Uddaka Rāmaputta, ông đã tái sanh lên cõi trời vô sắc cao nhất, đó là phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, vì ông đã không biết về sự tu tập tâm.

PHẠM THIÊN SAHAMPATI 

Đối với Phạm Thiên Sahampati lại khác: là đệ tử của Đức Phật, ngài biết tứ như ý túc.[209] Dưới thời Đức Phật Kassapa, là Tỳ-kheo Sahaka, ngài đã đã đắc Bất Lai Thánh Quả với tám thiền chứng, sau đó chuyên hành sơ thiền sắc giới.437Vì vậy vào lúc thân hoại mạng chung ngài được tái sanh vào cõi Đại Phạm Thiên trong Sắc Giới (Mahā- Brahmā-bhūmi), cõi cao nhất của sơ thiền. Điều đó có nghĩa là ngài có mắt để thấy Đức Phật và có tai để nghe Pháp của Đức Phật.

TÔN GIẢ ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

Tuy nhiên, nếu một người không duy trì bậc thiền của mình cho đến lúc chết, thời (thiền) đó không phải là trọng nghiệp thiện. Tôn giả Đề-bà-đạt-đa là một ví dụ trong trường hợp này. Ông là anh bà con của Đức Phật, đã học và đắc được tám thiền chứng và ngũ thông từ nơi ngài.Nhưng khi ông khởi lên ước muốn lãnh đạo Tăng Chúng thay thế Đức Phật, ông mất hết các thiền chứng. Vì thế, vào lúc chết, không thiền nào trở thành trọng nghiệp thiện của ông. Thay vào đó, trọng nghiệp bất thiện chia rẽ Tăng có hiệu lực, và ông bị tái sanh vào Đại Địa Ngục A-tỳ.

Đến đây kết thúc phần giải thích của chúng tôi về trọng nghiệp bất thiện và trọng nghiệp thiện: chúng có hiệu lực trước tất cả các nghiệp khác. 

THƯỜNG NGHIỆP

Kế tiếp trong thứ tự của quả là thường nghiệp (āciuuakamma), đó là những nghiệp thiện hoặc nghiệp bất thiện được làm thành thói quen, hay được làm thường xuyên, và liên tục. Thường nghiệp chín mùi trước những nghiệp không thường (abahukakamma).445 Và nếu có nhiều thường nghiệp thì nghiệp thiện hay bất thiện nào quen làm nhất sẽ chín mùi trước.

THƯỜNG NGHIỆP BẤT THIỆN

Nói về những ví dụ của thường nghiệp chúng ta có thể nhắc tới Tôn-giả Đại Mục-kiền-liên (Mahāmoggallāna) ở đây. Tôn giả được xem là thần thông đệ nhất trong số những đệ tử Phật. Một lần, ngài sống chung với Tôn-giả Lakkhana trên Núi Kên Kên (Gijjha-KūIa Pabbata).446Và một hôm,[210] khi họ đang trên đường xuống núi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười. Tôn giả Lakkhana hỏi lý do vì sao, và ngài nói với vị ấy là hãy hỏi điều này trước mặt Đức Thế Tôn. Vì thế, trước mặt Đức Phật, Tôn giả Lakkhana đã hỏi ngài lại câu hỏi này. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giải thích rằng khi ấy ngài thấy một bộ xương đang di chuyển ngang qua hư không. Những con kên-kên, quạ, và diều hâu đuổi theo tấn công bộ xương ấy, xé nó ra thành từng mảnh, và nó phát ra những tiếng kêu gào thống thiết. Ngài mỉm cười vì ngài nghĩ rằng một chúng sanh như vậy hiện hữu thật là một điều đáng kinh ngạc! Lúc đó Đức Phật xoay qua các vị Tỳ kheo và giải thích: 

Này các Tỳ kheo, quả thực với thiên nhãn đã được các đệ tử khéo tu tập; với [thắng] trí đã được các đệ tử an trú tu tập, nhờ đó vị đệ tử có thể nói về những sự việc như vậy, nhờ đó vị đệ tử có thể biết được, thấy được và chứng thực được những sự việc như vậy.

Trong quá khứ cảnh tượng của chúng sanh đó ta đã thấy, mặc dù ta không nói về nó. Nếu ta nói về cảnh ấy, những người khác (không thấy) sẽ không tin ta. Nếu họ không tin ta, thời đó sẽ là sự tổn hại và khổ đau lâu dài cho họ.Này các Tỳ kheo, chúng sanh đó từng là một người đồ tể ngay trong Kinh thành Rājagaha này. Ông ta đã chịu khổ đau vì quả của nghiệp đó trong nhiều năm, trong nhiều trăm năm, trong nhiều ngàn năm, trong nhiều trăm ngàn năm ở địa ngục, do sức mạnh của nghiệp ấy, sự hiện hữu của một cá nhân như vậy đã có và đang được trải nghiệm.

Ở đây, cách sinh nhai của người đồ tể là giết bò. Đó là thói quen và cũng là thường nghiệp của ông ta. Do nghiệp đó, ông đã chịu khổ trong địa ngục một thời gian dài. Nhưng khi ông chết từ địa ngục, tiến trình tâm cận tử của ông lại bắt lấy một đống xương bò làm đối tượng. Vì thế, do cùng nghiệp ấy (kammasabhāgatāya), hay do cùng đối tượng ấy (ārammaua-sabhāgatāya), ông đã bị tái sanh làm ngạ qủy dưới dạng một bộ xương. Trong kiếp kế, ông vẫn chịu sự hành hạ như vậy vì thường nghiệp của ông ta như một người đồ tể.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng tường trình việc đã thấy nhiều chúng sanh như thế trước đây, và Đức Phật xác nhận chính bản thân ngài cũng đã thấy như vậy. Trong mỗi trường hợp, những chúng sanh ấy chịu khổ đều do một thường nghiệp bất thiện mà họ đã làm trong quá khứ:

  • Một người đồ tể chịu khổ trong địa ngục nhiều ngàn năm. Sau đó ông tái sanh làm ngạ quỷ dưới hình thức một miếng thịt kêu la trong đau đớn khi bị những con kên kên, quạ và diều hâu cắn xé.
  • Một người phụ nữ phạm tội tà dâm chịu khổ trong địa ngục nhiều trăm ngàn năm.449Người phụ nữ ấy đã tái sanh làm ngạ quỷ dưới hình thức một người đàn bà bị lột da kêu la đau đớn khi bị những con kên kên, quạ, và diều hâu cắn xé.
  • Một ác Tỳ kheo, trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa, thọ nhận tứ vật dụng từ thí chủ có lòng tin450, nhưng không biết chế ngự thân là lời nói, và đã hành tà mạng, hưởng lạc cho đến thoả thích: ông đã bị khổ trong địa ngục nhiều trăm ngàn năm. Sau đó ông tái sanh làm ngạ quỷ dưới hình thức một vị Tỳ kheo kêu la đau đớn vì y áo, bình bát, dây lưng, và thân của vị ấy đang cháy đỏ.

THƯỜNG NGHIỆP THIỆN

Một ví dụ điển hình là trường hợp của gia chủ Dhammika.[211] Ông thường cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng như một thói quen suốt cả cuộc đời mình. Vào lúc chết, gati nimitta (thú tướng) của thường nghiệp thiện đó xuất hiện như những vị chư thiên của sáu cõi trời trên sáu cỗ xe ngời sáng đi đến để rước ông.451Sau khi đã phát nguyện, ông chọn đi về cõi trời Đâu-Suất (Tusita).

CẬN TỬ NGHIỆP

Kế tiếp trong thứ tự ưu tiên cho quả là cận tử nghiệp (āsanna-kamma): một nghiệp bất thường nào đó được nhớ tới một cách rất sống động vào lúc chết. Tất nhiên một nghiệp bất thường tự nó không đủ mạnh để vượt qua một thường nghiệp. Nhưng nếu vào lúc chết, một người hồi nhớ nghiệp ấy một cách sinh động, hành động hồi nhớ sinh động ấy có thể cho nó đủ sức mạnh để chiến thắng thường nghiệp. Lúc đó nghiệp bất thường này sẽ tạo ra quả của nó, và người ta phải tái sanh theo nghiệp đó.

CẬN TỬ NGHIỆP BẤT THIỆN HOÀNG HẬU MALLIKĀ

Một ví dụ điển hình của tiến trình này là Hoàng Hậu Mallikā, chánh cung hoàng hậu của Vua Kosala. Bà là một Phật tử thuần thành, và hàng ngày bà thường đặt bát cho năm trăm vị Tỳ kheo ngay tại hoàng cung: đó là một thường nghiệp thiện của bà. Thế nhưng vào lúc chết, bà không thể kiểm soát được tâm của mình, và đã nhớ đến một bất thiện nghiệp bất thường mà bà đã làm một cách rất sinh động. Vì lý do đó, bà bị tái sanh vào địa ngục. Tuy nhiên, nghiệp bất thường ấy không phải là nghiệp cực xấu, có nghĩa là nó rất yếu, và sau bảy ngày nó bị đánh bại bởi thường nghiệp của bà: bà thoát khỏi địa ngục và tái sanh lên thiên giới.

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng day đi day lại những nghiệp bất thiện của mình vào lúc chết rất là nguy hiểm. Đó là lý do vì sao, đối với những người có đức tin nơi Đức Phật, người ta thường có thói quen nhắc nhở người sắp chết nhớ lại những thiện nghiệp của mình, hay thúc giục người này khởi lên những niệm lành vào những khoảnh khắc cuối cùng của đời mình. Thậm chí đối với một người nhân cách không tốt (người đã tạo tác những thường nghiệp bất thiện) ngay trước khi chết cũng nên khuyên họ cố gắng nhớ lại một thiện nghiệp nào đó, hay cố gắng giúp họ tạo một thiện nghiệp gì đó, để họ có thể được tái sanh theo nghiệp này (thay vì nhớ tới nghiệp xấu).

CẬN TỬ NGHIỆP THIỆN ĐAO PHỦ TAMBADĀ!HIKA

Ví dụ điển hình trong trường hợp này là Tambadāthika, người đao phủ (chuyên hành hình tội nhân) của đức vua.453Trong năm mươi lăm năm, ông đã làm công việc chặt đầu các tội nhân, nhưng đến khi về già ông không còn có thể chặt đầu phạm nhân với một nhát dao được nữa, vì thế nhà vua cho ông về hưu. Vào cái ngày ông về hưu ấy, ông đã đặt bát cúng dường Tôn giả Xá-lợi-phất một ít cháo sữa với bơ tươi. Sau đó, Tôn giả Xá-lợi-phất hướng dẫn tuần tự pháp (anupubbi-kathā) cho ông theo bốn giai đoạn:

  • Hướng dẫn về bố thí (dānakathā).
  • Hướng dẫn về giữ giới (Sīlakathā).
  • Hướng dẫn về các cõi trời (sagga kathā): đó là quả của bố thí và giữ giới.
  • Hướng dẫn về sự nguy hiểm, sự đồi bại, và ô nhiễm của các dục lạc (kamānan ādīnavan okāran sankilesan), và sự lợi ích của việc xuất ly (nekkhamme-ānisansan pakāsesi).

Rồi, khi Tôn giả Xá-lợi-phất thấy rằng tâm của Tambadāthika đã lắng yên, sẵn sàng, và đầy đủ đức tin, ngài bèn hướng dẫn ông Giáo Pháp cao siêu nhất của chư Phật (Buddhānan sāmukansikā Dhamma-desanā):

  1. Khổ……………………. (dukkha)
  2. Tập…………………….. (samudaya)
  3. Diệt……………………. (nirodha)
  4. Đạo……………………. (magga)

Tambadāthika lắng nghe pháp với như lý tác ý (yoniso manasikāra). Và do đã thực hành đủ minh và hạnh trong quá khứ, ngay tại chỗ đó ông đắc Hành Xả Trí (Saukhār-Upekkhā-Đāua), rất gần với Nhập lưu Thánh Đạo Trí (Sot-Āpatti-Magga). Sau đó ông cùng đi với Tôn giả Xá-lợi-phất một đoạn đường, và quay trở về nhà. Nhưng trên đường về nhà, một dạ-xoa dưới lốt con bò đã húc ông chết.456Vào lúc chết, ông nhớ lại hai thiện nghiệp vừa làm với sự sống động lớn, đó là cúng dường cháo sữa đến Tôn giả Xá-lợi-phất và nghe Pháp. Việc hồi nhớ này trở thành cận tử nghiệp của ông, và ông được tái sanh lên cung trời Đâu-suất.

TÂM LÚC CHẾT

Ở đây, xin quý vị đừng hiểu lầm ví dụ này. Làm ơn đừng nghĩ rằng một người có thể tạo tác thật nhiều bất thiện nghiệp suốt kiếp sống, và rồi chỉ cần nhớ lại một thiện nghiệp nào đó vào lúc chết là có được một sự tái sanh an vui. Tambadāthika đắc Hành Xả Trí (Saukhār-UpekkhāĐāua) nhờ nghe Pháp: điều này đòi hỏi phải có ba-la-mật (pāramī) mạnh mẽ mới được. Có thể nói một trường hợp như vậy là hoàn toàn ngoại lệ, vì Đức Phật đã nói rõ rằng chỉ một con số rất nhỏ của hàng phàm phu (puthujana) là được tái sanh lại làm người sau khi chết.457

Quý vị nên nhớ rằng vào lúc chết, kiểm soát được tâm mình là một điều rất khó. Chẳng hạn, nếu một người bị chết trong một thảm hoạ như động đất, hay sóng thần, hoặc nếu một người bị chết trong một cuộc chiến tranh hay trong một tai nạn, hoặc nếu họ bị người nào đó tấn công, lúc đó sợ hãi chắc chắn sẽ phát sanh. Khi có sự sợ hãi như vậy, họ sẽ rất khó mà kiểm soát được tâm mình: sợ hãi thuộc căn sân, và nếu một người chết với tâm sân, họ sẽ bị tái sanh hoặc trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc trong cảnh giới địa ngục hay súc sanh. Cũng vậy, nếu một người chết do một chứng bệnh khủng khiếp nào đó với nhiều đau đớn, thật khó cho họ để kiểm soát tâm. Và nếu họ bị các bác sĩ cho những liều thuốc nặng, họ sẽ kiểm soát tâm mình như thế nào? Ngay cả nếu một người chết dưới những hoàn cảnh hết sức bình an đi nữa cũng khó có thể kiểm soát được tâm của mình, bởi vì tâm thay đổi rất nhanh. Và nếu một người chưa bao giờ thực hành sự chế ngự các căn, hoặc nếu họ không hành thiền đúng, hoặc nếu họ luôn luôn để tâm nghĩ tưởng đến các dục lạc, thời họ sẽ kiểm soát tâm mình như thế nào?

Có thể lấy trường hợp một người thường hay suy nghĩ đến vẻ đẹp của con cái mình, vẻ đẹp của chồng hay vợ mình, vẻ đẹp của vườn hoa hay căn nhà của mình, vẻ đẹp của bông hoa, và những thứ khác đại loại như vậy, làm ví dụ: sự suy nghĩ đó là điên đảo tưởng (sađđāvipallāsa),458dựa trên phi như lý tác ý (ayoniso manasikāra). Nếu một người có thói quen tìm kiếm những đối tượng như vậy với phi như lý tác ý thì vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, bất ngờ họ sẽ rất khó mà suy xét đến chúng với như lý tác ý được. Một người có thể chưa từng bao giờ quán niệm về sự chết, vào lúc sắp chết họ sẽ lo lắng về việc chết và cảm thấy sầu khổ: sầu khổ này bắt nguồn từ căn sân và si. Cũng có thể một người chưa bao giờ thực hành pháp tri túc và kham nhẫn, họ thường xuyên cảm thấy bất mãn và nôn nóng, khó chịu. Vào lúc cuối cùng của cuộc đời họ cũng sẽ cảm thấy bất mãn, khó chịu như vậy: bất mãn, khó chịu đó cũng bắt nguồn từ căn sân và si. Cũng có người khi chết còn nuôi dưỡng lòng hận thù với một ai đó, hay một người có thể chết với tâm hối hận đã làm một điều xấu nào đó: sự hối hận ấy cũng có gốc từ căn sân và si. Một người có thể cảm thấy bị đảo lộn về những gì xảy ra sau khi chết: trạng thái đó có gốc ở si. Nếu một người chết với tâm (tham và si, sân và si hay một mình si)459 như vậy, họ không thể nào tránh khỏi bị tái sanh vào khổ cảnh.

Đó là lý do vì sao Đức Phật và các vị đệ tử của ngài thường dạy về những vận hành của nghiệp và khuyến khích mọi người thực hành ba phước nghiệp sự (bố thí, trì giới, tham thiền): để giúp họ tránh bị tái sanh trong bốn ác đạo. Nhưng nếu phước nghiệp sự của một người hạ liệt, hoặc bị hành sai do dựa trên tà kiến, thời nó sẽ không giúp ích được gì nhiều.

TÍCH LUỸ NGHIỆP

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến loại nghiệp chín mùi sau cùng: tích luỹ nghiệp (katattākamma, Hán dịch Dĩ Tác Nghiệp). Nó chỉ đơn giản là nghiệp đã được tạo tác hay đã được hoàn thành và có thể là bất cứ nghiệp nào trong hai mươi nghiệp đạo mà chúng ta đã bàn ở trước. Ở đây chúng tôi chỉ tóm tắt lại:

Mười bất thiện nghiệp đạo (dasa akusala-kamma-patha)

BA THÂN NGHIỆP ĐẠO BẤT THIỆN BỐN KHẨU NGHIỆP ĐẠO BẤT THIỆN BA Ý NGHIỆP ĐẠO BẤT THIỆN
1. Sát sanh 1. nói dối 1. ý tham
2. trộm cắp 2. nói hai lưỡi 2. ý sân
3. tà dâm 3. nói lời thô ác 3. chấp giữ tà kiến
4. nói chuyện phù (phủ          nhận
phiếm những vận hành
của nghiệp, tái
sanh, các cõi
sống khác.

Mười thiện nghiệp đạo (dasa kusala kamma-patha)

BA THÂN NGHIỆP ĐẠO THIỆN BỐN KHẨU NGHIỆP ĐẠO THIỆN BA Ý NGHIỆP ĐẠO THIỆN
1.

 

 

2.

3.

không sát sanh (có lòng từ đối với các chúng sanh)

không trộm cắp không tà dâm

1.

 

2.

 

3.

 

 

4.

không    nói    dối (chỉ nói sự thực) không    nói    hai lưỡi

không nói lời thô ác (nói một cách hoà nhã và lễ độ) không nói chuyện phù phiếm (chỉ nói những điều

đáng nghe, những điều có giá trị)

1.

2.

3.

không tham không sân

giữ Chánh Kiến (xác          nhận những vận hành của nghiệp, tái sanh, các cõi sống khác,…)

Một bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp như vậy có thể đã được làm trong kiếp này, hay trong kiếp trước, hay trong một kiếp quá khứ vô định nào đó. Nó tạo ra tái sanh, khi ba loại nghiệp đầu hoặc không có hoặc không sanh khởi (do không đủ điều kiện để sanh). Nghiệp bất thiện đã hoàn thành (tích luỹ nghiệp bất thiện) tạo ra tái sanh trong cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ hay trong địa ngục, và tích luỹ nghiệp thiện hay nghiệp thiện đã hoàn thành tạo ra tái sanh trong cõi nhân loại hay cõi chư thiên.

Như vậy đã kết luận phần giải thích của chúng tôi về thứ tự ưu tiên cho quả của nghiệp: trọng nghiệp thứ nhất, kế đến thường nghiệp, kế đến cận tử nghiệp, và cuối cùng là tích luỹ nghiệp.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app