VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

KHÔNG TÀ DÂM

Từ bỏ tà dâm, một người trở thành người tránh xa sự tà dâm:

  • với người nữ có sự giám hộ của mẹ,
  • với người nữ có sự giám hộ của cha,
  • với người nữ có sự giám hộ của cha mẹ,
  • với người nữ có sự giám hộ của anh,
  • với người nữ có sự giám hộ của chị,
  • với người nữ có sự giám hộ của thân quyến,
  • với người nữ có sự giám hộ của gia đình,
  • với người nữ có sự giám hộ của một cộng đồng tôn giáo,
  • với người nữ có chồng,
  • với người nữ đang được giao cho một hình phạt, thậm chí với người nữ đã được đeo cho một vòng hoa [hứa hôn], người ấy là người không phạm vào tà hạnh như vậy.

Ở đây cũng vậy, tránh tà dâm là vì vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp, hay không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Lại nữa, một người có thể tránh tà dâm vì tâm từ, hay vì người ấy không muốn làm hại người khác, hay làm hại gia đình của người khác,.. .Một người cũng có thể tránh tà dâm vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh tà dâm vì muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh vì họ nghĩ đó là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh tà dâm. Cuối cùng, một người có thể tránh tà dâm vì họ đã đắc Nhập Lưu Thánh Đạo Trí (Sot-Āpatti- Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý phạm tà dâm nữa.

Đó là ba nghiệp đạo thiện về thân: không sát sanh (có lòng từ, và bi mẫn đối với tất cả chúng sanh), không trộm cắp, và không tà dâm. 

BỐN KHẨU NGHIỆP THIỆN

Kế tiếp Đức Phật giải thích bốn nghiệp đạo thiện về lời nói:

Và này các Tỳ kheo, thế nào là bốn loại thành tựu khẩu nghiệp, thuộc tư thiện, mang lại hạnh phúc, với quả an vui?

KHÔNG NÓI DỐI

Ở đây, này các Tỳ kheo, đoạn tận lời nói không thực, một người là người từ bỏ nói lời không thực, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc.

Khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”.

  • Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”, hay nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”.
  • Hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”, hay nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.

Ở đây cũng vậy, tránh nói dối là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Và, một người có thể tránh nói dối vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh nói dối vì muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh nói dối vì họ rất tôn trọng sự thật, và vì họ nghĩ nói dối là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh nói dối. Cuối cùng, một người có thể tránh nói dối vì họ đã đắc Nhập Lưu Thánh Đạo Trí (Sot-Āpatti-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý nói dối nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh nói dối, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh nói hai lưỡi (nói ly gián).

KHÔNG NÓI HAI LƯỠI

Đoạn tận lời nói hai lưỡi, một người là người từ bỏ nói lời hai lưỡi:

  • nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này;
  • và nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Ở đây cũng vậy, tránh nói lời hai lưỡi là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Và, một người có thể tránh nói hai lưỡi vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh nói hai lưỡi vì muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh nói hai lưỡi vì họ không thích tình trạng chia rẽ, bất hoà, và vì họ nghĩ nói ly gián người khác là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh nói hai lưỡi. Cuối cùng, một người có thể tránh nói hai lưỡi vì họ đã đắc Bất Lai Thánh Đạo Trí (An-Āgāmi-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý nói lời hai lưỡi nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh nói hai lưỡi, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh nói lời thô ác. 

KHÔNG NÓI LỜI THÔ ÁC

Đoạn trừ lời nói thô ác, một người là người từ bỏ nói lời thô ác: chỉ nói

  • những lời nói không lầm lỗi,
  • những lời êm tai, dễ thương, đi thẳng vào tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy.

Ở đây cũng vậy, tránh nói lời thô ác là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Và, một người có thể tránh nói lời thô ác vì lòng nhân từ: chẳng hạn, vì người kia có thể là một đứa bé, và vì họ không muốn làm tổn thương một đứa bé như vậy. Và, một người có thể tránh nói lời thô ác vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh nói lời thô ác vì muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh nói lời thô ác vì họ thích hoà bình và an tịnh, và vì họ nghĩ nói lời thô ác là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh nói lời thô ác. Và, một người có thể tránh nói lời thô ác vì họ đã đắc Bất Lai Thánh Đạo Trí (An-Āgāmi-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý ăn nói một cách thô lỗ nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh nói lời thô ác, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh nói lời phù phiếm.

KHÔNG NÓI LỜI PHÙ PHIẾM

Đoạn trừ lời nói phù phiếm, một người từ bỏ nói lời phù phiếm:

  • là người nói đúng thời,
  • là người nói lời chân thật,
  • là người nói lời hữu ích,
  • là người nói đúng Pháp,
  • là người nói đúng Luật,
  • là người nói những lời đáng được gìn giữ, hợp thời, với mục đích, có kết liễu, và liên hệ đến mục đích.

Ở đây cũng vậy, tránh nói lời phù phiếm là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp, hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Một người có thể tránh nói lời phù phiếm là do lòng kính trọng: chẳng hạn, người kia có thể là một vị sư, và họ không muốn tỏ ra lỗ mãng bằng cách nói chuyện phù phiếm với một vị sư như vậy. Và, một người có thể tránh nói lời phù phiếm vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh nói lời phù phiếm vì muốn có thanh danh, hay họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh nói lời phù phiếm vì họ rất tôn trọng lời nói, và vì họ nghĩ nói lời phù phiếm là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh nói lời phù phiếm. Và cũng vậy, một người có thể tránh nói lời phù phiếm vì họ đã đắc A-la-hán Thánh Đạo Trí (Arahatta-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn muốn nói chuyện phù phiếm nữa.

Khi giải thích những khẩu nghiệp đạo bất thiện ở trên, chúng tôi đã giải thích những đề tài câu chuyện nào được Đức Phật khuyên không nên nói. Đối với những đề tài câu chuyện nên nói, Đức Phật cũng giải thích bằng cách liệt kê mười đề tài:[165]

  1. nói về sự thiểu dục hay ít muốn (app-iccha-kathā)
  2. nói về sự tri túc hay biết đủ (santuIIhi-kathā)
  3. nói về sự viễn ly (paviveka-kathā)
  4. nói về sự độc cư (asansagga-kathā)
  5. nói về tinh tấn (vīriy-ārambha-kathā)
  6. nói về giới (Sīla-kathā)
  7. nói về định (samādhi-kathā)
  8. nói về tuệ (pađđā-kathā)
  9. nói về giải thoát (vimutti-kathā)
  10. nói về tri-kiến giải thoát (vimutti-đāua-dassana- kathā)

Nói về những đề tài này được xem là thích hợp, bởi vì như Đức Phật giải thích, nó đưa đến:

  • nhất hướng nhàm chán (ekatanibbidāya)
  • ly tham (virāgāya)
  • đoạn diệt (nirodhāya)
  • an tịnh (upasamāya)
  • thắng trí (abhiđđāya)
  • giác ngộ (sambodhāya)
  • Niết-bàn (Nibbānāya)

Như vậy, có bốn khẩu nghiệp đạo thiện: không nói dối (chỉ nói sự thật, hoặc giữ im lặng), không nói lời hai lưỡi (chỉ nói sao để hoà hợp những người chia rẽ và duy trì hoà hợp giữa những người đã hoà hợp), không nói lời thô ác (mà nói một cách lịch thiệp, hoà nhã), và không nói chuyện phù phiếm (chỉ nói những điều xứng đáng, những lời phục vụ cho một mục đích tốt).

BA Ý NGHIỆP THIỆN

Kế tiếp Đức Phật giải thích ba thiện nghiệp đạo về ý:

Và thế nào, này các Tỳ kheo, là ba loại thành tựu ý nghiệp, thuộc tư (chủ ý) thiện, mang lại hạnh phúc, với quả an vui?

KHÔNG THAM MUỐN

Ở đây, này các Tỳ kheo, có người là người không tham muốn tài vật của người khác, đối với tài vật của người khác người ấy không có tâm thèm muốn [không nghĩ]: ‘Ôi, mong rằng những gì của người khác sẽ là của ta!’

Ở đây cũng vậy, tránh tham muốn là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Và lại nữa, một người có thể tránh tham muốn do tâm hoan hỷ (muditā): thay vì mong muốn tài sản của người khác, họ hoan hỷ đối với vận may của người khác. Một người cũng có thể tránh tham muốn vì họ đã đắc A-la-hán Thánh Đaọ Trí (Arahatta-Magga-Đāua): trí này làm cho họ mãi mãi không còn thèm muốn tài sản của người khác.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh tham muốn Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh nuôi dưỡng ác ý.

KHÔNG NUÔI DƯỠNG ÁC Ý

Một người là người không ác ý, không có tâm ý hiểm độc [nghĩ]:

‘Cầu mong những chúng sanh này không có thù hận, không ác ý, không bực dọc khó chịu, cầu mong họ luôn giữ mình cho được an vui!’

Ở đây cũng vậy, tránh nuôi dưỡng ác ý là do vô tham và vô sân: phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp hoặc không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Và thêm nữa, một người có thể tránh nuôi dưỡng ác ý là do lòng từ ái (mettā) và bi mẫn (karuuā), thay vì muốn cho chúng sanh khác chết đi hoặc bị tổn hại đi, họ mong muốn cho tất cả chúng sanh được sống an vui và hạnh phúc. Và, một người có thể tránh ác ý do đã đắc Bất Lai Thánh Đạo Trí (An-Āgāmi-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn nuôi dưỡng ác ý nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh nuôi dưỡng ác ý, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh chấp giữ tà kiến, mà nuôi dưỡng chánh kiến (Sammā-diIIhi).

NUÔI DƯỠNG CHÁNH KIẾN

Một người là người có chánh kiến, không phải là một người có kiến chấp điên đảo [người ấy nghĩ]:

  • ‘Có bố thí,
  • có cúng dường,
  • có tế lễ,
  • có các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục,
  • có đời này,
  • có đời sau,
  • có mẹ,
  • có cha
  • có các loại hóa sanh,
  • trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, có thắng trí (sau khi tự tri, tự chứng có đời này và đời sau) đã tuyên bố điều đó cho mọi người cùng biết.”

Đây là Chánh Kiến tiêu chuẩn do Đức Phật mô tả. Nó được gọi là mười Chánh Kiến căn bản (dasavatthukā Sammā-diIIhi). Chánh kiến này xác nhận những vận hành của nghiệp, và tái sanh… Khi Đức Phật nói về Chánh Kiến căn bản, thì loại chánh kiến này thường được Ngài đề cập331.

Giữ được Chánh Kiến là do vô tham, vô sân, vô si, và nó luôn luôn hợp với trí. Nhưng bao lâu một người vẫn không thấy những vận hành của duyên sanh, Chánh Kiến của họ chỉ dựa trên đức tin, và vì lí do đó không chắc chắn, nghĩa là có lúc họ giữ chánh kiến và có lúc không. Chỉ Nhập Lưu Thánh Đạo Trí (SotĀpattiMaggaĐāua) mới làm cho Chánh Kiến của một người chắc chắn, bởi vì (với trí này) người ta đã biết và thấy được duyên sanh theo chiều thuận và theo chiều nghịch: lúc đó người ta mãi mãi không còn chấp giữ tà kiến về nghiệp, cũng như bất cứ kiến chấp nào trong hai mươi loại thân kiến (sakkāya-diIIhi) [166] Đồng thời lúc đó họ cũng có Chánh Kiến biết được sự khác nhau giữa Chánh Kiến và tà kiến.

Chánh Kiến xác nhận những vận hành của nghiệp được xem là quan trọng nhất trong số những thiện nghiệp đạo. Tại sao? Bởi vì khi một người có Chánh Kiến, làm những điều bất thiện đối với họ là rất khó. Thực vậy, nếu một người đã đắc Chánh Kiến của một bậc Thánh, rất nhiều pháp bất thiện sẽ trở thành bất khả đối với họ để làm trở lại.

Điều này đã kết luận sự giải thích của Đức Phật về ba ý nghiệp đạo thiện: không tham muốn tài sản của người khác, không nuôi dưỡng ác ý (mà nuôi dưỡng từ bi), và không chấp giữ tà kiến phủ nhận những vận hành của nghiệp, mà giữ Chánh Kiến xác nhận những vận hành của thiện nghiệp và bất thiện nghiệp.

Như vậy, tổng cộng có mười thiện nghiệp đạo: ba thiện nghiệp đạo về thân, bốn thiện nghiệp đạo về lời nói và ba thiện nghiệp đạo về ý. Tất cả những thiện nghiệp đạo này đều phát sanh do vô tham, vô sân và có thể là ly trí (đāua- vippayutta) hoặc hợp trí (đāua-sampayutta), tuỳ theo.

QUẢ CỦA THIỆN NGHIỆP

Quả của những thiện nghiệp này là gì? Đức Phật đã giải thích nó cho các vị Tỳ-kheo như sau:

QUẢ CỦA THÂN NGHIỆP THIỆN

Với ba loại thành tựu của thân nghiệp, có tư thiện là nhân, này các Tỳ-kheo, các chúng sanh vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, được tái sanh trong một sanh thú tốt đẹp, được tái sanh thiên giới.

QUẢ CỦA KHẨU NGHIỆP THIỆN

Hay với bốn loại thành tựu của khẩu nghiệp, có tư thiện là nhân, này các Tỳ-kheo, các chúng sanh vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, được tái sanh trong một sanh thú tốt đẹp, được tái sanh thiên giới.

QUẢ CỦA Ý NGHIỆP THIỆN

Hay với ba loại thành tựu của ý nghiệp, có tư thiện là nhân, này các Tỳ-kheo, các chúng sanh vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, được tái sanh trong một sanh thú tốt đẹp, được tái sanh thiên giới.

 Mười thiện nghiệp đạo đã được Đức Phật ca ngợi như các pháp thiện (kusala), hữu ích (attha), vô lỗi (anavajja), và như những pháp đem lại kết quả an vui (sukha-vipāka dhamma). Và bởi vì chúng dẫn đến tái sanh trong các cõi trời (sagga), nên Đức Phật ca ngợi chúng như con đường trong sáng hay bạch đạo (sukka-magga).[169]

Đức Phật còn giải thích thêm rằng nếu chúng ta bảo được người khác tham gia vào mười thiện nghiệp đạo, thì mười thiện nghiệp đạo sẽ trở thành hai mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú tốt đẹp, ngay cả thiên giới; nếu chúng ta còn tán thành mười thiện nghiệp đạo, chúng sẽ trở thành ba mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú tốt đẹp; và nếu chúng ta còn khen ngợi mười thiện nghiệp đạo nữa, chúng sẽ trở thành bốn mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú tốt đẹp 

KẾT LUẬN

Điều này kết luận sự giải thích của chúng tôi về mười bất thiện nghiệp đạo và mười thiện nghiệp đạo. Trong khi mười bất thiện nghiệp đạo đưa đến tái sanh trong bốn ác đạo — súc sanh, ngạ quỷ, thậm chí địa ngục, thì mười thiện nghiệp đạo đưa đến tái sanh trong nhân giới, hoặc thiên giới.

Tuy nhiên, tái sanh trong nhân giới hoặc thiên giới không phải là mục đích của Pháp (Dhamma), có đúng không? Một sự tái sanh như vậy ngoài Giáo Pháp của Đức Phật cũng có thể đạt được. Vì vậy, các thiện nghiệp đạo không phải là độc nhất trong Giáo Pháp của Đức Phật. Độc nhất trong Giáo Pháp Đức Phật là lời dạy về Tứ Thánh Đế:

  1. Khổ (dukkha)
  2. Tập (samudaya)
  3. Diệt (nirodha)
  4. Đạo (magga)

Đó là Giáo Pháp cao tột nhất của chư Phật (Buddhānan sāmukkansikā Dhamma-desanā). Giáo pháp này có thể đưa đến thiện pháp cao nhất trong các thiện pháp: sự chứng đắc các Thánh Đạo và Thánh Quả, mà cùng tột là quả vị A-la-hán, chấm dứt sanh, già và chết.

Cái gì được xem là cần thiết cho sự chứng đắc Đạo Quả? Thiền chỉ và thiền minh sát thành công là cần thiết.[173] Nhưng để cho thiền chỉ và thiền minh sát của chúng ta thành công, nó phải được hỗ trợ bởi nhiều thiện nghiệp khác. Nói khác hơn, để thành công trong thiền, trước tiên chúng ta cần phải hoàn tất việc thực hành càng nhiều ba phước nghiệp sự càng tốt: không chỉ trong kiếp này mà cả trong các kiếp quá khứ nữa. Và việc thực hành đó đòi hỏi phải có một phẩm chất cao: kiên định và liên tục. Đây là những gì bây giờ chúng ta sẽ thảo luận.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app