VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

NHIỆM VỤ CỦA QUẢ

Nghiệp bốn loại thứ hai mà chúng ta sẽ bàn đến được phân theo nhiệm vụ (kicca). Khi nghiệp chín mùi, nó có thể làm một trong bốn nhiệm vụ:

  • Sanh nghiệp (janaka-kamma)
  • Trì nghiệp (upatthambhaka-kamma)
  •  Chướng nghiệp (upapīḷaka-kamma) 
  • Đoạn nghiệp (upaghātaka-kamma)

Như ở trước chúng ta đã nói, một bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp chỉ được hoàn thành khi có đủ một số yếu tố: trong đó bao gồm tư bất thiện hay tư thiện để hoàn thành một nghiệp. Nó được gọi là tư quyết định (sanniṭṭhāna cetanā). Những tư đến trước và sau tư quyết định thì được gọi là tư tiền và tư hậu (pubb-āpara-cetanā)

Chỉ một mình tư quyết định làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra tái sanh, trong khi đó các tư tiền và tư hậu làm nhiệm vụ như trì nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp, cũng như sanh nghiệp khác.

SANH NGHIỆP

Nhiệm vụ của sanh nghiệp (janaka-kamma) là để tạo ra năm uẩn465(danh-sắc),466vào lúc tái sanh (paṭisandhi- Thời Tục Sanh), và trong suốt kiếp sống đó (pavatti-Thời Bình Nhật).467 Sanh nghiệp có thể là thiện hoặc bất thiện.

Sanh nghiệp tạo ra tái sanh chỉ khi quả của nó xuất hiện ngay sau tâm tử trong kiếp trước.468 Sự tái sanh là sự xuất hiện cùng một lúc của ba pháp:

  • Tâm hay thức tục sanh (paṭisandhi-citta): đó là thức uẩn.
  • Tâm sở tục sanh (paṭisandhi-cetasika): đó là các tâm sở của tâm tục sanh: thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.
  • Sắc thân của chúng sanh mới, hay sắc uẩn, một loại sắc do nghiệp sanh (kamma-ja-rūpa).

Vào lúc thụ thai, chỉ có ba loại tổng hợp mười sắc xuất hiện, đó là tổng hợp thân mười sắc (đoàn thân), tổng hợp tâm mười sắc (đoàn tâm), và tổng hợp tánh mười sắc (đoàn tánh). Sau khi thụ thai (trong suốt thời kỳ thai nghén) các loại sắc còn lại mới xuất hiện, bao gồm nhãn sắc, nhĩ sắc, tỷ sắc, và thiệt sắc, vốn cũng do nghiệp sanh.

Năm uẩn được tạo ra vào lúc tái sanh là kết quả của một nghiệp nào đó trong mười bất thiện nghiệp đạo hay mười thiện nghiệp đạo (kamma-patha). Chúng ta đã nói về những nghiệp đạo này ở một phần trước: sát sanh hay tránh xa sự sát sanh; trộm cắp hay tránh xa sự trộm cắp, tà dâm hay tránh xa sự tà dâm,…

Ngoài việc tạo ra năm uẩn vào lúc tái sanh, sanh nghiệp cũng còn tạo ra năm uẩn trong suốt kiếp sống. Nhưng không cùng một nghiệp như nghiệp đã tạo ra thức tái sanh, mà nó luôn luôn là nghiệp khác. Và, ở đây cũng vậy, nó là sự xuất hiện của ba pháp:

  • Các loại tâm quả (vipāka citta): đó là thức uẩn, vốn do nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, và thân thức, cũng như tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, và đăng ký tâm làm thành.
  • Các pháp tương ưng (sampayutta dhamma), các tâm sở (cetasikas) phối hợp với các loại tâm quả khác của chúng: đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.
  • Sắc thân của chúng sanh: đó là sắc uẩn, vốn là sự tương tục của sắc do nghiệp sanh: sáu căn xứ,…

Bất kỳ loại bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp nào, không ngoại lệ, đều có thể tạo ra quả trong thời bình nhật (pavatti) của kiếp đó.

CON VOI SUNG TÚC

Nghiệp như vậy đã được Đức Phật giải thích, chẳng hạn như trong Kinh Jāṇussoṇi, Đức Phật kể lại việc một người tái sanh làm voi:

Đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, nhưng người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. 

Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, con voi ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Nhưng vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác.

Đây, nghiệp bất thiện của người đó làm nhiệm vụ như sanh nghiệp, tạo ra sự tái sanh của cô ta hay anh ta như một con voi. Nhưng thiện nghiệp mà người này tích tạo đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp trong đời sống bình nhật, đó là giúp cho con voi được khoẻ mạnh, tạo ra cuộc sống hạnh phúc, và duy trì cuộc sống hạnh phúc của con voi ấy. 

GIÀU CÓ NHỜ TÀ MẠNG

Tương tự như vậy, một người được tái sanh làm người và có thể trở nên giàu có nhờ tà mạng: chẳng hạn, có người làm giàu nhờ sát sanh, trộm cắp, và mua bán vũ khí…Và quý vị có thể hỏi: ‘Nhưng làm thế nào nghiệp bất thiện lại có thể tạo ra một quả đáng mong ước, vừa lòng và khả ý được, Đức Phật nói đó là điều bất khả cơ mà?’

Đây, không phải nghiệp bất thiện của người ấy cho quả thiện, mà vẫn chỉ có thiện nghiệp làm công việc đó. Trong một kiếp trước cô ta hay anh ta từng làm ra tiền và hoạch đắc tài sản nhờ sát sanh, trộm cắp, và mua bán vũ khí…Rồi dùng tiền đó cô ta hay anh ta tạo tác những thiện nghiệp, chẳng hạn như cúng dường đến các sa-môn và Ba-la-môn. Trong khi làm những thiện nghiệp ấy, cũng có thể cô ta hay anh ta đã nguyện được thành công trong việc làm ăn buôn bán. Và một trong những thiện nghiệp đó bây giờ làm nhiệm vụ như sanh nghiệp tạo ra sự tái sanh của cô ta hay anh ta như con người. Nhưng những nghiệp khác trong số ‘nghiệp cúng dường’ ấy làm nhiệm vụ như sanh nghiệp chỉ khi cô ta hay anh ta hoàn thành những bất thiện nghiệp như trước, có nghĩa là cô ta hay anh ta chỉ trở nên giàu có nhờ làm ăn bất chánh (tà mạng). Chúng ta có thể bắt gặp những trường hợp như vậy ở bất kỳ đất nước nào: một người làm ăn chân chánh (Chánh Mạng) thì không thành công, nhưng nếu làm ăn bất chánh họ lại rất thành công.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng họ sẽ không phải gánh chịu những bất thiện nghiệp mà họ đã làm: Nghiệp bất thiện của họ trong một kiếp sau nào đó có thể sẽ làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra một sự tái sanh bất hạnh, cũng như sẽ làm nhiệm vụ như trì nghiệp bất thiện trong cuộc sống bình nhật của họ kiếp đó. 

Ví dụ khác về cách sanh nghiệp làm nhiệm vụ trong đời sống bình nhật được thấy trong tích chuyện gọi là ngạ quỷ có lâu đài (vimāna-peta): sanh nghiệp thiện tạo ra một thân hình đẹp đẽ, …và những thiên lạc cho một người như vậy, nhưng sanh nghiệp bất thiện lại tạo ra một loại hành hạ nào đó liên quan đến bất thiện nghiệp họ đã tạo.

CHUYỆN THIÊN NỮ KAṆṆAMUṆḌA

Một ví dụ về điều này là trường hợp của nàng thiên nữ và con chó bị cắt tai (kaṇṇa-muṇḍa sunakha). Trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa, có một nhóm thiện tín, là những cặp vợ chồng, đã thực hành pháp bố thí (dāna), trì giới (sīla) và tu thiền (bhāvanā) cùng nhau. Ngày kia, một gã cờ bạc đã đánh cược với đám bạn bè của hắn rằng hắn có thể làm cho một trong những người vợ giới đức ấy phá giới, và khiến cô ta phạm tội tà dâm. Và hắn đã thành công. Đám bạn trả tiền cho gã cờ bạc, và kể lại chuyện đó cho chồng của cô ta nghe. Khi người chồng hỏi cô ta về việc có phải cô ta đã phạm tội tà dâm hay không, cô ta chối bỏ việc ấy. Và, chỉ vào một con chó, cô thề: ‘Nếu em có làm một hành động tội lỗi như vậy, thì bất cứ khi nào em được sanh ra, cầu cho con chó đen bị cắt tai này sẽ cắn em đi!’

Người phụ nữ này sau đó qua đời, với tâm tràn ngập hối hận. Bất thiện nghiệp nói dối (về chuyện tà dâm) của cô ta đã khiến cô tái sanh như một ngạ quỷ có lâu đài (vimāna-peti). Nhưng nhờ thiện nghiệp, cô ta xinh đẹp và có nhiều lâu đài làm bằng vàng và bằng bạc, trên bờ hồ Kaṇṇamuṇḍa ở Một ví dụ về điều này là trường hợp của nàng thiên nữ và con chó bị cắt tai (kaṇṇa-muṇḍa sunakha). Trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa, có một nhóm thiện tín, là những cặp vợ chồng, đã thực hành pháp bố thí (dāna), trì giới (sīla) và tu thiền (bhāvanā) cùng nhau. Ngày kia, một gã cờ bạc đã đánh cược với đám bạn bè của hắn rằng hắn có thể làm cho một trong những người vợ giới đức ấy phá giới, và khiến cô ta phạm tội tà dâm. Và hắn đã thành công. Đám bạn trả tiền cho gã cờ bạc, và kể lại chuyện đó cho chồng của cô ta nghe. Khi người chồng hỏi cô ta về việc có phải cô ta đã phạm tội tà dâm hay không, cô ta chối bỏ việc ấy. Và, chỉ vào một con chó, cô thề: ‘Nếu em có làm một hành động tội lỗi như vậy, thì bất cứ khi nào em được sanh ra, cầu cho con chó đen bị cắt tai này sẽ cắn em đi!’

TRÌNH NGHIỆP

Nhiệm vụ của trì nghiệp (upatthambhaka-kamma) không phải để tạo ra quả riêng của nó, mà là để củng cố cho quả của một sanh nghiệp. Nói đúng hơn nhiệm vụ của trì nghiệp là để củng cố cho tính chất (lạc hay khổ) của quả đã sanh, hoặc để củng cố cho thời gian của quả (tức làm cho quả được kéo dài ra). Trì nghiệp cũng có trì nghiệp thiện và bất thiện: trì nghiệp bất thiện củng cố cho nghiệp bất thiện, và trì nghiệp thiện củng cố cho nghiệp thiện. 

Chẳng hạn như các tốc hành cận tử (maraṇa-sanna-javana). Chúng ta biết trong các tiến trình tâm cận tử (maraṇ-āsanna-vīthi) tốc hành tâm chỉ có năm, thay vì bảy như bình thường: điều đó có nghĩa là chúng quá yếu để tạo ra tái sanh. Như vậy chúng chỉ củng cố cho sanh nghiệp tạo ra tái sanh, bằng cách giúp cho nó tạo ra một sự tái sanh thích hợp. Nếu sanh nghiệp là bất thiện, các tốc hành của tiến trình cận tử cũng sẽ là bất thiện: chúng sẽ củng cố tính chất bất thiện cho sanh nghiệp, để tạo ra sự tái sanh như một ngạ quỷ, súc sanh, hay tái sanh trong địa ngục. Nếu sanh nghiệp là thiện, các tốc hành của tiến trình cận tử cũng sẽ là thiện và chúng sẽ củng cố tính chất thiện cho sanh nghiệp, để tạo ra tái sanh như một con người hay một chư thiên. Trì nghiệp củng cố cho một sanh nghiệp theo cách đó.

Trì nghiệp cũng củng cố cho quả của sanh nghiệp, nghĩa là chúng củng cố cho những cảm thọ quả lạc hay khổ, và làm cho những cảm thọ này tồn tại lâu hơn. Chẳng hạn, khi một thiện nghiệp đã làm nhiệm vụ như một sanh nghiệp để tạo ra tái sanh làm người, thì trì nghiệp thiện sẽ giúp duy trì những pháp quả, hay giúp cho sự tương tục của năm uẩn: ở đây phải hiểu trợ giúp bằng cách giữ cho con người ấy được khoẻ mạnh, có một cuộc sống an vui,… chẳng hạn, nhờ hoàn thành những thiện nghiệp như bố thí, giữ giới, tu thiền, một người có thể kéo dài được tình trạng sức khoẻ, và thọ mạng của mình theo phước thiện đó. Ngược lại, khi một bất thiện nghiệp đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp trong đời sống bình nhật, bằng cách tạo ra một chứng bệnh đau đớn cho một người, thì trì nghiệp bất thiện có thể ngăn hiệu quả của việc chữa trị thuốc men, vì vậy khiến cho bệnh tình của họ phải kéo dài ra. Chẳng hạn, do hoàn thành những bất thiện nghiệp như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu và bia…, một người có thể giúp làm suy yếu các căn (mắt kém, tai điếc, tâm trí u ám..), huỷ hoại sức khoẻ, và rút ngắn tuổi thọ của mình nhanh hơn.

Tương tự, khi bất thiện nghiệp đã làm nhiệm vụ như một sanh nghiệp để tạo ra tái sanh làm một con vật, thì trì nghiệp bất thiện có thể củng cố cho bất thiện nghiệp khác nhờ thế nó chín mùi và làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra những quả khổ. Trì nghiệp bất thiện cũng có thể kéo dài cuộc sống bất hạnh của con vật, theo đó tính chất liên tục của các quả bất thiện sẽ kéo dài ra thêm.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app