Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập I

Giới Thiệu

Làm Quen

Hôm nay, chúng ta bắt đầu một lớp học mới về Thắng Pháp (Abhidhamma). Tôi đã dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) kể từ khi tôi đến nước Hoa Kỳ này. Tôi đã dạy khoảng ba hay bốn khóa gì đó và rồi tôi ngưng. Tôi nghĩ đã đến lúc phải dạy lại. Cho nên, hôm nay chúng ta có lớp học này.

Hai Trường Phái Của Phật Giáo

Bài giảng hôm nay chỉ là một bài giới thiệu. Tôi gọi là “Làm Quen”, có nghĩa là làm quen với Thắng Pháp (Abhidhamma): Thắng Pháp (Abhidhamma) là gì, các bạn sẽ học được gì trong Thắng Pháp (Abhidhamma), vân vân. Trước khi chúng ta hiểu Thắng Pháp (Abhidhamma) là gì, chúng ta nên tìm hiểu hai trường phái lớn của Phật giáo trên thế giới ngày nay. Trường phái thứ nhất được gọi là Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) hay còn được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Trường phái thứ hai được gọi là Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna) hay còn được gọi là Phật giáo Bắc Truyền. Lúc ban đầu chỉ có một Phật giáo mà thôi. Nhưng sau đó, sự khác biệt về quan điểm giữa những bậc trưởng thượng đã được hình thành. Theo thời gian, những trường phái Phật giáo khác nhau đã xuất hiện. Ngày nay có hai trường phái chính của Phật giáo.

Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) được cho là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của Đức Phật. Bản thân là một Phật tử theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ
(Theravāda), tôi tin rằng giáo lý nguyên thủy của Đức Phật được ghi chép trong kinh sách của Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) đã lan truyền sang khu vực phía nam của Châu Á, hay nói cách khác là những quốc gia ở phía nam. Cho nên, đôi lúc nó được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Điều đó có thể là không chính xác 100%, nhưng mọi người gọi nó là Phật giáo Nam Truyền. Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) lan truyền đến Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cam-pu-chia và cũng có đến Việt Nam.
 

Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna) là một hình thức sau này của Phật giáo. Nó khác với Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) ở nhiều phương diện. Nhánh Phật giáo này lan truyền sang các quốc gia phía bắc. Khi nói phía bắc, ý của tôi là tính từ Trung Ấn Độ. Trường phái này lan truyền sang các quốc gia phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và cuối cùng là Nhật Bản. Bởi vì đây là những quốc gia phía bắc, cho nên đôi lúc nhánh này được gọi là Phật giáo Bắc Truyền.

Đôi lúc, Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) được gọi là Phật giáo Pāḷi, và Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna) được gọi là Phật giáo Sanskrit, bởi vì chúng đã tiếp nhận Pāḷi và Sanskrit như là ngôn ngữ thiêng liêng tương ứng của chúng.

Cả hai trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda) và Đại Thừa (Mahāyāna) đều có Thắng Pháp (Abhidhamma). Thắng Pháp (Abhidhamma) mà các bạn học với tôi là Thắng Pháp (Abhidhamma) của trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Tôi thuộc về trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Tôi là một tu sĩ theo trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Tôi biết Thắng Pháp (Abhidhamma) của trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda) và tôi không mấy quen thuộc với Thắng Pháp (Abhidhamma) của những trường phái khác. Cho nên Thắng Pháp (Abhidhamma) mà các bạn sẽ học với tôi là Thắng Pháp (Abhidhamma) được dạy trong Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda).

Giáo Lý Của Đức Phật Đã Được Ghi Nhận Lại Và Lưu Truyền Như Thế Nào 

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Đầu Tiên

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu giáo lý của Đức Phật đã được ghi nhận lại và lưu truyền cho đến ngày nay bằng cách nào. Đức Phật đã không viết xuống bất cứ giáo điều nào cả. Ngài chỉ giảng dạy bằng cách truyền miệng. Những đệ tử trực tiếp của Ngài đã học thuộc lòng những lời chỉ giáo của Ngài. Ba tháng sau ngày nhập diệt của Đức Phật, những đệ tử còn sống của Ngài, dẫn đầu là Trưởng lão Mahā Kassapa, đã tổ chức một hội đồng, được gọi là một Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo. Tại Đại hội này, tất cả giáo lý của Đức Phật đã được thu thập lại và trình bày lên cho Hội đồng. Hội đồng này bao gồm 500 vị A-la-hán (Arahant), các Ngài là những đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Tất cả giáo lý của Đức Phật đã được trình bày và xem xét lại một cách cẩn trọng. Chỉ khi nào các Ngài thỏa mãn rằng một lời dạy cụ thể nào đó thật sự đúng là lời dạy của Đức Phật, thì lời dạy đó mới được chấp nhận. Và như là một dấu hiệu chấp nhận, các Ngài cùng nhau tụng đọc lại lời dạy đó (ví dụ như một bài kinh (Sutta) chẳng hạn). Đó là lý do tại sao trong ngôn ngữ Pāḷi, những Hội đồng này được gọi là Saṅgāyana hay là Saṅgīti. Saṅgāyana hay Saṅgīti có nghĩa là trùng tuyên. Những bài kinh (Sutta) và những lời chỉ dạy khác cũng đã được chấp nhận theo cách này. Và như là một dấu hiệu chấp nhận, các vị A-la-hán (Arahant) này đã cùng nhau tụng đọc lại những giáo lý này. Do đó, tại Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên ấy, giáo lý của Đức Phật đã được thu thập lại, trình bày, xem xét kỹ lưỡng và rồi được chấp nhận là chính xác, như đã được ghi rõ trong trí nhớ của những đệ tử của Ngài. Công việc trên đã được thực hiện tại Rājagaha, Ấn Độ.

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ Hai

Đại  hội  Kiết  tập  kinh  điển  Phật  giáo  lần  thứ  hai được tổ chức 100 năm sau ngày nhập diệt của Đức Phật. Ngay  trước  khi  Đại  hội  này  được  tổ chức,  một  vài  vị trưởng  thượng  đã  có  sự  khác  biệt  về  quan  điểm  trong một vài điều giới luật (Vinaya). Họ đã không đồng ý với những vị còn lại. Cho nên Tăng chúng đã chia rẽ vào thời điểm đó. Nhóm những tu sĩ có sự khác biệt về quan điểm được  gọi  là  Māhāsaṅghika.  Để  bảo  tồn  giáo  lý nguyên thủy của Đức Phật, nhóm Tăng chúng nguyên thủy đã tổ chức Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai. Đại hội này đã được tổ chức tại Vesālī ở Ấn Độ. Hội đồng này đã tái khẳng định những giáo lý đã được thu thập lại và chấp nhận ở Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Tại Đại hội này, không có điều học mới nào được thêm  vào  và  không  có  điều  học  nào  bị  bỏ  đi  từ  những giáo lý đã được ghi nhận tại Đại hội lần thứ nhất.

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ Ba

Từ  thời  điểm  đó  trở  đi,  những  trường  phái  khác nhau của Phật giáo đã xuất hiện. Khoảng 200 năm sau ngày  Đức  Phật  nhập  diệt,  đã  có  đến mười  tám  trường phái của Phật giáo hay thậm chí nhiều hơn nữa. Vào thời điểm  đó,  những  sự  không  tương  đồng  về  quan  điểm không chỉ xảy ra trong các điều giới luật mà còn xảy ra trong cả những lời giảng dạy khác nữa.

Theo sự tính toán của chúng tôi thì Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba đã được tổ chức vào 234 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Tại Đại hội này, tất cả những  quan  điểm  khác  biệt  đã  được  xem  xét  và  kiểm định. Những quan điểm đó đã được nhận định là sai lệch so  với  truyền  thống Thượng  Tọa  Bộ  (Theravāda).  Cho nên, Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba đã được tổ chức vào thời điểm đó. Tại Đại hội này, một bộ sách đã được thêm vào. Như chúng ta biết hiện nay, bộ sách  đó  là  Bộ  Ngữ  Tông  (Kathāvatthu).  Đại  hội  này  đã được tổ chức trong thời đại của Vua Asoka.

Có lẽ các bạn đã có nghe về Vua Asoka. Ông đã là một vị vua rất nổi tiếng. Đôi lúc, ông được gọi là Đại đế Asoka bởi vì ông đã cai trị hầu như toàn bộ Ấn Độ. Ông đã là một vị vua rất gương mẫu. Ông đã từ bỏ chiến tranh trong lúc đang cai trị. Nếu muốn, ông đã có thể rất dễ dàng thôn tính và sáp nhập miền cực nam của Ấn Độ vào vương quốc của mình. Nhưng ông đã từ bỏ chiến tranh và rồi hướng theo con đường của Giáo pháp. Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba đã được tổ chức trong thời đại của ông. Tại Đại hội này, những giáo lý được truyền lại từ hai Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo trước đã được tái khẳng định, và một chút ít đã được thêm vào.

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ Tư

Từ thời điểm đó trở đi cho đến 450 năm sau ngày nhập diệt của Đức Phật, giáo lý đã được truyền lại từ thầy đến trò, từ thế hệ này đến thế hệ khác bằng khẩu truyền, một truyền thống vẫn được duy trì cho đến thời điểm đó. Và rồi, sự kiện được gọi là Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư đã được tổ chức tại Sri Lanka. Trong thời gian đó, đã có một cuộc đại loạn, lớn đến nỗi mọi người phải từ bỏ nơi sinh sống của mình và đi đến nơi khác để trú ngụ. Trong thời loạn này, các tu sĩ đã gặp nhiều khó khăn để có thể tồn tại. Một vài trong số các Ngài đã đi về Nam Ấn Độ. Nhiều tu sĩ ở lại Sri Lanka. Mặc dầu gặp khó khăn trong việc sinh tồn, nhưng các Ngài vẫn bảo vệ và duy trì giáo lý của Đức Phật trong trí nhớ của mình. Sau cuộc đại loạn, những tu sĩ di cư sang Ấn Độ trước đây đã quay lại Sri Lanka. Những tu sĩ ở lại Sri Lanka đã chia sẻ rằng, vì đã trải qua những thời điểm khó khăn trong cuộc đại loạn, trí nhớ của các Ngài có thể đã không còn chính xác và do đó, có thể đã mắc một vài sai lầm trong giáo lý. Cho nên, tất cả những tu sĩ đã so sánh giáo lý với nhau – tức  là  giáo  lý  được  ghi  nhớ  bởi  những  vị  đã  ở  lại  Sri Lanka và giáo lý được ghi nhớ bởi những vị đã di cư sang Ấn  Độ  và  quay  trở  lại  Sri  Lanka.  Khi  các  Ngài  so  sánh giáo lý với nhau, điều được ghi nhận lại là đã không có sự khác biệt hay chênh lệch nào. Sau đó, các vị tu sĩ này đã đồng ý rằng, sẽ rất khó để duy trì tất cả những giáo lý của Đức Phật trong trí nhớ. Cho nên, các Ngài đã quyết định viết lại những lời dạy của Đức Phật trên những lá cọ. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của Phật giáo, Tam Tạng (Tipiṭaka)  đã  được  viết  xuống  trên  lá  cọ  tại  Aḷuvihāra1 vào khoảng 450 năm sau ngày nhập diệt của Đức Phật.

Mặc dầu không chính thức được gọi là Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư, nhưng những thế hệ sau đã xem sự kiện trên là Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư. Và chúng ta cũng chấp nhận như vậy.

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ Năm

Và rồi Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm  đã  được  tổ  chức  tại  Mandalay,  Miến  Điện.  Đó  là thành phố quê hương của tôi. Sự kiện này đã xảy ra trong thời đại của Vua Mindon. Ông là một vị vua rất có đạo đức. Ông muốn làm một điều gì đó chưa từng được làm bởi bất cứ vị vua nào trước thời của ông. Ông muốn làm cho giáo lý của Đức Phật được trường tồn cho đến khi thế gian  bị  hủy  diệt.  Cho  nên,  ông  đã  quyết  định  cho  khắc Tam Tạng  (Tipiṭaka)  xuống  trên  những  tấm  đá  cẩm thạch. Có 729 tấm đá cẩm thạch đã được sử dụng để viết Tam Tạng xuống. Những tấm đá cẩm thạch này đã được một tác giả người Miến Điện miêu tả là “Cuốn Sách Lớn Nhất  Trên  Thế  Giới”.  Mỗi  trang  của  cuốn  sách  này  dày năm inch1  với chiều cao khoảng năm foot2  hay năm foot rưỡi  và  chiều  rộng  khoảng  ba  foot  rưỡi.  Tam  Tạng  đã được viết xuống trên 729 tấm đá cẩm thạch này. Mỗi tấm đá  cẩm  thạch  này  được  đặt  trong  một  ngôi  nhà  bằng gạch. Những ngôi nhà bằng gạch này nằm trong một ngôi chùa gần Mandalay Hill. Điều thật sự may mắn là không có  một  ngôi  nhà  nào  đã  bị  bom  đạn  bắn  trúng.  Trong thời  gian  đại  chiến  thế  giới  thứ  hai,  đã  có  chiến  tranh xung quanh khu vực này. Chúng ta vẫn có thể thấy những tấm đá cẩm thạch này còn nguyên vẹn tại Mandalay. Nếu các bạn viếng thăm Miến Điện và có đến Mandalay, các bạn chắc chắn phải viếng thăm những tấm đá cẩm thạch ấy. Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo kể trên được tổ chức  vào  khoảng  cùng  lúc  với  năm  thứ  2400  sau  ngày Đức Phật nhập diệt, tức là vào năm 1871 theo Tây lịch. Và đã có 2400 vị tu sĩ tham dự trong Hội đồng này.

Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ Sáu

Sau vua Mindon, lại có một vị vua khác. Vị vua này đã bị bắt bởi thực dân Anh, và Miến Điện đã trở thành một thuộc địa của Anh quốc. Sau đại chiến thế giới thứ hai,  Miến  Điện  đã  dành  lại  độc  lập  vào  năm  1948.  Sau khi được độc lập, cả Tăng chúng và những nhà lãnh đạo chính trị của quốc gia đã quyết định tổ chức một Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo khác nữa. Họ nói rằng Đại hội Phật giáo lần thứ sáu sẽ là toàn diện nhất bởi vì nó sẽ bao gồm tất cả những quốc gia theo truyền thống Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Những đại diện từ những quốc gia theo truyền thống Đại Thừa (Mahāyāna) cũng được mời tham dự Đại hội này. Tôi đã có tham gia vào những thủ tục của Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu, nhưng vì quá trẻ nên tên tuổi đã không được ghi lại trong hồ sơ.

Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu đã được tổ chức tại Rangoon1, Miến Điện. Bắt chước Đại hội Kiết  tập  kinh  điển  Phật  giáo  lần  thứ  nhất vốn  được  tổ chức trong một hang động lớn, chính phủ Miến Điện đã cho xây dựng một hang động nhân tạo có thể chứa 2500 vị tu sĩ. Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu được tổ chức trong hang động này tại Rangoon vào năm 1954.  Kết  quả  của  Đại  hội  Kiết  tập  kinh  điển  Phật  giáo này là sự ra đời của một ấn bản được chỉnh sửa và in ấn tốt   đẹp,   bao   gồm   Tam   Tạng   (Tipiṭaka),   Chánh   Sớ (Aṭṭhakathā)  và  Phụ  Sớ  (Ṭīkā).  Ngày  nay,  ấn  bản  này được xem là ấn bản tốt nhất của Tam Tạng Pāḷi, Chánh Sớ  và  Phụ  Sớ.  Tôi  sẽ  sử  dụng  và  đề  cập  đến  những  bộ sách trong ấn bản này trong suốt khóa học này.

Giáo lý của Đức Phật đã được truyền thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo tiếp sau đã lần lượt được tổ chức và đã tái xác nhận những gì Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên đã chấp nhận và ghi nhận lại. Bằng cách này, giáo lý của Đức Phật đã được truyền thừa đến thế hệ đương thời của chúng ta. Và ngày nay, giáo lý của Ngài đã đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Những Cách Phân Loại Giáo Lý Của Đức Phật

Phân Loại Theo Những Bộ Kinh (Nikāya)

Khi giáo lý của Đức Phật được ghi nhận tại Đại hội Kiết  tập  kinh  điển  Phật  giáo  đầu  tiên,  các  vị  trưởng thượng của Hội đồng đã chia giáo lý của Đức Phật thành những loại khác nhau. Có một vài kiểu phân loại. Tôi chỉ trình bày cho các bạn hai kiểu. Một kiểu phân loại thành những  bộ  kinh  (Nikāya),  tức  là  thành  năm  bộ  kinh (Nikāya)  hay  năm  nhóm.  Tất  cả  giáo  lý  của  Đức  Phật được  chia  thành  năm  nhóm.  Nhóm  thứ  nhất  bao  gồm những  bài  kinh  dài,  nhóm  thứ  hai  bao  gồm  những  bài kinh  có  chiều  dài  trung  bình,  nhóm  thứ  ba  bao  gồm những  bài  kinh  có  liên  quan  mật  thiết  với  nhau  hay những  bài  kinh  linh  tinh,  nhóm  thứ  tư  bao  gồm  những bài kinh tăng tiến dần, và cuối cùng nhóm thứ năm bao gồm những bài kinh nhỏ. Như vậy tất cả giáo lý của Đức Phật  đã  được  chia  thành  năm  bộ  kinh  (Nikāya)  này: nhóm những bài kinh dài, nhóm những bài kinh có chiều dài  trung  bình,  nhóm  những  bài  kinh  linh  tinh,  nhóm những  bài  kinh  tăng  tiến  dần1,  nhóm  những  bài  kinh

1 Những bài kinh tăng tiến dần có nghĩa là những bài kinh mà số chi pháp tăng dần lên. Có những bài kinh chỉ có một chi pháp và cứ như thế số chi pháp tăng dần cho đến khi mười một chi pháp được đề cập trong một bài kinh nhỏ. Trong ngôn ngữ Pāḷi, năm nhóm này được gọi là:

  • Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh),
  • Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh),
  • Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh),
  • Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh), và
  • Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh).

Phân Loại Theo Các Tạng (Piṭaka)

Theo cách này, thì giáo lý của Đức Phật lại được chia ra làm ba nhóm và được gọi là Tipiṭaka. Từ “Piṭaka” có nghĩa là một chỗ chứa đựng, một cái bình hay là một cái giỏ; hay “Piṭaka” có nghĩa là “cái điều/cái thứ để được học”. Từ “Piṭaka” thường được dịch là “cái giỏ”. Có ba tạng (Piṭaka) hay có ba cái giỏ:

  • Vinaya Piṭaka (Tạng Luật),
  • Sutta Piṭaka hay Suttanta Piṭaka (Tạng Kinh), và
  • Abhidhamma Piṭaka (Tạng Thắng Pháp).

Cách chia theo bộ kinh (Nikāya) và cách chia theo tạng (Piṭaka) là những loại phân chia khác nhau. Nhiều người đã hiểu sai về những sự phân chia này. Họ nghĩ rằng, cách chia theo bộ kinh (Nikāya) là một cách chia nhỏ nữa, sau khi đã được chia theo tạng (Piṭaka). Nhưng không phải như vậy. Thật sự thì mỗi bộ sách Phật học trong Kinh điển Pāḷi đều thuộc vào một tạng (Piṭaka) nào đó và một bộ kinh (Nikāya) nào đó. Chúng ta hãy lấy bộ sách đầu tiên trong Kinh điển, tức là bộ Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga), làm ví dụ. Bộ sách này thuộc vào Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya). Và theo sự phân chia theo tạng (Piṭaka), thì nó thuộc vào Tạng Luật (Vinaya Piṭaka).

Nettippakaraṇa,   Peṭakopadesa   và   Milindapañha (Milinda Vấn Đạo) – ba bộ sách này không được xem là thuộc  vào  Kinh  điển,  như  đã  được  đề  cập  đến  trong những  Chánh  Sớ  của  Tạng  Luật  (Vinaya)  và  Chánh  Sớ của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya). Đó là lý do tại sao một vài người không bao gồm chúng vào Kinh điển Pāḷi. Nhưng  tại  Miến  Điện,  những  bộ  sách  này  lại  được  bao gồm vào Kinh điển Pāḷi. Chúng đã được bao gồm vào tại Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm và thứ sáu   khi   đã   được   tụng   đọc   lại.   Về   Bộ   Ngữ   Tông (Kathāvatthu): bộ sách này, như chúng ta có ngày nay, đã được thêm vào tại Đại  hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba. Các bạn có thể đọc Expositor1 để biết thêm chi tiết về sự ghi nhận này.

Có một câu kệ Pāḷi được tìm thấy trong Chánh Sớ của Tạng Luật (Pārājikakaṇḍa-aṭṭhakathā) và Chánh Sớ của Tạng Thắng Pháp (Aṭṭhasālini-aṭṭhakathā), nói như sau:

“Ṭhapetvā caturo p’ete, Nikāye Dīgha-ādike, Ta-d-aññaṃ Buddhavacanaṃ, Nikāyo Khuddako mato.”

Ý nghĩa của câu kệ là như sau: “Phần còn lại của những lời của Đức Phật, ngoại trừ bốn bộ kinh này chẳng hạn như là Trường Bộ Kinh (mà có nghĩa là Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ và Tăng Chi Bộ), thì nên được hiểu là Tiểu Bộ Kinh.” Điều hơi lạ là toàn bộ Tạng Luật 

(Vinaya Piṭaka) và toàn bộ Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) thì được bao gồm trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya). Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) có nghĩa là những lời dạy phụ hay những bài giảng nhỏ. Thắng Pháp (Abhidhamma) thì không nhỏ chút nào. Và Tạng Luật (Vinaya) cũng không nhỏ chút nào. Sự phân loại theo bộ kinh (Nikāya) và sự phân loại theo tạng (Piṭaka) là hai sự phân loại khác nhau. Những bộ kinh (Nikāya) không phải là sự chia nhỏ của những tạng (Piṭaka). Thắng Pháp (Abhidhamma) mà chúng ta  sẽ học thì thuộc vào Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) nếu phân chia theo bộ kinh (Nikāya), và thuộc vào Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) nếu phân chia theo tạng (Piṭaka).

Từ “Abhidhamma”

Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu từ “Abhidhamma”. Từ này bao gồm hai phần: “Abhi” và “Dhamma”. “Abhi” có nghĩa là xuất sắc hay là nổi bật. “Dhamma” có nghĩa là giáo lý. “Abhidhamma” có nghĩa là giáo lý xuất sắc hay giáo lý nổi bật. Xuất sắc ở đây không có nghĩa là những lời dạy trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) là tốt đẹp hơn, cao cả hơn hay cao thượng hơn những lời dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka). Sự khác biệt duy nhất giữa những lời dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) là phương pháp xử lý hay phương pháp trình bày. Những điều được dạy trong Kinh (Sutta) và Thắng Pháp (Abhidhamma) là giống nhau. Các bạn sẽ tìm thấy cùng những giáo điều (Dhamma), cùng những đề tài, trong cả hai Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka). Nhưng trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka), những giáo điều (Dhamma) này được phân tích một cách tỉ mỉ và cặn kẽ. Nói cách khác, Thắng Pháp (Abhidhamma) nâng cao những lời giảng dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka), hay vượt trội hơn những lời giảng dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) theo phương diện xử lý và trình bày.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ, như ngũ uẩn chẳng hạn. Tôi hy vọng các bạn quen thuộc với ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Đức Phật dạy giáo lý về ngũ uẩn. Chúng ta được cấu thành bởi ngũ uẩn. Hầu hết mọi chúng sinh đều được cấu thành bởi ngũ uẩn. Ngũ uẩn này được trình bày chỉ trên một trang giấy trong Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya). Nhưng cũng ngũ uẩn này lại được phân tích trên 68 trang giấy trong bộ sách thứ hai của Thắng Pháp (Abhidhamma)! Chúng ta có 68 trang so với một trang. Các bạn sẽ thấy phương pháp trình bày và xử lý trong Tạng Kinh (Suttanta Piṭaka) và Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) khác nhau như thế nào. Trong Tạng Kinh (Suttanta Piṭaka), Đức Phật có thể giảng thuyết và giải thích về ngũ uẩn nhiều hơn một chút, nhưng đó không phải là một sự phân tích toàn diện hay một sự xử lý hoàn chỉnh như trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka), đặc biệt là trong Bộ Phân Tích (Vibhaṅga), ngũ uẩn được phân tích và xử lý bằng cách giải thích theo phương pháp Kinh Tạng (Suttanta), bằng cách giải thích theo phương pháp Thắng Pháp (Abhidhamma) và bằng cách hỏi đáp. Thật ra, mọi điều được biết về ngũ uẩn thì được trình bày và phân tích trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma), chứ không phải trong Tạng Kinh (Suttanta Piṭaka). Vì vậy, đây là lý do tại sao nó được gọi là Thắng Pháp (Abhidhamma). Sự khác biệt chỉ ở trong phương pháp phân tích và xử lý, chứ không phải trong nội dung hay trong chi pháp (Dhamma) được giảng dạy. Các bạn có thể tìm thấy cùng năm uẩn này trong cả các bài Kinh (Sutta) lẫn trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Các bạn có thể tìm thấy Tứ Diệu Đế trong cả các bài Kinh (Sutta) lẫn trong Thắng Pháp (Abhidhamma), vân vân.

Cái Gì Được Giảng Dạy Trong Thắng Pháp (Abhidhamma)?

Cái gì được giảng dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma)? Giáo lý chân đế hay tối hậu được giảng dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma), chứ không phải là giáo lý tục đế hay quy ước như được dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka). Trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka), Đức Phật đã dùng những từ ngữ quy ước – như là “tôi”, “bạn”, “con người”, “phụ nữ”. Nếu không có những từ ngữ quy ước này, chúng ta chẳng thể nói được gì cả. Và như vậy chúng ta cũng chẳng thể giao tiếp được với những người khác trong cái thế giới quy ước này. Cho nên trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka), Đức Phật đã giảng dạy bằng những từ ngữ quy ước này. Nhưng trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka), hầu hết những từ ngữ được dùng không phải là từ ngữ quy ước mà là từ ngữ của sự thật chân đế. Những từ ngữ này thì khác so với những từ ngữ của sự thật tục đế. Hầu như không có người, không có đàn ông, không có đàn bà trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka). Các bạn sẽ gặp năm uẩn, các xứ, các giới, Tứ Diệu Đế và vân vân. Mặc dầu đối tượng có thể là giống nhau, nhưng cách trình bày thì lại khác.

Chúng  ta  hãy  lấy  nước  làm  ví  dụ.  Thật  ra  thì  tôi không hiểu biết gì về hóa học cả. Tôi chỉ biết là, nước là H2O . Cho nên, tôi luôn luôn lấy ví dụ này. Khi tôi nói: “Tôi  uống  nước”,  thì  tôi  đang  sử  dụng  một  từ  ngữ  quy ước. Cái thứ tôi đang uống thì đúng là nước. Tôi không có nói  dối.  Nhưng  nếu các  bạn  vào  phòng  thí  nghiệm  và phân tích các vật chất, thì các bạn sẽ không gọi chất lỏng đó là “nước” mà phải gọi là H2O. Những từ ngữ chúng ta sử  dụng  trong  Thắng  Pháp  (Abhidhamma)  giống  như cách sử dụng của từ “H2O” trong hóa học vậy. Bạn không phải là một người nam. Bạn không phải là một người nữ. Các bạn là những ngũ uẩn. Hiện tại, những ngũ uẩn này đang  ngồi  đây.  Một  nhóm  ngũ  uẩn  đang  nói.  Những nhóm  ngũ  uẩn  khác  đang  lắng  nghe.  Cái  đó  là  Thắng Pháp      (Abhidhamma)      đó.      Trong      Thắng      Pháp (Abhidhamma), những từ ngữ được dùng là của sự thật chân đế chứ không phải của quy ước.

Những sự thật này được dạy bằng nhiều cách khác nhau. Những sự thật, tức là những cái mà được chấp nhận là thực tại, thì có bốn nếu tính theo số. Chúng ta sẽ học đến đó sau.

Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), danh và sắc được phân tích một cách tỉ mỉ. Một con người thì bao gồm có danh và sắc. Danh thì bao gồm có Citta, được dịch là tâm, và Cetasika, được dịch là tâm sở. Cái mà chúng ta gọi là danh thì bao gồm hai thứ: tâm (Citta) và tâm sở (Cetasika).

Có  89  hay  121  tâm  (Citta).  Nói  cách  khác,  tâm (Citta)  được  chia  ra  làm  89  hay  121.  Những  tâm  sở  thì được chia ra làm 52. Danh pháp được phân tích và miêu tả một cách tỉ mỉ trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Sắc pháp  cũng  được  xử  lý  chi  tiết  như  vậy.  Có  28  sắc pháp được  dạy  trong Thắng  Pháp  (Abhidhamma).  Sự  định danh,  nguyên  nhân  của  chúng,  và  chúng  được  sắp  xếp thành  nhóm  như  thế  nào,  chúng  sanh  lên  như thế  nào, chúng diệt đi như thế nào trong một đời sống cụ thể: tất cả những điều này được dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), những sự thật chân đế được giảng dạy, đó là tâm, tâm sở, sắc pháp và Níp-bàn (Nibbāna).

Thắng Pháp (Abhidhamma) là gì?

Thắng Pháp (Abhidhamma) là gì? Nó có phải là triết học không? Nó có phải là tâm lý học không? Nó có phải là  đạo  đức  học  không?  Không  ai  biết  cả.  Sayādaw  U Thittila là một tu sĩ người Miến Điện sống ở Tây phương rất  nhiều  năm.  Ngài  vẫn  còn  đang  sống  ở  Miến  Điện. Hiện tại, Ngài có lẽ khoảng 97 tuổi1. Ngài đã nói như sau, “Thắng Pháp (Abhidhamma) là một triết học ở khía cạnh nó phân tích, giải quyết những nguyên nhân và nguyên tắc tổng quát nhất vốn chi phối vạn pháp.” Vì vậy, nó có thể được gọi là một triết học. Các bạn sẽ tìm thấy trong Thắng   Pháp   (Abhidhamma)   những   nguyên   nhân   và nguyên  tắc  điều  phối  tất  cả  mọi  chuyện.  “Thắng  Pháp (Abhidhamma)  là  một hệ  thống  đạo  đức bởi  vì  nó  giúp một chúng sanh chứng đạt được mục đích tối thượng, tức là Níp-bàn (Nibbāna).” Thật sự thì không có giáo lý đạo đức nào trong Thắng Pháp (Abhidhamma) cả. Không có những lời dạy như là “các bạn không nên làm hay không được làm cái này hay cái kia, các bạn nên tránh xa điều này”. Không có những lời dạy như vậy trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Nhưng khi miêu tả tâm thức, thì Thắng Pháp (Abhidhamma) bắt đầu với, cái gì là bất thiện. Rồi thì tâm của dục giới được miêu tả. Rồi đến những trạng thái tâm cao hơn, được gọi là tâm sắc giới, được miêu tả. Rồi  đến  lượt  những  tâm  vô  sắc  giới.  Và  cuối  cùng  tâm Siêu thế được miêu tả. Như vậy, Thắng Pháp (Abhidhamma) đi từ một tầng tâm linh này đến một tầng tâm linh khác. Vì vậy nó có thể được gọi là đạo đức học.

“Bởi vì Thắng Pháp (Abhidhamma) phân tích và giải thích cách vận hành của tâm thức thông qua các tiến trình suy nghĩ và những tâm sở, cho nên nó cũng có thể được gọi là một hệ thống tâm lý học.” Thắng Pháp (Abhidhamma) thật sự là một hệ thống tâm lý học bởi vì nó làm việc với danh, sắc, tâm, tâm sở và sắc pháp. “Cho nên, Thắng Pháp (Abhidhamma) nói chung được dịch là triết lý tâm lý-đạo đức học của Phật Giáo.” Tôi thì chỉ muốn gọi nó là Thắng Pháp (Abhidhamma). Tôi nghĩ như vậy thì tốt hơn.

Khi chúng ta nói nó là tâm lý học của Phật Giáo, thì nó là tâm lý học, nhưng thật ra Thắng Pháp (Abhidhamma) hơn như vậy. Chúng ta có thể gọi nó là “triết học”; và Thắng Pháp (Abhidhamma) cũng hơn như vậy. Chúng ta có thể gọi nó là “đạo đức học”; nó là “đạo đức học”, nhưng thật sự Thắng Pháp (Abhidhamma) hơn như vậy. Vì vậy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ đúng cả nếu chỉ gọi nó là tâm lý học, triết học hay là đạo đức học. Tốt hơn là cứ chỉ gọi nó là Thắng Pháp (Abhidhamma) như người Miến Điện chúng tôi làm vậy.

Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng người Miến Điện chúng tôi rất thông minh. Chúng tôi không dịch những từ ngữ này sang tiếng Miến Điện. Chúng tôi chỉ dùng chúng và biến chúng thành ngôn ngữ Miến Điện. Cho nên, chúng ta hãy cứ chỉ gọi Thắng Pháp (Abhidhamma) là Thắng Pháp (Abhidhamma).

Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn tìm thấy một chút gì đó triết học, khá nhiều tâm lý học và cũng rất nhiều đạo đức học.

Sự Quan Trọng Của Thắng Pháp (Abhidhamma)

Bây giờ chúng ta hãy nói về sự quan trọng của Thắng Pháp (Abhidhamma). Kiến thức về Thắng Pháp (Abhidhamma) có quan trọng không? Nếu các bạn hỏi tôi, tôi sẽ trả lời là “Có”. Theo tôi, Thắng Pháp (Abhidhamma) không những chỉ cần thiết mà còn là nền tảng căn bản để có được sự hiểu biết đúng đắn và thấu triệt giáo lý của Đức Phật. Đừng nản lòng khi các bạn nghe tôi nói rằng: Các bạn sẽ không hiểu những bài kinh (Sutta) một cách đúng đắn và thấu triệt nếu các bạn không hiểu những lời giảng dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Nhiều lời giảng dạy trong những bài kinh (Sutta) phải được hiểu dựa trên nền tảng của Thắng Pháp (Abhidhamma). Thắng Pháp (Abhidhamma) là cái gì đó giống như là một sự hướng dẫn hay là một sự chỉ dẫn giúp chúng ta hiểu những lời giảng dạy trong các bài kinh (Sutta).

Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Đức Phật dạy rằng: “Đừng làm điều ác; hãy làm điều thiện.” Nếu chúng ta muốn tránh làm điều ác, chúng ta cần phải biết cái gì là điều ác, cái gì là bất thiện. Đôi lúc, chúng ta có thể cho rằng cái gì đó là thiện, trong khi thật sự điều đó lại là bất thiện. Hay đôi khi chúng ta có thể nghĩ cái gì đó là bất thiện, trong khi nó lại là thiện. Chúng ta cần phải hiểu cái nào là ác và cái nào là thiện. Thắng Pháp (Abhidhamma) giúp chúng ta hiểu điều này. Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta rằng bất cứ cái gì kết hợp với tham, sân và si là ác, là bất thiện. Và bất cứ cái gì kết hợp với những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là  thiện. Những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là vô tham, vô sân (có nghĩa là lòng từ) và vô si (hay là trí tuệ, sự hiểu biết). Nếu không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn có thể lầm lạc khi phân biệt cái gì là ác và cái gì là thiện.

Trong một vài bài kinh (Sutta), Đức Phật đã dạy rằng, “Một tu sĩ phát triển Đạo Lộ Giải Thoát.” Chúng ta nên hiểu như thế nào? Tâm Đạo là một loại tâm khởi lên tại thời điểm giác ngộ. Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), tâm Đạo chỉ khởi lên có một lần và không bao giờ lặp lại. Trong bài kinh (Sutta) đó, Đức Phật đã nói, “Vị tu sĩ phát triển Đạo Lộ Giải Thoát.” Nhưng theo giáo lý của Thắng Pháp (Abhidhamma), tâm Đạo chỉ khởi lên có một lần. Vậy ý nghĩa cần phải hiểu ở đây là vị tu sĩ phải tu tập thiền nhiều hơn nữa để đạt đến những tầng giác ngộ cao hơn, để chứng đạt những Đạo cao hơn. Nếu chúng ta không hiểu như vậy, thì chúng ta đã hiểu lời dạy đó không đúng. Có nhiều chỗ như vậy trong các bài kinh (Sutta). Nếu không có kiến thức về Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn sẽ luôn luôn hiểu lệch lạc hay các bạn sẽ không hiểu một cách thấu đáo. Cho nên, theo ý kiến của tôi, Thắng Pháp (Abhidhamma) là căn bản và cần thiết để có được sự hiểu biết đúng đắn và thấu đáo những lời giảng dạy trong các bài kinh (Sutta).

Kiến Thức Về Thắng Pháp (Abhidhamma) Có Cần Thiết Và Căn Bản Cho Thiền Không?

Rồi có một câu hỏi khác như sau: Khi chúng ta muốn hành thiền, chúng ta có cần có kiến thức về Thắng Pháp (Abhidhamma) không? Câu trả lời có thể khác nhau: có và không.

Có  một  luận  thư  được  gọi  là  Thanh  Tịnh  Đạo (Visuddhimagga), được biên soạn bởi Ngài Buddhaghosa vào thế kỷ thứ năm theo Tây lịch. Thật ra, đây là một cẩm nang dành cho những tu sĩ đang hành thiền. Nó miêu tả việc  hành  thiền  từ  nền  tảng  của  sự  trong  sạch  về  giới hạnh cho đến việc chứng đạt sự giác ngộ. Khi miêu tả về thiền  Minh  sát  (Vipassanā)1,  tác  giả  đã  dạy  trong  luận thư  này  những  căn  bản  và  quan  trọng  của  Thắng  Pháp (Abhidhamma) – như các uẩn, các xứ, các giới, các quyền, Lý  Duyên  Khởi  (Paṭicca-samuppāda).  Ngài  đã  nói  rằng những  cái  này  là  những  nền  tảng  cho  kiến  thức.  Kiến thức  ở  đây  có  nghĩa  là  kiến  thức  về  thiền  Minh  sát (Vipassanā). Dựa vào đó, chúng ta có lẽ sẽ kết luận rằng chúng  ta  phải  nghiên  cứu  Thắng  Pháp  (Abhidhamma) trước   khi   chúng   ta   có   thể   hành   thiền   Minh   sát (Vipassanā). Nhưng khi chúng ta đọc những câu chuyện kể  về  một  người  đến  gặp  Đức  Phật  và  Đức Phật  thuyết giảng cho vị ấy và rồi vị ấy chứng đạt sự giác ngộ, tức là vị ấy trở thành một Thánh nhân (Ariya), thì vị ấy đã không biết  Thắng  Pháp  (Abhidhamma).  Nhưng  vị  ấy  đã  giác ngộ.  Cho  nên  theo  ý  kiến  của  tôi,  kiến  thức  về  Thắng Pháp  (Abhidhamma)  không  phải  là  thiết  yếu  cho  sự chứng  ngộ  chân  lý.  Thậm  chí  nếu  các  bạn  không  biết Thắng  Pháp  (Abhidhamma),  các  bạn  vẫn  có  thể  hành thiền Minh sát (Vipassanā) và các bạn vẫn có thể đạt kết quả.    Tuy    nhiên,    có    kiến    thức    về    Thắng    Pháp (Abhidhamma) thì vô cùng hữu ích. Điều này giống như là đọc bản đồ trước khi các bạn đi đến một nơi nào đó. Khi các bạn đến nơi đó rồi, các bạn không cần phải được chỉ dẫn nữa bởi vì các bạn đã biết cái gì là cái gì. Kiến thức về Thắng Pháp (Abhidhamma) rất là hữu ích. Nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma) một chút trước khi hành thiền thì tốt, giống như các bạn đang thực hiện ở đây vậy. Nhưng có một vài giảng sư lại nghĩ rằng chuyện đó là cần thiết: Tức là các bạn phải biết Thắng Pháp (Abhidhamma) trước khi các bạn hành thiền Minh sát (Vipassanā). Nói chung, có kiến thức về Thắng Pháp (Abhidhamma) thì tốt.

Thắng Pháp (Abhidhamma) Có Cần Thiết Cho Sự Hiểu Biết Giáo Lý Không?

Có một vài người, đặc biệt là những học giả, cho rằng Thắng Pháp (Abhidhamma) thì không cần thiết cho sự hiểu biết các bài kinh (Sutta). Một người đã viết như sau: “Tạng thứ ba của Kinh tạng Pāḷi, tức là Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka), thì không cần phải được nghiên cứu kỹ bởi vì nó chỉ khác với những gì đã được thảo luận trong tài liệu Kinh (Sutta) ở điểm là nó khô khan hơn, phức tạp hơn và có tính học thuật hơn. Tính nguyên gốc và độ sâu sắc thì tương đối thiếu hẳn. Và kiến thức của chúng ta về triết lý Phật học sẽ chẳng giảm thiểu chút nào nếu Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) được bỏ qua.” Như vậy ý của ông ta là cho dầu các bạn không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), kiến thức của các bạn về triết lý Phật học sẽ chẳng giảm thiểu chút nào; các bạn không cần Thắng Pháp (Abhidhamma) để hiểu triết lý Phật học. Tác giả của câu nói đó là Ananda K. Humaraswami. Câu nói này được trích trong tác phẩm Buddha and the Gospel of Buddhism của ông. Ông đã nói: “Tính nguyên gốc và độ sâu sắc thì tương đối thiếu hẳn.” Đúng, có lẽ tính nguyên gốc thì thiếu bởi vì những điều được dạy trong Thắng Pháp (Abhidhamma) cũng giống như những điều được dạy trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Luật (Vinaya Piṭaka). Nói cách khác, có lẽ Thắng Pháp (Abhidhamma) không dạy những gì mới lạ cả. Nhưng về độ sâu thì tôi sẽ để cho các bạn tự quyết định. Tôi sẽ không nói thêm gì nữa. Cho nên, dù các bạn nghĩ như thế nào về Thắng Pháp (Abhidhamma) – là nông cạn, là sâu sắc, là tuyệt diệu hay là như thế nào đó – các bạn sẽ hiểu sau khi các bạn học xong khóa học này.

Cũng có một người khác đã viết tương tự như vậy. Có lẽ Kumaraswami đã hình thành ý tưởng của mình từ cuốn sách đó. Cuốn sách đó là The History of Indian Literature của một tác giả người Đức tên là Moriz Winternitz. Ông ta đã viết một cái gì đó như thế này: “Có quá nhiều từ đồng nghĩa được đưa ra; không có tính nguyên gốc gì cả.” Có lẽ họ đã đọc lướt qua một cuốn sách trong Thắng Pháp (Abhidhamma) và đã thấy những sự liệt kê, những từ đồng nghĩa và những cái khác tương tự như vậy, và đã trở nên vỡ mộng về Thắng Pháp (Abhidhamma). Trước khi các bạn có thể cầm một cuốn sách trong Thắng Pháp (Abhidhamma), đọc và hiểu, các bạn phải có một chút kiến thức về nền tảng của Thắng Pháp (Abhidhamma). Nếu không có kiến thức cơ bản, các bạn không thể nghiên cứu những cuốn sách trong Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) trực tiếp được. Điều này giống như: Nếu các bạn không biết Bảng Cửu Chương, các bạn không thể làm toán được. Không có Bảng Cửu Chương, các bạn không thể làm Số Học được. (Dĩ nhiên tôi nói về thời xa xưa kìa, chứ bây giờ người ta toàn dùng máy tính thôi.) Khi không có kiến thức cơ bản, chúng ta hầu như không thể tiếp cận được bất kỳ loại kiến thức gì. Cho nên, các bạn cần một chút kiến thức cơ bản nào đó về Thắng Pháp (Abhidhamma) trước khi các bạn nghiên cứu chính Thắng Pháp (Abhidhamma). Không có kiến thức này, thì bất kỳ cuốn sách Thắng Pháp (Abhidhamma) nào các bạn đọc cũng sẽ giống như tiếng Hy Lạp đối với các bạn.

Sayādaw U Thittila đã nói rằng, “Các sinh viên giỏi của  môn  triết  học  Phật  Giáo  thì  đánh  giá  Thắng  Pháp (Abhidhamma) rất cao, còn đối với sinh viên trung bình, thì nó  có  vẻ tẻ  nhạt  và  vô  nghĩa.”  Nếu  các bạn  cầm  lấy một cuốn sách Thắng Pháp (Abhidhamma), thậm chí nếu các bạn hiểu Pāḷi, các bạn cũng sẽ thấy tẻ nhạt và nhàm chán. Điều đó bởi vì “Thắng Pháp (Abhidhamma) cực kỳ tinh tế trong cách phân tích, và rất kỹ thuật trong cách xử lý đến nỗi nó trở thành khó hiểu nếu không có sự hướng dẫn của một người thầy có khả năng.” Có thể các bạn đọc một  cuốn  sách  về  Thắng  Pháp (Abhidhamma)  và  hiểu một chút nào đó. Nhưng tôi nghĩ các bạn phải cần một người thầy để hướng dẫn các bạn tìm hiểu sâu về Thắng Pháp (Abhidhamma).  Đó  có  lẽ  là  lý  do  tại  sao  Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) không phổ biến như là  hai  tạng  (Piṭaka)  còn  lại  đối  với  các Phật  tử  Tây phương – có lẽ không chỉ đối với Phật tử Tây phương mà là    đối    với    cả    các    học    giả    đương    thời.    Ananda Kumaraswami không phải là người Tây phương. Ông ta là    người    Đông    phương.    Cho    nên,    Thắng    Pháp (Abhidhamma) không có phổ biến thậm chí đối với các học  giả  ở  phương  Đông  bởi  vì  “nó  cực  kỳ  tinh  tế  trong cách phân tích, và rất kỹ thuật trong cách xử lý.” Các bạn sẽ thấy điều đó khi các bạn cầm bất kỳ cuốn sách Thắng Pháp (Abhidhamma) nào và bắt đầu đọc. Tôi sẽ không nói lời tuyên bố của ai là sự thật. Các bạn có thể tìm ra cho chính mình sau khi các bạn học xong khóa học này.

Đức Phật Đã Dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) Như Thế Nào

Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến bảy bộ sách của Thắng Pháp (Abhidhamma) và các Chánh Sớ. Thắng Pháp (Abhidhamma) là một tài liệu lớn. Đức Phật dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) cho Thiên chúng chứ không phải cho nhân loại. Vào mùa an cư thứ bảy sau khi Ngài giác ngộ, Đức Phật đã đi đến cõi trời Tam Thập Tam (Tāvatiṃsa) và thuyết giảng Thắng Pháp (Abhidhamma) cho chư Thiên tại đó. Thân mẫu của Ngài, qua đời sau khi hạ sanh Ngài được bảy ngày, đã tái sanh làm một Deva, tức là một Thiên nhân ở cõi trời Đấu Suất (Tusitā). Bà ta hay ông ta (Chúng tôi tin là bà ta đã tái sanh trở thành một Thiên nam) đã đi xuống cõi trời Tam Thập Tam (Tāvatiṃsa) và lắng nghe Thắng Pháp (Abhidhamma) mà Đức Phật thuyết giảng.

Kinh sách lưu truyền lại rằng, Đức Phật đã giảng dạy suốt ba tháng không ngừng nghỉ. Khi tôi nói “không ngừng nghỉ”, tôi thật sự muốn nói là không ngừng nghỉ. Đức Phật là một con người. Cho nên, Ngài cần phải thọ thực và có những nhu cầu tất yếu cho cơ thể. Khi đến thời gian khất thực, Ngài đã dùng thần thông biến ra một vị Hoá Phật (Nimmita Buddha). Ngài ước nguyện rằng vị Essential Themes of Buddhist Lectures của Ashin Thittila, trang 140.

Hoá Phật (Nimmita Buddha) sẽ dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) từ chỗ này cho đến chỗ này trong suốt thời gian Ngài vắng mặt. Rồi thì Ngài đi xuống cõi trần để khất thực. Trong suốt thời gian đó, vị Hoá Phật (Nimmita Buddha) sẽ nhận lãnh trách nhiệm giảng dạy. Khi Ngài đi xuống cõi trần, Ngài Sāriputta gặp Ngài ở đó. Khi Đức Phật gặp Ngài Sāriputta, Đức Phật đã nói cho Ngài Sāriputta biết là Đức Phật đã dạy phần nào của Thắng Pháp (Abhidhamma) trong khoảng thời gian đó. Có nghĩa là khoảng thời gian giữa lúc họ gặp nhau hôm trước và hôm nay. Đức Phật chỉ nói lại cho Ngài Sāriputta những gì tóm tắt và ngắn gọn giống như một cái mục lục chẳng hạn. Và khi Ngài Sāriputta nghe như vậy, Ngài có thể hiểu được những gì Đức Phật đã dạy cho đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Ngài rất thuần thục với tuệ phân tích. Ngài hiểu tất cả những gì Đức Phật dạy trong suốt thời gian thay thế đó. Khi Ngài Sāriputta quay trở lại nơi trú ngụ của mình, Ngài dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) mà Ngài đã học được từ Đức Phật đến cho 500 vị tu sĩ đệ tử của Ngài. Và Đức Phật sau khi trải qua buổi ban ngày ở cõi nhân loại đã trở lại cõi trời Tam Thập Tam (Tāvatiṃsa) vào buổi ban đêm và tiếp tục việc giảng dạy của Ngài.

Các Thiên nhân có biết là Đức Phật đã đi khỏi và có biết là vị Hoá Phật (Nimmita Buddha) đang thuyết giảng trong lúc đó không phải là thật không? Một vài vị biết và một vài vị không biết. Những vị có năng lực mạnh thì biết, còn những vị có năng lực yếu thì không biết. Bởi vì chẳng có sự khác biệt nào giữa Đức Phật và vị Hoá Phật (Nimmita Buddha) cả về mặt hào quang, giọng nói và ngôn ngữ – mọi thứ đều giống nhau y đúc như là một bản sao chính xác – những Thiên nhân với năng lực yếu không thể biết.

Kinh  sách  lưu  truyền  lại  rằng,  Đức  Phật  nói  rất nhanh. Nhanh như thế nào? Trong khoảng thời gian một người bình thường nói một từ, Đức Phật có thể nói 128 từ. Thậm chí một bài pháp được giảng sau khi độ thực tại một cư gia cũng có thể dài bằng cỡ một bài pháp trong những  bộ  kinh  (Nikāya).  Bây  giờ,  hãy  hình  dung  Đức Phật nói như vậy trong vòng ba tháng không ngừng nghỉ, thuyết pháp một cách liên tục. Cho nên, kích cỡ của tạng Thắng Pháp (Abhidhamma) có thể rất là lớn. Chúng ta có ba phiên bản của Thắng Pháp (Abhidhamma): thứ nhất là  phiên  bản  Đức  Phật  đã  dạy  cho  Thiên  chúng,  rất  là lớn;  thứ  hai  là  phiên  bản  Đức  Phật  đã  dạy  cho  Ngài Sāriputta, giống như là một mục lục; thứ ba là phiên bản Ngài Sāriputta đã dạy cho các đệ tử của Ngài, không quá lớn và không quá nhỏ. Ngài Sāriputta đã làm cho giáo lý Thắng  Pháp  (Abhidhamma)  ngắn  gọn  nhưng  súc  tích, phù hợp cho những vị tu sĩ đó. Ngài đã không dạy tất cả những gì Ngài biết. Ngài chỉ dạy vừa đủ cho họ. Vì vậy, có tất cả ba phiên bản của Thắng Pháp (Abhidhamma). May mắn thay, phiên bản cuối cùng, tức là phiên bản không quá lớn cũng không quá nhỏ, đã được ghi nhận lại tại Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo lần đầu tiên. Phiên bản này là Thắng Pháp (Abhidhamma) mà chúng ta có ngày nay.

Tôi  muốn  cho  các  bạn  xem  những  bộ  sách  Thắng Pháp  (Abhidhamma).  Có  mười  hai  cuốn  tất  cả.  Tôi  đã cộng số trang lại và tổng cộng số trang là 4981. Có bảy bộ sách Thắng Pháp (Abhidhamma) thôi, nhưng ấn bản này của chúng ta thì có tới mười hai tập. 4981 trang này có chứa nhiều dấu ba chấm. Và cũng có những sự lặp lại hay là những phần mà những người tụng đọc lại có thể nhận thức ra được và đưa vào một cách không khó khăn, cho nên những phần đó được bỏ đi. Nếu mọi thứ được in ra một cách đầy đủ, nó có thể là nhiều gấp mười lần so với những gì chúng ta có ở đây. Thắng Pháp (Abhidhamma) rất rộng và rất lớn.

Bảy Bộ Sách Của Thắng Pháp (Abhidhamma)

Thắng Pháp (Abhidhamma) gồm có bảy bộ sách. Bộ thứ nhất là Dhammasaṅgaṇī, tức là Bộ Pháp Tụ. Bộ này bao gồm sự phân loại tâm (Citta), tâm sở (Cetasika), và sắc pháp (Rūpa). Bộ thứ hai được gọi là Vibhaṅga, có nghĩa là Bộ Phân Tích. Ở đây, những đề tài được dạy trong Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī) được phân tích kỹ hơn. Bộ thứ ba được gọi là Dhātukathā, tức là Bộ Chất Ngữ. Bộ này bình luận về các pháp (Dhamma) được dạy trong Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī). Bộ thứ tư được gọi là Puggalapaññatti, tức là Bộ Nhân Chế Định. Bộ này thì không giống như Thắng Pháp (Abhidhamma). Nó giống như các bài kinh (Sutta). Những loài chúng sanh được đề cập đến và phân loại trong bộ sách này. Cho nên, bộ sách này không giống Thắng Pháp (Abhidhamma). Bộ tiếp theo là Kathāvatthu, tức là Bộ Ngữ Tông. Bộ sách này cũng không giống Thắng Pháp (Abhidhamma). Nó là một bộ sách về tranh luận. Những quan điểm khác nhau đương thời đã được đề cập đến và kiểm định dưới dạng tranh luận. Bộ sách này trình bày một cuộc đối thoại giữa những tu sĩ thuộc giáo phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda) với những tu sĩ thuộc những giáo phái khác, cho nên rất khác với những bộ sách khác. Bộ thứ sáu được gọi là Yamaka, tức là Bộ Song Đối. Bộ này bao gồm những câu hỏi và những câu trả lời theo cặp. Có những câu hỏi theo cặp. Có những câu trả lời theo cặp. Ví dụ như “Có những trạng  thái  thiện.  Tất  cả  những  trạng  thái  thiện  đó  là những căn thiện phải không? Có những căn thiện. Tất cả những  căn  thiện  đó  là  những  trạng  thái  thiện  phải không?” Những cặp câu hỏi và trả lời giống như vậy được trình bày trong bộ này. Và rồi đối với các uẩn, các xứ và vân vân, cũng có những câu hỏi và những câu trả lời cặp đôi như vậy. Bộ thứ bảy được gọi là Paṭṭhāna. Đó là Bộ Vị Trí.  24  phạm  trù  của  những  quan  hệ  duyên  khởi  được trình bày ở đây. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) là bộ sách lớn nhất trong  bảy  bộ  sách  của  Thắng  Pháp  (Abhidhamma).  Và đối  với  chúng  tôi,  đây  là  bộ  sách  sâu  sắc  và  tuyệt  diệu nhất của Thắng Pháp (Abhidhamma).

Kinh sách ghi lại rằng, Đức Phật đã suy ngẫm về Thắng Pháp (Abhidhamma) trong suốt tuần lễ thứ tư sau khi Ngài giác ngộ. Ngài đã không thuyết giảng cho ai hết. Ngài chỉ ngồi suy ngẫm về Thắng Pháp (Abhidhamma). Khi Ngài suy ngẫm về sáu bộ sách đầu tiên, không có điều gì đặc biệt xảy ra cả. Nhưng khi Ngài suy ngẫm về bộ thứ bảy, hào quang sáu màu phát ra từ thân của Ngài. (Chúng ta không có lá cờ Phật Giáo nào ở đây. Lá cờ Phật Giáo biểu tượng cho sáu màu này – xanh, vàng, đỏ, trắng, cam và sự trộn lẫn của năm màu này.) Tại sao như vậy? Sáu bộ sách kia thì không đủ sâu sắc cho trí tuệ siêu phàm của Đức Phật. Khi Ngài suy ngẫm về sáu bộ sách này, Ngài giống như là một con cá voi bị bỏ trong một cái chậu nhỏ. Con cá voi hầu như chẳng rục rịch được trong cái chậu đó. Nhưng khi đến bộ thứ bảy, thì đối tượng suy ngẫm không thể đo lường được và trí tuệ của Ngài cũng không thể đo lường được. Trí tuệ của Ngài có thể nắm bắt được tất cả những thiên biến vạn hóa của đối tượng, và đối tượng cũng có thể được suy diễn theo bất cứ phương diện nào và sâu thẳm như thế nào tùy theo trí tuệ của Ngài. Khi Ngài suy ngẫm đến bộ thứ bảy, Ngài giống như con cá voi đã được thoát ra đại dương. Con cá voi có thể vùng vẫy một cách dễ dàng. Và do đó, Ngài rất hoan hỷ. Khi mà tinh thần được thoải mái, thì thể xác vật lý sẽ bị ảnh hưởng đến. Cho nên, hào quang đã phóng ra từ thân Ngài. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) là bộ sách tuyệt diệu nhất trong bảy bộ sách và cũng là bộ sách lớn nhất.

Như vậy là có tất cả bảy bộ sách về Thắng Pháp (Abhidhamma). Nhưng chúng ta sẽ không nghiên cứu bảy bộ sách này. Cái mà chúng ta sẽ nghiên cứu chỉ là một sự tiếp cận đến những bộ sách này. Nói tóm lại thì các bạn phải đi một chặng đường khá dài đấy.

Những Chánh Sớ, Phụ Sớ Và Phụ Phụ Sớ Giải

Rồi thì chúng ta có những Chánh Sớ (Aṭṭhakathā). Vì quá cô đọng, những bộ sách Thắng Pháp (Abhidhamma) này rất khó hiểu. Cho nên, chúng ta phải cần có ai đó giải thích và trình bày rõ ràng về những điều được dạy trong những bộ sách này. Những Chánh Sớ từ đó đã được ra đời. Có những Chánh Sớ được viết bởi Ngài Buddhaghosa. Ngài Buddhaghosa là một nhà chú giải rất nổi tiếng và lừng danh sống vào thế kỷ thứ năm theo Tây lịch. Những gì Ngài viết không phải tất cả là của Ngài. Ngài giống như là một biên tập viên vậy. Ngài biên soạn những giáo lý đã được tụng đọc và thuyết giảng trước thời của Ngài, và rồi Ngài đặt chúng vào chung một bộ sách. Những gì Ngài viết hay những gì được bao gồm trong những Chánh Sớ của Ngài có thể xuất nguồn từ tận thời của Đức Phật, bởi vì những lời giải thích này đã được truyền lại từ thầy xuống trò, từ nhiều thế hệ. Một vài giải thích ghi lại trong những Chánh Sớ của Ngài có thể là những chú giải của chính Đức Phật. Cho nên, chúng tôi rất tôn trọng những Chánh Sớ này của Ngài. Ngài Buddhaghosa đã viết những Chánh Sớ như sau:

  • Aṭṭhasālinī,
  • Sammohavinodanī, và
  • Pañcappakaraṇa-aṭṭhakathā

Ba bộ sách này là những Chánh Sớ của bảy bộ sách Thắng Pháp (Abhidhamma).

Đôi lúc, chúng ta nhận ra rằng những Chánh Sớ này vẫn còn khó hiểu. Chúng ta vẫn cần những bộ sách khác để giải thích những Chánh Sớ này. Cho nên, chúng ta có những Phụ Sớ, được gọi là Mūlaṭīkā. Những Phụ Sớ được viết bởi Trưởng lão Ānanda. Chúng tôi không biết chính xác thời đại của những tác giả này. Cho nên, những thời điểm ghi nhận lại chỉ là tương đối, vào khoảng thế kỷ thứ năm  và  khoảng  thế  kỷ  thứ  mười  một  theo  Tây  lịch. Những Phụ Phụ Sớ được gọi là Anuṭīkā, thì được viết bởi Trưởng  lão  Dhammapāla.  Chúng  tôi  cũng  không  biết chính  xác Ngài  đã  sống  vào  thời  điểm  nào,  nhưng  chắc chắn  là  sau  thời  của  Ngài  Buddhaghosa.  Và  rồi  lại  có những luận thư về Thắng Pháp (Abhidhamma) của một vị tu sĩ khác có tên là Trưởng lão Buddhadatta. Ngài là một vị đương thời với Ngài Trưởng lão Buddhaghosa. Lại nữa, có những luận thư của những vị tu sĩ khác. Trong số những luận thư đó, thì Abhidhammatthasaṅgaha1  là hay Độc giả có thể tham khảo “Vi Diệu Pháp Toát Yếu” của Cố Cư sĩ Phạm Kim Khánh, “Thắng Pháp Tập Yếu Luận” của Cố Hòa Thượng Thích nhất và phổ biến nhất. Chúng ta sẽ sử dụng Abhidhammatthasaṅgaha cho khóa học của chúng ta.

Abhidhammatthasaṅgaha

Abhidhammatthasaṅgaha  được viết  vào  thế  kỷ  thứ mười một theo Tây lịch bởi Trưởng lão Anuruddha. Ngài là người bản xứ ở Nam Ấn Độ. Điều này thì chắc chắn. Ngài đã viết ba bộ sách. Trong một bộ sách khác, Ngài có viết là Ngài sinh ra tại Kañcipura, Nam Ấn Độ. Cho nên, Ngài là người bản xứ ở Nam Ấn Độ. Khi Ngài viết luận thư  Abhidhammatthasaṅgaha  này,  chúng  tôi  tin  rằng Ngài đang sống tại Sri Lanka. Và trong luận thư nhỏ này1, tất   cả   những   nền   tảng   cơ   bản   của   Thắng   Pháp (Abhidhamma)  đã  được  đề  cập  đến.  Các  bạn  nên  quen thuộc với luận thư này bởi nó sẽ là chìa khóa để nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka).  Các bạn  có  thể  mở  bất  kỳ  bộ sách  Thắng  Pháp (Abhidhamma)  nào,  đọc  và  sẽ  hiểu  được.  Luận  thư Abhidhammatthasaṅgaha này rất gọn và súc tích. Ý của tôi là luận thư này thì đủ để giúp chúng ta hiểu những bộ sách của Thắng Pháp (Abhidhamma). Hiện tại, cuốn cẩm nang phổ biến này được xem là tài liệu hướng dẫn không thể thiếu được cho Thắng Pháp (Abhidhamma). Bất kỳ ai muốn  hiểu  những  nền  tảng  cơ  bản  của  Thắng  Pháp (Abhidhamma)  phải  nên  nghiên  cứu  tài  liệu  này  trước. Cũng có những tài liệu khác nữa, nhưng chúng không tốt và hay bằng cuốn cẩm nang này.

Abhidhammatthasaṅgaha vẫn còn được xem là bộ Minh Châu hay “Thắng Pháp Lý Nhiếp Luận” của Thượng Tọa Pháp Chất. 1 Nó là một cuốn sách khá nhỏ, ít hơn 100 trang, có lẽ là khoảng 80 trang. Sách  giáo  khoa  cho  những  người  mới  bắt  đầu  vào  học Thắng  Pháp  (Abhidhamma)  tại  Miến  Điện và  những quốc gia theo truyền thống Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Ở tại Miến Điện, Thắng Pháp (Abhidhamma) là môn học rất phổ biến cho các tu sĩ. Thắng Pháp (Abhidhamma) đã trở thành rất phổ biến kể từ khi Phật Giáo được truyền bá vào Thượng phần Miến Điện vào năm 1057 theo Tây lịch. Khoảng vào năm 1044 theo Tây lịch, có một vị vua có  tên  là  Anawrahta  (Anuruddha).  Có  lẽ  một  vài  người trong số các bạn đã từng đến Bagan. Vào thời điểm đó, một  hình  tướng  biến  chất  của  Phật  giáo  Mật  Tông  đã được truyền hành tại đó. Một ngày nọ, vị vua này đã gặp được  một  tu  sĩ  từ  miền  Nam  Miến  Điện  và  đã  được chuyển hóa theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Sau   này,   ông   đã   tìm   cách   thỉnh   được   Tam  Tạng (Tipiṭaka) từ vương triều Thaton tại Hạ phần Miến Điện về đây. Bắt đầu từ thời điểm đó trở đi, các tu sĩ tại Bagan và phần còn lại của Miến Điện đã miệt mài chú tâm vào nghiên  cứu  Tam  Tạng  của  trường  phái  Thượng  Tọa  Bộ (Theravāda Tipiṭaka). Thắng Pháp (Abhidhamma) đã trở thành một môn học nghiên cứu rất phổ biến và vẫn còn rất  phổ  biến  tại  Miến  Điện  ngày  nay.  Nhiều  luận  văn bằng cả tiếng Pāḷi và Miến Điện đã được viết ra. Vào năm 1968,  Hội  Đồng  Buddha-Sāsana  đã  cho  phát  hành  bộ sách đầu tiên của Thắng Pháp (Abhidhamma) bằng tiếng Miến Điện. Trong phần giới thiệu, danh sách những bộ sách hiện có và được viết bởi các tác giả người Miến Điện đã được liệt kê. Họ đã viết rất nhiều, đến 333 bộ sách – một vài bằng tiếng Pāḷi, một vài bằng tiếng  Miến Điện. Điều này cho thấy rằng Thắng Pháp (Abhidhamma) rất phổ biến, đặc biệt là đối với các tu sĩ người Miến Điện.

Những Buổi Học Ban Đêm

Rồi thì có những buổi học ban đêm. Chúng chỉ được tìm thấy ở Miến Điện mà thôi. Một vài bộ sách Thắng Pháp (Abhidhamma) phải được học vào ban đêm. Điều đó có nghĩa là chúng tôi học chúng vào ban ngày. Và đến ban đêm chúng tôi đến gặp thầy và tụng đọc lại những gì chúng tôi đã học. Vị thầy sẽ giải thích những đoạn nào khó hiểu. Hay là nếu chúng tôi mắc những lỗi sai, vị thầy sẽ chỉnh sửa lại. Thật ra chúng tôi phải học với vị thầy trong đêm tối không đèn. Không có đủ ánh sáng để đọc đâu, cho nên chúng tôi cũng không mang theo sách vở. Nói cách khác là chúng tôi học thuộc lòng vào ban ngày và rồi đến gặp vị thầy vào ban đêm và tụng đọc lại. Rồi chúng tôi đặt câu hỏi và vân vân. Một vài phần của bộ thứ nhất, bộ thứ ba, bộ thứ sáu và bộ thứ bảy của Thắng Pháp (Abhidhamma) là những chủ đề của những buổi học ban đêm. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng những tu sĩ người Miến Điện thì quen thuộc với những đề tài của Thắng Pháp (Abhidhamma) hơn là những tu sĩ của những quốc gia khác. Những buổi học ban đêm đó là một truyền thống của người Miến Điện chúng tôi. Và điều này vẫn còn xảy ra.

Thắng Pháp (Abhidhamma) là một môn học bắt buộc cho tất cả tu sĩ, sa-di và nữ tu sĩ tại Miến Điện. Nếu các bạn xuất gia và trở thành một tu sĩ hay là một sa-di, luận thư Abhidhammatthasaṅgaha sẽ được trao cho các bạn. Các bạn sẽ được yêu cầu là phải học thuộc lòng trước khi các bạn biết rõ ràng tài liệu này đề cập đến cái gì. Thắng Pháp (Abhidhamma) là một môn học bắt buộc. Chính vì vậy, tất cả tu sĩ, sa-di và nữ tu sĩ người Miến Điện đều biết Thắng Pháp (Abhidhamma). Cũng có nhiều cư sĩ tại gia đã nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma). Họ thậm chí viết sách về Thắng Pháp (Abhidhamma) nữa. Họ dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) cho anh chị em của họ. Cho nên có cư sĩ dạy cư sĩ, không phải chỉ có tu sĩ mới dạy cư sĩ đâu. Và có những kỳ thi về Thắng Pháp (Abhidhamma) và vân vân.

Những Bản Dịch Sang Tiếng Anh Của Abhidhammatthasaṅgaha

Tôi đã nói là chúng ta sẽ dùng luận thư Abhidhammatthasaṅgaha (kể từ đây về sau sẽ được đề cập đến là “Cẩm Nang”) hay bản dịch của nó cho khóa học này. Có ba bản dịch sang Tiếng Anh của Abhidhammatthasaṅgaha. Bản thứ nhất được gọi là Compendium of Philosophy của U Shwe Zan Aung. Bản dịch này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1910. Lời giới thiệu của bản dịch này rất là hay. Những chủ đề Thắng Pháp (Abhidhamma) khác nhau được thảo luận và giải thích trong bản dịch này. Nó bao gồm 76 trang.

Bản thứ hai được gọi là Abhidhamma Philosophy, Tập 1 của Tỳ Kheo J. Kashyap. Tài liệu này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942. Đây cũng là một bản dịch của Abhidhammatthasaṅgaha. 

Bản dịch thứ ba là A Manual of Abhidhamma được viết bởi Trưởng lão Nārada. Bản dịch này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956. Tôi đã dùng bản dịch này cho những lớp học Thắng Pháp (Abhidhamma) của tôi cho đến ngày nay. Gần đây có một bản dịch khác đã xuất hiên. Đó là A Comprehensive Manual of Abhidhamma (kể từ đây về Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Một Giới Thiệu 36 sau sẽ được đề cập đến là “CMA”)1. Chúng ta sẽ dùng tài liệu này làm giáo trình cho lớp học của chúng ta. Bản dịch này thật ra là một phiên bản của bản dịch của Ngài Nārada nhưng đã được biên soạn lại. Ban đầu, các nhà biên tập cứ nghĩ là họ có lẽ sẽ biên tập lại một vài chỗ thôi. Nhưng trong quá trình biên tập, họ nhận ra rằng họ phải chỉnh sửa lại khá nhiều. Cho nên, thật ra đây hầu như là một bản dịch mới của Abhidhammatthasaṅgaha. Tôi có một sự gắn bó cá nhân với phiên bản này. Những bảng nêu tôi dùng ở đây đã được bao gồm trong đó và được ghi nhận trong phần giới thiệu. Tiến sĩ U Revata Dhamma, người biên tập bộ sách này, là bạn của tôi. Ông
ta sống ở Anh Quốc. Tôi nghĩ cho đến hiện nay, đây là cuốn cẩm nang tốt nhất để nghiên cứu Thắng Pháp (Abhidhamma)

Một Vài Tài Liệu Tham Khảo

Nếu các bạn muốn đọc thêm để hiểu rõ hơn về những Đại hội Kiết tập kinh điển Phật giáo cũng như một chút lịch sử của Phật giáo hay Tăng đoàn, thì Inception of Discipline and Vinaya Nidāna là cuốn sách nên đọc. Thật ra, đây là bản dịch của “Chương Giới Thiệu” trong Chánh Sớ của Tạng Luật (Vinaya Piṭaka). Ở phần đầu trong Chánh Sớ của Tạng Luật (Vinaya), Ngài Buddhaghosa đã giới thiệu cho chúng ta về lịch sử của Phật giáo cho đến thời điểm Phật giáo được lưu truyền vào Sri Lanka. Cho nên, Đại hội Kiết tập kinh điển đầu tiên, thứ hai và thứ ba đã được đề cập ở đây cùng với việc Vua Asoka đã gởi con trai và con gái của mình đến Sri Lanka để truyền bá Phật giáo tại đó như thế nào. Trong tài liệu này, lịch sử của Phật giáo theo truyền thống Thượng Tọa Bộ (Theravāda) đã được miêu tả và viết lại ở một mức độ nào đó. Nếu các bạn muốn biết về các bộ kinh (Nikāya) và các tạng kinh (Piṭaka) cũng như về các Đại hội Kiết tập kinh điển này, thì đây là cuốn sách nên đọc. Tôi nhắc lại, cuốn sách này được gọi là Inception of Discipline and Vinaya Nidāna. Vinaya Nidāna thì bằng tiếng Pāḷi. Trong cuốn sách này, bản dịch được trình bày trước và rồi bản Pāḷi được kèm theo sau. Tài liệu này ở một mức độ nào đó sẽ giới thiệu cho các bạn về lịch sử của Phật giáo dưới cặp mắt của Phật tử theo trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravāda). Tôi nghĩ như vậy là đủ cho hôm nay.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Hãy Kiên Nhẫn

Để tôi chia sẻ với các bạn điều này. Đối với nhiều người trong số các bạn, Thắng Pháp (Abhidhamma) là một môn học rất mới lạ. Cho nên hãy kiên nhẫn. Nếu các bạn không hiểu một điều gì ở chỗ này hay chỗ kia, đừng vội thối chí. Các bạn phải kiên nhẫn. Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng, việc học Thắng Pháp (Abhidhamma) giống như trò chơi lắp ghép hình vậy. Bức hình sẽ luôn luôn không hoàn tất cho đến khi nào các bạn đặt vào mảnh cuối cùng. Đôi lúc, có thể các bạn tò mò muốn biết một điều gì đó. Nhưng hãy kiềm chế lại. Các bạn sẽ hiểu rõ về sau. Hãy kiên nhẫn.

Cũng Đừng Sợ Pāḷi

Cũng đừng sợ những từ ngữ Pāḷi. Chúng ta không thể hoàn toàn tránh sử dụng từ ngữ Pāḷi được. Trái lại, chúng ta luôn luôn phải sử dụng từ ngữ Pāḷi vì đôi lúc sự chuyển dịch sang ngôn ngữ khác không đủ chuyển tải hết ý nghĩa. Cho nên, để các bạn khỏi hiểu lầm, tôi sẽ phải dùng luôn cả Pāḷi. Vì vậy, đừng sợ từ ngữ Pāḷi. Sau khi tập nhớ và quen với một vài từ, các bạn sẽ thấy là nó không khó lắm đâu. Điều hiển nhiên và không thể tránh khỏi là các bạn phải biết một vài từ ngữ Pāḷi. Hãy nghĩ như thế này, nếu các bạn học hay nghiên cứu một vấn đề mới mẻ, các bạn phải học và biết một vài thuật ngữ liên quan. Ví dụ, nếu các bạn nghiên cứu Zen, các bạn phải học ít nhiều tiếng Nhật. Cũng theo cách đó, các bạn phải học một vài từ ngữ Pāḷi. Cho nên đừng có sợ từ ngữ Pāḷi. Trong CMA, nguyên bản Pāḷi của Abhidhammatthasaṅgaha có kèm theo trong đó. Các bạn có thể thử đọc nguyên bản Pāḷi đó.

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app