VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

QỦA CỦA NGHIỆP BẤT THIỆN

Quả của những nghiệp bất thiện này là gì? Đức Phật đã giải thích điều đó cho các vị Tỳ kheo như sau:

QUẢ CỦA THÂN NGHIỆP BẤT THIỆN

Với ba loại thân nghiệp lầm lỗi, không thích hợp, với tư (chủ ý) bất thiện là nhân, này các Tỳ kheo, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

QUẢ CỦA KHẨU NGHIỆP BẤT THIỆN

Với bốn loại khẩu nghiệp lầm lỗi, không thích hợp, với tư (chủ ý) bất thiện là nhân, này các Tỳ kheo, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

QUẢ CỦA Ý NGHIỆP BẤT THIỆN

Với ba loại ý nghiệp lầm lỗi, không thích hợp, với tư (chủ ý) bất thiện là nhân, này các Tỳ kheo, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Chính vì mười bất thiện nghiệp đạo này đem lại những quả khổ như vậy nên Đức Phật tuyên bố chúng là bất thiện (akusala), vô ích (anattho), có tội (sāvajja), và là những pháp cho quả khổ (dukkhavipākadhamma). Và vì chúng đưa đến tái sanh trong địa ngục, nên Ngài chỉ trích chúng là hắc đạo (kauhamagga).

Đức Phật giải thích thêm rằng nếu chúng ta làm cho người khác vướng vào mười bất thiện nghiệp đạo này, thời chúng sẽ thành hai mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú xấu, thậm chí địa ngục;  nếu chúng ta còn tán thành mười bất thiện nghiệp đạo này, thời chúng sẽ trở thành ba mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú xấu; và nếu chúng ta còn nói lời khen ngợi mười bất thiện nghiệp đạo này nữa, thời chúng sẽ trở thành bốn mươi pháp đưa chúng ta đến một sanh thú xấu (ác thú).

NHỮNG QUẢ KHÔNG ĐÁNG KỂ CỦA BẤT THỆN NGHIỆP

Mặc dù, ở đây Đức Phật chỉ nói đến sự việc nghiệp bất thiện cho quả của nó sau khi chết, đó là tạo ra tâm tục sanh (kiết sanh thức) trong cõi súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Nhưng nghiệp cũng có thể tạo ra quả của nó trong thời bình nhật (pavatti) hay nói nôm na trong đời sống hàng ngày của một đời người. Cho dù những quả này vẫn là những quả không khả ý và không mong muốn, Đức Phật mô tả chúng như không đáng kể (sabbalahusa, Hán dịch 極輕cực khinh, tức rất nhẹ) so với những quả trên. Trong trường hợp đó:

  • Sát sanh chỉ đưa đến đoản thọ hay chết yểu.
  • Trộm cắp chỉ đưa đến mất mát tài sản.
  • Tà dâm chỉ đưa đến sự kình địch, oán thù.
  • Nói dối chỉ đưa đến bị vu cáo và bị nói dối.
  • Nói hai lưỡi chỉ đưa đến chỗ bị sứt mẻ, đổ vỡ tình bạn.
  • Nói lời thô ác chỉ cho người ta một giọng nói không êm ái, khó
  • Nói lời phù phiếm chỉ đưa đến việc người ta không tin những gì bạn nói, ngay cả khi bạn nói sự thật.
  • Uống rượu và các chất say chỉ đưa đến tình trạng loạn trí.

Ở đây, một lần nữa hãy nhớ rằng, để cho một hành động trở thành một nghiệp đạo đầy đủ, nó cần phải có sự chủ tâm hay cố ý, tức cần phải có ước muốn làm hành động bất thiện. Chẳng hạn, một người cảm thấy một vết ngứa trên tay, và cào vào tay mình mà không nhìn gì hết. Sau đó có thể anh ta phát hiện ra đó là con muỗi, thời việc sát sanh của anh ta chỉ là vô ý. Hành động ấy không phải là nghiệp bất thiện, bởi vì anh ta không chủ ý làm hại con muỗi. Nhưng một người cũng cảm thấy một vết ngứa trên tay, nhìn xuống, thấy rằng đó là con muỗi, và đập một cái khiến con muỗi chết. Hành động đó là nghiệp bất thiện, bởi vì anh ta có chủ ý muốn giết con muỗi. Điều này cũng tương tự, nếu người ta xịt thuốc muỗi để giết các loại côn trùng trong phòng của mình, dùng thuốc độc để diệt chuột…

MỘT NGHIỆP ĐẠO BẤT THIỆN

Thêm nữa, chúng ta cần hiểu là khi Đức Phật giải thích rằng nghiệp bất thiện tạo ra một tái sanh bất hạnh, ngài đang nói đến một nghiệp đạo bất thiện (kammapatha). Ở đây chữ đạo (patha) là tiến trình hay quá trình diễn biến, và tiến trình này chỉ đạt đến khi một số yếu tố (sambhāra-chi pháp) nào đó đã đầy đủ. Chẳng hạn, trong hành động sát sanh (pāuātipāta), hành động này trở thành một tiến trình nghiệp đầy đủ chỉ khi hoàn thành năm yếu tố hay năm chi pháp: 

  1. Cần có một chúng sanh (pāna): chẳng hạn, một con côn trùng, một con cá, hay một con người….
  2. Người ấy cần phải nhận thức được rằng đó là một chúng sanh (pāuasađđitā): ở đây, dù người ấy nhận thức được chúng sanh đó là một con côn trùng, một con cá, hay con người…không thành vấn đề. Điều quan trọng là người ấy nhận thức được nó là một vật có mạng căn (sanh mạng hay sự sống): chẳng hạn, một cái thai trong bụng.
  3. Người ấy cần phải có tâm sát sanh (vadhakacitta), tức ý định của người ấy là muốn cắt đứt sanh mạng của chúng sanh đó.
  4. Người ấy cần thực hiện một hành động sát (upakkama-tấn công), nghĩa là người ấy cần thực hiện một nỗ lực để giết. Chẳng hạn, họ cần phải đánh, xịt thuốc, thọc dao, hay thả bom…
  5. Chúng sanh đó cần phải chết do hành động sát của người ấy (tenamarauanti), có nghĩa rằng mạng căn hay sanh mạng của chúng sanh đó phải bị cắt đứt bởi hành động sát của người ấy, chứ không phải (chết) vì một lý do nào khác.

Khi năm yếu tố này được hoàn tất, nghiệp kể như đã mang lấy tiến trình đầy đủ của nó, và tư (cetanā) được gọi là tư cuối cùng (sanniIIhāna-cetanā). Nghiệp cũng mang lấy tiến trình đầy đủ của nó nếu người ấy bảo người khác làm (thay vì tự làm). Nếu nghiệp như vậy chín mùi sau khi chết, chắc chắn nó sẽ tạo ra quả tái sanh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ, thậm chí địa ngục. Tuy nhiên, nếu chỉ một số yếu tố được hoàn tất, quả sẽ không chắc chắn.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng tất cả những yếu tố cấu thành nghiệp sát sanh chỉ có ba, ngoại trừ rằng chúng sanh ấy không chết. Chẳng hạn, một người thấy một con muỗi trên cánh tay, và đập nó, nhưng nó thoát được. Trường hợp này, mặc dù hành động không trở thành nghiệp sát, nó vẫn trở thành một ý nghiệp đạo bất thiện: ác ý hay ý sân (byāpāda). Vì để cho ý sân thành một nghiệp đạo, chỉ hai yếu tố cần được hoàn tất: 

  1. Một chúng sanh khác (parasatta)
  2. Ước muốn huỷ diệt nó (tassa ca vināsacintāti)

Khi hai yếu tố này được hoàn tất, nghiệp đã mang lấy tiến trình đầy đủ của nó. Nếu nó chín mùi sau khi chết, chắc chắn nó sẽ tạo ra quả tái sanh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ, thậm chí địa ngục.

Một người cũng có thể thấy con muỗi và nổi sân: ‘Ồ, con muỗi này muốn cắn tao hả! Tao sẽ sốt rét mất thôi!’ Và người ấy có thể lấy một cây quạt và đuổi con muỗi đó ra khỏi phòng. Bao lâu người ấy chỉ nổi sân thôi, bao lâu người ấy không có bất kỳ một ước muốn nào nhằm huỷ diệt con muỗi, chừng đó nó không trở thành một nghiệp sát sanh, cũng không trở thành một ý sân. Nhưng nó vẫn là một bất thiện nghiệp. Nếu sự tức giận ấy khởi lên vào lúc chết, nó có thể giúp cho nghiệp bất thiện khác tạo ra quả tái sanh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ, hay thậm chí địa ngục, như thường. Nếu, trong bất kỳ tiến trình tạo nghiệp (nghiệp đạo)

nào, một yếu tố bị thiếu đi, và nghiệp ấy chín mùi, quả sẽ không chắc chắn. Nếu nghiệp chín mùi sau khi chết, nó có thể tạo ra một sự tái sanh bất hạnh, hoặc cũng có thể không. Điều đó còn tuỳ thuộc vào những tình tiết khác: chẳng hạn, ước muốn giết, và nỗ lực giết của người ấy, có mãnh liệt hay không mãnh liệt? Người ấy tự ý làm (vô trợ), hay người ấy làm điều đó do sự thúc đẩy của người khác (hữu trợ)?321 Chúng sanh bị giết nhỏ hay lớn? Là một người có giới đức hay một người ác?…Chúng ta chỉ có thể giải thích những vận hành của nghiệp theo nguyên tắc cơ bản vậy thôi. Tất nhiên, có một quy luật đơn giản và chắc chắn, đó là nghiệp bất thiện như sát sanh, trộm cắp, tà dâm…, dù lớn hay nhỏ, sẽ không bao giờ tạo ra một quả tốt, mà chỉ là một quả xấu mà thôi.

Ví dụ khác là ý nghiệp tà kiến. Nó trở thành một bất thiện nghiệp đạo đầy đủ chỉ khi hoàn tất hai yếu tố:

  1. Kiến xứ (vatthuno), ở đây là chỗ y cứ, qua đó người ta chấp nhận hay nhìn một vật, nó có thể là khuynh hướng, là triết lý hướng đạo hay khoa học. Và nó thuộc về bản tánh (sabhāva) chứ không hợp theo thực tại (a-yathā-bhūta: phi như thực). Triết lý hay khoa học đó không những phủ nhận sự thực (chân lý), mà còn là một trong ba loại tà kiến phủ nhận những vận hành của nghiệp.

               1. Vô Hành Kiến (akiriya-diIIhi): tà kiến phủ nhận hoạt động của nghiệp bất thiện và nghiệp thiện.

               2. Vô nhân kiến (ahetuka-diIIhi): tà kiến phủ nhận nhân của các quả.

               3. Phi hữu kiến (người-atthika-diIIhi): tà kiến phủ nhận quả của nhân.

     2. Nhìn sự vật theo cách điên đảo (gahitākāraviparītatā), hợp theo kiến xứ ấy: đó là ý nghiệp suy luận, xét đoán, và đưa ra quyết định hợp theo kiến xứ; hợp theo một trong ba loại tà kiến ấy. Vào lúc suy luận theo cách điên đảo này, người đó nghĩ: ‘Nó là vậy (evam-etan), nó không thể nào khác hơn (na ito ađđathā).’

Chẳng hạn, một người có thể chấp vào quan điểm duy vật, quan điểm này không chấp nhận có nghiệp bất thiện và nghiệp thiện kể như nhân, và dĩ nhiên cũng không chấp nhận rằng có quả của nghiệp bất thiện và quả của nghiệp thiện. Với quan niệm như vậy, người này lý luận rằng dù có làm mười bất thiện nghiệp đạo cũng chẳng tội lỗi gì. Ví dụ như, người này có thể lý luận rằng đi câu cá, đi gây chiến, giết các loài côn trùng, và phá thai (giết đứa bé đã thọ thai trong bụng mẹ)…không có gì sai: thậm chí họ còn có thể nghĩ làm những việc như vậy là đúng. Cũng vậy, họ có thể lý luận rằng tà dâm, nói dối, uống rượu hay bia ….chẳng có tội lỗi gì. Chính do căn bản lý luận này làm cho họ xét đoán những tiến trình nghiệp bất thiện (bất thiện nghiệp đạo) theo cách điên đảo.

Khi hai yếu tố này được hoàn tất, nghiệp chấp giữ tà kiến kể như đã mang lấy tiến trình đầy đủ của nó. Nếu nghiệp đó chín mùi sau khi chết, chắc chắn nó sẽ tạo ra quả tái sanh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ, thậm chí địa ngục. Nghiệp sẽ nghiêm trọng ít hơn hoặc nhiều hơn tuỳ theo cách người ta chấp giữ tà kiến mạnh mẽ như thế nào, và tùy theo cách họ thường lý luận và quyết định theo tà kiến ấy ra sao. Đức Phật giải thích rằng với một quan niệm và lý

luận sai lầm dựa trên tà kiến như vậy, chỉ chờ đợi là người ấy sẽ tránh mười thiện nghiệp đạo và thực hiện mười bất thiện nghiệp đạo mà thôi. Vì sao vậy? Vì họ thấy không có gì sai trong những điều bất thiện, và cũng chẳng có gì tốt trong những điều thiện. Chính do sự lý luận và quyết định điên đảo như vậy, mà đã xảy ra nhiều cuộc đánh nhau và cãi nhau trên thế gian. Cũng cùng lý do này người ta có thể chấp giữ quan niệm cho rằng việc chế ngự hành vi cư xử của mình bằng cách giữ giới chẳng qua chỉ là nét văn hoá, một điều chỉ thuộc về Ấn Độ cổ xưa,… không hợp với thế giới hiện đại này. Cách suy nghĩ ấy khiến người ta quyết định rằng thọ trì giới luật để thanh tịnh những hành vi của thân, khẩu, ý, cũng như giữ Chánh Kiến (Sammā-diIIhi) là điều không cần thiết và thậm chí không ai ưa.

MƯỜI THIỆN NGHIỆP ĐẠO BA THÂN NGHIỆP THIỆN

Chúng tôi sẽ trích lại những giải thích của Đức Phật về mười thiện nghiệp đạo: thế nào là mười thiện nghiệp đạo, và các nhân (vô tham, vô sân và vô si) của chúng là gì? Trước tiên Ngài giải thích ba loại thân hành thiện:

Và, này các Tỳ kheo, thế nào là ba loại thành tựu thân nghiệp, thuộc tư thiện (chủ ý tốt), mang lại hạnh phúc, với quả an lạc?

CÓ LÒNG TỪ ÁI VÀ BI MẪN

Ở đây, này các Tỳ kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh:

Với gậy gộc đã được bỏ xuống, với dao đã được bỏ xuống; hoà nhã và khoan dung đối với tất cả hữu tình chúng sanh, vị ấy sống có lòng từ ái và bi mẫn.

Tại sao người ta tránh sát sanh? Điều này đã được giải thích trước đây. Đó là vì vô-tham (a-lobha) và vô sân (adosa). Và như quý vị còn nhớ, không sát sanh có thể hợp trí (đāua-sampayutta) hoặc ly trí (đāuavipayutta), nghĩa là khi tránh sát sanh người ta có thể không biết về những vận hành của nghiệp, hoặc người ta có thể biết rõ những vận hành của nghiệp.328

Như chúng tôi cũng đã giải thích, một người có thể tránh sát sanh vì tâm từ, hay vì họ nghĩ chúng sanh này đẹp, hấp dẫn hay vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh sát sanh vì họ muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh sát sanh vì họ nghĩ đó là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh sát sanh. Cuối cùng, một người có thể tránh sát sanh vì họ đã đắc Nhập Lưu Thánh Đạo Trí (Sot-Āpatti-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý sát sanh nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh sát sanh, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh trộm cắp.

KHÔNG TRỘM CẮP

Từ bỏ lấy của không cho, một người trở thành người tránh lấy những gì không được cho: Đó là những gì thuộc tài vật của người khác, trong làng mạc hay núi rừng, người ấy không lấy những gì không được cho bằng hành vi trộm cắp.

Ở đây cũng vậy, tránh trộm cắp là vì vô tham và vô sân, phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp, hay không phối hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp.

Lại nữa, một người có thể tránh trộm cắp vì tâm từ, hay vì phong tục, truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo họ nên tránh. Một người cũng có thể tránh sát sanh vì họ muốn có thanh danh, hay bởi vì họ sợ bị phát hiện, nghĩa là họ sợ vì hổ thẹn, vì sự khiển trách hay trừng phạt. Một người cũng có thể tránh trộm cắp vì họ nghĩ đó là một điều ô nhục, hay vì họ đã thọ trì giới tránh trộm cắp. Cuối cùng, một người có thể tránh trộm cắp vì họ đã đắc Nhập Lưu Thánh Đạo Trí (Sot-Āpatti-Magga-Đāua), trí này làm cho họ mãi mãi không còn cố ý lấy những gì không được cho nữa.

Sau khi giải thích thiện nghiệp tránh trộm cắp, Đức Phật giải thích thiện nghiệp tránh tà dâm.

 

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app