Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Pháp (Dhamma) và Phi Pháp (Adhamma)

Về chủ đề này, Đức Phật (Buddha) nói:63

Ye te, bhikkhave, bhikkhū adhammaṃ adhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya, bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhapentī’ti.

Này các Tỳ-khưu, những Tỳ- khưu nào nêu rõ phi pháp (adhamma) là phi pháp (adhamma) , là đang có sở hành đem lại tốt đẹp cho đa số, đem lại lợi ích cho đa số, đem lại phúc lạc cho đa số. Các Tỳ-khưu ấy đang tích lũy nhiều nghiệp thiện. Họ sẽ duy trì diệu pháp của Đức Phật (Buddha).

Rồi Đức Phật (Buddha) tiếp tục:

Ye te, bhikkhave, bhikkhū dhammaṃ dhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya, bahuno janassa atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū puññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ ṭhapentī’ti.

Những Tỳ-khưu nào nêu rõ Pháp (Dhamma) là Pháp (Dhamma), là đang có sở hành đem lại tốt đẹp cho đa số, đem lại lợi ích cho đa số, đem lại phúc lạc cho đa số. Các Tỳ-khưu ấy đang tích lũy nhiều nghiệp thiện. Họ đang duy trì diệu pháp của Đức Phật (Buddha).

Đức Phật (Buddha) cũng giải thích ngược lại:64

Ye te, bhikkhave, bhikkhū adhammaṃ dhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanāhitāya paṭipannā bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

Những Tỳ-khưu nào, nêu rõ phi pháp (adhamma) là Pháp (Dhamma) là đang có sở hành đem lại bất hạnh cho đa số, đem lại bất lợi cho đa số. Những Tỳ- khưu ấy đang tích lũy nhiều nghiệp bất thiện. Họ đang thúc đẩy khiến cho diệu pháp của Đức Phật (Buddha) biến mất.

Theo cách tương tự, Đức Phật (Buddha) đã nói:

Ye te, bhikkhave, bhikkhū dhammaṃ adhammoti dīpenti te, bhikkhave, bhikkhū bahujanāhitāya paṭipannā bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ. Bahuñca te, bhikkhave, bhikkhū apuññaṃ pasavanti, te cimaṃ saddhammaṃ antaradhāpentī’ti.

Những Tỳ-khưu nào, nêu rõ Pháp (Dhamma) là phi pháp (adhamma) là cũng đang có sở hành đem lại tổn hại cho đa số. Những Tỳ-khưu ấy đang tích lũy nhiều nghiệp bất thiện. Họ đang thúc đẩy khiến cho diệu pháp của Đức Phật (Buddha) biến mất.

Do đó, cho dù chúng ta là người xuất gia hay tại gia, Giáo Pháp (Dhamma) là những gì chúng ta nên truyền bá và phổ biến cho những người khác, nếu chúng ta có ý định và điều kiện để thực hiện việc hoằng pháp như vậy. Trách nhiệm của chúng ta là cần làm thế, vì lợi ích cho chính bản thân và lợi ích cho nhiều người khác, bao gồm cả các thế hệ tương lai.

Theo cách này, nếu muốn là một hành giả thuần-quán, một người cần phải bắt đầu với thiền tứ đại. Đây là Pháp (Dhamma). Tôi không thể dạy ai đó muốn thực hành vipassanā mà không bắt đầu với thiền tứ đại bởi vì điều đó sẽ là (adhamma) phi pháp. Nó sẽ đem lại sự bất hạnh cho đa số, đem lại bất lợi cho đa số, và do đó tôi sẽ tích lũy nhiều nghiệp bất thiện. Nó sẽ thúc đẩy sự biến mất diệu pháp của Đức Phật (Buddha). Cho nên, tất cả chúng ta có trách nhiệm duy trì những lời dạy thực sự của Đức Phật (Buddha). Giáo Pháp thực sự của Đức Phật (Buddha) là toàn hảo, nhưng nó sẽ biến mất nhanh chóng nếu chúng ta không duy trì nó.

Vấn đề của Pháp ( Dhamma) cũng liên quan đến vấn đề Định. Như Đức Phật (Buddha) đã nói, ‘Samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha. Samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti’ – ‘Này các Tỳ-khưu, hãy tu tiến Định. Tỳ-khưu có Định biết và thấy Tứ Thánh Đế đúng như thật.’

Hãy suy xét điều ngược lại với những gì Đức Phật (Buddha) đã nói: Một người không có Định sẽ không biết hoặc thấy Tứ Thánh Đế đúng như thật. Ngày nay, nhiều thiền sư nói rằng không cần phải có Định, và người đó có thể giác ngộ Nibbāna mà không cần Định. Đây không phải là Pháp (Dhamma). Nếu một người nghe theo những thiền sư nói những điều như vậy, người ấy sẽ tìm thấy mình trong hội chúng vô trí. Như Bồ-tát Akitti đã nói, ‘Mong cho tôi chẳng gặp người độn trí. Mong cho tôi chẳng nghe người vô trí. Mong cho tôi không kết bạn với kẻ độn căn. Nếu tôi cần phải nói chuyện với kẻ vô trí, mong cho tôi không hoan hỷ lời nói của kẻ ấy, mong cho tôi không nghe theo và hành động theo lời kẻ ấy.’ Hãy nhớ lại rằng, khi trả lời những câu hỏi của Vua Trời, Bồ- tát Akitti đã nói, ‘Kẻ ngu si thực hành ác nghiệp, và khuyên ta điều sai quấy.’ Nói cách khác, kẻ ngu si truyền dạy phi pháp cho người khác. Những thiền sư nào phủ nhận sự cần thiết của Định là loại người vô trí mà Bồ-tát Akitti mong chẳng gần. Nghe theo lời dạy của một vị thầy như vậy, thì người ấy sẽ không có cơ hội để biết và thấy Chánh Pháp (Dhamma) đúng như thật. Điều này đem đến sự bất hạnh cho đa số.

Tôi đã gặp nhiều người từng thực hành theo các truyền thống khác. Tôi không phán xét hay lên án; mà tôi chỉ nói lên sự thật. Họ có ba-la-mật (pāramī ) tốt. Chỉ khi được nghe những lời dạy thực sự của Đức Phật (Buddha) thì họ mới có cơ hội thực hành samatha thiền định (chỉ tịnh), và họ thấy rằng mình có thể phát triển Định. Sau đó, họ có thể tiến đến thực hành để biết và thấy Pháp (Dhamma) đúng như thật. Trước khi được nghe những lời dạy thực sự của Đức Phật (Buddha), họ không có cơ hội như vậy. Họ rất may mắn về điều đó, mặc dù trước đây chưa thực hành những gì Đức Phật (Buddha) đã dạy, nhưng rồi nghiệp của bản thân đã giúp cho họ được nghe những lời dạy thật sự của Đức Phật ( Buddha), và như thế họ có thể tu tiến Định. Họ có thể tiến hành theo đạo lộ Đức Phật (Buddha) đã dạy. Họ có thể biết và thấy Pháp (Dhamma) đúng như thật.

Do vậy, nếu không thực hành theo đạo lộ Đức Phật (Buddha) đã dạy và không có cơ hội để tu tiến Định, thì chúng ta sẽ đánh mất tất cả, cho dù có bao nhiêu ba- la-mậ t (pāramī) đi nữa. Theo cách này, adhamma phi pháp đem đến bất hạnh cho đa số.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app