VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

THIỀN ĐỊNH CAO THƯỢNG

Vậy, cái gì làm cho thiền định của một người cao thượng (ukkaIIha)? Nếu, trước hoặc sau tâm thiền (jhāna), tâm của một người phối hợp với các pháp thiện, đó là cao thượng.

Chẳn hạn, một người có thể tu tập thiền định để phát triển bậc thiền làm căn bản cho minh sát (vipassanā-pādaka- jjhāna). Và họ gawpj được một vị thầy đầy đủ khả năng thích hợp. Việc hành thiền của họ được dựa trên giới, và họ tu tập một cách hệ thống, với sự kiên nhẫn và lòng kính trọng đối với đề mục thiền của mình cũng như đối với thiền sư. Nếu thành công có đến chậm, người ấy kiên trì: ‘Điều này có thể làm được!’ ‘Ta phải làm cho được điều này!’ ‘Ta có thể làm được điều này!’ Khi bị nhàm chán hoặc xao lãng, người ấy tự đề khởi tinh tấn, hay người ấy được bạn bè tốt, những người có tín, tấn, niệm, định và tuệ khích lệ. Khi người ấy ngồi xuống hành thiền, người ấy ngồi với niềm tin và hoan hỷ, hay ít nhất cũng với tâm buông xả. Và người ấy không bao giờ đầu hàng.

Đây là những ví dụ cho thấy thiền định của một người có thể được xen lẫn bởi vô vàn tâm thiện phối hợp với vô tham, vô sân và vô si. Nếu một người không hiểu rõ đề mục thiền của mình, đôi khi thiền của họ sẽ là ly trí, điều này làm cho thiền định của họ dù cao thượng nhưng nhị nhân, và nó cũng hàm ý rằng tâm quả sẽ là nhị nhân. Nếu một người hiểu rõ đề mục thiền của mình, tâm thiền sẽ là hợp trí hay phối hợp với vô si, và điều này làm cho thiền của họ thành cao thượng, tam nhân, và nó cũng hàm ý rằng tâm quả sẽ là tam nhân.

Tu tập theo cách này, nhanh hay chậm, tuỳ theo nỗ lực hiện tại và Ba-la-mật quá khứ của một người, nhưng chắc chắn sẽ thành công.

ÁNH SÁNG CỦA TRÍ TUỆ

Tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải phát triển ánh sáng của trí tuệ (pađđ-āloka)? Bởi vì với ánh sáng của trí tuệ này, người hành thiền có thể vượt qua thực tại khái niệm, và thể nhập vào sự thực cùng tột hay chân đế, nói khác hơn, với ánh sáng này người ta có thể thấy được năm thủ uẩn đúng theo thực tại (yathā-bhūta, như thực tuệ tri). Chúng ta hãy nghe lại sự giải thích của Đức Phật:

Hãy tu tập định, này các Tỳ kheo (Samādhin, bhikkhave, bhāvetha). Vị Tỳ kheo có định, này các Tỳ kheo, sẽ tuệ tri các pháp đúng theo thực tại (samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathā-bhūtan pajānāti-như thực tuệ tri). Và vị Tỳ kheo tuệ tri những gì đúng theo thực tại?

  • Sự sanh (xuất hiện) và diệt (biến mất) của sắc;
  • Sự sanh và diệt của thọ;
  • Sự sanh và diệt của tưởng;
  • Sự sanh và diệt của các hành;
  • Sự sanh và diệt của thức.

Chỉ khi một người phát triển được đủ định lực, chỉ khi một người phát triển được ánh sáng trí tuệ, lúc đó họ mới có thể biết và thấy năm uẩn đúng theo thực tại:218sắc chơn đế (paramattha-rūpa) và danh chơn đế (paramattha-nāma). Đây là những gì chúng ta gọi là Trí Xác Định Danh Sắc (Nāma-Rūpa-Pariccheda-Đāua- thường dịch Danh Sắc Phân Tích Trí).219 Và chỉ khi đó người ta mới có thể hành thiền minh sát (vipassanā-bhāvanā). Tại sao? Bởi vì người ta không thể hành minh sát trên sự thực chế định hay thực tại khái niệm được.

Có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng ta bàn luận sơ qua về thiền minh sát và minh sát trí. Nhờ có một sự hiểu biết về thiền minh sát này, khi chúng tôi bàn về những vận hành của nghiệp, liên quan đến ba phước nghiệp sự, tôi nghĩ sự giải thích của chúng tôi sẽ giúp quý vị sẽ hiểu dễ hơn.

THIỀN MINH SÁT

Có hai loại thiền minh sát (vipassanā-bhāvanā):

  • Minh sát hiệp thế (lokiya-vipassanā): minh sát này lấy hữu vi giới (saukhata-dhātu), các pháp thuộc tam giới, làm đối tượng. Đó là, sắc chơn đế (paramattha-rūpa), danh chơn đế (paramattha- nāma), Khổ Thánh Đế và Tập Thánh Đế. Có mười một trí phối hợp với minh sát hiệp thế.
  • Minh sát siêu thế (lokuttara-vipassanā): Lấy vô vi giới (Asaukhata dhātu) làm đối tượng. Đó là, lấy Niết Bàn, Diệt Khổ Thánh Đế, làm đối tượng. Có năm trí phối hợp với minh sát siêu thế: ba thuộc hiệp thế và hai thuộc siêu thế.

Để hành minh sát siêu thế, trước tiên chúng ta cần hành minh sát hiệp thế, tức chúng ta cần phải biết và thấy năm thủ uẩn đúng theo thực tại (yathā-bhūta-như thực).

TAM TƯỚNG

Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần phải biết và thấy năm uẩn có ba đặc tính (tam tướng-ti-lakkhaua):

Vô thường tướng(anicca-lakkhaua): năm uẩn sanh và diệt, thay đổi liên tục, điều đó có nghĩa chúng là vô thường.

  1. Khổ tướng(dukkha-lakkhaua): Đức Phật nói về ba loại khổ:
    • Khổ khổ(dukkha-dukkha): khổ này muốn nói tới thọ uẩn. Đó là khổ thuộc về thân và khổ thuộc về tâm.
    • Hoại khổ(vipāriuāma dukkha): khổ này cũng muốn nói tới thọ uẩn, nhưng chỉ thọ lạc, vì những thọ lạc là nhân sanh khổ khi chúng thay đổi.
    • Hành khổ(saukhāra dukkha): khổ này muốn nói tới thọ xả (thọ uẩn). Nó cũng muốn nói tới bốn uẩn còn lại (sắc, tưởng, hành, thức-uẩn), bởi vì các uẩn này cũng sanh và diệt không ngừng.
  2. Vô ngã tướng(an-atta-lakkhaua): muốn nói tới tất cả năm uẩn. Vì lẽ năm uẩn sanh – diệt, và thay đổi không ngừng, nên chúng là khổ, và điều này cũng có nghĩa rằng chúng không có một cốt lõi thường hằng nào cả.

Mục đích của việc biết và thấy năm thủ uẩn có ba đặc tính hay tam tướng này là để có được minh sát trí(vipassanā đāua), trước tiên là minh sát trí hiệp thế và sau đó là trí siêu thế.

Các minh sát trí hiệp thế biết và thấy năm thủ uẩn và các nhân của chúng. Các trí siêu thế biết và thấy Niết-bàn: trước tiên tâm Thánh Đạo Trí sanh lên, và rồi đến các tâm Thánh Quả Trí.225 Đạo Trí huỷ diệt các phiền não tương ứng, nhất là si làm cho chúng ta mất khả năng biết và thấy Tứ Thánh Đế đúng như thực (yathā bhūta), làm cho chúng ta không thấy được pháp chân đế (paramattha sacca). Điều này hàm ý rằng, chỉ lúc có Đạo Trí chúng ta mới biết và thấy Niết-bàn, chỉ lúc có Đạo Trí chúng ta mới biết và thấy Tứ Thánh Đế một cách đúng đắn. Đó là:

  1. Khổ Thánh Đế (Dukkha-Ariya-Sacca): chúng ta sẽ biết và thấy được năm thủ uẩn, hay biết và thấy được sắc chơn đế và danh chơn đế.
  2. Tập Thánh Đế (Dukkha-Samudaya-Ariya-Sacca): Chúng ta sẽ biết và thấy được duyên sanh của năm thủ uẩn. Đó là, chúng ta sẽ biết và thấy vô minh, hành, ái, thủ, và tiềm lực của nghiệp hữu làm phát sanh kiết sanh thức, danh-sắc, sáu xứ (lục nhập), xúc và thọ như thế nào. Chúng ta sẽ biết và thấy tiến trình này đã xảy ra trong các kiếp quá khứ, cho đến hiện tại, và có thể còn tiếp diễn trong các kiếp sống tương 226
  3. Diệt Khổ Thánh Đế (Dukka-Nirodha-Ariya- Sacca): Chúng ta sẽ biết và thấy sự diệt của năm thủ uẩn, vốn là Niết-bàn.
  4. Đạo Diệt Khổ Thánh Đế (Dukkha-Nirodha- Gāminī PaIipadā Ariya-Sacca): Chúng ta sẽ biết và thấy Bát Thánh Đạo (Airiya Atthangika- Magga), vốn lấy Niết-bàn làm đối tượng:
  • Chánh Kiến………(Sammā-diIIhi)
  • Chánh Tư Duy…..(Sammā-Saukappa)
  • Chánh Ngữ………(Sammā-Vācā)
  • Chánh Nghiệp……(Sammā-Kammanta)
  • Chánh Mạng…….. (Sammā-Ājīva)
  • Chánh Tinh Tấn….(Sammā-Vāyāma)
  • Chánh Niệm……(Sammā-Sati)
  • Chánh Định……. (Sammā-Samādhi)

Biết và thấy Niết-bàn thực sự là một công việc vĩ đại, vì điều đó có nghĩa rằng sự chấm dứt khổ và tái sanh đã nằm trong tầm tay.[136] Nhưng, biết và thấy Niết-bàn không phải dễ, vì không dễ gì thực hành minh sát cho đúng. Thực sự như vậy, đó là điều rất khó, và để thành công chúng ta cần phải bỏ ra nhiều nỗ lực trên mọi phương diện. Tại sao? Bởi vì chúng ta không thể hành minh sát trên những khái niệm; chúng ta chỉ có thể hành minh sát trên danh và sắc chân đế. Mà danh và sắc chân đế này lại rất sâu xa và khó thấy. Nói đúng hơn chúng ta chỉ có thể thấy được chúng với ánh sáng của trí tuệ. Danh sắc chân đế này là những đối tượng của minh sát.

HAI MINH SÁT TRÍ CHUẨN BỊ

Minh sát trí (vipassanā đāua) phát sanh như kết quả của việc thực hành minh sát (vipassanā-bhāvanā). Và vì lẽ đối tượng của thiền minh sát là danh và sắc chân đế, nên danh sắc này cần phải được phân biệt, trước khi người hành thiền có thể bắt đầu thực hành minh sát. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng hai minh sát trí đầu tiên trong mười sáu tuệ minh sát hay mười sáu minh sát trí thực sự là những trí chuẩn bị cho việc thiền minh sát đúng đắn mà thôi. Hai minh sát trí đó là: Danh Sắc Xác Định Trí Phân Biệt Nhân Duyên Trí.

  1. Danh Sắc Xác Định Trí (Nāma-Rūpa-Pariccheda- Đāua).227Với trí xác định sắc, người hành thiền đã biết và thấy được sắc chân đế.228Hành giả đã biết và thấy được tứ đại và các sắc do tứ đại sanh (sắc y đại sanh). Với trí xác định danh, hành giả đã biết và thấy được các loại tâm riêng biệt: tức hành giả xác định được các tâm phối hợp với các tiến trình tâm. Vì lẽ trí này lấy các hành (hữu vi) làm đối tượng, nên nó là hiệp thế.
  2. Phân Biệt (hiểu rõ) Nhân Duyên Trí (Paccaya- Pariggaha-Đāua):230 với trí này người hành thiền đã phân biệt được duyên khởi theo chiều thuận và chiều nghịch. Người hành thiền cũng đã hiểu rõ được năm yếu tố nhân của tái sanh và năm yếu tố quả của tái sanh. Như trước đây tôi đã giải thích, người hành thiền sẽ biết và thấy được vô minh, ái, thủ, hành và sự hiện hữu của nghiệp lực từ kiếp quá khứ, làm phát sanh thức tái sanh, danh-sắc, lục nhập (sáu xứ), xúc, và thọ của kiếp hiện tại này như thế nào. Về điều này, thường thường người hành thiền đã phân biệt được các tâm ngoài tiến trình (vīthi-mutta), như tâm tục sanh, tâm hữu phần, và tâm tử. Người hành thiền cũng đã biết và thấy được sự diệt của năm nhân trong tương lai đưa đến sự diệt của năm quả, vào lúc Bát Niết Bàn (Parinibbāna) như thế nào. Vì lẽ trí này cũng lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó vẫn là trí hiệp thế.

Chỉ khi một người đắc được hai trí chuẩn bị này họ mới có thể biết và thấy các đối tượng cho thiền minh sát (vipassanā). Và chỉ khi đó họ mới có thể tu tập minh sát một cách đúng đắn. Vì thế, đến đây chúng ta sẽ bàn tóm tắt về những đối tượng cho thiền minh sát.

ĐỐI TƯỢNG CỦA MINH SÁT

NĂM THỦ UẨN

Trong các bản kinh (suttas), Đức Phật thường nói về đối tượng của minh sát như là năm thủ uẩn (pađc-upādāna- kkhandha):

  • Sắc thủ uẩn (rūp-upādāna-kkhandha)
  • Thọ thủ uẩn (vedan-upādāna-kkhandha)
  • Tưởng thủ uẩn (sađđ-upādāna-kkhandha)
  • Hành thủ uẩn (saukhār-upādāna-kkhandha)
  • Thức thủ uẩn (viđđāu-upādāna-kkhandha)

Ở đây, sắc uẩn với sắc chân đế là một, và bốn vô sắc uẩn với danh chân đế là như nhau. Như vậy, để biết và thấy danh chơn đế và sắc chân đế, chúng ta cần phải biết và thấy năm thủ uẩn: tất cả chúng đều là hữu vi giới (saukhata- dhātu).

Thế nào là năm thủ uẩn? Đức Phật giải thích điều này trong kinh ‘Uẩn’ (‘khandha’) như sau:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn?

  1. Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại (atīt-ānāgata-paccuppannan), bên trong hay bên ngoài (ajjhattan vā bahiddhā vā), thô hay tế  (oSārikan  vā  sukkhuman  vā),  liệt  hay  cao thượng (hīnan vā pauitan vā), xa hay gần (yan  dūre santike vā); có thể bị tóm bắt bởi các lậu hoặc và bị chấp thủ, đây gọi là sắc thủ uẩn.
  2. Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại (atīt-ānāgata-paccuppannan), bên trong hay bên ngoài (ajjhattan vā bahiddhā vā), thô hay  tế  (oSārikan  vā  sukkhuman  vā),  liệt  hay  cao thượng (hīnan vā pauitan vā), xa hay gần (yan  dūre santike vā); có thể bị tóm bắt bởi các lậu hoặc và chấp thủ, đây gọi là thọ thủ uẩn.
  3. Này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại (atīt-ānāgata-paccuppannan), bên trong hay bên ngoài (ajjhattan vā bahiddhā vā), thô hay tế (oSārikan vā sukkhuman vā), liệt hay cao thượng (hīnan vā pauitan vā), xa hay gần (yan dūre santike vā); có thể bị tóm bắt bởi các lậu hoặc và bị chấp thủ, đây gọi là tưởng thủ uẩn.
  4. Này các Tỷ-kheo, phàm có các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại (atīt-ānāgata- paccuppannan), bên trong hay bên ngoài (ajjhattan vā bahiddhā vā), thô hay tế (oSārikan vā sukkhuman vā), liệt hay cao thượng (hīnan vā pauitan vā), xa hay gần (yan dūre santike vā); có thể bị tóm bắt bởi các lậu hoặc và bị chấp thủ, đây gọi là hành thủ uẩn.
  5. Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại (atīt-ānāgata-paccuppannan), bên trong hay bên ngoài (ajjhattan vā bahiddhā vā), thô hay tế (oSārikan vā sukkhuman vā), liệt hay cao thượng (hīnan vā pauitan vā), xa hay gần (yan dūre santike vā); có thể bị tóm bắt bởi các lậu hoặc và bị chấp thủ, đây gọi là thức thủ uẩn. Này các Tỷ- kheo, đây được gọi là năm thủ uẩn.

Từ những giải thích của Đức Phật, chúng ta có thể hiểu rằng để hành thiền minh sát, chúng ta cần phải biết và thấy tam tướng (vô thường, khổ và vô ngã) của năm mươi lăm loại danh – sắc:

  • Mười một loại sắc là sắc uẩn
  • Mười một loại thọ là thọ uẩn
  • Mười một loại tưởng là tưởng uẩn
  • Mười một loại hành là hành uẩn
  • Mười một loại thức là thức uẩn

Trí hiểu biết về năm uẩn này là Danh Sắc Xác Định Trí (Nāma-Rūpa-Pariccheda-Đāua) mà chúng ta vừa đề cập.

SẮC CHÂN ĐẾ

Như vậy, sắc thủ uẩn nào chúng ta cần phải biết và thấy? Đó là hai loại sắc:

  • Sắc tứ đại (cattāro ca mahā-bhūtā)
  • Sắc do tứ đại sanh hay sắc y đại sinh236(catunnađca mahā-bhūtānan upādāya- rūpan)

SẮC TỨ ĐẠI

Tứ đại hay bốn đại chủng là:

  1. Địa đại…(pathavī-dhātu)
  2. Thuỷ đại…(āpo-dhātu)
  3. Hỏa đại...(tejo-dhātu)
  4. Phong đại…(vāyo-dhātu)

Tứ đại là sắc cụ thể (nipphanna):237 Nó do nghiệp, tâm, thời tiết, hay vật thực sanh.

SẮC Y ĐẠI SINH

Sắc xuất phát từ tứ đại (catunnađca mahā-bhūtānan upādāya-rūpan) có hai mươi bốn loại sắc, gồm mười bốn loại sắc cụ thể và mười loại sắc không cụ thể:

  • Sắc Cụ Thể (nipphanna): như vừa đề cập, sắc này do nghiệp, tâm, thời tiết, hay vật thực
  • Sắc Không Cụ Thể (anipphanna): sở dĩ nó được gọi như vậy là vì nó không phải do nghiệp, tâm, thời tiết hay vật thực sanh mà phát sanh như một thuộc tính, một cách thức (ākāra) biểu hiện của sắc cụ thể mà thôi.

SẮC Y ĐẠI SINH CỤ THỂ

Đầu tiên trong số mười bốn loại sắc y đại sinh cụ thể này là bốn loại sắc cảnh giới (gocara rūpa):

  1. Màu…………….. (vauua)
  2. Tiếng……………. (sadda)
  3. Mùi ………(gandha)
  4. Vị………….. (rasa)

Màu được nhận thức bằng mắt, tiếng (thanh) bằng tai, mùi bằng mũi, và vị bằng lưỡi. Xúc được nhận thức bằng thân, không được kể ở đây, bởi vì tính có thể sờ chạm được này không phải là sắc y đại sinh. Tính có thể sờ chạm này là ba đại chủng: hoặc là địa đại, hoặc hoả đại, hoặc phong đại.

Ngoài bốn loại sắc cảnh giới này ra, sắc y đại sinh cụ thể cũng còn:

  1. Dưỡng chất (ojā): nó là yếu tố duy trì thân thể vật lý. Chúng ta có được dưỡng chất này từ đồ ăn chúng ta ăn vào.
  2. Mạng căn (Jīvit-indriya): nó duy trì sắc linh hoạt, và do nghiệp sanh. Khi chúng ta nói chết, điều đó có nghĩa rằng mạng căn hoặc đã bị cắt đứt, hoặc nghiệp tạo ra nó đã chấm dứt.
  3. Sắc ý vật (hadaya-rūpa): nó là chất máu trong trái tim nơi đây tâm dựa vào. Trong cõi ngũ uẩn, danh không thể sanh độc lập với sắc (tức là danh phải dựa vào sắc để sanh).

Có hai loại sắc tánh (bhāva-rūpa):

  1. Sắc nam tánh (purisa bhāva-rūpa)
  2. Sắc nữ tánh (itthi bhāva-rūpa)

Sắc nam tánh quyết định những nét đặc trưng cần thiết của một người đàn ông, như cách đi đứng…, và sắc nữ tánh quyết định những nét đặc trưng cần thiết của một người đàn bà.

Năm loại tịnh sắc (pasāda-rūpa sắc thần kinh):

  • Nhãn tịnh sắc………… (cakkhu pasāda)
  • Nhĩ tịnh sắc…………… (sota pasāda)
  • Tỷ tịnh sắc…………….. (ghāna pasāda)
  • Thiệt tịnh sắc………….. (jivhā pasāda)
  • Thân tịnh sắc………….. (kāya pasāda)

Tịnh sắc là yếu tố qua đó các đối tượng được nhận thức bằng các căn tương ứng. Chẳng hạn, màu được nhận thức qua nhãn tịnh sắc, và các tiếng được nhận thức qua nhĩ tịnh sắc. Khi Đức Phật nói về con mắt, lỗ tai, …là Ngài muốn nói tới sắc chân đế đang hiện hữu này, chứ không phải con mắt theo khái niệm chế định. Vì con mắt không hiện hữu đúng như thực (yathā-bhūta).

SẮC Y ĐẠI SINH KHÔNG CỤ THỂ

Mười loại sắc y đại sinh không cụ thể là:

  • Hư không giới……………… (ākāsa-dhātu)
  • Thân biểu tri………………. (kāya-viđđatti)
  • Khẩu biểu tri……………….. (vacī-viđđatti)
  • Khinh…………………………. (lahutā)
  • Nhu……………………………… (mudutā)
  • Thích Nghiệp…………………. (kammađđatā)
  • Sanh…………………………….. (upaccaya)
  • Tiến……………………………… (santati)
  • Già……………………………….. (jaratā)
  • Vô thường…………………….. (anicca)

Có lẽ sẽ khó giải thích sắc không cụ thể này trước khi giải thích các tổng hợp sắc (rūpa-kalāpas) và bốn nguồn gốc của sắc: vì thế, chỉ khi giải thích điều này xong, chúng tôi sẽ giải thích loại sắc không cụ thể sau.

BIẾT VÀ THẤY SẮC CHÂN ĐẾ

Sắc tứ đại và sắc y đại sinh là những sắc chân đế. Để thực hành minh sát, chúng ta cần phải biết và thấy sắc chân đế. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần phải hành thiền tứ đại: chúng ta cần thực hành một cách hệ thống để biết và thấy tứ đại ở khắp toàn thân bằng cách tập trung trên mười hai đặc tính.

MƯỜI HAI ĐẶC TÍNH 

Mười hai đặc tính của tứ đại là:

Địa đại Thuỷ đại Hoả đại Phong đại
[1]   cứng

[2]   mềm

[3]   thô

[4]   mịn

[5]   nặng

[6]   nhẹ

[7]   lưu chảy

[8]   kết dính

[9]   nóng

[10]   lạnh

[11]   nâng đỡ

[12]   đẩy

Khi chúng ta đã phân biệt được mười hai đặc tính này ở khắp toàn thân, và tiếp tục thiền đúng cách, cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến cận định (upacāra-samādhi). Lúc đó, nếu thiền thêm nữa, thân sẽ xuất hiện đối với chúng ta như một hình thể trắng toát. Nhưng đó vẫn chưa phải là sắc chân đế: nó vẫn là một khái niệm, và chúng ta không thể hành minh sát trên những khái niệm. Vì thế chúng ta cần hành thiền tiếp tục trên hình thể trong mờ ấy cho đến khi chúng ta có thể thấy hư không giới (ākāsa-dhātu hay sắc hư không). Khi đã phân biệt được hư không giới, hình thể trong mờ ấy sẽ tan ra thành những phân tử nhỏ, những nhóm hay cụm sắc mà trong PāSi gọi là rūpa-kalāpas (tổng hợp sắc).244 Những tổng hợp sắc này sanh và diệt với tốc độ rất lớn. Nhưng chúng vẫn chỉ là những khái niệm chứ chưa phải là sắc chân đế. Vì thế chúng ta cần phân tích từng kalāpa riêng biệt để biết và thấy các yếu tố tạo thành kalāpa ấy. Chỉ lúc đó chúng ta mới có thể nói là mình đã biết và thấy được sắc chân đế.

Tại sao chúng ta cần phân tích từng kalāpa riêng biệt? Tại sao chúng ta cần biết và thấy sắc chân đế? Đó là để vượt qua ngã tưởng (atta-sađđā). Có lẽ quý vị còn nhớ rằng, khi bàn về bài kinh ‘Dây Trói Buộc’ chúng ta đã bàn đến cách kẻ vô văn phàm phu vì một lý do nào đó đã đồng nhất năm thủ uẩn với tự ngã theo hai mươi cách như thế nào.245Điều này xảy ra là bởi vì sự đánh lừa của tính cô đặc hay khối tưởng (ghana).

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app