Nội Dung Chính
Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập II
Chương Năm: Tiến Trình Tử Và Tái Sanh – Phần Một
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học phần tiếp theo. Tôi nhớ là năm ngoái1 chúng ta đã kết thúc phần về nghiệp (Kamma). Như vậy, hôm nay chúng sẽ học phần có tựa đề là “Tiến Trình Tử Và Tái Sanh”.
Bốn Nguyên Nhân Tử
Trước hết, tác giả nhắc đến bốn nguyên nhân đưa đến sự chết. Bốn nguyên nhân này là:
- Do hết tuổi thọ;
- Do hết nghiệp lực;
- Do cả hai nguyên nhân trên;
- Do sự can thiệp của đoạn nghiệp (Kamma).
Đó là bốn nguyên nhân gây ra sự chết. Bốn nguyên nhân này được giải thích bằng ví dụ của một ngọn đèn dầu. Các bạn hãy tưởng tượng hay hình dung một ngọn đèn dầu đang cháy. Nó sẽ tiếp tục cháy miễn là còn tim, còn dầu và không có cơn gió mạnh hay không bị cố ý dập tắt bởi một ai đó. Khi tim lụn, thì ngọn lửa sẽ mất đi. Khi dầu hết, thì ngọn lửa sẽ mất đi. Khi cả hai cùng một lúc không còn nữa, thì ngọn lửa sẽ mất đi. Mặc dầu còn tim, còn dầu, nhưng khi có gió mạnh hay ai đó dập tắt nó, thì ngọn lửa cũng sẽ mất đi. Cũng theo cách đó, tuổi thọ hết thì giống như là hết tim đèn. Nghiệp lực hết thì giống như hết dầu. Tuổi thọ và nghiệp lực đều hết thì giống như là hết cả tim và dầu. Nguyên nhân cuối cùng – ngọn lửa mất đi do gió mạnh hay do ai đó dập tắt nó – thì giống như một đoạn nghiệp (Kamma). Như vậy, có bốn loại tử.
Định Nghĩa Sự Chết
Trong Phật giáo, cái chết được định nghĩa là sự cắt đứt những mạng quyền được bao gồm trong những giới hạn của một kiếp sống. Mạng quyền (Jīvitindriya) thì rất quan trọng. Khi nó không còn nữa, thì một người được gọi là chết. Khi một người chết, cả những danh quyền và sắc quyền đều biến mất. Với sự biến mất của cả danh và sắc quyền, một người được gọi là chết. Sự chết chỉ là sự cắt đứt mạng quyền đó.
Sự Chết Thông Qua Việc Hết Tuổi Thọ
Loại chết thứ nhất đến từ việc hết tuổi thọ. Như các bạn biết, có những cảnh giới có tuổi thọ nhất định, như cõi Tứ Đại Thiên Vương (Cātummahārājikā), cõi Tam Thập Tam (Tāvatiṃsa) và vân vân. Nhưng nhân loại thì không có tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ của loài người được xem là khoảng 100 năm. Nếu một người chết lúc 100 tuổi mặc dầu nghiệp lực vẫn còn, thì người đó vẫn được gọi là chết do hết tuổi thọ. Nghiệp (Kamma) quá khứ của ông ta có thể có tiềm năng làm cho ông ta sống lâu hơn. Nhưng vì ông ta sanh ra vào thời điểm tuổi thọ của nhân loại là 100 năm và ông ta chết lúc 100 tuổi, cho nên ông ta được nói là chết do hết tuổi thọ. Đối với Thiên chúng, tuổi thọ của họ dài hơn của nhân loại. Khi họ chết lúc hết tuổi thọ, ví dụ, đối với chúng sanh ở cõi Tứ Đại Thiên Vương (Cātummahārājikā), thì sự chết là lúc hết 500 Thiên năm. Đối với họ, chết sau khi sống đúng 500 Thiên năm sẽ là chết do hết tuổi thọ.
Rồi thì trong CMA, có câu văn như sau:
“Nếu sanh nghiệp (kamma) vẫn chưa hết (tức là vẫn còn dư sót) khi sự chết xảy ra thông qua do hết tuổi thọ, thì nghiệp lực có thể làm sản sinh ra một kiếp sống khác trong cùng cảnh giới hay ở một cảnh giới cao hơn, như trong trường hợp của những Thiên nhân (deva).” (CMA, V, Guide to §34, p.220)
Tôi không biết Ngài (ND: Bhikkhu Bodhi) đã lấy thông tin này từ đâu. Tôi không có cơ sở để thẩm định điều đó là đúng hay sai. Có lẽ Ngài đã lấy thông tin đó từ trong Chú Giải của Ngài Leḍī Sayādaw. Tôi không có tài liệu đó, cho nên tôi không thể nói điều đó là đúng hay sai. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi, thì một nghiệp (Kamma) chỉ có thể cho một sự tái sinh (Paṭisandhi). Cho nên, mặc dầu nó có thể chưa hết (tức là còn dư sót), nhưng tôi không nghĩ là nó có thể cho một quả tái sinh (Paṭisandhi) khác nữa.
Sự Chết Thông Qua Việc Hết Nghiệp Lực
Trường hợp thứ hai là việc hết nghiệp lực (sanh nghiệp). Đây là sự chết trước khi hết tuổi thọ của kiếp sống thông thường. Ví dụ, nhân loại hiện tại được cho là sống đến khoảng 100 tuổi. Nếu một người chết trước 100 tuổi, thì ông ta được xem là chết do hết sanh nghiệp lực. Nghiệp (Kamma) của ông ta trong quá khứ không thể giúp ông ta sống đến 100 tuổi. Cho nên, ông ta chết trước khi đến 100 tuổi. Trong trường hợp đó, ông ta được nói là chết vì hết sanh nghiệp lực. Khi một người chết do hết sanh nghiệp lực, tuổi thọ của ông ta vẫn có thể chưa chấm dứt. Và cũng còn có những thuận duyên (hay điều kiện thuận lợi) khác cho việc kéo dài đời sống. Mặc dầu vẫn có những thuận duyên và mặc dầu tuổi thọ chưa chấm dứt, nhưng nghiệp lực của ông ta đã hết. Ông ta chết trước khi hết tuổi thọ. Đây là sự chết thông qua việc hết nghiệp lực.
Sự Chết Thông Qua Cả Hai Nguyên Nhân Trên
Khi cả hai sanh nghiệp lực và tuổi thọ đồng thời chấm dứt, thì chúng ta có cái chết do cả hai nguyên nhân. Ví dụ, một người nhân loại chết ở tuổi 100, thì ông ta được xem là chết do cả tuổi thọ và nghiệp lực chất dứt.
Sự Chết Thông Qua Sự Can Thiệp Của Đoạn Nghiệp (Kamma)
Loại chết thứ tư là chết thông qua đoạn nghiệp (Kamma). Một đoạn nghiệp (Kamma) có thể là một nghiệp (Kamma) quá khứ được thực hiện trong những kiếp sống trước hay một nghiệp gì đó được làm trong kiếp sống này. Đoạn nghiệp (Kamma) can thiệp vào khi một người tự sát hay bị giết bởi một ai khác hay bị chết bởi một căn bệnh nào đó. Hơn nữa, trong trường hợp của một vài người phạm ác trọng tội đến những đối tượng rất thanh cao, thì nghiệp lực của họ không thể duy trì mạng sống của họ, không thể kéo dài đời sống của họ cho đến hết tuổi thọ thông thường. Loại chết như vậy được gọi là chết thông qua sự can thiệp của đoạn nghiệp. Chết thông qua sự can thiệp của đoạn nghiệp có thể được gây ra do nghiệp (Kamma) quá khứ. Tôi nghĩ các bạn vẫn còn nhớ về đoạn nghiệp (Kamma) mà chúng ta đã học trong số bốn loại nghiệp (Kamma). Khi một người chết thông qua đoạn nghiệp (Kamma), thì đoạn nghiệp đó có thể thuộc vào quá khứ hay nó có thể là trong kiếp sống này.
Các bạn đã biết câu chuyện về một vị vua cắt đứt tay chân của một tu sĩ mà lúc đó là một vị Bồ-tát (Bodhisatta). Vị Bồ-tát (Bodhisatta) trong kiếp sống đó được gọi là Khantivādi vì Ngài thực hành hạnh nhẫn nhục. Ngài thực hành tính kiên nhẫn. Đức vua đã không hài lòng với Ngài. Đức vua muốn thử Ngài – xem thử Ngài có thực sự có kiên nhẫn không. Đức vua đã ra lệnh cho cắt đứt tay và chân của vị tu sĩ. Mặc dầu tay chân bị cắt đứt, nhưng vị tu sĩ đã không giận dữ. Nhưng do tội ác đó quá nặng, vị vua đã bị đất rút. Tội ác cắt đứt tay chân của vị tu sĩ quá nặng đến nỗi nó đã can thiệp và hủy hoại nghiệp lực quá khứ của nhà vua. Do đó, nghiệp lực quá khứ đó đã không thể duy trì mạng sống của nhà vua. Cho nên, ông đã bị đất rút và chết. Ông đã tái sanh vào địa ngục Avīci. Kiểu chết như vậy được gọi là chết thông qua đoạn nghiệp (Kamma). Có rất nhiều kiểu chết thông qua đoạn nghiệp (Kamma): chết do tai nạn, tự tử hay cũng như chết do thiên tai.
Như vậy, có bốn loại chết được nêu ra trong Phật giáo. Trong đó, ba loại đầu được gọi là chết hợp thời (Kālamaraṇa). Tức là một người chết đi đúng vào lúc ông ta phải chết. Còn loại chết cuối cùng thì được gọi là chết phi thời (Akālamaraṇa). Tức là vẫn còn tuổi thọ và vẫn còn sanh nghiệp lực, nhưng đời sống bị cắt đứt thông qua một đoạn nghiệp (Kamma). Cho nên, nó được gọi là chết phi thời (Akālamaraṇa). Đời sống của ông ta thì giống như ngọn lửa của cây đèn dầu bị tắt đi do gió mạnh. Đây là bốn loại chết.
Bây giờ, tác giả giải thích những đối tượng gì xuất hiện trong tâm trí của một người tại thời điểm chết.
“Trong trường hợp của những ai gần chết, thì tại thời điểm chết, một trong những hiện tượng sau tự xuất hiện, tùy theo tình huống, thông qua một trong sáu môn do năng lực của nghiệp (kamma):” (CMA, V, §35, p.221)
Khi một người gần chết, một trong ba đối tượng hay cảnh tự xuất hiện trong tâm trí của người đó thông qua một trong sáu môn – tức là thông qua mắt, thông qua tai và vân vân. Sự tự hiện bày của cảnh được gây ra do nghiệp lực. Cảnh xuất hiện trong tâm trí của một người đang chết do lực của nghiệp (Kamma) mà người đó đã làm trong quá khứ. Nghiệp (Kamma) này có thể là thiện nghiệp (Kusala Kamma) hay bất thiện nghiệp (Akusala Kamma).
Ba Loại Cảnh Tại Lúc Tử
Ba loại cảnh xuất hiện tại lúc tử là:
- Nghiệp (Kamma);
- Nghiệp tướng (Kamma-nimitta);
- Thú tướng (Gati-nimitta).
Một trong ba cảnh này sẽ tự hiện bày đến tâm của một người đang chết. Nghiệp (Kamma) ở đây là nghiệp (Kamma) có khả năng dẫn đi tái sinh.
Nghiệp (Kamma)
Nghiệp (Kamma) ở đây là sanh nghiệp (Kamma) cho quả tái sanh (Paṭisandhi) trong kiếp sống kế đến.
Nghiệp Tướng (Kamma-nimitta)
“[Một] ấn tướng của nghiệp (kamma), tức là một hình dáng, vân vân, đã được nhận biết rõ trước đây tại thời điểm nghiệp (kamma) đó được thực hiện…” (CMA, V, §35, p.221)
Tức là đối tượng chính yếu tại thời điểm thực hiện nghiệp (Kamma) đó và cũng có thể là
“… hay một cái gì khác quan trọng hay cần thiết mang tính công cụ hay phụ trợ trong việc thực hiện nghiệp (kamma) đó;” (CMA, V, §35, p.221)
Có hai loại nghiệp tướng:
- đối tượng chính yếu và
- đối tượng phụ trợ hay đóng vai trò công cụ.
Ví dụ, nghiệp tướng là dâng cúng một ngôi chánh điện. Ngôi chánh điện là đối tượng chính và đồ vật nội thất như bàn ghế sử dụng tại chánh điện, việc đặt bát, việc dâng cúng y phục và vân vân, tất cả những cái này được gọi là phụ trợ trong việc tạo nghiệp (Kamma) đó. Như vậy, có hai nghiệp tướng. Nếu nghiệp thiện là kiến tạo hay xây dựng một ngôi chùa, thì ngôi chùa là đối tượng chính. Bông hoa quanh chùa và vân vân là những đối tượng phụ trợ. Điều này cũng tương tự cho nghiệp bất thiện (Akusala) như giết một con vật chẳng hạn. Con vật sẽ là đối tượng chính và vũ khí dùng trong việc sát sanh thì được gọi là đối tượng phụ trợ hay công cụ. Trong mỗi nghiệp tướng, thì có hai loại như vậy: đối tượng chính yếu và đối tượng phụ trợ.
Ở trong đoạn văn, “… [mà] đã được nhận biết rõ trước đây tại thời điểm nghiệp (kamma) đó được thực hiện…” muốn nói đến đối tượng chính yếu. “… hay một cái gì khác quan trọng hay cần thiết mang tính công cụ hay phụ trợ trong việc thực hiện nghiệp (kamma) đó;” muốn nói đến đối tượng phụ trợ.
Thú Tướng (Gati-nimitta)
“Thú tướng, tức là (một biểu tượng của trạng thái hay của cảnh giới) mà sẽ đạt được hay được trải nghiệm trong kiếp sống ngay kề sau.” (CMA, V, §35, p.221)
Thú tướng có thể xuất hiện trong tâm trí của một người đang chết. Kiếp sống ngay kề sau thì được gọi là sinh thú ở đây. Thú tướng có nghĩa là dấu hiệu của kiếp sống ngay kề đó.
Cũng vậy, chúng ta có hai loại thú tướng:
- dấu hiệu của sinh thú sẽ đạt được, và
- dấu hiệu của sinh thú sẽ được trải nghiệm.
Tức là nếu một chúng sanh sẽ tái sanh làm nhân loại, thì dấu hiệu của sinh thú sẽ đạt được là nơi trú ngụ của bào thai trong bụng mẹ. Dấu hiệu của sinh thú sẽ được trải nghiệm là sự trải nghiệm đời sống làm nhân loại của chúng sanh đó. Nếu chúng sanh đó sẽ tái sanh vào Thiên giới, thì cõi trời là sinh thú sẽ đạt được và những Thiên cung, những Thiên nhân, cây cối và những hình ảnh như vậy là những thứ sẽ được trải nghiệm. Nếu một chúng sanh sẽ tái sanh vào địa ngục, thì địa ngục là cảnh giới hay trạng thái sẽ đạt được và lửa địa ngục cùng với những phi nhân hành hạ chúng sanh địa ngục thì được gọi là những ấn tướng sẽ được trải nghiệm trong kiếp sống kế tiếp đó.
Ở đây cũng vậy, thú tướng có hai loại:
- thú tướng chính, và
- thú tướng phụ.
Thú tướng chính là sự tồn tại hay cảnh giới mà người đang chết sẽ tái sanh vào. Những thú tướng phụ là những thứ mà các bạn sẽ trải nghiệm trong kiếp sống đó.
Một trong ba đối tượng này sẽ tự hiện bày trong tâm trí của một người đang chết.
“Phải nhấn mạnh rằng đối tượng này tự hiện bày đến cho tiến trình đổng lực của người đang chết, chứ không phải cho chính tâm tử. Tâm tử (cuticitta), tức là tâm (citta) cuối cùng của một đời sống, thì bắt nhận cùng đối tượng với tâm tục sinh và tâm hộ kiếp của kiếp sống gần chấm dứt đó.” (CMA, V, Guide to §35, p.221)
Điều này là quan trọng vì nếu chúng ta không hiểu rõ, thì chúng ta có thể cho rằng đối tượng của tâm tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) là giống nhau cho tất cả mọi kiếp sống. Nghiệp (Kamma), nghiệp tướng và thú tướng trong một đời sống cũng sẽ là cảnh của tâm tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) trong những kiếp sống khác – điều đó không đúng. Như các bạn biết, trong một kiếp sống, đối tượng của tâm tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) là giống nhau. Khi chúng ta nhìn vào biểu đồ (xem CMA, V, Table 5.6, p.225), thì nó sẽ rõ ràng hơn. Đối tượng này1 được hiện bày đến cho tiến trình đổng lực (Javana), chứ không phải cho tâm tử. Nói một cách khác, những đối tượng này được tiến trình đổng lực (Javana) bắt làm cảnh, chứ không phải được tâm tử (Cuti Citta) bắt.
Bất kỳ một trong những đối tượng này tự hiện bày trong tâm trí của một người đang chết. Khi xuất hiện trong tâm trí của người đang chết, chúng có thể xuất hiện thông qua một trong sáu môn. Chúng xuất hiện trước người đang chết thông qua lực của nghiệp (Kamma) thực hiện trong quá khứ. “Trong quá khứ” có nghĩa là những thời điểm trước trong cùng đời sống này hay trong những đời sống quá khứ.
Đoạn văn tiếp theo: “Cho nên, nương tựa hay chú ý đến chính đối tượng được hiện bày đó, dòng tâm thức – tiếp tục trôi chảy, hầu như hay phần lớn là nghiêng về hay hướng về trạng thái hay viễn cảnh đó.” (CMA, V, 36, p.221)
“Cho nên, nương tựa hay chú ý đến chính đối tượng được hiện bày đó, …” (CMA, V, §36, p.221)
Ngay trước tâm tử (Cuti), những đổng lực (Javana) trong lộ tâm tử bắt đối tượng đó làm cảnh, tức là nghiệp (Kamma), nghiệp tướng hay thú tướng làm cảnh.
“… dòng tâm thức – … – tiếp tục trôi chảy, …” (CMA, V, 36, p.221)
Nó tiếp tục diễn tiến và diễn tiến.
“… hầu như hay phần lớn là nghiêng về hay hướng về trạng thái hay viễn cảnh đó.” (CMA, V, §36, p.221)
Tức là hầu như hay phần lớn là nghiêng về hay hướng về trạng thái hay cảnh giới mà ông ta sẽ tái sanh vào. Ở đây, từ “hầu như” hay “phần lớn” được dùng vì khi mọi người chết một cách bất thình lình, thì họ có thể không có thời gian để nghiêng về hay hướng về trạng thái hay cảnh giới đó. Cho nên, từ “hầu như” hay “phần lớn” được thêm vào ở đây.
Nếu các bạn đập chết một con ruồi, thì nó có lẽ là không có thời gian để hướng về cảnh giới mà nó sẽ tái sanh vào. Không thể có sự diễn tiến tâm thức liên tục một cách thuần túy; nói một cách khác, sự diễn tiến liên tục của tâm thức sẽ bị phá vỡ tại lúc đó do con ruồi bị giết chết ngay lập tức. Đối với những chúng sanh đó, chuyện nghiêng hướng về cảnh giới hay trạng thái sẽ tái sanh vào cũng như chuyện nghiêng hướng về tâm trí là trong sạch hay bị hư hoại thì không thể xảy ra. Cho nên, từ “hầu như” hay “phần lớn” được dùng ở đây.
“(Dòng tâm thức đó) thì tùy thuộc vào nghiệp mà sẽ chín muồi, cho dầu nó là trong sạch hay bị hư hoại.” (CMA, V, §36, p.221)
Như vậy, dòng tâm thức của ông ta sẽ trong sạch nếu thiện nghiệp (Kusala Kamma) sẽ cho quả. Dòng tâm thức của ông ta sẽ bị hư hoại nếu bất thiện nghiệp (Akusala Kamma) sẽ cho quả. Tức là tùy theo nghiệp (Kamma) sẽ cho quả mà dòng tâm tức của ông ta sẽ là trong sạch hay hư hoại.
“… và sẽ tương hợp với trạng thái hay cảnh giới mà người đó sẽ tái sanh vào…” (CMA, V, §36, p.221)
Khi một người sẽ tái sanh vào cảnh giới nhân loại, tâm trí của ông ta sẽ nghiêng hướng về cảnh giới đó. Nếu ông ta sẽ tái sanh vào Thiên giới, thì tâm trí của ông ta sẽ nghiêng hướng về Thiên giới đó. Nó giống như tâm trí của các bạn nghiêng hướng về nơi các bạn đang đi đến. Các bạn chuẩn bị, sắp xếp hành lý để đi đến một nơi nào đó. Tâm trí của các bạn sẽ hướng về nơi đó. Cũng theo cách ấy, vì đây là một chúng sanh gần chết, tâm trí của ông ta sẽ nghiêng hướng về cảnh giới tương lai.
“… nương tựa hay chú ý đến (chính) đối tượng được hiện bày đó, …” (CMA, V, §36, p.221)
Đây là một phát biểu chung chung. Đối với hầu hết mọi người, tâm trí của họ sẽ bắt cảnh như được hiện bày, tức là, tâm trí của họ sẽ bắt cảnh dầu cho nó là nghiệp (Kamma), nghiệp tướng hay thú tướng. Nhưng đôi lúc, chúng ta có thể làm một cái gì đó để thay đổi sự hiện bày đó của những đối tượng. Tôi đã kể cho các bạn nhiều lần về một người mà đã làm một thợ săn. Vào tuổi già, ông đã trở thành một tu sĩ; con trai của ông, một vị A-la-hán (Arahant), đã cho ông xuất gia. Khi ông cụ nằm trên giường chết, ông đã thấy chó rượt đuổi ông và bao vây ông. Tại lúc đó, ông rất kinh hãi. Ông đã nói: “Hãy đuổi chúng đi, hãy đuổi chúng đi” hay cái gì đó tương tự như vậy. Khi người con trai nghe điều này, Ngài biết là những cảnh tượng của địa ngục (Niraya) đã sanh lên cho người cha. Cho nên, Ngài đã bảo những sa-di mang hoa và đặt chúng xung quanh ngôi chùa. Rồi Ngài cho mang ông cụ đến ngôi chùa. Ngài bảo với ông cụ là những hoa này là để dành cho ông dâng cúng đến Đức Phật. Ngài bảo với ông là hãy dâng hoa đến Đức Phật và hãy giữ tâm trí trong sạch và lắng đọng. Như vậy, khi vị tu sĩ già dâng hoa đến Đức Phật, những cảnh tưởng ông thấy đã thay đổi. Thay vì thấy những con chó rượt đuổi mình, ông lại thấy những Thiên nhân xinh đẹp. Khi ông thấy những Thiên nhân, ông đã nói với người con (tức là vị A-la-hán) rằng: “Hãy đi chỗ khác đi, hãy đi chỗ khác đi.” Người con hỏi: “Tại sao?” Ông trả lời: “Các thân mẫu của con đang đến.” Với tâm trí như vậy, ông qua đời và tái sanh làm một Thiên nhân. Như vậy, trước hết, cảnh được hiện bày là thú tướng của địa ngục. Nhưng người con là một vị A- la-hán (Arahant), cho nên Ngài biết phải làm gì. Do đó, Ngài đã thử và thành công trong việc thay đổi thú tướng của địa ngục thành thú tướng của Thiên giới. Như vậy, “nương tựa hay chú ý đến chính đối tượng được hiện bày đó” chỉ là một lời nói chung chung. Có những trường hợp mà một người có thể nương tựa và chú ý đến một hình tướng được tạo ra bởi những thân nhân hay bởi ai đó ở cận kề lúc gần chết.
“Hay nghiệp (kamma) tục sinh đó tự hiện bày tại một môn nào đó một cách mới mẻ.” (CMA, V, §36, p.221)
Những đối tượng này hiện bày ra theo hai cách:
- Loại hiện bày thứ nhất liên quan đến một nghiệp (Kamma) nào đó đã được thực hiện trong quá khứ.
- Loại hiện bày thứ hai là “nghiệp (kamma) tục sinh đó tự hiện bày tại một môn nào đó một cách mới mẻ”.
Tức là nghiệp (Kamma) đó xuất hiện ra cho người này giống như là ông ta đang thực hiện nó tại thời điểm đó. Nó trở thành mới mẻ trở lại và người này có cảm giác dường như là ông ta đang thực hiện nó tại chính thời điểm cận tử. Nghiệp (Kamma) đó đã được thực hiện từ nhiều năm trước hay từ nhiều kiếp sống trước. Nghiệp (Kamma) mà sẽ cho quả tục sinh (Paṭisandhi) đó lại trở nên quá dũng mãnh đến nỗi người này có cảm giác như ông ta đang thực hiện nó một lần nữa.
“… nghiệp tự hiện bày thì không xuất hiện như là một ký ức về một cái gì đó đã được làm từ trước, nhưng nó lại xuất hiện tại ý môn dường như là nó đang được thực hiện tại chính thời điểm đó.” (CMA, V, Guide to 36, p.222)
Ông ta có cảm giác dường như mình đang thực hiện nghiệp (Kamma) đó một lần nữa tại chính thời điểm đó. Trong trường hợp này, nó là một nghiệp (Kamma) mà ông ta đang trải nghiệm lại tại lúc cận tử. Cho nên, sự hiện bày của đối tượng thì có hai loại. Loại thứ nhất là ông ta nhớ lại nghiệp (Kamma) của mình hoặc là nghiệp tướng hay thú tướng xuất hiện đến cho ông ta. Loại thứ hai là ông ta có cảm giác dường như ông ta đang thực hiện nghiệp (Kamma) đó tại thời điểm cận tử.
Bây giờ, chúng ta hãy bàn về quá trình tử và tái sanh. Cho đến lúc này, thì người đó vẫn chưa chết. Người đó vẫn chưa đi đến lộ tâm cuối cùng.
“Đối với người tại lúc cận tử, tức là, hoặc tại điểm cuối của một lộ tâm (Tức là tâm khách quan (Vīthi Citta).) hoặc tại điểm diệt của tâm hữu phần, thì tâm tử, tức là sự kết liễu của đời sống hiện tại, sanh lên và diệt đi đưa đến cái chết.” (CMA, V, §37, p.222)
Đây là phương cách cái chết xảy ra như thế nào. “Đối với người tại lúc cận tử, …” (CMA, V, §37, p.222)
Đó là người gần chết.
“… tức là hoặc tại điểm cuối của một lộ tâm …” (CMA, V, §37, p.222)
Có nghĩa là, hoặc là tại điểm cuối của những đổng lực (Javana) hay tâm na cảnh (Tadārammaṇa), tâm tử sẽ sanh lên.
“… hoặc tại điểm diệt của tâm hữu phần, …” (CMA, V, §37, p.222)
Tức là sau tâm hữu phần (Bhavaṅga), tâm tử sẽ sanh lên. Các bạn có thể tìm thấy rằng có thể có ít nhất là bốn lộ tâm tử. Thật ra có rất nhiều.
Từ câu văn trên, các bạn có thể có bốn lộ tâm tử sau:
- Lộ thứ nhất là tử sau sự kết thúc của những đổng lực (Javana);
- Lộ thứ hai là tử sau sự kết thúc của tâm na cảnh (Tadārammaṇa);
- Lộ thứ ba là tử sau sự kết thúc của những đổng lực (Javana) và tâm hữu phần (Bhavaṅga);
- Lộ thứ tư là tử sau sự kết thúc của tâm na cảnh (Tadārammaṇa) và tâm hữu phần (Bhavaṅga).
Như vậy, có thể có bốn lộ tâm tử này. Còn nhiều nữa. Như vậy, tâm tử sanh lên sau hoặc là tại điểm kết thúc của những đổng lực (Javana) hoặc là sau tâm na cảnh (Tadārammaṇa) hoặc là sau tâm hữu phần (Bhavaṅga). Tâm tử là tâm cuối cùng trong kiếp sống hiện tại đó. Nó là sự kết thúc của đời sống hiện tại; nó sanh lên và diệt đi đưa đến cái chết. Theo lời giảng dạy này, thì “chết” có nghĩa là sự sanh lên và mất đi của tâm cuối cùng trong một kiếp sống.
“Ngay lập tức sau khi tâm (tử) đó diệt đi, thì một tâm tái sinh sanh lên và thiết lập một kiếp sống kế tiếp, …” (CMA, V, §37, p.222)
Bằng những từ “ngay lập tức sau tâm tử” này, tác giả muốn ngăn chặn lại quan điểm cho rằng có một sự tồn tại trung gian hay đời sống tạm thời giữa hai kiếp sống. Trong Pāḷi, nó được gọi là Antarābhava, tức là sự tồn tại ở giữa. Trong Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda), sự tồn tại trung gian (Antarābhava) không được chấp nhận. Ở đây, vì tác giả thuộc về Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda), cho nên Ngài muốn ngăn không cho mọi người xem nhận điều đó là đúng. Như vậy, ngay sau tâm tử đó, thì tâm tục sinh sanh lên. Không có khoảng cách thời gian nào giữa một kiếp sống và sự tái sanh của một kiếp sống khác.
Có thể có những kinh nghiệm thực tiễn về chuyện một người ở trong một trạng thái như là một đời sống tạm thời. Theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda), thì đó chỉ là một kiếp sống. Đó không phải là một giai đoạn trung gian giữa hai kiếp sống. Cái mà được gọi là giai đoạn trung gian thì là một kiếp sống. Một người chết đi và rồi ông ta có thể tái sanh làm một con ma đói. Con ma đói có thể tồn tại trong kiếp sống đó khoảng bảy ngày. Con ma đói đó rồi sẽ chết đi và tái sanh lại làm người. Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) cho rằng đời sống của một con ma đói thì vẫn là một đời sống hay một sự tồn tại (Bhava). Nó không phải là một giai đoạn chuyển tiếp hay tạm thời giữa hai kiếp sống. Nhưng theo một vài trường phái khác của Phật giáo, thì giai đoạn đó được xem chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp. Họ không gọi nó là một đời sống mặc dầu từ “đời sống (Bhava)” vẫn được dùng. Antarābhava – “Antarā” có nghĩa là ở giữa cho nên nó có nghĩa là đời sống ở giữa. Bằng những từ “ngay lập tức sau tâm tử”, tác giả đã bác bỏ ý kiến cho rằng có một giai đoạn trung gian giữa những kiếp sống. Theo giáo lý Thắng Pháp (Abhidhamma) trong trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda), thì sự chết ngay lập tức được theo sau bởi tâm tục sinh. Ngay khi tâm tục sinh sanh lên, thì người đó đang ở trong một kiếp sống mới. Cho nên, tâm tục sinh sanh lên và thiết lập ngay đời sống tiếp theo. Ngay lúc tâm tục sinh sanh lên, thì ông ta đã ở trong một đời sống mới. Không nên hiểu như sau: tâm tục sinh sanh lên trước khi đời sống mới bắt đầu và rồi khi đời sống mới xuất hiện thì tâm tục sinh đã đạt đến giai đoạn trụ hay hoại. Hiểu như vậy là sai. Tóm lại, tâm tục sinh sanh lên ngay sau khi tâm tử diệt đi.
“(Tâm tục sinh đó) nắm bắt đối tượng đã được đón nhận, …” (CMA, V, §37, p.222)
Tức là tâm tục sinh bắt cảnh đã được nắm bắt bởi những sát-na đổng lực (Javana) ngay trước khi chết.
“… hoặc được hỗ trợ bởi sắc ý vật…” (CMA, V, §37, p.222)
Tức là nếu người đó tái sanh vào dục giới (Kāmāvacara) hay sắc giới (Rūpāvacara), thì tâm thức của ông ta sẽ có sự nương tựa tại sắc ý vật. Nếu người đó tái sanh vào vô sắc giới (Arūpāvacara), thì tâm tục sinh của ông ta sẽ là không có môn. Cho nên, tâm tục sinh được hỗ trợ tại sắc ý vật hay không có môn nào cả.
“… nó được sanh lên hay được tạo ra bởi một nghiệp bị bao bọc bởi vô minh ngủ ngầm và bị chôn sâu trong tham ái ngủ ngầm (một cách thích hợp).” (CMA, V, 37, p.222)
Tôi hy vọng các bạn hình dung ra được sự minh họa này trong tâm trí của các bạn hay các bạn có thể nhìn vào biểu đồ (xem CMA, V, Table 5.6, p.225). Chúng ta có tâm tử và tâm tục sinh. Tâm tục sinh đó được sanh lên do nghiệp (Kamma).
“(Nó) bị bao bọc bởi vô minh ngủ ngầm và bị chôn sâu trong tham ái ngủ ngầm.” (CMA, V, §37, p.222)
Trong tâm trí của chúng sanh, vô minh (Avijjā hay Moha) và tham ái (Taṇhā) thì luôn luôn là ngủ ngầm. Chúng ta không có tham ái (Taṇhā) tại ngay lúc này, nhưng nó là ngủ ngầm trong tâm trí của chúng ta. Cho nên, khi có một cái gì đó đáng khao khát, thì chúng ta có thể có tham ái (Taṇhā) đối với vật đó. Do đó, luôn luôn có vô minh và tham ái ngủ ngầm trong tâm trí của chúng ta.
Nếu nghiệp (Kamma) đó là nghiệp thiện (Kusala Kamma), thì các bạn sẽ giải thích vô minh và tham ái như thế nào – “bị bao bọc bởi vô minh ngủ ngầm và bị chôn sâu trong tham ái ngủ ngầm”? Thật ra, nếu nó là nghiệp thiện (Kusala Kamma), thì mặc dầu nó không được kết hợp với vô minh và tham ái, nhưng vì vô minh và tham ái là ngủ ngầm, nó vẫn được xem là “bị bao bọc bởi vô minh ngủ ngầm và bị chôn sâu trong tham ái ngủ ngầm.” Ở đây, đối với nghiệp thiện (Kusala Kamma), thì sự quan hệ của chúng không phải là tương ưng duyên (Sampayutta), nhưng đó lại là cận y duyên (Upanissaya). Do một điều kiện (hay duyên) mà được gọi là cận y duyên (Upanissaya), nghiệp thiện (Kusala Kamma) được trợ giúp (sanh lên) bởi vô minh và tham ái. Tức là chúng không sanh lên cùng một lúc, nhưng vì có vô minh và tham ái, cho nên mới có nghiệp thiện (Kusala Kamma).
Chúng ta làm thiện (Kusala) vì chúng ta còn vô minh và chúng ta còn tham ái. Nếu chúng ta không còn vô minh và tham ái, thì giống như những vị A-la-hán (Arahant), chúng ta sẽ không thu nhặt phước thiện (Kusala) đâu. Các vị A-la-hán (Arahant) đã đoạn diệt tất cả những phiền não bao gồm cả vô minh và tham ái. Cho nên, bất kỳ cái gì các Ngài làm thì chỉ là làm mà thôi, tức là duy tác (Kiriya). Do đó, các Ngài không thu nhặt phước thiện (Kusala). Nhưng chúng ta thì còn vô minh và tham ái tiềm ẩn hay ngủ ngầm trong tâm trí của chúng ta – do đó, vì không hiểu rõ bản chất thật của vạn pháp và lại khao khát một cái gì đó, cho nên chúng ta mới làm thiện (Kusala). Ví dụ, chúng ta muốn tái sanh làm nhân loại; chúng ta muốn tái sanh làm Thiên nhân. Cho nên, chúng ta làm thiện (Kusala). Khi chúng ta làm thiện (Kusala), thiện (Kusala) đó được trợ giúp bởi vô minh và tham ái thông qua cận y duyên. Chúng không cùng sanh lên, nhưng vì do có vô minh và tham ái, mới có thiện (Kusala). Nếu nó là bất thiện nghiệp (Akusala Kamma), thì chúng ta có thể có cả hai loại trợ giúp – cận y duyên và sự trợ giúp do tương ưng, tức là tương ưng duyên. Khi các bạn làm một nghiệp bất thiện (Akusala), thì vô minh có ở đó và tham ái có ở đó. Có nghĩa là câu hành với tham (Lobha-sahagata). Nếu nó là câu hành với sân (Dosa-sahagata), thì vô minh là tương ưng (Sampayutta) cũng như cận y (Upanissaya). Tham ái thì chỉ là cận y (Upanissaya) mà không tương ưng (Sampayutta) vì tham (Lobha) không sanh lên với tâm sân (Dosamūla Citta). Do đó, chúng ta phải nhận và hiểu nó như là một cách thích hợp. Tức là nếu nó là một thiện nghiệp (Kusala Kamma), thì tham ái và vô minh trợ giúp nó thông qua cận y duyên (Upanissaya). Nếu nó là bất thiện nghiệp (Akusala Kamma), thì nó được duyên bởi cả hai: do cận y (Upanissaya) và do tương ưng (Sampayutta). Nghiệp “bị bao bọc bởi vô minh ngủ ngầm và bị chôn sâu trong tham ái ngủ ngầm” tạo ra hay sản sinh ra tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta). Tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) là sản phẩm của nghiệp (Kamma) quá khứ.
“Tâm tục sinh đó, được gọi như vậy là vì nó kết nối hai kiếp sống kề nhau, thì được dính kết với những tâm sở của nó, …” (CMA, V, §37, p.222)
Điều này thì không có gì mới. Tâm thức thì luôn luôn được đi kèm theo bởi những tâm sở (Cetasika). Tâm này được gọi là “tâm tục sinh” vì nó kết nối hai kiếp sống kề nhau, kiếp sống cũ và kiếp sống mới. Nó được gọi là kết nối (Paṭisandhi). Nó được liên kết với những tâm sở.
“… và hoạt động như là người dẫn đầu và điểm hội tụ (hay nền tảng) của những trạng thái cùng sanh lên.” (CMA, V, §37, p.222)
Điều này cũng không mới. Tâm là người dẫn đầu của những tâm sở. Người dẫn đầu không có nghĩa là tâm đi phía trước và các tâm sở (Cetasika) đi theo nó. Nhưng nó được gọi là người dẫn đầu vì nó giống như một người dẫn đầu, vì nó là chủ là chính. Những tâm sở (Cetasika) chỉ có thể sanh lên khi tâm (Citta) sanh lên. Tâm thì giống như là một nền móng, tức là một nơi cho những tâm sở (Cetasika) sanh lên.
Trong tài liệu, chúng ta có: “Lộ tâm cuối cùng bắt đầu khi dòng hữu phần bị dừng lại, rung động trong một sát-na và rồi bị bắt giữ.” (CMA, V, Guide to §37, p.222)
Ngài (ND: tức là Bhikkhu Bodhi) đang miêu tả về lộ tâm.
“Theo sau đó là một lộ tâm ngũ môn bắt cảnh ngũ nào đó tương ứng tự hiện bày tại một trong năm môn tương ứng, hay một lộ tâm ý môn bắt cảnh ngũ nào đó hay một cảnh pháp tự hiện bày tại ý môn. Trong lộ tâm tử này, do sự yếu kém, những đổng lực (javana) chỉ sanh lên năm sát-na thay vì bảy sát-na như thường lệ.” (CMA, V, Guide to §37, p.222)
Chúng ta cũng sẽ bàn về điều này sau.
“Lộ tâm này thiếu mất tiềm năng sanh nghiệp vốn có, mà thay vào đó lại hoạt động như là một kênh dẫn để cho nghiệp (kamma) quá khứ thực hiện chức năng tạo nên sự tái sanh.” (CMA, V, Guide to §37, p.222)
Điều này rất quan trọng. Các bạn đã biết lộ tâm tử. Trong lộ tâm tử, có những đổng lực (Javana). Vấn đề ở đây là cái nào sản sinh ra tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta): tâm sở tư (Cetanā) trong lộ tâm tử hay nghiệp (Kamma) quá khứ? Nó là nghiệp (Kamma) quá khứ hay nghiệp (Kamma) tại thời điểm của năm đổng lực (Javana) trong lộ tâm tử? Ở đây, điều được ghi nhận là: “Lộ tâm này thiếu mất tiềm năng sanh nghiệp vốn có, …”, cho nên thật ra, chúng ta không gọi tâm sở tư (Cetanā) được kết hợp với năm tâm (Citta) (ND: đổng lực) trong lộ tâm tử là nghiệp (Kamma). Chúng không thiết lập nên sanh nghiệp (Kamma) vì chúng quá yếu để làm sanh lên tâm tục sinh (Paṭisandhi). Chúng “thiếu mất tiềm năng sanh nghiệp vốn có, mà thay vào đó lại hoạt động như là một kênh dẫn để cho nghiệp (kamma) quá khứ thực hiện chức năng tạo nên sự tái sanh.” Cho nên, chúng là trì nghiệp (Kamma) hay nghiệp trợ giúp.
Các bạn đã biết là chúng ta có sanh nghiệp (Kamma), trì nghiệp (Kamma) và chướng nghiệp (Kamma). Nghiệp (Kamma) trong quá khứ là sanh nghiệp (Kamma). Nghiệp (Kamma) tại thời điểm của những đổng lực (Javana) trong lộ tâm tử là trì nghiệp (Kamma). Cho nên, chúng hoạt động như là một kênh dẫn để nghiệp (Kamma) quá khứ cho quả làm tục sinh (Paṭisandhi).
“Sau những đổng lực (javana) thì có thể có hai tâm na cảnh (tadārammaṇa) đi theo. Trong một vài trường hợp, tâm hữu phần (bhavaṅga) có thể theo sau những tâm (citta) khách quan cuối cùng. Rồi với vai trò là tâm (citta) cuối cùng, tâm tử sanh lên thực hiện chức năng qua đời cho kiếp sống hiện tại. Với sự diệt đi của tâm tử, mạng quyền bị cắt đứt.” (CMA, V, Guide to §37, p.223)
Với sự diệt đi của tâm tử, mạng quyền cũng bị cắt đứt.
“Rồi xác thân chỉ còn là một khối sắc pháp vô tri sanh lên do nhiệt lượng (Utu), và tiếp tục như vậy cho đến khi xác chết đó bị tan rã thành tro bụi.” (CMA, V, Guide to §37, p.223)
Sự chết xảy ra như vậy đấy.
“Ngay lập tức sau khi (tâm tử) đó diệt đi: Theo sau thời điểm tan rã của tâm tử, thì tâm tục sinh của một kiếp sống mới sanh lên, bắt cảnh hay đối tượng mà đã được nắm giữ trong tiến trình đổng lực (javana) cuối cùng của kiếp sống kế trước.” (CMA, V, Guide to §37, p.223)
Như vậy, tâm tục sinh sẽ bắt lấy cùng đối tượng với những đổng lực (Javana).
“Tâm (citta) này nương tựa tại sắc ý vật trong những cõi có sắc pháp, nhưng lại là không có vật nương tựa trong những cõi vô sắc. Nó được sản sanh ra do tâm sở tư, tức là nghiệp (kamma) trong tiến trình đổng lực (javana) trước đó (Có nghĩa là nghiệp (Kamma) trong quá khứ.), nghiệp (kamma) này lại bị chôn chặt với hai gốc rễ đi đôi của vòng luân hồi: tức là vô minh ngủ ngầm và tham ái ngủ ngầm.” (CMA, V, Guide to §37, p.223)
Như vậy, nghiệp (Kamma) đó bị bao trùm ở trong vô minh ngủ ngầm và có gốc rễ ở trong tham ái ngủ ngầm. Chúng ta nên hiểu điều đó là: vô minh và tham ái đóng vai trò hỗ trợ thông qua cận y duyên và cũng như tương ưng duyên.
“Tâm tục sinh này được liên kết với những yếu tố phụ trợ mang tính tinh thần, tức là những tâm sở (cetasika); tâm này đóng vai trò là người dẫn đầu nhưng không có nghĩa là nó đi trước những tâm sở mà với ý nghĩa là nó hoạt động như là điểm hội tụ (hay là nền tảng) của những tâm sở.” (CMA, V, Guide to §37, p.223)
Có hai loại tâm sở tư ở đây. Chúng ta hãy gọi chúng là:
- Nghiệp (Kamma) được thực hiện trong quá khứ, và
- Nghiệp (Kamma) được thực hiện tại những thời điểm của năm đổng lực (Javana) sanh lên trong lộ tâm tử.
Như chúng ta đã học, nghiệp (Kamma) tại thời điểm của năm đổng lực (Javana) này không cho quả hay không sản sinh ra tâm tục sinh (Paṭisandhi). Nhưng nó làm cho tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) bắt đối tượng của năm đổng lực (Javana) trong lộ tâm kề trước (ND: đối với tâm tục sinh). Nó trợ giúp cho tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta); nó làm cho tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) bắt cùng cảnh với những đổng lực trong lộ tâm kề trước (ND: đối với tâm tục sinh). Nó không phải là sanh nghiệp mà là trì nghiệp.
Chúng ta hãy nghiên cứu lộ tâm đó trong đoạn văn tiếp theo.
“Trong lộ tâm tử, chỉ có năm đổng lực (javana) yếu kém sanh lên.” (CMA, V, §38, p.223)
Chỉ có năm đổng lực (Javana) trong lộ tâm tử. Ở đây, tại lúc này, người đó đã gần chết. Lúc đó, xác thân hay sắc pháp của ông ta rất yếu. Sắc ý vật của ông ta rất yếu. Tâm trí của ông ta rất yếu. Cho nên, những đổng lực (Javana) không sanh lên bảy lần như thông thường mà chúng chỉ sanh lên năm lần.
“Vì thế, khi cái chết xảy ra trong khi những đối tượng hiện tại đang xảy ra…” (CMA, V, §38, p.223)
Tức là khi những đối tượng hiện tại hay cảnh hiện tại đang tồn tại hay đang hiện hữu.
“… và đã lọt vào vùng nắm bắt của giác quan, thì
tâm tục sinh và tâm hộ kiếp (của kiếp sống mới) cũng bắt một cảnh hiện tại. Trong trường hợp của sự tái sinh trong dục giới (Kāmāvacara Paṭisandhi), khi đối tượng hay cảnh là một nghiệp tướng hay thú tướng được nhận bắt tại một môn nào đó trong sáu môn, thì cảnh đó có thể là hiện tại hay nó có thể là quá khứ.” (CMA, V, §38, p.223)
Như vậy, nghiệp tướng có thể là hiện tại hay có thể là quá khứ. Thú tướng có thể là hiện tại hay nó có thể là quá khứ.
“Nhưng nghiệp (kamma) (làm cảnh) thì chỉ là quá khứ, …” (CMA, V, §38, p.223)
Điều đó là vì nghiệp (Kamma) là nghiệp (Kamma) quá khứ. Nó thật sự là quá khứ.
“… và nó chỉ được nhận bắt tại ý môn.” (CMA, V, 38, p.223)
Bây giờ, nghiệp tướng và thú tướng có thể là một trong sáu loại cảnh, cho nên chúng có thể được hiện bày tại sáu môn. Nghiệp (Kamma) thì chỉ là quá khứ và do đó, nó chỉ được hiện bày tại ý môn.
“Tất cả những đối tượng (của sự tái sinh trong dục giới) này chỉ là những hiện tượng bị giới hạn.” (CMA, V, 38, p.223)
Có nghĩa là chúng chỉ là dục giới (Kāmāvacara). Dầu nó là nghiệp (Kamma), hay nghiệp tướng, hay thú tướng, thì nó chỉ là cảnh dục giới (Kāmāvacara). Tôi hy vọng các bạn vẫn còn nhớ rằng cảnh thì được chia ra thành cảnh dục giới (Kāmāvacara), cảnh đáo đại (Mahaggata) và cảnh Siêu thế (Lokuttara). Cho nên, những tâm dục giới (Kāmāvacara Citta) và những tâm sở (Cetasika) tương ứng, cùng với sắc pháp (Rūpa) được gọi là những cảnh dục giới (Kāmāvacara). Níp-bàn (Nibbāna) thì được gọi là cảnh Siêu thế (Lokuttara). Đối tượng của tâm tục sinh dục giới (Kāmāvacara Paṭisandhi) là cảnh dục giới (Kāmāvacara).
Chúng ta hãy nhìn vào bảng nêu (xem CMA, V, Table 5.6, p.225). Tiến trình tâm thức này chỉ là một trong nhiều tiến trình tử và tái sanh. Các bạn đừng cho rằng nó là lộ tâm tử duy nhất. Đây là lộ tâm dành cho một người chết đi từ một cõi dục giới (Kāmāvacara) và tái sanh vào một cõi dục giới (Kāmāvacara). Trong ví dụ này, nghiệp tướng (Kamma-nimitta) được lấy làm cảnh. Nó cũng có thể là nghiệp (Kamma) hay thú tướng (Gati- nimitta), nhưng ở trong ví dụ này thì nghiệp tướng (Kamma-nimitta) được bắt lấy.
Lúc sự chết diễn ra, sẽ có một lộ tâm tử. Nó bắt đầu trước hết với tâm hữu phần (Bhavaṅga) vì ở đây đối tượng là cảnh hiện tại. Như vậy, chúng ta có hữu phần (Bhavaṅga) vừa qua, hữu phần (Bhavaṅga) rúng động, hữu phần (Bhavaṅga) dứt dòng. Sau đó, chúng ta có hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) để hướng tâm trí đến đối tượng. Tiếp theo là nhãn thức (Cakkhuviññāṇa) thấy đối tượng. Và rồi tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana), tâm quan sát (Santīraṇa) và tâm đoán định (Voṭṭhabbana) sanh lên. Rồi chúng ta có năm đổng lực (Javana). Sau đổng lực (Javana) thứ năm là tâm tử (Cuti). Đó là sự kết thúc của một kiếp sống. Ngay lập tức sau cái chết, tâm tục sinh (Paṭisandhi) sanh lên. Sau tâm tục sinh (Paṭisandhi) thì có mười sáu sát-na hộ kiếp (Bhavaṅga). Và sau những sát-na hộ kiếp (Bhavaṅga) thì có một lộ tâm khác sanh lên bắt đầu với tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana), và rồi bảy sát-na đổng lực (Javana) và rồi lại là tâm hữu phần (Bhavaṅga). Đây là tiến trình tử và tái sinh, hay nói một cách khác, đây là cách tử và tái sanh xảy ra như thế nào.
Tâm tục sinh (Paṭisandhi), tâm hộ kiếp (Bhavaṅga) và tâm tử (Cuti) của một đời sống là giống hệt nhau. Nếu đối tượng của tâm tục sinh (Paṭisandhi) là nghiệp (Kamma), thì đối tượng của tâm hộ kiếp (Bhavaṅga) trong suốt kiếp sống là nghiệp (Kamma); đối tượng của tâm tử (Cuti) cũng là nghiệp (Kamma). Nếu nó là nghiệp tướng (Kamma-nimitta), thì nó cũng là nghiệp tướng (Kamma-nimitta) cho tất cả. Nếu nó là thú tướng (Gati- nimitta), thì nó cũng là thú tướng (Gati-nimitta) cho tất cả.
Chúng ta hãy giả sử rằng trong lộ tâm tử mà bắt đầu bằng tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana), những tâm khách quan (Vīthi Citta) ở đây bắt cảnh sắc hiện tại làm đối tượng. Như vậy, những đổng lực (Javana) cũng bắt cảnh sắc hiện tại làm đối tượng. Tức là năm đổng lực (Javana) bắt cảnh sắc hiện tại làm đối tượng. Khi tâm tục sinh (Paṭisandhi) sanh lên trong kiếp sống mới, nó cũng bắt cảnh sắc hiện tại mà đã được bắt bởi những đổng lực (Javana) trong lộ tâm tử của kiếp sống ngay kề trước. Các bạn đã biết là một cảnh sắc hiện tại phải tồn tại trong mười bảy sát-na tâm. Chúng ta bắt đầu với hữu phần vừa qua (Atīta Bhavaṅga). Chúng ta sẽ tính từ hữu phần vừa qua (Atīta Bhavaṅga) mười bảy sát-na tâm về sau. Sát-na thứ mười bảy rơi vào tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ hai trong kiếp sống mới. Tức là cảnh sắc hiện tại này tồn tại cho đến tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ hai. Chúng sanh này đã bước vào kiếp sống kế tiếp, nhưng đối tượng vẫn còn tồn tại. Tâm tái sanh (Paṭisandhi) đó của kiếp sống thứ hai bắt cảnh sắc hiện tại mà đã được bắt bởi những đổng lực (Javana). Sau tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ hai, cảnh sắc hiện tại biến mất. Những tâm hữu phần (Bhavaṅga) khác bắt cảnh đã biến mất, tức là cảnh sắc quá khứ. Đối tượng của lộ tâm tử, tâm tục sinh (Paṭisandhi) và hai tâm hữu phần (Bhavaṅga) trong kiếp sống mới là giống nhau – tức là cảnh sắc hiện tại. Đối tượng của tâm hữu phần (Bhavaṅga) thứ ba và những tâm hữu phần (Bhavaṅga) khác trong kiếp sống cụ thể đó về sau là cảnh sắc quá khứ. Vì cảnh sắc là đối tượng của tâm tục sinh (Paṭisandhi) trong kiếp sống thứ hai, những tâm hộ kiếp (Bhavaṅga) và tâm tử (Cuti) trong kiếp sống đó cũng sẽ bắt cảnh sắc đó làm cảnh. Sự khác nhau chỉ là hiện tại và quá khứ, nhưng nó là cảnh sắc.
Sự tục sinh (Paṭisandhi) là gì, cái gì cấu thành sự tục sinh (Paṭisandhi)? Sự tục sinh (Paṭisandhi) có nghĩa là tâm tục sinh (Paṭisandhi), những tâm sở và ba mươi sắc pháp (đối với một người nhân loại). Các bạn sẽ học về chúng trong chương thứ sáu. Tại thời điểm tục sinh (Paṭisandhi), ba mươi sắc pháp cùng với tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) và những tâm sở (Cetasika) sanh lên. Khi chúng ta nói ai đó đi tục sinh (Paṭisandhi) hay sự tục sinh diễn ra, ý của chúng ta là như vậy – tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta), những tâm sở (Cetasika) đi cùng với nó và ba mươi sắc pháp do nghiệp (Kamma) tạo.
Có bốn nhân sanh sắc pháp – các bạn sẽ học về chúng trong chương sáu – nghiệp (Kamma), tâm, nhiệt lượng và dưỡng tố. Chúng là bốn nguyên nhân sanh ra sắc pháp (Rūpa).
Tại thời điểm tái sanh (Paṭisandhi), những sắc pháp sanh lên là quả của nghiệp (Kamma). Cái mà chúng ta gọi là tái sanh dành cho hay đối với nhân loại thì được cấu thành bởi tâm (Citta), tâm sở (Cetasika) và sắc pháp (Rūpa) do nghiệp (Kamma) tạo.
Lộ tâm đầu tiên trong kiếp sống mới bắt đầu bằng tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana), bảy đổng lực (Javana) và rồi tâm hữu phần (Bhavaṅga) trở lại. Chúng bắt đời sống mới làm cảnh. Lộ tâm đầu tiên trong kiếp sống mới bắt đời sống mới, tức là cái mà chúng ta gọi là sự tục sinh (Paṭisandhi), làm cảnh. Rồi thì tâm hữu phần (Bhavaṅga) bắt nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma-nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta) như thường lệ.
Như vậy, nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma- nimitta) và thú tướng (Gati-nimitta) trong hai kiếp sống khác nhau thì khác nhau. Mặc dầu tên gọi của đối tượng vẫn là nghiệp (Kamma), hay nghiệp tướng (Kamma- nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta), nhưng chúng thì khác nhau về bản chất và nội dung. Ví dụ, đối tượng trong kiếp sống thứ nhất là nghiệp bất thiện (Akusala Kamma) chẳng hạn, nhưng đối tượng của sự tục sinh trong kiếp sống thứ hai có thể là nghiệp thiện (Kusala Kamma). Mặc dầu đều là nghiệp (Kamma), nhưng chúng thì khác nhau. Cảnh của tâm tục sinh (Paṭisandhi) trong kiếp sống thứ nhất có thể là nghiệp tướng, nhưng cảnh của tâm tục sinh (Paṭisandhi) trong kiếp sống thứ hai có thể là một nghiệp tướng khác hay thú tướng hay nghiệp (Kamma). Nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma- nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta) của một đời sống thì khác với nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma- nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta) của một đời sống khác. Luôn luôn có sự khác nhau trong nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma-nimitta) và thú tướng (Gati- nimitta) giữa những đời sống.
Điều quan trọng cần phải nhớ trong tiến trình tâm thức này là tâm tục sinh (Paṭisandhi) thì không phải là quả của tâm tử (Cuti). Chúng ta phải hiểu điều đó. Nhiều người mắc lỗi này. Họ cho rằng tâm tục sinh (Paṭisandhi) được sản sinh ra do tâm tử (Cuti). Thật ra, tâm tục sinh (Paṭisandhi) được sinh ra do nghiệp (Kamma). Nghiệp (Kamma) nào? Đó là nghiệp (Kamma) trong quá khứ, thậm chí không phải là nghiệp ở trong năm sát-na đổng lực (Javana) (ND: của lộ tâm tử). Nó được sinh ra do nghiệp (Kamma) quá khứ. Nghiệp (Kamma) quá khứ có nghĩa là nó có thể là lâu lắm rồi hay có thể là chỉ mới gần đây. Tức là nó có thể là nghiệp (Kamma) được thực hiện trước lộ tâm tử. Trước lộ tâm tử, có rất nhiều lộ tâm xảy ra, như là một dòng chảy của tâm thức. Tại những thời điểm đó, nghiệp (Kamma) được thực hiện. Nghiệp (Kamma) đó thì cũng là trong quá khứ. Nói tóm lại, tâm tục sinh (Paṭisandhi) được sinh ra do nghiệp (Kamma) quá khứ, chứ không phải do tâm tử (Cuti).
Nhưng chúng ta có thể nói rằng tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) được trợ duyên hay được duyên lên bởi tâm tử (Cuti). Sự trợ giúp đó được gọi là vô gián duyên, tức là nhường chỗ cho. Nếu tâm tử không biến mất, thì tâm tục sinh (Paṭisandhi) không thể sanh lên. Trong bối cảnh đó, thì tâm tử (Cuti) là điều kiện hay duyên cho tâm tục sinh (Paṭisandhi) sanh lên. Nó không phải là nguyên nhân mà chỉ là nhường chỗ như là một điều kiện hay là một sự trợ duyên.
Để các bạn có thể ngồi vào chỗ này, thì tôi sẽ phải đứng dậy. Như vậy, tôi là một điều kiện hay sự trợ duyên cho các bạn ngồi ở đây. Nó giống như vậy đấy. Điều này nên được ghi nhớ kỹ bởi vì nhiều người phạm phải sự sai lầm khi cho rằng tâm tục sinh (Paṭisandhi) được gây ra bởi tâm tử (Cuti Citta). Tâm tử (Cuti Citta) là một tâm quả (Vipāka Citta). Vì là một tâm quả (Vipāka Citta), nó không thể cho quả. Nó là quả của một nghiệp (Kamma) khác và do đó, nó không có năng lực cho quả. Nhưng nó có thể được gọi là duyên hay là một sự trợ giúp theo Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) vì nó sanh lên và mất đi trước khi tâm tái tục (Paṭisandhi) sanh lên. Như vậy, chúng ta không thể có nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma- nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta) giống hệt cho tất cả mọi kiếp sống. Nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma-nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta) của một kiếp sống này thì khác với của những kiếp sống khác.
Tôi muốn các bạn lật lại trang 224 trong cuốn CMA. “Trong trường hợp của sự tái sanh trong dục giới, vân vân: Nếu cảnh của tâm tái sanh là nghiệp (kamma), thì nó nhất thiết phải là quá khứ và phải là cảnh pháp được bắt tại ý môn.” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Nó được hiện bày tại ý môn.
“Nếu cảnh là nghiệp tướng, thì nó có thể được nhận bắt tại bất kỳ môn nào trong số sáu môn và có thể là quá khứ hay hiện tại.” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Đến đây vẫn còn chưa có vấn đề gì.
“Trong trường hợp thú tướng (Gati-nimitta) làm cảnh, thì những giáo thọ sư khác nhau trình bày những sự giải thích mâu thuẫn với nhau. Một vài nhà chú giải bao gồm luôn cả tác giả của cuốn Vibhāvinī-Ṭīkā cho rằng thú tướng thì nhất thiết phải là cảnh sắc hiện tại được nhận bắt tại ý môn.” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Như vậy, theo Phụ Sớ Giải (Ṭīkā) đó, thì thú tướng là một cảnh sắc hiện tại. Nó được bắt tại ý môn, chứ không phải tại nhãn môn. Các bạn không thể thấy cảnh tượng đó bằng mắt của mình. Các bạn thấy nó bằng tâm trí của các bạn.
“Họ diễn giải lời văn của Ngài Ācariya Anuruddha trong chánh văn (tức là tài liệu Abhidhammatthasaṅgaha) như sau: ‘Khi đối tượng là một nghiệp tướng, thì nó có thể được ghi nhận tại bất kỳ một trong số sáu môn và có thể là hiện tại hay quá khứ; khi nó là một thú tướng, thì nó được ghi nhận tại ý môn và là hiện tại.’ ” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Trong nguyên văn Pāḷi, từ “Chadvāragahitaṃ” được dùng. Từ này nghĩa đen có nghĩa là được bắt hay ghi nhận bởi sáu môn. Nhưng nó cũng có thể được giải thích có nghĩa là bởi môn thứ sáu. Cho nên, Vibhāvinī-Ṭīkā cho rằng nó có nghĩa là môn thứ sáu. Theo Vibhāvinī- Ṭīkā, thú tướng (Gati-nimitta) thì luôn luôn là cảnh sắc hiện tại được hiện bày tại ý môn.
“Những nhà chú giải khác, bao gồm Ngài Leḍī Sayādaw, đã bác bỏ sự giải thích này vì cho rằng nó quá hẹp và bị ép buộc, gò bó. Các Ngài tranh luận là phải hiểu lời văn của Ngài Ācariya Anuruddha một cách rộng thoáng hơn, rằng thú tướng có thể là quá khứ hay hiện tại và có thể xuất hiện tại bất kỳ một trong sáu môn.” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Như vậy, theo những vị giáo thọ sư này, thì thú tướng (Gati-nimitta) là giống như nghiệp tướng (Kamma-nimitta). Nó có thể là cả sáu cảnh và nó có thể đi vào qua sáu môn.
“Ngài Leḍī Sayādaw khẳng định rằng, khi chánh văn Thắng Pháp (Abhidhamma) thông thường nói đến thú tướng là cảnh sắc hiện tại xuất hiện tại ý môn, thì đây chỉ là theo cách trình bày thường dùng mà không có nghĩa là nó không thể biểu lộ theo những cách khác, ví dụ như là những tiếng than khóc của những chúng sanh trong địa ngục hay những tiếng nhạc hay mùi hương ở Thiên giới, vân vân.” (CMA, V, Guide to §38, p.224)
Thú tướng (Gati-nimitta) không chỉ giới hạn là cảnh sắc, mà nó có thể là cảnh thinh hay cảnh khí và vân vân.
Có một câu chuyện về Dhammika Upāsaka trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Khi ông ta gần chết, thú tướng xuất hiện đến cho ông ta. Thú tướng đó là những cỗ xe từ sáu cõi dục thiên (Deva Loka). Mỗi trong số họ đều mời ông bước vào cỗ xe của họ rằng: “Mời Ngài bước vào cỗ xe của chúng tôi để chúng tôi có thể đưa Ngài về cảnh giới của chúng tôi.” Ông đã thấy những hiện tượng như vậy. Ông cũng đã nghe vì các Thiên nhân (Deva) đã mời ông bước vào cỗ xe của họ. Ở đây, thú tướng (Gati- nimitta) không chỉ là cảnh sắc, mà còn có cảnh thinh nữa. Ông có lẽ cũng đã ngửi được những bông hoa Thiên giới. Tôi không rõ về điều đó. Do đó, các nhà Chú Giải khác bao gồm Ngài Leḍī Sayādaw cho rằng thú tướng (Gati-nimitta) có thể được hiện bày thông qua bất kỳ một trong sáu môn.
Trong Thắng Pháp (Abhidhamma) hay trong giáo lý của Đức Phật, không có chuyện gởi truyền một cái gì cả từ một kiếp sống này sang một kiếp sống khác. Tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) sanh lên là kết quả của nghiệp (Kamma) quá khứ. Nó không phải là một cái gì đó được mang vào đời sống kế tiếp. Đó là cái mà Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta. Có nhiều ví dụ được dùng để giải thích điều này – ví dụ của tiếng vọng, ví dụ của một ngọn đèn, ví dụ của con dấu mộc. Tức là, tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) sanh lên không phải là không có nguyên nhân. Tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) thì không phải là nhân; nó là quả của một nhân nào đó. Khi các bạn hét lên trong một cái động, thì tiếng vọng sẽ quay trở lại. Tiếng vọng không phải là giọng nói của các bạn, nhưng không thể có tiếng vọng nếu không có giọng nói của các bạn. Cũng theo cách đó, tâm tục sinh (Paṭisandhi) không thuộc vào những kiếp sống quá khứ, nhưng nó hiện hữu vì hay do một cái gì đó trong quá khứ.
Nó giống như một cây đèn dầu. Các bạn mồi đèn của các bạn từ một cây đèn dầu khác. Ngọn lửa của các bạn không giống với ngọn lửa của cây đèn kia. Tuy nhiên ngọn lửa của các bạn sẽ không hiện hữu nếu không có ngọn lửa của cây đèn kia.
Cũng có ví dụ về con dấu mộc. Khi các bạn đóng mộc lên giấy, thì dấu ấn sẽ xuất hiện trên giấy. Dấu ấn đó được truyền sang tờ giấy. Nếu không có con dấu mộc, thì không thể có dấu ấn. Cũng theo cách đó, cái sanh lên trong một kiếp sống mới thì không hoàn toàn ngắt bỏ khỏi một cái gì đó trong kiếp sống quá khứ. Không có bất cứ cái gì được mang hay chuyển tiếp sang kiếp sống kế sau. Đó là cách chúng ta giải thích chuyện này như thế nào. Bất cứ cái gì sanh lên tại thời điểm tục sinh (Paṭisandhi), theo sự giảng giải này, thì là quả của nghiệp (Kamma) trong quá khứ – không phải một cái gì đó được đưa hay được mang vào trong kiếp sống mới. Nhưng có một dạng diễn tiến hay sự liên tục đang diễn ra. Cho nên, trong ngôn ngữ chế định, chúng ta nói là một người đi tái sanh. Ví dụ, chúng ta nói một vị Bồ-tát (Bodhisatta) tái sanh làm vua. Vị Bồ-tát (Bodhisatta) có thể tái sanh làm nhân loại, làm Thiên nhân hay làm một thú vật. Không có cái gì trong kiếp quá khứ được mang vào kiếp sống kế tiếp. Một cái gì đó trong kiếp sống quá khứ gây nên, tạo nên hay làm cho một cái gì khác sanh lên trong kiếp sống mới. Vì nó là quả của nhân, cho nên nó có thể sở hữu một vài đặc tính của nguyên nhân – không phải những đặc tính được mang vào hay được chuyển truyền vào kiếp sống kế tiếp. Chính chúng là những kết quả.
Nó giống như khi các bạn trồng một cây xoài, các bạn nhận được trái xoài. Cũng theo cách đó, quả trong kiếp sau thì tương tự với nhân trong những kiếp quá khứ trước đó. Đây là cách chúng ta nên hiểu kiếp sống này và kiếp sống kế tiếp.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Các bạn muốn hỏi gì không? Học viên: [Không nghe rõ]
Sayādaw: Như tôi đã nói ở trước, những đặc tính của nguyên nhân thì được tạo ra ở trong kết quả. Những đặc tính này không phải được truyền tải đi. Một cái gì đó được tạo ra từ một hột xoài và một cái gì đó được tạo ra từ một hột mận. Cái được tạo ra từ hột xoài là trái xoài. Cái được tạo ra từ hột mận là trái mận và vân vân. Chúng ta nói chúng ta vun bồi Ba-la-mật (Parami)1. Ba-la-mật (Parami) không chuyển dời sang một kiếp sống khác. Ba- la-mật (Parami) thật ra là nghiệp (Kamma). Và như là kết quả của nghiệp (Kamma), sẽ có quả sanh lên trong tương lai. Quả đó sở hữu kết quả của nghiệp (Kamma) quá khứ. Như vậy, dường như là cái tiềm năng được mang chuyển đi, nhưng thật ra nó không được chuyển mang đi đâu cả. Một nhân thì cho một quả. Một nhân khác thì cho một quả khác và vân vân.
Học viên: Trong bài giảng của Ngài tối nay, Ngài có nhắc đến tham ái ngủ ngầm và vô minh ngủ ngầm. Tôi có thể hiểu tham ái là ngủ ngầm như thế nào, nhưng xin thỉnh Ngài giảng giải vô minh làm sao có thể là ngủ ngầm.
Sayādaw: Vô minh có nghĩa là thiếu vắng kiến thức hay thiếu vắng sự hiểu biết. Nó cũng có nghĩa là hiểu sai. Nó có đặc tính là che đậy bản chất thật. Vì cái đặc tính che đậy bản chất thật này có tồn tại trong chúng ta, cho nên, chúng ta không thấy được bản chất thật của vạn vật. Và do đó, nó được xem là luôn luôn có tồn tại với chúng ta. Nó giống như là một hiện tượng nằm ẩn ở dưới.