VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

HẠ LIỆT VÀ CAO THƯỢNG; CÁC CĂN VÀ QỦA

Tại sao những pháp phối hợp này lại quan trọng như vậy? Bởi vì chúng giúp cho việc quyết định tính chất của quả nghiệp thiện. Tính chất của các tốc hành tâm (javana) quyết định tính chất cuả tâm quả (vipāka-citta): chẳng hạn như tính chất của tâm tục sanh (paIisandhi-citta). 

Tuỳ theo sự hạ liệt và cao thượng, ly trí hay hợp trí, có ba loại tâm quả khác nhau:

1. Tâm quả thiện vô nhân (ahetuka): nó có thể làm nhiệm vụ như tâm trong tiến trình (vīthi-citta) hay như một tâm ngoài tiến trình (vīthi-mutta-citta).

    a. Như một tâm trong tiến trình, tâm quả thiện vô nhân là quả của thiện nghiệp hạ liệt (omaka) cũng như cao thượng (ukkaIIha), ly trí (đāua-vippayutta) cũng như hợp trí (đāua- sampayutta), tam nhân (ti-hetuka) cũng như nhị nhân (dvi-hetuka). Tại sao như vậy? Bởi vì bất kỳ loại thiện nghiệp nào cũng có thể tạo ra nhãn thức, tỷ thức…Cũng vậy, một vị Phật thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm các đối tượng khả ái (ittha) hay rất khả ái (ati-ittha), là quả của thiện nghiệp.

    b. Như một tâm ngoài tiến trình (viithi- mutta-citta), tâm quả thiện vô nhân là quả của thiện nghiệp hạ liệt (omaka) và ly trí (đāua- vippayutta) hay hạ liệt nhị nhân (dvi-hetuka). Nếu một nghiệp như vậy tạo ra tâm tục sanh, người ta sẽ làm, hoặc một chư thiên (deva) cấp thấp, một rakkha (dạ xoa, la sát), một loại rồng (nāga) hay kim xí điểu (garūda), hay một người bị mù, điếc, câm bẩm sinh, hay bị khiếm khuyết về thân hay tâm theo một cách nào đó.

2. Tâm quả nhị nhân (dvi-hetuka):150Đây là quả của hai loại thiện nghiệp. Thiện nghiệp cao thượng (ukkaIIha) ly trí (cao thượng nhị nhân) và thiện nghiệp hạ liệt (omaka) hợp trí (hạ liệt tam nhân). Như vừa đề cập ở trên, khi một nghiệp như vậy tạo ra nhãn thức, nhĩ thức…những thức quả ấy đều vô nhân bất kể thiện nghiệp tạo ra chúng là gì. Nhưng nếu tâm quả nhị nhân trở thành một tâm tục sanh, người ta sẽ là một chư thiên cấp thấp, hay một người thọ sanh thấp hèn, nhưng với các căn đầy đủ. Trí tuệ của người ấy sẽ chậm lụt, nghĩa là người ấy sẽ không thể hiểu Pháp (dhamma) một cách rõ ràng. Và trong kiếp đó người ấy sẽ không thể đắc thiền (jhāna) hoặc Đạo & Quả. 

3. Tâm quả tam nhân (ti-hetuka): Đây là quả của thiện nghiệp cao thượng hợp trí, hay cao thượng tam nhân. Và ở đây cũng vậy, khi nghiệp này tạo ra nhãn thức, nhĩ thức,…thì những thức quả ấy đều vô nhân bất kể thiện nghiệp tạo ra chúng là gì. Nhưng nếu tâm quả tam nhân trở thành một tâm tục sanh, người ấy sẽ là một vị chư thiên cấp cao và rất xinh đẹp, với các thiên lạc cao thượng. Hoặc nếu làm người thì sẽ được thọ sanh cao quý với các căn đầy đủ, xinh đẹp, khoẻ mạnh, thọ hưởng các dục lạc cao thượng,… Trí tuệ của người ấy sẽ sắc bén, nghĩa là họ có thể hiểu được Pháp một cách rõ ràng. Và trong kiếp đó (tuỳ theo ba-la-mật của họ), họ có khả năng đắc thiền hoặc Đạo-Quả.

Một lần nữa, hãy nhớ rằng những phân tích trên chỉ là những hướng dẫn chung, vì vẫn có nhiều thay đổi. Do đó, một người có trí tuệ nhạy bén nhưng xấu xí, thọ sanh trong một gia đình giàu có hay nghèo hèn, thực sự vẫn có thể có tâm tục sinh tam nhân; hoặc một người tuệ chậm lụt nhưng rất xinh đẹp, sanh trong một gia đình giàu có hay nghèo hèn, thực sự vẫn có thể có một tâm tục sinh nhị nhân.151Điều này mỗi người sẽ hiểu rõ hơn khi phân biệt những vận hành của nghiệp trên chính bản thân với trực giác trí; nhất là khi quý vị biệt duyên sanh, và đắc được Trí Phân Biệt Nhân Duyên (Paccaya-Pariggaha-Đāua).

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về tâm thiện kể như ba phước nghiệp sự (puđđa-kiriya-vatthu), hợp với những hướng dẫn trên.

PHƯỚC NGHIỆP SỰ

Ba phước nghiệp sự (puđđa-kiriya-vatthu) này là ba cách thực hiện thiện nghiệp, để phát triển tâm thiện. Đó là:[95] bố thí (dāna), trì giới (Sīla) và tu thiền (bhāvanā).152[96]

Cả ba phước nghiệp sự này có thể là hợp trí hoặc ly trí; hay nói cách khác, có thể là nhị nhân (dvi-hetuka) hay tam nhân (ti-hetuka).

Đối với bố thí và trì giới, trí phối hợp là Nghiệp Sở Hữu Trí (Kamma-Ssakata-Đāua); đối với thiền, trí phối hợp hoặc là trí thiền định (jhāna-pađđā), hoặc minh sát trí (vipassanā-đāua). Và nếu thiền của hành giả đạt đến tột đỉnh của nó, trí phối hợp sẽ là Đạo Trí (Magga-Đāua)và Quả Trí (Phala-Đāua).

Như đã đề cập ở trên, Nghiệp Sở Hữu Trí là Chánh Kiến Cơ Bản: trí này cũng có ngoài Giáo Pháp của Đức Phật. Nhưng bao lâu người ta vẫn còn chưa thấy những vận hành của duyên khởi (tức bao lâu chưa người ta chưa đắc Trí Phân Biệt Nhân Duyên (Paccaya-Pariggaha-Đāua), chừng đó Chánh Kiến này vẫn phải dựa trên đức tin nơi người thầy hay vị đạo sư của mình. Nếu đạo sư là Đức Phật, Chánh Kiến của họ sẽ rất mạnh. Và họ có thể tạo được những cuộc đại thí hợp trí.

Nếu bố thí của một người không hợp với trí, ở đây là Nghiệp Sở hữu trí, thời họ làm việc bố thí vì một lý do nào đó khác hơn là để hoàn hành một thiện nghiệp.

NHỮNG VẬN HÀNH CỦA BỐ THÍ

LY TRÍ

Chẳng hạn, rất hiếm trường hợp trẻ em làm việc bố thí với trí (hiểu biết) về những vận hành của nghiệp. Thường thường trẻ em bố thí vì chúng muốn bắt chước cha mẹ, hoặc vì cha mẹ chúng dạy bảo chúng phải làm việc đó, hay vì chúng thích bố thí, hay thích được khen ngợi khi bố thí. 

Thậm chí rất nhiều người lớn khi bố thí cũng không có trí (hiểu biết) về vận hành của nghiệp. Chẳng hạn, người ta có thể bố thí, vì lòng thương người, mong muốn giúp đỡ người khác, như bố thí thức ăn và những vật dụng cần thiết khác cho người nghèo, người đói khổ,…Người ta cũng có thể bố thí vì điều đó đã thành tập quán hay truyền thống, hoặc vì tôn giáo của họ nói nên làm như vậy. Người ta cũng có thể bố thí vì kiêu mạn, muốn được danh thơm, tiếng tốt, hoặc được kính trọng. Thậm chí người ta có thể bố thí vì sợ bị khiển trách. Khi cha mẹ cho con cái mình một vật gì họ cũng thường có nhiều sự luyến ái và không như lý tác ý (nghĩ rằng: ‘Đây là con trai ta’ hay ‘đây là con gái ta’), tương tự khi chồng cho vợ một vật gì, vợ cho chồng một vật gì, hay bạn bè cho nhau một vật gì, …Thậm chí họ còn có thể bố thí với tà kiến, nghĩa là bố thí nhưng tin rằng không có quả của bố thí, rằng không có tái sanh sau khi chết,… Ngay cả như vậy, trong mọi trường hợp, bố thí vẫn là thiện: nếu nó được xen kẽ với những tâm thiện, thậm chí nó còn có thể là bố thí cao thượng (ukkaIIha) nữa. Nhưng do khi bố thí không hợp với trí hiểu biết về vận hành của nghiệp (ly trí), nó sẽ ít cao thượng hơn, vì chỉ có hai nhân (dvi-hetuka), nghĩa là nó chỉ phối hợp với vô tham và vô sân. Và nghiệp làm có ít sức mạnh thì quả cũng sẽ kém sức mạnh như vậy.

HỢP TRÍ

Bố thí với trí (hiểu biết) về những vận hành của nghiệp có sức mạnh lớn hơn. Tại sao? Bởi vì sự hiện diện của trí tuệ có nghĩa rằng tâm ấy là tâm tam nhân (ti-hetuka): có gốc trong vô tham, vô sân và vô si. Một tâm như vậy luôn luôn làm cho thiện nghiệp có tác động mạnh mẽ hơn. 

Một yếu tố quan trọng thêm nữa, là bố thí thuộc hạ liệt (omaka) hay cao thượng (ukkaIIha):

BỐ THÍ HẠ LIỆT

Những yếu tố quyết định một bố thí được xem như hạ liệt là gì? Có bốn yếu tố:

– Người bố thí có được những vật cần thiết (tứ vật dụng) bằng tà mạng.

– Người bố thí có ít giới đức hay không có giới đức, nghĩa là người ấy chỉ giữ một vài giới, hay hoàn toàn không giữ giới nào (trong ngũ giới).

– Trước hoặc sau tâm tác nghiệp bố thí, tâm của người bố thí phối hợp với các pháp bất thiện. Chẳng hạn, trước lúc bố thí, người ấy đã có thái độ nóng giận hay thiếu kiên nhẫn; người ấy có thể không hài lòng với vật bố thí, hay bố thí với thái độ bất cẩn, lơ đễnh; sau bố thí, người ấy có thể hối tiếc đã làm việc bố thí. Cô ta hoặc anh ta cũng có thể chỉ có một chút ít đức tin nơi những vận hành của nghiệp. Hoặc bố thí với mong muốn được chút lợi đắc thế gian, hay vì muốn hưởng những dục lạc trong tương lai như một người giàu sang, hoặc một vị chư thiên…

– Người thọ nhận có ít giới đức hay không có giới đức, tức chỉ giữ một vài giới hay hoàn toàn không giữ giới nào cả. 

Trên đây chỉ là những ví dụ cho thấy bố thí của một người có thể bị xen lẫn với hàng ngàn triệu tâm bất thiện có gốc ở tham, sân và si như thế nào. Điều đó khiến bố thí của họ trở thành hạ liệt. Trong trong trường hợp này, nếu người ấy không hiểu được những vận hành của nghiệp, thời tâm của người ấy không kết hợp với vô si hay ly trí, tâm này làm cho bố thí của họ hạ liệt, nhị nhân, điều đó cũng có nghĩa rằng tâm quả sẽ là vô nhân (ahetuka). Nếu người ấy hiểu những vận hành của nghiệp, thời tâm họ cũng phối hợp với vô si hay hợp trí, tuy nhiên ngay cả như vậy rải rác cũng có vô số tâm bất thiện làm cho bố thí của họ thành hạ liệt, tam nhân (ti-hetuka), điều đó có nghĩa rằng tâm quả sẽ chỉ là tâm quả nhị nhân (dvi-hetuka).

Trong Kinh Điển PāSi, có câu chuyện kể về một gia chủ nọ đã thực hiện bố thí hạ liệt như vậy. Một trong những tiền kiếp của Đức Phật, khi ngài vẫn còn là một vị Bồ-tát chưa giác ngộ, Đức Phật lúc đó là một vị đạo sĩ có tên là Kanhadīpāyana. Một hôm, người cha và người mẹ nọ mang đứa con trai của họ đến cho ngài, bởi vì đứa bé vừa bị một con rắn độc cắn. Và để giải độc, mọi người trong họ quyết định mỗi người sẽ nói lên những lời tuyên bố về Sự Thực (Sacca-kiriya). Sau khi đức Bồ-tát nói lên lời tuyên bố về sự thực của mình, cha của đứa bé cũng nói lên lời tuyên bố về sự thực của ông ta. Ông tuyên bố rằng ông thực hiện những cuộc bố thí mà tâm không hoan hỷ, thực hiện việc bố thí với tâm miễn cưỡng, không có đức tin nơi quả của bố thí: nói chung ông bố thí không có niềm tin. Và như vậy có nghĩa là bố thí của ông hoàn toàn hạ liệt.

BỐ THÍ CAO THƯỢNG

Các yếu tố quyết định một nghiệp bố thí là cao thượng (ukkaIIha) trái ngược lại với các yếu tố cúng dường hạ liệt trên.

1. Người bố thí hay thí chủ có được những vật dụng cần thiết (để bố thí) bằng Chánh Mạng.

2. Người bố thí có giới đức: có nghĩa rằng thí chủ là người có thọ trì giới.

3. Trước hoặc sau tác nghiệp bố thí, tâm thí chủ phối hợp với các thiện pháp. Chẳng hạn, trước khi bố thí, cô ta hay anh ta có sự hoan hỷ (pīti)161sau khi đã bỏ công sức ra để có được những vật thí vừa ý; cô ta hay anh làm việc bố thí với thái độ cung kính, tập trung, và hoan hỷ; sau khi bố thí, cô ta hay anh ta hoan hỷ đối với thí sự của mình. Và cô ta hay anh ta có niềm tin sâu dày nơi những vận hành của nghiệp. Cô ta hay anh ta có thể thực hiện việc bố thí với mong ước đắc chứng Niết- Bàn.

4. Người thọ nhận có giới đức: nghĩa là người thọ nhận là người có giữ giới. Dĩ nhiên, người thọ nhận cao thượng nhất theo Phật Giáo, là một vị Phật, một bậc A-la-hán162, một bậc Thánh, hay một người đang thực hành để chứng đắc A-la-hán Thánh Quả. Nhưng vẫn cao thượng hơn nữa, nếu người thọ nhận là một hay nhiều vị Tỳ kheo hoặc Sa-di được xem như đại diện cho Tăng (Sangha)

Đây là những ví dụ cho thấy bố thí của một người có thể có hàng ngàn triệu tâm thiện phối hợp với vô tham, vô sân, và hỷ (pīti) xen kẽ như thế nào. Nếu người bố thí không hiểu những vận hành của nghiệp, bố thí ấy không phối hợp với vô si hay còn gọi là bố thí ly trí, và điều này làm cho bố thí của họ trở thành cao thượng nhưng nhị nhân (dvi-hetuka), và như thế có nghĩa rằng tâm quả sẽ là tâm quả nhị nhân. Nếu thí chủ hiểu được những vận hành của nghiệp, bố thí đó hợp với vô si hay bố thí hợp trí, điều này làm cho bố thí của họ trở thành cao thượng, tam nhân, và nó cũng có nghĩa rằng tâm quả sẽ là tâm quả tam nhân.

TRÌ GIỚI (SĪLA)

Phước nghiệp sự thứ hai là trì giới (Sīla): với mục đích tránh một số những bất thiện nghiệp. Giới bao gồm ba sự kiêng tránh hay tiết chế (viratī): Chánh Ngữ (Sammā- Vācā), Chánh Nghiệp (Sammā-Kammanta), và Chánh Mạng (Sammā-Ājīva), là cách sinh nhai không mắc vào tà ngữ (micchā-vācā) hay tà nghiệp (micchā-kammanta)163 Những sự tiết chế này khởi lên trong ba dịp.

1. Có phát sanh một cơ hội để làm một điều bất thiện (akusala-dhamma) nhưng người này tránh (không làm) vì suy xét thấy đó là một việc không thích hợp để làm. Đây gọi là cơ hội-tiết chế (sampatta-virati, Hán dịch đắc ly), nghĩa là người ta tránh phạm khi cơ hội phát sanh.

2. Có phát sanh một cơ hội để làm điều bất thiện nhưng người này tránh không làm bởi vì họ đã thọ trì các học giới (sikkhā-pada), như ngũ giới, bát giới, thập giới hoặc Ba-la-đề mộc-xoa giới (giới của vị Tỳ kheo).166Đây gọi là thọ giới-tiết chế (samādāna-virati, Hán dịch thọ ly).

3. Có phát sanh một cơ hội để làm điều bất thiện, nhưng do một người đã diệt một số hay đã diệt hoàn toàn các phiền não với Thánh Đạo Trí, nên họ không thể cố ý làm một số việc bất thiện: riêng A-la-hán Thánh Đaọ Trí khiến người ta không thể cố ý làm bất cứ một việc bất thiện nào167. Trong trường hợp này, sự tiết chế của một người là việc tự nhiên, và được gọi là tuyệt diệt tiết chế. 

Giới cơ hội và tuỳ hứng là giới hạ liệt, trong khi giơí như một pháp tu tập là giới cao thượng.

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về các loại học giới khác nhau.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app