Chương Hai: Trí Tuệ (paññindriya) & Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Sở Và Tâm (sampayoga)

Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp

Chương Hai: Trí Tuệ (Paññindriya) & Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Sở Và Tâm (Sampayoga)

Tuần vừa rồi, chúng ta đã học xong Karuṇā (lòng bi mẫn) và Muditā (lòng tùy hỷ). Chúng được gọi là những yếu tố vô hạn hay vô lượng. Chúng được gọi như vậy bởi vì những đối tượng của chúng phải nên luôn luôn là vô hạn, tức là những chúng sanh không có giới hạn. Thật ra, có bốn trạng thái được gọi là vô hạn hay vô lượng. Bốn trạng thái này là từ (Mettā), bi (Karuṇā), hỷ (Muditā) và xả (Upekkhā). Từ (Mettā) và xả (Upekkhā) không được bao gồm vào những yếu tố vô hạn ở đây bởi vì chúng được đại diện một cách có hiệu quả bởi vô sân và sự trung lập của tâm trí. Mặc dầu từ (Mettā) là vô sân (Adosa) và xả (Upekkhā) là sự trung lập của tâm trí, nhưng không phải bất cứ vô sân (Adosa) và sự trung lập của tâm trí nào cũng là từ (Mettā) và xả (Upekkhā), tức là thuộc vào những trạng thái vô hạn. Bởi vì khi các bạn đảnh lễ Đức Phật, khi các bạn học Pháp, trong tâm trí của các bạn có vô sân (Adosa) nhưng không có từ (Mettā). Để cho nó trở thành lòng từ (Mettā), các bạn phải thực hành một cách đặc biệt, ví dụ như phải suy tưởng, “Nguyện cho tất cả chúng sanh được khỏe mạnh, hạnh phúc và bình an.” Những vô lượng tâm: từ (Mettā) và xả (Upekkhā) thì có phạm vi hẹp hơn những trạng thái tinh thần vô sân (Adosa) và hành xả (Tatramajjhattatā).

Vô Si (Amoha) Hay Trí Tuệ (Paññindriya)

Bây giờ, chúng ta đi đến yếu tố tinh thần cuối cùng, tức là vô si (Amoha) hay trí tuệ (Paññindriya). Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), như được nói trong CMA, Paññā đôi lúc được gọi là Paññā, đôi lúc là Ñāṇa và đôi lúc là Amoha (Xem CMA, II, Guide to §8, p.90). Còn có những từ đồng nghĩa khác nữa. Những từ này được dùng như là đồng nghĩa trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Dù nó là Paññā, Ñāṇa hay Amoha, chúng ta đều muốn nói đến cùng một thứ, tức là cùng một yếu tố tinh thần.

Ở đây, yếu tố tinh thần này được gọi là Paññindriya. “Indriya” có nghĩa là căn quyền. Tức là nó thể hiện ưu thế trên những yếu tố tinh thần khác trong việc thông hiểu vạn vật, trong việc hiểu rõ bản chất thật của vạn vật. Cho nên, nó được gọi là tuệ quyền hay tuệ căn.

“Trí tuệ có đặc tính là hiểu thấu hay xuyên thấu thực chất của mọi vật.” (CMA, II, Guide to §8, p.90)

Thấy bản chất đúng của vạn vật hay thấy chúng trong bản chất thật của chúng là trí tuệ. Đôi lúc, đặc tính của nó được miêu tả là sự xuyên thấu một cách chắc chắn. Khi một xạ thủ bắn, ông ta luôn luôn bắn vào đích. Cũng theo cách đó, trí tuệ (Paññā) luôn luôn tác động vào mục tiêu. Paññā hay Ñāṇa hay Amoha là sự xuyên thấu hay sự hiểu biết bản chất thật của vạn vật.

“Chức năng của nó là làm sáng tỏ đối tượng như một ngọn đèn.” (CMA, II, Guide to §8, p.90)

Trí tuệ (Paññā) được so sánh với ngọn đèn. Si mê (Moha) được so sánh với bóng tối. Khi không có ánh sáng trong phòng, chúng ta không thể thấy mọi vật. Chúng ta không thể thấy lẫn nhau. Nếu có ánh sáng, nếu căn phòng được chiếu sáng, chúng ta sẽ thấy mọi vật được rõ ràng. Cũng theo cách ấy, khi có si mê (Moha) trong tâm trí của chúng ta, chúng ta không thấy mọi vật một cách rõ ràng, chúng ta không thấy chúng như thật. Nhưng khi trí tuệ (Paññā) phát sanh, tức là giống như trí tuệ chiếu sáng đối tượng, chúng ta thấy mọi vật rõ ràng. Cho nên, trí tuệ (Paññā) có chức năng là soi sáng đối tượng như đèn pha.

“Biểu hiện của nó là sự không bối rối hay không hoang mang.” (CMA, II, Guide to §8, p.90)

Khi các bạn hiểu một điều gì đó rõ ràng, khi các bạn hiểu bản chất thật của mọi vật, các bạn sẽ chắc chắn về vật đó. Các bạn không bị lừa dối. Trí tuệ (Paññā) ở đây được so sánh với một hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên có thể dẫn dắt các bạn vượt qua vùng hoang dã mà không mắc sai lầm.

“Nguyên nhân gần của nó là sự chú ý khôn khéo (yoniso manasikāra).” (CMA, II, Guide to §8, p.90)

Theo Thắng Pháp (Abhidhamma) thì không phải mọi sự hiểu biết nào cũng được gọi là trí tuệ (Paññā). Trí tuệ (Paññā) là cái hiểu được bản chất thật của mọi vật. Đôi lúc, có những sự hiểu biết hay kiến thức về những vũ khí hay cái gì đó tương tự được dùng để giết hại loài người. Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), sự hiểu biết đó không được gọi là trí tuệ (Paññā). Nó có thể là một loại tầm (Vitakka) mạnh. Đôi lúc, nó thậm chí có thể bất thiện (Akusala).

Trí tuệ (Paññā) được thể hiện rõ ràng nhất trong thiền Minh sát (Vipassanā). Các bạn hành thiền Minh sát (Vipassanā). Các bạn ghi nhận những đối tượng các bạn quan sát. Khi tâm trí của các bạn trở nên tập trung, các bạn bắt đầu thấy những đối tượng một cách rõ ràng, và rồi những đặc tính của chúng và những chi tiết sẽ hiển lộ bản chất thật của chúng. Trí tuệ (Paññā) được thể hiện rõ nhất thông qua thiền Minh sát (Vipassanā).

Tưởng (Saññā), Thức (Viññāṇa) Và Trí Tuệ (Paññā)

Có ba trạng thái chia sẻ sự hiểu biết. Đó là Saññā (tưởng), Viññāṇa hay Citta, và Ñāṇa hay Paññā. Chúng trông có vẻ tương tự với nhau. Trong mỗi từ, các bạn tìm thấy “-ña”, Sañ-ña, Viñ-ñā-ṇa, Pañ-ña. Cả ba đều biết đối tượng, nhưng chế độ hay phương thức biết thì khác nhau. Tưởng (Saññā) là biết đối tượng – ở đây, biết đối tượng có nghĩa chỉ là sự nhận biết đối tượng, chỉ ghi chú về đối tượng: nó là màu xanh, nó là màu vàng, nó là màu đỏ và vân vân. Thức (Viññāṇa) được miêu tả như là một cái gì đó biết đối tượng là xanh hay vàng hay bất cứ cái gì và cũng biết những đặc tính, như đặc tính vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta). Nhưng nó không thể đạt được sự đoạn diệt những phiền não. Nó không thể đạt được sự thẩm thấu của Tứ Thánh Đạo. Tuệ (Paññā) có thể làm được điều đó. Đó là sự khác nhau giữa tưởng (Saññā), thức (Viññāṇa) và tuệ (Paññā). Tưởng (Saññā) ghi lại một dấu hiệu. Thức (Viññāṇa) ghi lại một dấu hiệu và biết đối tượng. Tự nó không thể giúp cho sự xuyên thấu sanh lên. Điều đó phải được thực hiện bởi tuệ (Paññā).

Ba trạng thái này được so sánh với một đứa trẻ, một người dân làng hay người bình dân, và một người đổi tiền hay một kẻ trộm. Khi những người này thấy một đồng xu, sự hiểu biết của họ thì khác nhau. Khi đứa trẻ thấy đồng xu, nó chỉ có thể biết rằng đồng xu thì tròn, có số hay chữ ở trên đó, là lớn hay nhỏ hay cái gì đó như vậy. Đứa trẻ không biết rằng đồng xu có thể được dùng để trao đổi mua bán. Người dân làng biết đó là đồng xu, nó có số trên đó, nó tròn hay vuông, vân vân, và ông ta cũng biết rằng nó có giá trị cho người sử dụng. Nó có thể được dùng để mua đổi những đồ vật khác. Nhưng ông ta không biết là đồng xu đó là thật hay giả hay nó có thể chỉ có nửa giá trị mà thôi. Điều này ông ta không biết. Kiến thức này là của người đổi tiền hay kẻ trộm. Người đổi tiền thì quen thuộc với tiền bạc và những đồng xu. Cho nên, ông ta biết cả ba chế độ. Nó là một vật tròn có số ở trên đó, nó có thể được dùng để hoán đổi những thứ khác, và ông ta cũng biết nó là giả hay thật, và ông ta cũng biết nó được chế tạo năm nào, ở đâu và do ai làm. Tức là ông ta có kiến thức thông suốt về đồng xu. Kiến thức của người dân làng thì không thông suốt như vậy. Ông ta biết nó là một đồng xu. Ông ta biết nó có thể dùng để chuyển đổi cho những thứ khác. Sự hiểu biết của đứa trẻ thì rất giới hạn. Nó chỉ biết đồng xu là một vật tròn. Nó có thể chơi với đồng xu. Đó là sự khác biệt giữa tưởng (Saññā), thức (Viññāṇa) và tuệ (Paññā).

Sự khác nhau được đưa ra trong những tài liệu này thật ra dựa trên thiền Minh sát (Vipassanā). Khi các bạn thực hành thiền Minh sát (Vipassanā), đầu tiên các bạn thấy những đặc tính, các bạn xuyên thấu những đặc tính bằng tuệ (Paññā). Thức (Viññāṇa) cũng lấy chúng làm đối tượng. Thức (Viññāṇa) có thể lấy những đặc tính, sự thiếu hiểu biết, đau khổ và bản chất vô ngã làm đối tượng. Tự nó không thể chứng đạt sự xuyên thấu về Tứ Diệu Đế.

Còn có một loại khác nhau nữa giữa ba trạng thái này. Tưởng (Saññā) biết đối tượng cho dù nó là đúng hay sai. Bất kỳ nó là đúng hay sai, tưởng (Saññā) chỉ có thể ghi chú về đối tượng. Tưởng (Saññā) ghi nhận là một con rắn trong khi đối tượng đó thực ra là một sợi dây thừng.

Nó có thể ghi nhận là một con người trong khi đối tượng đó thực ra là một bù nhìn. Tưởng (Saññā) chỉ biết đối tượng bằng cách ghi chú – nó là màu vàng, nó là màu trắng và vân vân. Tuệ (Paññā) thì xuyên thấu vào bản chất của mọi vật và hiểu nó một cách thấu triệt. Thức (Viññāṇa) chỉ là sự nhận thức đối tượng. Mặc dầu ba yếu tố tinh thần này sanh lên cùng nhau, có nghĩa là, chúng sanh lên cùng một lần và bắt cùng một đối tượng, nhưng mối quan hệ của chúng với đối tượng, sự thông hiểu của chúng về đối tượng thì khác nhau. Một cái thì chỉ ghi chú. Một cái thì chỉ nhận biết. Cái cuối cùng xuyên thấu vào bản chất thật của đối tượng. Đó là sự khác nhau giữa những trạng thái tinh thần này: tưởng, thức và tuệ (hay sự hiểu biết).

Như  vậy,  chúng  ta  đã  kết  thúc  52  trạng  thái  tinh thần (hay tâm sở). Chúng ta hãy đi ngược lại từ đầu. 52 trạng  thái  tinh  thần  này  được  phân chia  như  thế  nào? Trước hết, có mười ba Aññasamāna, tức là tợ tha. Rồi thì có mười bốn Akusala, tức là bất thiện. Và có 25 tịnh hảo. Mười ba tâm sở đầu tiên được chia ra làm hai. Bảy tâm sở đầu tiên là biến hành. Sáu tâm còn lại là biệt cảnh hay Pakiṇṇaka. 25 tâm sở tịnh hảo (Sobhana Cetasika) được chia thành mười chín tâm sở biến hành cho tất cả những tâm  tịnh  hảo.  Rồi  thì  có  ba  giới  phần.  Có  hai  vô  lượng phần. Và tâm sở cuối cùng là trí tuệ (Paññā). Cho nên, có tất cả là 52 trạng thái tinh thần. Ít nhất một vài trong số 52 tâm sở này là những cảm xúc. Cái mà chúng ta gọi là những cảm xúc thì chẳng qua chỉ là một vài trong số này, như  là  Lobha  (tham),  Dosa  (giận  dữ),  Vicikicchā  (hoài nghi) hay Kukkucca (hối hận). Tất cả những cảm xúc này được bao gồm trong 52 tâm sở (Cetasika). Ngày nay, cái mà  chúng  ta  gọi  là  những  cảm  xúc  thì  được  bao  gồm trong 52 tâm sở này.

Chúng ta nên hiểu mỗi tâm sở theo đặc tính, chức năng, sự biểu hiện và nguyên nhân gần của nó. Tôi nghĩ hiểu được nguyên nhân gần của chúng thì quan trọng bởi vì nếu chúng ta muốn từ bỏ hay nếu chúng ta muốn giảm thiểu một vài trạng thái tinh thần xấu xa, chúng ta phải làm  việc  với  nguyên nhân  gần.  Nguyên  nhân  gần  của tham  (Lobha)  là  gì?  Nguyên  nhân  của  tham  (Lobha)  là cho  rằng  mọi  vật  là  xinh  đẹp.  Cho  nên,  nếu  các bạn  có quá nhiều tham (Lobha), cái gì sẽ đang xảy ra? Các bạn sẽ đang cho rằng mọi vật là xinh đẹp. Do đó, nếu các bạn có quá nhiều tham (Lobha) và các bạn muốn từ bỏ tham (Lobha), các bạn nên tấn công cái nguyên nhân gần này. Các  bạn  nên  cố  gắng  xem  chúng  là  không  xinh  đẹp,  là không quyến rũ, mà là ghê tởm. Nếu một ai đó cuốn hút các bạn, nếu các bạn yêu thích một ai đó quá nhiều, các bạn phải nên xem thân xác của người đó là ghê tởm và người đó là vô thường, vân vân. Cho nên, hiểu bốn khía cạnh  này  của  mỗi  tâm  sở có  thể giúp  chúng  ta  cố  gắng phát  triển  hay  cố gắng  giảm  thiểu  hay  cố  gắng  từ  bỏ những  trạng  thái  tinh  thần  nào  đó.  Tất  cả  những  trạng thái  tinh  thần  này  được  đề  cập  đến  trong Thắng  Pháp (Abhidhamma)        hay        trong        Bộ        Pháp        Tụ (Dhammasaṅgaṇī).  Chúng  được  xếp  đặt  thành  những nhóm   trong   Cẩm  Nang   CMA   này.   Những   tâm   sở (Cetasika) được chia thành mười ba tợ tha, mười bốn bất thiện và 25 tịnh hảo.

Những Sự Kết Hợp

Sau khi biết 52 tâm sở (Cetasika), chúng ta phải biết 52  tâm  sở  (Cetasika)  này  kết  hợp  với  121  tâm  như  thế nào. Hôm nay, các bạn có việc phải làm đấy, không chỉ là ngồi nghe đâu. Có hai loại kết hợp. Tôi gọi chúng là sự kết hợp Cetasika-Citta và sự kết hợp Citta-Cetasika. Các bạn lấy một tâm sở (Cetasika) và rồi các bạn tìm xem tâm sở (Cetasika)  này  được kết  hợp  với  hay  kết nối  với  bao nhiêu tâm (Citta). Đó được gọi là phương pháp Cetasika- Citta.    Trong    Pāḷi,    nó    được    gọi    là    phương    pháp Sampayoga.  Nếu  các  bạn  lấy  một  tâm  và  nói  tâm  này sanh  lên  cùng  với  mười  chín  tâm  sở  (Cetasika)  hay  21 tâm  sở  (Cetasika),  thì  phương  pháp  này  được  gọi  là  sự kết  hợp  Citta-Cetasika.  Chúng  ta  lấy  tâm (Citta) và  cố gắng tìm xem bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với  nó.  Trong  Cẩm  Nang  này,  nó  được  gọi  là  phương pháp  Saṅgaha.  Phương pháp  thứ  nhất  là  phương  pháp Sampayoga và thứ hai là phương pháp Saṅgaha.

Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Sở Và Tâm (Sampayoga)

Chúng ta hãy nhìn vào bảng nêu ở trang 112 và 113 trong CMA (Xem CMA, II, Table 2.4, pp. 112-113). Thật không  may  là  có  một  vài  lỗi  sai  trong  đó1.Trước  hết, chúng ta sẽ nhìn vào phương pháp Sampayoga. Để hiểu phương pháp Sampayoga, các bạn đi dọc theo các cột. Nó được gọi là phương pháp Cetasika-Citta. Bảng ghi này rất dễ hiểu. Chỉ cần liếc qua là các bạn biết có bao nhiêu tâm (Citta) sanh lên cùng với một tâm sở (Cetasika) nào đó và bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với một tâm (Citta)  nào  đó.  Chúng  ta  sẽ  nghiên  cứu  bảng  này  từng điểm một.

Trong nhóm thứ nhất, có tám tâm tham (Lobhamūla Citta). Rồi thì có hai tâm sân (Dosamūla) và hai tâm si (Mohamūla). Nhóm tiếp theo là ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa). Các bạn có biết ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa) là những tâm nào không? Ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa) là hai nhãn thức, hai nhĩ thức, hai tỷ thức, hai thiệt thức và hai thân thức. Và rồi có hai tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana), một thuộc vào quả bất thiện (Akusala-vipāka) và một thuộc vào quả thiện (Kusala-vipāka). Có ba tâm quan sát (Santīraṇa).  Hai tâm quan sát (Santīraṇa Citta) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā) và một được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Rồi thì có Pañcadvārāvajjana, tức là hướng ngũ môn. Chỉ có một. Rồi thì có hướng ý môn (Manodvārāvajjana), cũng chỉ có một. Tâm cuối cùng là Hasituppāda, tức là tâm tiếu sinh. Tiếp theo là thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala): một và hai, ba và bốn, năm và sáu, bảy và tám. Rồi thì có tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka), tức là tâm quả dục giới một và hai, ba và bốn, năm và sáu, bảy và tám. Và có tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya), tức là tâm duy tác một và hai, ba và bốn, năm và sáu, bảy và tám. Rồi có tâm sắc giới (Rūpāvacara), tức là mười lăm tâm thiền (Jhāna). Có ba thiền (Jhāna) thứ nhất. Ba cái nào? Một là thiện (Kusala), một là quả (Vipāka) và một là duy tác (Kiriya). Có ba tâm thiền (Jhāna) thứ hai. Có ba tâm thiền (Jhāna) thứ ba. Có ba tâm thiền (Jhāna) thứ tư và có ba tâm thiền (Jhāna) thứ năm. Như vậy, có mười lăm tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta). Rồi có mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta). Tất cả chúng thuộc vào thiền (Jhāna) thứ năm. Rồi có những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Tâm thứ nhất là Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) được đi theo bởi thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Các bạn phải kết hợp Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) với những tầng thiền (Jhāna) này. Tương tự, có Nhất Lai (Sakadāgāmī) với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Cũng có Bất Lai (Anāgāmī) với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Và có A-la-hán Đạo (Arahatta-magga) với năm thiền (Jhāna) này. Những Phala hay Quả thì cũng như vậy. Đối với Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala), có thiền  (Jhāna) thứ nhất, thiền (Jhāna) thứ hai, thiền (Jhāna) thứ  ba, thiền (Jhāna) thứ tư và thiền (Jhāna) thứ năm. Rồi có Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phala), Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) và A-la-hán Quả (Arahatta-phala) với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Bây giờ, chúng ta hãy xem những tâm sở (Cetasika). Sabbacitta-sādhāraṇa,  tức  là  bảy  biến  hành;  các  bạn  có biết bảy biến hành là gì không? Bảy tâm sở (yếu tố tinh thần) biến hành là xúc, thọ, tưởng, tư, nhất thống, mạng quyền  và  tác ý.  Bảy  tâm  sở này  được gọi  là  Sabbacitta- sādhāraṇa,  những  biến  hành.  Chúng  ta  không  gặp  khó khăn gì với những tâm sở biến hành. Chúng sanh lên với tất cả các tâm, tức là 89 hay 121 tâm. Khi nào một tâm sanh lên, bảy tâm sở này sẽ luôn luôn có với nó. Ở đây không có vấn đề gì.

Tâm  sở  tiếp  theo  là  tầm  (Vitakka).  Tầm  (Vitakka) sanh lên với bao nhiêu tâm? Nó sanh lên với 55 tâm. Vì tầm  (Vitakka) là  một  trong  những  yếu tố  thiền  (Jhāna) hay   chi  thiền,   chúng   ta   phải   tính   40  tâm   Siêu   thế (Lokuttara Citta), thay vì chỉ tám tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Chúng ta tìm kiếm trong 121 tâm.

Tầm (Vitakka) được kết hợp với mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta). Nó không đi kèm theo với ngũ song thức  (Dvipañcaviññāṇa  Citta).  Cho  nên,  nó không  sanh lên với nhãn thức, nhĩ thức và vân vân. Nó sanh lên với những  tâm  khác.  Tầm  (Vitakka)  sanh  lên  với  tất  cả  24 tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Citta). Rồi các  bạn  đi  xuống  đến  tâm  thiền  sắc  giới  (Rūpāvacara Jhāna)  thứ  nhất.  Tầm  sanh  lên  với  tâm  thiền  sắc  giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ nhất. Tại sao? Bởi vì có năm chi thiền sanh lên cùng với tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna)  thứ  nhất.  Nhưng  nó  không sanh  lên  với  thiền (Jhāna)  thứ  hai.  Và  nó  cũng  không  sanh  lên  với  những thiền  sắc  giới  (Rūpāvacara  Jhāna)  thứ  ba,  thứ  tư,  thứ năm và tất cả những thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna). Rồi  với  Siêu  thế  (Lokuttara)  thì  nó  sanh  lên  với  thiền (Jhāna) thứ nhất. Cho nên, nó sanh lên với tất cả là tám tâm  Siêu  thế  (Lokuttara  Citta).  Nó  không  sanh  lên  với những thiền (Jhāna) thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm trong   những   tâm   Siêu  thế   (Lokuttara   Citta).   Tầm (Vitakka)   sanh   lên   với   tất   cả   những   tâm   dục   giới (Kāmāvacara  Citta)  ngoại  trừ  Dvipañcaviññāṇa,  tức  là ngũ song thức. Nó không sanh lên với những tâm (Citta) với  thiền  (Jhāna)  thứ  hai,  thứ  ba,  thứ  tư  và  thứ  năm trong  cả  Đáo  đại  (Mahaggata)  và Siêu thế  (Lokuttara). Khi đếm tổng cộng, các bạn có 55 tâm (Citta).

Tứ (Vicāra) sanh lên với tất cả mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta). Nó không sanh lên với ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa). Nó sanh lên với cả những tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ nhất và thứ hai, nhưng nó không sanh lên với những tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ ba, thứ tư và thứ năm. Và nó cũng không sanh lên với những tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna). Tứ (Vicāra) sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) với thiền (Jhāna) thứ nhất và thứ hai, và nó không sanh lên với những tâm còn lại. Cho nên, có tất cả là 55 cộng với mười một, tức là 66 tâm.

Nói cách khác, nó sanh lên với 55 tâm (Citta) cộng với mười một tâm (Citta) với thiền (Jhāna) thứ hai.

Ở đây có một câu hỏi. Chúng ta đã học rằng, tầm (Vitakka) không sanh lên với ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa) và thiền (Jhāna) thứ hai và vân vân. Chúng ta đã học rằng tầm (Vitakka) là yếu tố tinh thần đưa tâm trí đến đối tượng, đặt tâm trí lên đối tượng. Vậy làm thế nào mà ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa) lại có thể không có tầm (Vitakka)? Làm thế nào chúng có thể bắt đối tượng mà không có sự giúp đỡ của tầm (Vitakka)? Nếu không có tầm (Vitakka) đưa tâm đến đối tượng, làm sao tâm có thể đi đến đối tượng? Đối với mười tâm này, sự tác động quá lớn đến nỗi chúng không cần tầm (Vitakka) dẫn đưa chúng đến đối tượng. Cảnh sắc và sắc thần kinh đụng chạm nhau. Sự tác động quá lớn đến nỗi chúng không cần tầm (Vitakka) đưa chúng đến đối tượng. Chúng có thể bắt đối tượng mà không cần tầm (Vitakka).

Đối với thiền (Jhāna) thứ hai và vân vân thì lý do là vì thiền (Jhāna) thứ hai được chứng đạt do sự ghê tởm tầm (Vitakka). Tầm (Vitakka) bị loại bỏ trong thiền (Jhāna) thứ hai do sự phát triển về tinh thần, do mãnh lực của sự tu tiến (Bhāvanā). Đó là lý do tại sao thiền (Jhāna) thứ hai và vân vân không có tầm (Vitakka). Những tầng thiền (Jhāna) cao hơn cũng có thể bắt cảnh mà không cần tầm (Vitakka). Những hành giả đã phát triển tâm trí của họ đến một mức độ hay ở tầng kinh nghiệm quá thâm sâu đến nỗi họ có thể bắt đối tượng mà không cần tầm (Vitakka). Nguyên nhân cũng giống như vậy đối với tứ (Vicāra). Bởi vì mãnh lực của sự phát triển tinh thần, cho nên không có tứ (Vicāra) trong thiền (Jhāna) thứ ba. Nếu các bạn còn nhớ hành giả phải cố gắng như thế nào để đạt được những tầng thiền (Jhāna) cao hơn – các bạn biết rằng hành giả đã có thiền (Jhāna) thứ nhất phải cố gắng tìm thấy sự thô xấu của tầm (Vitakka). Hành giả cố gắng loại bỏ tầm (Vitakka). Và kết quả của sự thực hành là, khi thiền (Jhāna) tiếp theo sanh lên, thiền (Jhāna) đó không  có tầm (Vitakka). Do mãnh lực của sự thực hành, do mãnh lực của sức mạnh trí óc, do mãnh lực của sự phát triển tinh thần, tầm (Vitakka) đã bị loại bỏ. Những tâm này có thể bắt được đối tượng mà không cần sự giúp đỡ của tầm (Vitakka) và tứ (Vicāra).

Tâm sở tiếp theo là thắng giải (Adhimokkha). Thắng giải (Adhimokkha) không sanh lên cùng với hoài nghi. Cho nên, nó không sanh lên với tâm si (Mohamūla Citta) được kèm theo bởi hoài nghi. Thắng giải (Adhimokkha) là gì? Nó là sự quyết định. Adhimokkha (thắng giải) là sự quyết định hay phương giải. Nếu các bạn có hoài nghi, các bạn không thể có một phương hướng giải quyết. Cho nên, chúng không tương hợp với nhau. Đó là lý do tại sao thắng giải (Adhimokkha) không sanh lên với tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất, tức là tâm si hợp hoài nghi.

Thắng giải (Adhimokkha) cũng không sanh lên với ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa). Mười tâm (Citta) này được cho là yếu trong việc trải nghiệm cảnh. Vì chúng là yếu, cho nên thắng giải (Adhimokkha) cũng không sanh lên cùng với chúng. Rồi nếu các bạn đi dọc theo cột của thắng giải (Adhimokkha) trong bảng nêu, các bạn sẽ thấy rằng thắng giải (Abhimokkha) sanh lên với tất cả những tâm (Citta) khác. Vậy là thắng giải (Adhimokkha) không sanh lên với tâm si (Mohamūla Citta) hợp  hoài nghi và ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa). Cho nên, có mười một tâm (Citta) không sanh lên với thắng giải (Adhimokkha). 89 trừ mười một là 78. Nếu chúng ta áp dụng điều này vào 121 tâm, thì chúng ta có 110.

Rồi  thì  có  Vīriya,  tức  là  tinh  cần  hay  năng  lượng. Cần   (Vīriya)   không   sanh   lên   với   ngũ   song   thức (Dvipañcaviññāṇa),  hướng ngũ    môn (Pañcadvārāvajjana),  hai  tiếp  thâu  (Sampaṭicchana)  và ba quan sát (Santīraṇa). Phụ Sớ Giải của cuốn Cẩm Nang này  không  đưa  ra  lý  do  nào.  Một giảng  sư  đã  nói  rằng những tâm này yếu và không tương hợp với cần (Vīriya) hay năng lượng bởi vì cần (Vīriya) thì mạnh. Cần (Vīriya) không sanh lên với mười sáu tâm (Citta). Cho nên, cần (Vīriya) chỉ sanh lên với 73 tâm hay 105 tâm.

Bây giờ đến Pīti. Pīti có nghĩa là hỷ. Bản chất của hỷ là sự hân hoan vui thích. Cho nên, nó sẽ không sanh lên với những tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā) và những tâm được đi kèm theo bởi thọ ưu (Domanassa). Do đó, nó không sanh lên với bốn tâm tham (Lobhamūla Citta), hai tâm sân (Dosamūla Citta), hai tâm si (Mohamūla Citta). Trong những tâm bất thiện (Akusala), chúng chỉ sanh lên với bốn tâm tham (Lobhamūla) còn lại.

Rồi thì ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa) được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Chúng được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), ngoại trừ hai thân thức (Kāyaviññāṇa). Hai tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Hai trong số những tâm quan sát (Santīraṇa) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Một tâm thì được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Hỷ (Pīti) sanh lên với tâm quan sát (Santīraṇa) được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) và hướng ý môn (Manodvārāvajjana) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Hỷ (Pīti) sẽ không sanh lên với chúng vì chúng là trung tính. Rồi thì có Hasituppāda, tâm tiếu sinh. Bởi vì nó sản sanh ra nụ cười, cho nên nó có cảm thọ hỷ và vì vậy, hỷ (Pīti) sanh lên với nó.

Trong những tâm thiện dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kusala), bốn tâm đầu được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Cho nên, hỷ (Pīti) sanh lên với bốn tâm này. Bốn tâm sau được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), cho nên hỷ (Pīti) không sanh lên với chúng. Điều này cũng đúng cho những tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka) và duy tác dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kiriya).

Rồi thì chúng ta đến tâm sắc giới (Rūpāvacara). Hỷ (Pīti) có với thiền (Jhāna) thứ nhất. Hỷ (Pīti) có với thiền (Jhāna) thứ hai và thứ ba. Không có hỷ (Pīti) trong thiền (Jhāna)  thứ tư và  thứ năm.  Các bạn  hãy  ghi  nhận  rằng thiền  (Jhāna)  thứ  tư  được  đi  kèm  theo   bởi  thọ  hỷ (Somanassa). Ở đây, hỷ (Pīti) không sanh lên với thọ hỷ (Somanassa)  vì  do  mãnh  lực  của  sự  phát  triển  về  tinh thần.  Để  đạt  được  thiền  (Jhāna)  thứ  tư,  hỷ  (Pīti)  phải được loại trừ. Đó là lý do tại sao hỷ (Pīti) không đi cùng với những tâm thiền (Jhāna Citta) thứ tư mặc dầu chúng là thọ hỷ (Somanassa). Vì vậy, hỷ (Pīti) chỉ sanh lên với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Nó không sanh lên với mười hai tâm vô sắc giới (Arūpāvacara Citta). Nó sanh lên với những tâm Đạo (Magga Citta) và tâm Quả (Phala Citta) với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Nó không sanh lên với những tâm Đạo (Magga Citta) và tâm Quả (Phala Citta) với thiền (Jhāna) thứ tư và thứ năm. Hỷ (Pīti) sanh lên với 51 tâm. Các bạn có nhớ bao nhiêu  tâm  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  hỷ (Somanassa) không?  62  tâm.  Các  bạn  trừ  đi  mười  một  tâm  thiền (Jhāna Citta) thứ tư thì các bạn có 51. Nếu các bạn biết theo cách đó, các bạn sẽ ghi nhận điều này rất dễ dàng. Có  62  tâm  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  hỷ  (Somanassa). Trong  số  đó,  mười  một  tâm  thiền  (Jhāna  Citta)  thứ  tư không được đi kèm theo bởi hỷ (Pīti). 62 trừ mười một, các bạn có 51 tâm.

Tâm sở cuối cùng là dục (Chanda), tức là ước muốn được   làm   hay   khao   khát   được   làm.   Những   tâm   si (Mohamūla Citta) và tất cả những tâm vô nhân (Ahetuka Citta)  thì  chậm  chạp  và  trì  trệ,  cho  nên  dục  (Chanda) không  tương  hợp  với  tất  cả  những  tâm  (Citta)  này.  Nó tương hợp với những  tâm còn lại. Dục (Chanda) không sanh lên với 20 tâm. 89 trừ 20, các bạn có 69 và nếu tính 121,  thì các bạn  có  101  tâm  sanh  lên  với  dục (Chanda). Đây là phương pháp Cetasika-Citta đối với mười ba tâm sở tợ tha (Aññasamāna Cetasika).

Rồi thì chúng ta đi đến mười bốn tâm sở (Cetasika) bất thiện. Những tâm sở này thì dễ hơn, vì các bạn chỉ cần phải nhìn vào mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta). Tức là có phạm vi hẹp hơn. Si (Moha), vô tàm (Ahirika), vô úy (Anottappa) và phóng dật (Uddhacca) được xem là đi kèm theo với tất cả những tâm bất thiện (Akusala Citta). Mỗi khi một tâm bất thiện (Akusala) sanh lên, chúng cũng sanh lên. Khi một tâm bất thiện (Akusala Citta) sanh lên, thì có một sự không hiểu biết nào đó. Ví dụ, đối với tham (Lobha), có thể có sự không hiểu biết rằng tham (Lobha) dẫn đến bốn khổ cảnh và vân vân. Bất thiện (Akusala) luôn có bóng dáng của không hổ thẹn tội lỗi và không ghê sợ tội lỗi. Cũng vậy, phóng dật luôn hiện hữu trong bất thiện (Akusala). Cho nên, bốn tâm sở này đi kèm theo tất cả những tâm (Citta) bất thiện.

Trong CMA có nói rằng,

“… bởi vì mỗi tâm (citta) bất thiện đều có liên quan đến yếu tố mù quáng tinh thần về sự nguy hiểm của tội lỗi (tức là si mê), đến sự thiếu sót của việc hổ thẹn và ghê sợ có tính đạo đức, và đến dòng chảy tiềm ẩn của sự kích động (tức là phóng dật).” (CMA, II, Guide to §13, p.95)

Đó là lý do tại sao chúng được gọi là những tâm sở bất thiện (Akusala) biến hành.

Rồi thì chúng ta có Lobha, tức là tham. Nó chỉ sanh lên với tám tâm tham (Lobhamūla Citta). Điều này rất là đơn giản.

Rồi Diṭṭhi, tức là tà kiến, chỉ đi cùng với bốn tâm hợp tà.

Ngã mạn (Māna) đi kèm theo với bốn tâm tham (Lobhamūla Citta) ly tà. Trong CMA ở trang 95 có nói:

“Cả hai yếu tố ngã mạn và tà kiến (Māna và Diṭṭhi) chỉ được tìm thấy trong những tâm (citta) có nhân tham, vì chúng có liên quan đến việc dính mắc hay nắm bắt vào ngũ uẩn.” (CMA, II, Guide to §13, p.95-96)

Chúng được đặt nền trên tham (Lobha). Chỉ khi nào có tham (Lobha), thì mới có sự hiểu biết sai lầm về đối tượng và cũng như sự kiêu ngạo, tự hào về đối tượng đó.

“Tuy nhiên, hai yếu tố này mang những đặc tính đối ngược, …” (CMA, II, Guide to §13, p.96)

Mặc dầu chúng đặt nền trên tham (Lobha), nhưng chúng có những đặc tính khác nhau.

“… và cho nên, chúng không thể tồn tại trong cùng một tâm (citta).” (CMA, II, Guide to §13, p.96)

Chúng không thể sanh lên trong cùng một tâm (Citta). Nếu tà kiến (Diṭṭhi) sanh lên trong một tâm (Citta) nào đó, thì ngã mạn (Māna) sẽ không sanh lên trong tâm (Citta) đó. Nếu ngã mạn (Māna) sanh lên trong một tâm (Citta) nào đó, thì tà kiến (Diṭṭhi) sẽ không sanh lên trong tâm (Citta) đó. Phương thức nắm bắt hay nhận thức đối tượng của chúng thì khác nhau.

“Tà kiến xảy ra trong chế độ hiểu biết hay nhận thức sai lầm, tức là giải thích hay nhận thức mọi vật theo cách trái ngược với sự thật; …” (CMA, II, Guide to §13, p.96)

Tà kiến (Diṭṭhi) xem những vật vô thường là thường hằng, những vật không vừa lòng là vừa lòng, những vật trống rỗng (hay không có thực chất) là có giá trị và vân vân. Sự hiểu biết của nó về đối tượng, sự phản ứng của nó đối với đối tượng là không đúng. Nó nhận thức sai.

“… mạn xảy ra trong chế độ tự đánh giá hay tự kiểm định, tức là xem mình là siêu việt, …” (CMA, II, Guide to 13, p.96)

Khi Māna (mạn) sanh lên, một người có thể nghĩ rằng, “Tôi giỏi hơn họ,” hay đôi lúc, “Tôi giỏi bằng họ,” hay đôi lúc, “Tôi không giỏi bằng họ.” Bất kỳ sự biểu hiện là gì, thì vẫn luôn có sự tự mãn hay kiêu căng. Mối quan hệ của nó với cảnh thì ở trong chế độ khác hẳn với tà kiến. Cho nên, tà kiến và ngã mạn không thể sanh lên cùng với một đối tượng. Chúng được so sánh như hai con sư tử có cùng sức mạnh không thể sống chung trong cùng một hang động.

“Tà kiến thì cần thiết có mặt trong bốn tâm (citta) có nhân tham hợp tà, còn ngã mạn thì lại không phải là tâm sở cần thiết trong bốn tâm (citta) có nhân tham ly tà.” (CMA, II, Guide to §13, p.96)

Những tâm (Citta) này có thể xảy ra không kèm theo ngã mạn. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau. Ở đây, chúng ta phải biết rằng tà kiến (Diṭṭhi) và ngã mạn (Māna) không thể cùng sanh lên. Mặc dầu chúng nảy sanh lên từ tham (Lobha), nhưng chế độ ứng xử của chúng đối với đối tượng là khác nhau. Cho nên, chúng không thể sanh lên cùng một lúc. 

Sân (Dosa), tật (Issā), lận (Macchariya) và hối (Kukkucca): bốn tâm sở này chỉ sanh lên với những tâm sân (Dosamūla Citta). Chúng được tìm thấy trong hai tâm (Citta) này. Trong số chúng, sân (Dosa) luôn luôn được tìm thấy trong hai tâm (Citta) này. Nhưng tật  (Issā), lận (Macchariya) và hối (Kukkucca) thì không phải luôn luôn sanh lên với hai tâm (Citta) này; chúng chỉ đôi lúc sanh lên mà thôi. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề đó sau. Vì chúng ta phải đếm tất cả những tâm sở đi cùng với những tâm sân (Dosamūla Citta), cho nên chúng ta nói là bốn yếu tố tinh thần bất thiện này có thể đi kèm với hai tâm (Citta) được đi kèm theo bởi thọ ưu (Domanassa).

Tật (Issā) là ghen ghét hay ganh tỵ. Tật (Issā) bắt đối tượng nào? Cái gì là đối tượng của tật (Issā)? Đối tượng của tật (Issā) là sự thành công của những người khác. Lận (Macchariya) có đối tượng là gì? Sự thành công của chính mình là đối tượng của lận (Macchariya). Hối (Kukkucca) lấy cái gì làm đối tượng? Điều tốt không làm và điều xấu đã làm là những đối tượng của hối (Kukkucca). Cho nên, đối tượng của chúng là khác nhau. Nếu đối tượng là khác nhau, thì chúng không thể sanh lên cùng một lần. Khi có tật (Issā), không thể có lận (Macchariya) và vân vân. Chúng ta cũng sẽ quay lại vấn đề này sau.

Rồi thì chúng ta đi đến hôn trầm và thụy miên. Chúng là những trạng thái tinh thần suy nhược, cho nên chúng không thể sanh lên với những tâm vô trợ. Chúng chỉ sanh lên với những tâm (Citta) hữu trợ. Khi có hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha), chúng ta phải thúc đẩy, chúng ta phải tự khuyến khích chính mình. Khi tâm (Citta) đó mạnh mẽ bởi tự chính nó, thì chúng ta không cần sự thúc đẩy. Hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha) chỉ sanh lên với những tâm hữu trợ, tức là tâm bất thiện (Akusala Citta) thứ hai, thứ tư, thư sáu, thứ tám và thứ mười.

Tâm  sở  cuối  cùng  là  hoài  nghi,  Vicikiccā.  Nó  chỉ sanh  lên  với  một  tâm  (Citta),  tức  là  tâm  si  (Mohamūla Citta)  thứ  nhất.  Trong  52  tâm  sở (Cetasika),  hoài  nghi (Vicikicchā) sanh lên với ít tâm (Citta) nhất, tức là chỉ có một tâm (Citta).

Nhóm tiếp theo  – mười chín tâm sở đầu thì dễ. Vì chúng là chung cho tất cả những tâm tịnh hảo (Sobhana Citta),  cho  nên  chúng  sanh  lên  với  tất  cả những  tâm (Citta) tịnh hảo. Chúng sanh lên với tất cả thiện dục giới tịnh  hảo  (Kāmāvacara  Sobhana  Kusala),  quả  dục  giới tịnh  hảo  (Kāmāvacara Sobhana  Vipāka)  và  duy  tác  dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kiriya), và cũng với tất    cả    tâm    sắc    giới    (Rūpāvacara),    tâm    vô    sắc (Arūpāvacara) và tâm Siêu thế (Lokuttara). Chúng sanh lên với 59 tâm hay 91 tâm. Đó là 89 trừ 30 hay 121 trừ 30.

Tiếp theo là ba Virati, tức là ba giới phần, bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Bởi vì chúng được gọi là những sự ngăn trừ hay kiêng tránh, cho nên chúng chỉ sanh lên khi nào có sự kiêng tránh. Khi các bạn đảnh lễ Đức Phật, chúng không sanh lên. Ba tâm sở này sanh lên với tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) và tám hay 40 tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Chúng sanh lên với những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và tâm Siêu thế (Lokuttara Citta).

Có sự khác nhau trong chế độ sanh lên của chúng. Cuốn Cẩm Nang này nói rằng, khi sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), chúng sanh lên trọn vẹn hay trong mọi chế độ, và chúng cùng sanh lên và luôn luôn sanh lên (Xem CMA, II, §15, p.97). Bất cứ khi nào một tâm Siêu thế sanh lên, ba tâm sở này sanh lên. Chúng cùng sanh lên  tại  cùng  thời  điểm.  Và  khi  chúng  sanh  lên,  chúng sanh  lên  trong  chế  độ  hủy  diệt  tất  cả  những  khuynh hướng  làm  ác xấu.  Hơi  khó  hiểu  một  chút  ở đây  bởi  vì nếu những tâm sở giới phần này sanh lên với những tâm (Citta)   hiệp   thế,   tức   là  những   tâm   thiện   dục   giới (Kāmāvacara  Kusala  Citta),  thì  chúng  chỉ  sanh  lên  tùy dịp, tức là chỉ khi nào có một cái gì đó đáng được ngăn trừ hay kiêng tránh. Khi chúng sanh lên, chúng sanh lên từng  cái  một  tại  từng  thời  điểm.  Khi  có  chánh  ngữ,  thì không có chánh nghiệp và không có chánh mạng. Khi có chánh nghiệp, thì không có chánh ngữ và không có chánh mạng. Khi có chánh mạng, thì hai tâm sở kia không sanh lên.  Nhưng  trong  những  tâm  Siêu  thế  (Lokuttara)  thì khác. Đây là năng lực của những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Khi một tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) sanh lên, nó đoạn diệt tất cả những phiền não. Khi nó tẩy trừ tất cả những phiền não, nó đoạn diệt luôn tất cả những khuynh hướng làm nhơ bẩn những trạng thái thiện (tức là những khuynh  hướng  vi  phạm  tội  lỗi).  Khi  một  tâm  Siêu  thế sanh  lên  và  đoạn  diệt  tất  cả  phiền  não,  thì  thật  ra  nó đang  ngăn trừ  tất  cả  mọi  tội  ác  chứ  không  phải  chỉ  là những việc sai quấy do thân, những việc sai quấy do ngữ và những việc sai quấy do mưu sinh. Đó là lý do tại sao khi những tâm sở giới phần (Virati) sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), thì chúng sanh lên trong mọi chế độ để đoạn diệt các khuynh hướng hướng về tội lỗi. Và chúng cùng sanh lên và luôn luôn sanh lên. Bất cứ khi nào tâm Siêu thế sanh lên, ba tâm sở này sanh lên.

Chúng cùng sanh lên cùng lúc. Và khi chúng sanh lên, chúng sanh lên trong chế độ hủy diệt tất cả những khuynh hướng làm ác. Nhưng khi chúng sanh lên với những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta), chúng chỉ sanh lên từng tâm sở một tại từng thời điểm và chỉ đôi lúc mà thôi. Đó là sự khác nhau.

Ba tâm sở giới phần (Virati Cetasika) này sanh lên trong tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) chỉ đôi lúc thôi và riêng biệt nhau. Chỉ khi nào ngăn trừ hay kiêng tránh khỏi ác ngữ, ác nghiệp hay tà mạng (chứ không phải ở những lúc khác) thì nó mới thuộc vào giới phần (Virati). Cho nên, chúng không sanh lên mọi lúc. Khi chúng sanh lên trong những tâm (Citta) hiệp thế, chúng sanh lên từng cái một riêng biệt nhau.

“Trong  những  tâm  (citta)  đạo  và  quả  siêu  thế, những tâm sở giới phần luôn luôn đi chung với nhau như là  chánh  ngữ,  chánh  nghiệp  và  chánh mạng  trong  Bát Thánh Đạo.” (CMA, II, §15, p.97)

Khi những tâm sở giới phần (Virati) sanh lên với những tâm (Citta) Siêu thế, chúng cùng sanh lên và luôn luôn sanh lên. Bất kỳ khi nào một tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) sanh lên, chúng sẽ sanh lên. Khi sanh lên, tất cả ba tâm sở sanh lên cùng một lúc chứ không phải sanh lên từng cái một như trong những tâm dục giới (Kāmāvacara Citta). Đó là sự khác nhau. Khi chúng sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), chúng không phải là ngăn trừ hay kiêng tránh khỏi việc nói dối hay nói xấu sau lưng tại một thời điểm nào đó. Chúng đoạn diệt tất cả những khuynh hướng làm những việc ác và tà mạng này. Với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), chúng cùng sanh lên và luôn luôn sanh lên. Nhưng với những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta), chúng chỉ đôi lúc sanh lên và khi chúng sanh lên, chúng sanh lên từng cái một tại từng thời điểm.

Nhóm tiếp theo là Appamaññā, tức là những tâm sở vô  lượng  phần.  Ở  đây  có  hai  tâm  sở  vô  lượng  phần:  bi mẫn  (Karuṇā)  và  tùy  hỷ  (Muditā). Chúng  sanh  lên  với bao nhiêu tâm (Citta)? Chúng sanh lên với tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala), tám tâm duy tác dục giới hữu  nhân (Sahetuka  Kāmāvacara  Kiriya),  ba  tâm  thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ nhất, ba tâm thiền sắc giới  (Rūpāvacara  Jhāna)  thứ  hai,  ba  tâm  thiền sắc  giới (Rūpāvacara   Jhāna)   thứ   ba,   ba   tâm   thiền   sắc   giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ tư. Cho nên, có tất cả là 28 tâm: tám cộng tám cộng mười hai. Bi mẫn (Karuṇā) sanh lên với 28 tâm và tùy hỷ (Muditā) cũng sanh lên với 28 tâm. Ở đây chúng sanh lên với thiện (Kusala) và chúng sanh lên  với duy tác  (Kiriya).  Và  chúng  cũng  sanh  lên  với những tâm thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Chúng không sanh lên với thiền (Jhāna) thứ năm bởi vì  thiền  (Jhāna)  thứ  năm  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  xả (Upekkhā) chứ không phải thọ hỷ (Somanassa). Khi các bạn   thực   hành   lòng  bi  mẫn   (Karuṇā)   hay   tùy   hỷ (Muditā), thọ hỷ (Somanassa) có hiện hữu.

Có  một  sự  khác  nhau  về  quan  điểm  giữa  những giảng sư về hai tâm sở này. Quan điểm chung của những giảng sư là bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) sanh lên với  28  tâm.  Chúng  ta  hãy  nhìn  tám  tâm  thiện  dục  giới (Kāmāvacara Kusala). Bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ  (Somanassa). Bốn  tâm  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  xả (Upekkhā). Họ nghĩ rằng nếu các bạn thực hành lòng bi mẫn  (Karuṇā)  và  tùy  hỷ  (Muditā),  thì  chúng  phải luôn luôn  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  hỷ  (Somanassa).  Chúng không  thể  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  xả  (Upekkhā).  Vì vậy, theo những vị giảng sư này, các bạn phải loại bỏ bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Nhưng tác giả của cuốn Cẩm Nang này, tức là Ngài Ācariya Anuruddha, không thích quan điểm đó. Cho nên, Ngài đã nói như sau trong cuốn Cẩm Nang này: “Tuy nhiên, một vài (giảng sư) nói rằng lòng bi mẫn (Karuṇā)  và  lòng  tùy  hỷ  (Muditā)  không  có  mặt  trong những tâm thọ xả (Upekkhā).” (CMA, II, §15, p.97)

Ngài đã nói như vậy. Chúng ta phải hiểu từ phong cách viết của Ngài rằng, Ngài đã không chấp nhận quan điểm đó của một vài giảng sư khác. Bất cứ khi nào các tác giả dùng từ “một vài” trong Pāḷi (tức là “Keci”), điều đó có nghĩa là “Tôi không thích điều đó”. Nó không thể được chấp nhận. Nó không tốt. Đó là lý do tại sao rất khó để thật sự hiểu những Sớ Giải. Các nhà Sớ Giải không nói thẳng ra là, “Tôi không thích nó.” Họ nghĩ rằng, “Tôi không quan tâm đến chuyện đó,” nhưng họ sẽ để lại một vài dấu hiệu chỗ này và chỗ kia. Bất cứ khi nào họ dùng từ “Keci” (một vài), thì chúng ta phải hiểu là tác giả không thích điều đó. Ở đây cũng vậy, tác giả của cuốn Cẩm Nang này đã dùng từ “Keci” (một vài) – tức là một vài giảng sư đã nói cái này và cái kia. Điều đó có nghĩa là Ngài không thích.

Tại sao Ngài không thích nó? Khi các bạn thực hành tùy hỷ (Muditā) chẳng hạn, lúc đầu nó phải được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Chỉ khi nào có thọ hỷ (Somanassa), tùy hỷ (Muditā) mới có thể sanh lên. Các bạn hạnh phúc với sự thành công của những người khác. Các bạn hạnh phúc với tài sản và sự khỏe mạnh của những người khác. Chắc chắn phải có thọ hỷ (Somanassa). Cho nên, đúng là vào lúc đầu của sự thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā), chúng phải được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Nhưng sau khi các bạn có kinh nghiệm trong việc thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā), thì đôi lúc trong khi thực hành, các bạn có thể phát triển chúng với thọ xả (Upekkhā). Chúng có thể được phát triển theo cách đó.

Các nhà Sớ Giải có cho hai ví dụ. Ví dụ thứ nhất là các bạn có thể tụng đọc lại một đoạn văn đã được học thuộc rốt ráo mà không cần phải chú ý đến nó. Ví dụ, các bạn có thể hát một bài hát và suy nghĩ đến những chuyện khác. Các bạn có thể học một lời cầu nguyện nào đó hay một cái gì khác và rồi các bạn có thể tụng đọc nó. Điều này xảy ra đối với chúng ta rất nhiều lần. Khi các bạn thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) – thiền Minh sát (Vipassanā) là trí tuệ (Paññā). Một cách hợp lý và đúng đắn thì thiền Minh sát (Vipassanā) phải luôn luôn được đi kèm theo bởi Ñāṇa, tức là trí tuệ. Chúng ta chỉ có thể thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) với tâm hợp trí (Ñāṇa) thôi phải không? Sai. Chúng ta thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) với những tâm hợp trí (Ñāṇa- sampayutta Citta). Nhưng khi chúng ta đã quá quen thuộc với việc hiểu rõ đặc tính của các hiện tượng, thì đôi lúc chúng ta cũng có thể thực hành với những tâm ly trí (Ñāṇa-vippayutta Citta) do năng lực của thói quen. Cũng theo cách đó, khi các bạn trở nên rất quen thuộc với việc thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā), thì đôi lúc, các bạn có thể phát triển chúng với tâm (Citta) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Điều đó có thể xảy ra trước khi các bạn đạt đến mức độ của thiền (Jhāna). Nhưng khi các bạn đạt đến mức độ của thiền (Jhāna), hay lúc thiền (Jhāna) sanh lên, thì nó chắc chắn phải được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa); không có thọ xả (Upekkhā) tại lúc này. Ở đây nói như sau:

“Dĩ nhiên, trong lộ trình tâm thiền (Jhāna), chúng chỉ sanh lên với những tâm thọ hỷ (Somanassa-sahagata Citta) để thỏa mãn điều kiện là không thể có trùng dụng duyên (Āsevana) cho những tâm thuộc về những bản chất khác nhau.”

Để hiểu điều này, các bạn phải hiểu Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) và cũng như những diễn tiến của  tâm thức.

Tôi nghĩ các bạn đã quen thuộc với lộ trình tâm. Tôi đã nói về nó nhiều lần. Thường thường thì có bảy sát-na đổng lực (Javana) trong lộ tâm ngũ môn. Khi một người chứng đạt thiền (Jhāna), lộ tâm thiền (Jhāna) sẽ xuất hiện. Trong lộ tâm thiền (Jhāna) đó, có bốn đổng lực dục giới (Kāmāvacara Javana) và rồi một tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala) hay có thể có hàng triệu tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala). Những sát-na thiền (Jhāna) này tận hưởng yếu tố trùng dụng duyên (Āsevana) này. Tức là sát-na hiện tại được sát-na kế trước làm cho vững mạnh. Giống như sát-na đi trước truyền tải một chút phẩm chất của nó đến sát-na đi sau. Điều này chỉ có thể được thực hiện đối với những tâm cùng loại, tức là cùng cảm thọ. Nếu bốn đổng lực dục giới (Kāmāvacara Javana) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), thì thiền (Jhāna) không thể được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Giữa chúng không thể có trùng dụng duyên. Nhưng Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) lại nói là chúng có trùng dụng duyên này. Cho nên, đó là lý do tại sao trong lộ tâm thiền (Jhāna), chúng phải luôn luôn được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Trước lộ tâm thiền (Jhāna) này, khi các bạn đang phát triển tâm trí  của mình để đạt đến mức độ đó, thì các bạn đôi lúc có thể phát triển lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Cho nên, vì lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) có thể được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), quan điểm đó của những vị giảng sư được xem là không thể chấp nhận được. Đó là lý do tại sao nó được nói là, “một vài (giảng sư) nói”. Bằng cách nói “một vài (giảng sư) nói”, tác giả của cuốn Cẩm Nang này chỉ ra rằng Ngài không chấp nhận quan điểm của họ. Dựa vào điều này, chúng ta chấp nhận rằng, lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) sanh lên với 28 tâm (Citta).

Còn  lòng  từ  (Mettā)  thì  sao?  Nếu  nó  là  lòng  từ (Mettā), thì nó cũng đi kèm với 28 tâm (Citta) này. Nếu nó là vô sân (Adosa), thì nó đi kèm theo với tất cả 59 tâm tịnh hảo. Có sự khác biệt giữa vô sân (Adosa) được phát triển thành lòng từ (Mettā) và chỉ vô sân (Adosa) thông thường  mà  thôi.  Khi  nó được  phát  triển  thành  lòng  từ (Mettā), nó đi kèm theo với 28 tâm (Citta). Khi nó chỉ là vô sân (Adosa) thông thường, nó đi kèm theo với 59 tâm. Hành xả  (Tatramajjhattatā)  thì  cũng  tương  tự  như  vậy. Nếu  nó  là  xả  (Upekkhā),  nó  sẽ  không  đi  kèm  theo  với thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư, nhưng nó sẽ đi kèm theo với thiền (Jhāna) thứ năm. Nếu nó là sự trung lập thông thường của tâm thức, thì nó sẽ đi kèm theo    với    tất  cả    59.    Nói    cách    khác,    hành    xả (Tatramajjhattatā)  tức  là  thông  thường  thì  đi  kèm  theo với 59 tâm (Citta). Hành xả (Tatramajjhattatā) được phát triển   thành   Upekkhā   Brahmavihāra,   tức   là   tâm   xả (Upekkhā)  trong  những  Phạm  trú  thì  đi  kèm  theo  với tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và tám tâm duy  tác  dục  giới  (Kāmāvacara  Kiriya)  và  thiền  sắc  giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ năm. Chúng ta phải hiểu những sự khác biệt này: vô sân (Adosa) được phát triển thành lòng từ (Mettā) đi kèm theo với 28; vô sân (Adosa) thông thường     thì     đi     kèm     theo     với    59;     hành     xả (Tatramajjhattatā) thông thường thì đi kèm theo với 59; hành xả (Tatramajjhattatā) khi được phát triển thành xả Phạm trú (Upekkhā Brahmavihāra) thì đi kèm theo với thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và duy tác dục giới (Kāmāvacara Kiriya) và rồi thiền (Jhāna) thứ năm.

Tâm sở cuối cùng là trí tuệ (Paññā). Tâm sở này sẽ không đi kèm theo với những tâm (Citta) ly trí. Nó sẽ đi kèm theo với tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) 1, 2, 5 & 6. Nó đi kèm theo với tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka  Kāmāvacara  Vipāka)  1,  2,  5  &  6.  Nó  cũng  đi kèm theo với tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara  Kiriya)  1,  2,  5  &  6.  Đối  với  tâm  sắc  giới (Rūpāvacara),  vô  sắc  giới  (Arūpāvacara)  và  Siêu  thế (Lokuttara), thì nó đi kèm theo với tất cả vì những tâm này  không  thể  sanh  lên  mà  thiếu  trí  tuệ  (Paññā  hay Ñāṇa). Trí tuệ (Paññā) sanh lên với tất cả là 47 tâm: bốn từ  thiện  dục giới  (Kāmāvacara  Kusala),  bốn  từ  quả  dục giới  hữu  nhân  (Sahetuka  Kāmāvacara  Vipāka),  bốn  từ duy   tác   dục  giới   hữu   nhân   (Sahetuka   Kāmāvacara Kiriya),  tất  cả  những  tâm  Đáo  đại  (Mahaggata)  và  Siêu thế  (Lokuttara  Citta).  Cho  nên,  chúng  ta  có 47.  Nếu chúng ta nói 121 tâm, thì nó đi kèm theo 79 tâm. Tóm lại, trí tuệ (Paññā) đi kèm theo 47 hay 79 tâm.

Rồi thì chúng ta có cái được gọi là những phụ trợ cố định và những phụ trợ không cố định. Những phụ trợ cố định là cái gì? Chúng ở đâu? Trên trang 99 của CMA, ở cuối trang về phương pháp Sampayoga, thì có mười một tâm sở không cố định (Aniyatayogi Cetasika). “Niyata” có nghĩa là cố định. Cho nên, “Aniyata” có nghĩa là không cố định, tức là lúc có lúc không. Tật (Issā), lận (Macchariya) và hối (Kukkucca) sanh lên một cách riêng biệt và chỉ theo dịp mà thôi. Điều này có nghĩa là mỗi tâm sở sanh lên một lần. Khi tật (Issā) sanh lên, thì lận (Macchariya) không thể sanh lên và hối (Kukkucca) không thể sanh lên. Nếu lận (Macchariya) sanh lên, thì tật (Issā) và hối (Kukkucca) không thể sanh lên và vân vân. Như tôi đã nói trước đây, tật (Issā) có một loại đối tượng, lận (Macchariya) có một loại đối tượng khác và hối (Kukkucca) lại có một loại đối tượng khác. Vì những đối tượng của chúng là khác nhau, chúng không thể sanh lên cùng một lượt. Khi chúng sanh lên, chúng sanh lên từng cái một tại từng thời điểm. Khi chúng sanh lên, chúng cũng chỉ sanh lên theo dịp. Điều này có nghĩa là, ví dụ chỉ khi nào các bạn ganh tỵ với sự thành công của người khác, tật (Issā) mới có thể sanh lên. Đôi lúc, các bạn chỉ giận dữ thôi. Nếu các bạn chỉ giận dữ, những tâm sở này sẽ không sanh lên với tâm (Citta) đó. Cho nên, chúng chỉ sanh lên khi các bạn ganh tỵ với sự thành công của người khác, hay khi các bạn không thể chịu đựng được việc tài sản của các bạn là của chung, hoặc khi các bạn hối tiếc về những việc đã được làm hay những việc đã không được làm trong quá khứ. Chúng chỉ sanh lên mỗi cái một và đôi lúc mà thôi.

Tiếp theo là ba Virati, tức là ba giới phần. Khi chúng sanh lên với những tâm (Citta) hiệp thế, chúng sanh lên một cách riêng biệt. Có nghĩa là mỗi cái một thời điểm. Và chúng chỉ sanh lên khi các bạn kiêng tránh khỏi tà ngữ, tà nghiệp hay tà mạng.

Những vô lượng phần (Appamaññā) cũng sanh lên một cách riêng biệt và theo dịp. Khi có lòng bi mẫn (Karuṇā), thì không thể có tùy hỷ (Muditā). Khi có tùy hỷ (Muditā), thì không thể có lòng bi mẫn (Karuṇā). Lòng bi mẫn (Karuṇā) lấy chúng sanh bị đau khổ làm đối tượng. Tùy hỷ (Muditā) lấy chúng sanh trong hạnh phúc làm đối tượng. Những đối tượng của chúng thì khác nhau, cho nên chúng không thể sanh lên cùng một lần.

Rồi thì chúng ta có Māna, tức là ngã mạn. Mặc dầu ngã mạn (Māna) được nói là sanh lên với bốn tâm tham (Lobhamūla Citta), nhưng nó không phải lúc nào cũng sanh lên với những tâm (Citta) này mỗi khi những tâm này sanh lên. Chúng ta không thể nói “riêng biệt” bởi vì nó chỉ có một. Ngã mạn (Māna) sanh lên theo dịp, tức là chỉ khi nào chúng ta có cảm giác rằng là tôi tốt hơn hay giỏi hơn những người khác hoặc tương tự như vậy. Ngã mạn (Māna) chỉ sanh lên theo dịp.

Rồi chúng ta có hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Chúng luôn luôn cùng sanh lên, nhưng chúng sanh lên theo dịp. Đôi lúc, chúng có thể không sanh lên. Chúng sanh lên với những tâm (Citta) hữu trợ, nhưng đó là theo dịp.

Như vậy, tất cả có mười một tâm sở. Mười một tâm sở   này   được   gọi   là   những   phụ   trợ   không   cố   định (Aniyatayogi Cetasika). 41 tâm sở (Cetasika) còn lại được gọi là những tâm sở cố định (Niyatayogi Cetasika). Tức là 41 tâm sở (Cetasika) còn lại sanh lên bất kỳ khi nào tâm tương  ứng  với chúng  sanh  lên.  Ví  dụ,  tham  (Lobha)  sẽ sanh   lên   bất   kỳ   khi   nào   một   trong   tám   tâm   tham (Lobhamūla Citta) sanh lên. Điều này không xảy  ra  đối với tật (Issā), lận (Macchariya) và vân vân. Chúng được gọi là Aniyatayogi, tức là những phụ trợ không cố định, trong khi những tâm sở khác là cố định (Niyatayogi).

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Học viên: Những tâm sở giới phần (Virati) là cố định đối với Siêu thế và không cố định đối với hiệp thế phải không?

Sayādaw: Phải, đúng. Đối với Siêu thế, chúng là cố định và luôn luôn, và chúng sanh lên cùng với nhau.

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app