Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập II

Chương Bốn: Mười Hai Hạng Người

Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu những hạng người. Có mười hai hạng người. Trước hết, chúng ta hãy quen thuộc với mười hai hạng người (Puggala). Puggala là từ Pāḷi có nghĩa là cá nhân hay hạng người. Có mười hai hạng người và hạng thứ nhất là người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka). “Duggati” có nghĩa là ác thú; tức là bốn đọa xứ. “Ahetuka” có nghĩa là những người có tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) là vô nhân (Ahetuka). Có bao nhiêu tâm vô nhân (Ahetuka) làm chức năng tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti)? Hai tâm quan sát thọ xả (Upekkhā Santīraṇa) có những  chức năng này. Một tâm là quả của bất thiện (Akusala) và tâm còn lại là quả của thiện (Kusala). Như vậy, những người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka) lấy tâm quan sát (Santīraṇa) là quả của bất thiện làm tâm tái sinh (Paṭisandhi Citta). Đây là những chúng sanh tái sanh vào địa ngục, làm súc sanh, làm ngạ quỷ (ma đói) và A-tu-la (Asura). Họ là những phàm nhân (Puthujjana). “Puthujjana” có nghĩa là người phàm hay người chưa giác ngộ. Thường thì chúng ta không dùng từ “Puthujjana” khi chúng ta muốn miêu tả những người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka). Người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka) thì luôn luôn là một phàm nhân (Puthujjana). Khi chúng ta bàn về hạng người nào trải nghiệm những tâm (Citta) nào, thì chúng ta không nói “người phàm vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka Puthujjana)”. Chúng ta chỉ nói “người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka)”, và “phàm nhân (Puthujjana)” sẽ được hiểu ngầm.

Người tiếp theo là người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka). “Sugati” có nghĩa là thiện thú hay nhàn cảnh. Cho nên, “Sugati” có nghĩa là cõi nhân loại, các cõi trời của Chư Thiên (Deva) và Phạm Thiên (Brahma). Chúng được gọi là thiện thú hay nhàn cảnh (Sugati). Tâm tái sinh (Paṭisandhi Citta) của người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka) cũng từ những tâm vô nhân (Ahetuka Citta). Nó là tâm vô nhân (Ahetuka Citta) hay là tâm quan sát thọ xả (Upekkhā Santīraṇa) quả thiện (Kusala). Ở đây cũng vậy, chúng ta chỉ nói “người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka)” bởi vì nếu là người vô nhân (Ahetuka), thì người đó luôn luôn là một phàm nhân (Puthujjana).

Rồi hạng người thứ ba là người nhị nhân (Dvihetuka). “Dvi” có nghĩa là hai. Cho nên, “Dvihetuka” có nghĩa là người có tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) là nhị nhân. Hai nhân đó là vô tham (Alobha) và vô sân (Adosa). Có tất cả sáu nhân: ba nhân bất thiện (Akusala) và ba nhân thiện (Kusala). “Dvi” ở đây có nghĩa là hai nhân từ những nhân tốt, tức là vô tham (Alobha) và vô sân (Adosa). Những ai có tâm tục sinh (Paṭisandhi) được đi kèm theo bởi chỉ vô tham (Alobha) và vô sân (Adosa) thì được gọi là người nhị nhân (Dvihetuka). Nếu là người nhị nhân (Dvihetuka), thì người đó chắc chắn là thiện thú (Sugati) và cũng chắc chắn là phàm nhân (Puthujjana). Cho nên, khi chúng ta nói “người nhị nhân (Dvihetuka)”, chúng ta có ngầm ý là người đó thuộc vào thiện thú (Sugati) và là phàm nhân (Puthujjana).

Người tiếp theo là người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana). Ở đây, chúng ta cần phải nói “người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana)”, chứ không chỉ là tam nhân (Tihetuka), vì có cả người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) và bậc Thánh tam nhân (Tihetuka Ariya). Do đó, chúng ta cần phải nói “người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana)”. Nếu là người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana), thì người đó là ở trong thiện thú (Sugati). Cho nên, không cần phải nói “người phàm tam nhân thiện thú (Sugati Tihetuka Puthujjana)”. Tam nhân (Tihetuka) có nghĩa là những ai có tâm tục sinh (Paṭisandhi) được đi kèm theo bởi ba nhân. Ba nhân đó là vô tham (Alobha), vô sân (Adosa) và vô si (Amoha).

Rồi người tiếp theo là Nhập Lưu (Sotāpanna). Khi chúng ta nói “Nhập Lưu (Sotāpanna)”, chúng ta không cần nói “tam nhân thiện thú (Sugati Tihetuka)” vì chỉ có những người tam nhân (Tihetuka) mới có thể trở thành bậc Nhập Lưu (Sotāpanna). Nhập Lưu (Sotāpanna) là người từ thời điểm của tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti- phala) ngay sau sát-na Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga). Tại thời điểm của tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga), vị ấy được gọi là người Đạo (Maggaṭṭha). Nhưng từ thời điểm của tâm Quả (Phala) cho đến khi vị ấy đạt đến tầng Đạo (Magga) tiếp theo, thì vị ấy được gọi là người Quả (Phalaṭṭha). Vị ấy cũng được gọi là bậc Nhập Lưu (Sotāpanna). Ở những tầng giác ngộ tiếp theo, người Quả (Phalaṭṭha) được gọi là bậc Nhất Lai (Sakadāgāmī), bậc Bất Lai (Anāgāmī) và bậc A-la-hán (Arahant). “Sotāpanna” có nghĩa là người từ thời điểm Quả (Phala) ngay sau tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) cho đến khi vị ấy đạt đến tầng giác ngộ cao hơn.

Người tiếp theo là Nhất Lai (Sakadāgāmī). Các bạn đã biết bậc Nhất Lai (Sakadāgāmī) là ai. Chúng ta không nói “tam nhân thiện thú (Sugati Tihetuka)” bởi vì các Ngài luôn luôn là những người tam nhân thiện thú.

Và người tiếp theo là Bất Lai (Anāgāmī). Cũng tương tự như trên, vị ấy là một vị Bất Lai (Anāgāmī) từ tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) đầu tiên cho đến khi vị ấy đạt đến tầng giác ngộ cao hơn.

Rồi người cuối cùng là A-la-hán (Arahant). Vị A-la- hán (Arahant) thì luôn luôn thuộc vào thiện thú (Sugati) và Ngài luôn luôn có ba nhân đi kèm theo với tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) của mình. Bậc A-la-hán (Arahant) là người từ sát-na A-la-hán Quả (Arahatta-phala) đầu tiên cho đến lúc Ngài nhập diệt.

Bây giờ, chúng ta sẽ cố gắng tìm xem có bao nhiêu tâm (Citta) sẽ sanh lên trong những hạng người này. Đối với những chúng sanh vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka), tức là những chúng sanh trong địa ngục và vân vân, thì họ không thể có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Trước hết, chúng ta hãy nói về những đổng lực kiên cố (Appanā Javana); họ không thể có những đổng lực này. Các bạn có biết về những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) không? Chúng là những tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala), duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala), duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) và Siêu thế (Lokuttara). Ở đây, chúng ta sẽ xem những tâm Siêu thế (Lokuttara) là có tám. Những tâm này được gọi là những đổng lực kiên cố (Appanā). Những người này không thể có những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) vì họ tái sanh là người vô nhân; tức là họ tái sanh với tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) mà không có nhân (Hetu) nào. Do đó, những ai tái sanh làm người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka) thì không thể có những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) trong đời sống đó. Điều này thật ra cũng đúng cho những ai tái sanh làm người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka). Tức là những người này không thể chứng đắc thiền định (Jhāna); họ không thể giác ngộ trong kiếp sống đó bởi vì tâm quả làm chức năng tục sinh của họ thật ra là một chướng ngại để đạt đến những đổng lực kiên cố (Appanā Javana), một cản trở để đạt đến các tầng thiền định (Jhāna) và sự giác ngộ. Vì họ không có những đổng lực kiên cố (Appanā Javana), cho nên họ không có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Chỉ những vị A- la-hán (Arahant) mới trải nghiệm những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Vì họ không thể có những đổng lực kiên cố (Appanā Javana), cho nên họ không thể  trở thành bậc Nhập Lưu (Sotāpanna), bậc Nhất Lai (Sakadāgāmī), bậc Bất Lai (Anāgāmī) và bậc A-la-hán (Arahant). Do đó, họ không thể có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Họ cũng không thể có những tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka). Những tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka) bao gồm bốn tâm từ những tâm quả dục giới (Kāmāvacara Vipāka), năm tâm từ những tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), bốn tâm từ những tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka) và những tâm Quả (Phala) nữa, nhưng những tâm Quả (Phala) thì đã được tính trong những đổng lực duy tác (Kiriya Javana) và những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) – cho nên, những người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka) không thể có những tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka). Họ cũng không thể có những tâm đại quả ly trí (Ñāṇa-vippayutta Mahāvipāka). Các bạn đã biết những tâm đại quả (Mahāvipāka). Chúng là những tâm nào? Chúng là tám tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka). Những tâm thiện (Kusala) được gọi là đại thiện (Mahākusala); những tâm quả (Vipāka) được gọi là đại quả (Mahāvipāka) và những tâm duy tác (Kiriya) thì được gọi là đại duy tác (Mahākiriya). Như vậy, họ cũng không thể có những tâm quả ly trí (Ñāṇa- vippayutta vipāka). Tức là họ không thể có tâm đại quả (Mahāvipāka) nào. Có bao nhiêu tâm (Citta) có thể sanh lên trong những người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka)? Họ có thể trải nghiệm được bao nhiêu tâm (Citta)? Những đổng lực duy tác (Kiriya Javana) nào sẽ không sanh lên đối với những người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka)? Những tâm (Citta) sau đây sẽ không sanh lên đối với họ: tâm tiếu sinh (Hasituppāda), tám tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya), năm tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), bốn tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya). Đối với những chúng sanh ác thú (Duggati), những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) – năm tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala), bốn tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala) và tám tâm Đạo (Magga) và Quả (Phala) – không sanh lên. Bốn tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka) và rồi bốn tâm quả ly trí (Ñāṇa-vippayutta Vipāka) cũng không sanh lên. Có bao nhiêu tâm (Citta) còn lại? Có 37 tâm (Citta) còn lại – mười hai tâm bất thiện (Akusala), mười bảy tâm vô nhân (Ahetuka) và tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala). Như vậy, họ chỉ trải nghiệm 37 tâm. Hay nói cách khác là chỉ có 37 tâm có thể sanh lên trong tâm ý của họ. Đây là cho người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka), tức là những người tái sanh vào địa ngục, làm ngạ quỷ (ma đói), làm súc sanh và A-tu-la (Asura).

Tiếp theo, người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka) cũng không thể có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana) đơn giản vì họ không phải là A-la-hán (Arahant). Họ không thể có những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) vì tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) của họ làm cho họ không thể có được những đổng lực kiên cố (Appanā Javana) trong kiếp sống đó. Họ cũng không thể có những tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka) vì họ được sinh ra là những người vô nhân (Ahetuka). Người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka) không trải nghiệm những tâm nào? Người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka) không trải nghiệm tâm tiếu sinh (Hasituppāda); những đổng lực duy tác (Kiriya Javana) – tám đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya), năm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), bốn duy tác vô sắc (Arūpāvacara  Kiriya);  những  đổng  lực  kiên  cố  (Appanā Javana)  –  năm  tâm  thiện  sắc  giới  (Rūpāvacara  Kusala), bốn  tâm  thiện  vô  sắc  (Arūpāvacara  Kusala)  và  tất  cả những  tâm  Siêu  thế  (Lokuttara).  Người  vô  nhân  thiện thú (Sugati Ahetuka) cũng không trải nghiệm những tâm quả  hợp  trí  (Ñāṇa-sampayutta  Vipāka),  tức  là  bốn  tâm trong  những  tâm  quả  dục  giới  hữu  nhân  (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka). Như vậy còn lại bao nhiêu tâm? 37 cộng  bốn  (tức  là  bốn  tâm  quả  hữu  nhân  ly  trí  (Ñāṇa- vippayutta  Sahetuka  Vipāka  Citta))  bằng  41.  Chỉ  có  41 tâm sanh lên trong tâm ý của những chúng sanh vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka). Những chúng sanh vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka) là những người mù bẩm sinh, điếc  bẩm  sinh  và  vân  vân.  Một  vài  loại  ngạ  quỷ  (Peta) cũng là vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka). Chúng ta sẽ nghiên  cứu  về  chúng  trong  chương  thứ  năm.  Như  vậy, đối  với  những  chúng  sanh  vô  nhân  thiện  thú  (Sugati Ahetuka), thì chỉ có 41 tâm.

Hạng người tiếp theo là nhị nhân (Dvihetuka), tức là  những  người  tái  sanh  làm  nhân  loại  hay  Thiên  nhân (Deva) với hai nhân. Họ là người có thiện thú. Họ không thể có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Họ không thể  có  những  đổng  lực  kiên  cố  (Appanā  Javana).  Họ không thể có những tâm quả hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Vipāka). Họ cũng có bao nhiêu loại tâm? Họ có 41 tâm. Như vậy, người vô nhân thiện thú và người nhị nhân có cùng số tâm, tức là 41 tâm.

Tiếp theo là người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana). Người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) không thể có những đổng lực đại duy tác (Mahākiriya Javana) – tám tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya), năm tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), bốn tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya); và rồi tất cả những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) và tâm tiếu sinh (Hasituppāda). Như vậy, họ có thể có tất cả bao nhiêu tâm (Citta)? Họ có thể có mười hai tâm bất thiện (Akusala), mười bảy tâm vô nhân (Ahetuka), tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala), tám tâm quả dục giới hữu nhân (Kāmāvacara Sahetuka Vipāka), năm tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala), bốn tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala), năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka). Như vậy có tất cả bao nhiêu? Có tất cả 63 tâm. Chúng ta sẽ bàn đến điều đó sau. Trong cuốn Cẩm Nang có thể là khác. Các bạn có 63 bởi vì ở đây, “người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana)” có nghĩa là người phàm tam nhân ở trong dục giới (Kāmāvacara), sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc giới (Arūpāvacara). Nếu chúng ta chỉ nói về những người tái sanh trong dục giới (Kāmāvacara), thì sẽ chỉ có 54 tâm. Ở đây, chúng ta nói về tất cả những người phàm tam nhân. 54 tâm là chỉ cho những người tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka). Không có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana). Chúng đã được loại ra. Chúng ta phải loại ra những tâm quả (Vipāka) (ND: những tâm quả sắc giới và quả vô sắc). Tương tự như vậy, nếu họ tái sanh vào sắc giới (Rūpāvacara) hay vô sắc giới (Arūpāvacara), thì chúng ta loại ra những tâm quả dục giới hữu nhân (Kāmāvacara Sahetuka Vipāka). Cho nên, nếu chúng ta nói “người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana)”, ý của chúng ta là tất cả. Đối với người phàm tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka), chúng ta loại ra năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) và bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka), thì chúng ta có 54. Nếu chúng ta tính tất cả những người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana), thì chúng ta có 63.

Rồi đến người Nhập Lưu (Sotāpanna) – ở đây, chúng ta cũng sẽ nói đến tất cả những loại người Nhập Lưu (Sotāpanna), tức là thuộc dục giới (Kāmāvacara), sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc giới (Arūpāvacara). Đối với người Nhập Lưu (Sotāpanna), những đổng lực hợp tà (Diṭṭhigata-sampayutta Javana) được loại bỏ. Bậc Nhập Lưu (Sotāpanna) đã tẩy trừ tà kiến (Diṭṭhi) và hoài nghi (Vicikicchā). Cho nên, bốn tâm hợp tà và tâm si hoài nghi (Vicikicchā) – tức là họ không có năm tâm bất thiện (Akusala Citta) này. Vì họ không phải là A-la-hán (Arahant), cho nên họ không có những đổng lực duy tác (Kiriya Javana) – tức là tâm tiếu sinh (Hasituppāda), đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya), duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya) và duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya). Và vì họ là những người Quả (Phala), họ không có những tâm Đạo (Magga Citta), tất cả những tâm Đạo (Magga). Và rồi ba tâm Quả bậc cao – bậc Nhập Lưu (Sotāpanna) không có tâm Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī- phala), tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) và tâm A-la- hán Quả (Arahatta-phala) đơn giản vì bậc Nhập Lưu chưa chứng đắc những tâm đó. Như vậy, chúng ta có bảy tâm bất thiện (Akusala), mười bảy tâm vô nhân (Ahetuka), rồi tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala), tám tâm quả dục giới hữu nhân (Kāmāvacara Sahetuka Vipāka), năm tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala), năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), bốn tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala), bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka) và rồi tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala) – ở đây chúng ta xem đó chỉ là một tâm. Cho nên, có tất cả là 59 tâm. Các bạn hãy nhớ là chúng ta đang xem là chỉ có tám tâm Siêu thế (Lokuttara) mà thôi. Và đó là cho người Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phalaṭṭha).

Nếu các bạn biết tâm thức dành cho bậc Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phalaṭṭha), thì các bạn sẽ biết tâm thức dành cho bậc Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phalaṭṭha) bởi vì  người  Nhất  Lai  Đạo  (Sakadāgāmī-magga)  không  tẩy trừ  thêm  tâm  bất  thiện  (Akusala)  nào,  tức là  không  tẩy trừ thêm phiền não (Kilesa) nào. Cho nên, họ có cùng số tâm  và  loại  tâm1   như  bậc  Nhập  Lưu  Quả  (Sotāpatti- phalaṭṭha). Tức là, họ  cũng có 59 tâm (Citta)  – bảy tâm bất  thiện  (Akusala),  mười  bảy  tâm  vô  nhân  (Ahetuka), những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và những tâm   quả   dục   giới   hữu   nhân   (Kāmāvacara   Sahetuka Vipāka),  những  tâm thiện  sắc giới  (Rūpāvacara  Kusala) và những tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), những tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala) và những tâm quả vô   sắc  (Arūpāvacara   Vipāka),   và  tâm   Nhất   Lai   Quả (Sakadāgāmī-phala).   Họ   không   có   những   tâm   Đạo (Magga). Không có tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala), không có tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) và không có tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala). Khi hành giả chứng đắc một tầng cấp cao hơn, tâm thức của những tầng cấp thấp   hơn   tự   động   biến   mất;   cho   nên,   vị   Nhất   Lai (Sakadāgāmī)  không  có  tâm  Nhập  Lưu  Quả  (Sotāpatti- phala). Vì các Ngài chưa chứng đắc những tầng giác ngộ cao  hơn,  cho  nên  các  Ngài  không  có  tâm  Bất  Lai  Quả (Anāgāmī-phala) và A-la-hán Quả (Arahatta-phala). Các Ngài  chỉ  có  thể  có  tâm  Nhất  Lai  Quả  (Sakadāgāmī- phala).

Rồi đến người Bất Lai (Anāgāmī) – bậc Bất Lai (Anāgāmī) tẩy trừ cái gì? Bậc Bất Lai (Anāgāmī) tẩy trừ sân (Dosa); cho nên hai tâm sân (Dosamūla Citta) bị tẩy trừ một cách hoàn toàn. Và cái được gọi là tham dục (Kāmarāga) cũng bị đoạn diệt. Mặc dầu các Ngài đã đoạn diệt sự khao khát đối với những những dục trần, nhưng các Ngài vẫn còn khao khát về những cõi sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc giới (Arūpāvacara). Cho nên, các bậc Thánh này vẫn còn tham (Lobha); các Ngài chưa đoạn diệt tham (Lobha) một cách trọn vẹn, nhưng các Ngài đã đoạn diệt sân (Dosa) một cách trọn vẹn. Do đó, chúng ta trừ đi thêm hai tâm trong những tâm bất thiện (Akusala). Như vậy, bốn tâm ly tà (Diṭṭhigata-vippayutta Citta) và tâm cuối cùng được đi kèm theo với phóng dật (Uddhacca) vẫn còn. Các vị Bất Lai vẫn có mười bảy tâm vô nhân (Ahetuka), những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và những tâm quả dục giới hữu nhân (Kāmāvacara Sahetuka Vipāka), những tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala) và những tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), những tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala) và những tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka), và rồi tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī- phala). Không có tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala) và tâm Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phala) bởi vì các vị Bất Lai đã vượt qua những tầng giác ngộ đó và không có tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala) vì các Ngài chưa chứng đắc tầng giác ngộ đó. Như vậy, các bậc Bất Lai có thể trải nghiệm bao nhiêu tâm (Citta)? 59 trừ hai là 57. Người Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) có thể trải nghiệm 57 tâm (Citta).

Người cuối cùng là A-la-hán (Arahant). Vị A-la-hán (Arahant) không có những đổng lực thiện (Kusala Javana) và những đổng lực bất thiện (Akusala). Còn những tâm vô nhân (Ahetuka) thì sao? Vị A-la-hán có thể trải nghiệm tất cả mười tám tâm vô nhân (Ahetuka Citta). Và rồi tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) không sanh lên, cho nên chúng ta có tám tâm quả dục giới hữu nhân (Kāmāvacara Sahetuka Vipāka) và tám tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya). Rồi năm tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala) không sanh lên. Cho nên, chúng ta có năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) và năm tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya). Tương tự, chúng ta có bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka) và bốn tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) và rồi cuối cùng là tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala). Do đó, không có tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala), không có tâm Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phala), không có tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī-phala) và không có tâm Đạo (Magga) nào. Như vậy, có tất cả bao nhiêu tâm? Có 53 tâm bởi vì các vị đó có thể có tâm tiếu sinh (Hasituppāda), nhưng các vị lại không có tâm bất thiện (Akusala) nào. Cho nên, chúng ta có mười tám tâm vô nhân (Ahetuka Citta), tám tâm đại quả dục giới (Kāmāvacara Mahāvipāka), tám tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya), năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), năm tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka), bốn tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) và rồi cuối cùng là tâm A-la-hán Quả (Arahant-phala). Cho nên, chúng ta có 53 tâm được trải nghiệm bởi những vị A-la-hán (Arahant).

Bây giờ, chúng ta phải hiểu rằng không phải tất cả những tâm này đều được trải nghiệm bởi một vị A-la-hán (Arahant) cụ thể nào đó hay một chúng sanh cụ thể nào đó. Nếu vị A-la-hán không có thiền (Jhāna), Ngài sẽ không trải nghiệm những tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya) và những tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya). Những vị A-la-hán (Arahant) có thể có hay không có thiền (Jhāna). Điều này rất đơn giản. Nếu các bạn muốn tiếp tục phân tích, thì sẽ có một vài trường hợp phức tạp hơn.

Tất cả những người Đạo (Maggaṭṭha) thì chỉ có một tâm (Citta). Điều đó thì rất dễ. Người Đạo (Maggaṭṭha) có nghĩa là người tại sát-na của tâm Đạo (Magga Citta). Chỉ có một tâm (Citta) cho mỗi người như vậy. Vị Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-maggaṭṭha) chỉ có một tâm  Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga Citta). Vị Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-maggaṭṭha) chỉ có một tâm Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-magga Citta). Vị Bất Lai Đạo (Anāgāmī- maggaṭṭha) chỉ có một tâm Bất Lai Đạo (Anāgāmī-magga Citta). Vị A-la-hán Đạo (Arahatta-maggaṭṭha) chỉ có một tâm A-la-hán Đạo (Arahatta-magga Citta). Chúng ta có chỉ một tâm (Citta) cho mỗi bậc Thánh nhân.

Một lần nữa, đối với người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka),  có  bao  nhiêu  tâm  (Citta)  có  thể sanh  lên?  37 tâm  (Citta)  có  thể  sanh  lên  cho người  vô  nhân  ác  thú (Duggati  Ahetuka).  Người  vô  nhân  thiện  thú  (Sugati Ahetuka) có bao nhiêu tâm (Citta)? 41 tâm (Citta) có thể sanh lên trong người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka). Bao  nhiêu  tâm  (Citta)  có  thể  sanh  lên  trong  người  nhị nhân (Dvihetuka)? 41 tâm (Citta) có thể sanh lên trong người  nhị  nhân  (Dvihetuka).  Bao  nhiêu  tâm  (Citta)  có thể  sanh  lên  trong  người  phàm  tam  nhân  (Tihetuka Puthujjana)? 63 tâm (Citta) có thể sanh lên trong người phàm  tam  nhân  (Tihetuka  Puthujjana).  Bao  nhiêu  tâm (Citta) có thể sanh lên trong vị Nhập Lưu (Sotāpanna)?

59 tâm (Citta) có thể sanh lên trong vị Nhập Lưu (Sotāpanna). Bao nhiêu tâm sanh lên cho vị Nhất Lai (Sakadāgāmī)? 59 tâm (Citta) có thể sanh lên cho vị Nhất Lai (Sakadāgāmī)? Bao nhiêu tâm sanh lên trong vị Bất Lai (Anāgāmī)? 57 tâm có thể sanh lên trong vị Bất Lai (Anāgāmī). Bao nhiêu tâm sanh lên trong vị A-la-hán (Arahant)? 53 tâm (Citta) có thể sanh lên trong vị A-la- hán (Arahant).

Các bạn hãy lật cuốn CMA đến trang 179 – “Guide to 24”: “Những chúng sanh lấy một trong hai tâm quan sát thọ xả làm các chức năng tái sanh, hộ kiếp (bhavaṅga) và tử thì có tâm tục sinh vô nhân (ahetuka). Những chúng sanh    lấy    một    trong    những    tâm    đại    quả    ly    trí (Ñāṇavippayutta) làm các chức năng này thì  có tâm tục sinh nhị nhân (Dvihetuka), tức là nhân vô si hay nhân trí tuệ bị vắng mặt.” (CMA, IV, Guide to §24, p.179)

Tức là chỉ có vô tham (Alobha) và vô sân (Adosa) là có mặt; không có vô si (Amoha).

“Trong những chúng sanh đó, những đổng lực duy tác (Kiriya Javana), tức là những đổng lực dành riêng cho các vị A-la-hán (Arahant), thì không thể sanh lên. Những chúng sanh đó cũng không thể chứng đạt được sự thẩm thấu  thông  qua  thiền  định  (jhāna)  hay  thông  qua  đạo.” (CMA, IV, Guide to §24, p.179)

Những người này không thể chứng đắc thiền định (Jhāna) hay sự giác ngộ.

“Hơn nữa, đối với những chúng sanh này, chỉ có ba tâm quan sát vô nhân là thực hiện chức năng đăng ký hay na  cảnh  (Tadārammaṇa).”1    (CMA,  IV,  Guide  to  §24, p.179)

Bây giờ, tôi muốn các bạn suy ngẫm xem điều đó đúng hay sai. “Đối với những chúng sanh này, chỉ có ba tâm quan sát vô nhân là thực hiện chức năng đăng ký hay na cảnh.” Tức là ba tâm quan sát (Santīraṇa). Điều đó có đúng không? Trước hết, chúng ta phải hiểu “đối với những chúng sanh này” có nghĩa là gì. Nó ngụ ý cho cả người vô nhân (Ahetuka) và người nhị nhân (Dvihetuka) hay chỉ cho một mình người vô nhân (Ahetuka) thôi? Đoạn văn này đang liên quan đến cả hai loại người vô nhân (Ahetuka) và người nhị nhân (Dvihetuka). Cho nên, khi tác giả nói “đối với những chúng sanh này”, chúng ta phải hiểu là cho cả hai loại người vô nhân (Ahetuka) và người nhị nhân (Dvihetuka). Nếu là như vậy, thì điều này không đúng. Người nhị nhân (Dvihetuka) có thể có bốn tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka) ly trí.

Trong đoạn văn tiếp theo, ba dòng cuối:

“Trong cõi khổ, nơi mà tâm tái sinh chắc chắn là vô nhân,  thì  thậm  chí  những  tâm  đại  quả  nhị  nhân  cũng không thể thực hiện chức năng đăng ký hay na cảnh; …” (CMA, IV, Guide to §24, p.179)

Điều đó là đúng.

“… chỉ những tâm quả vô nhân mới có thể sanh lên làm chức năng này.” (CMA, IV, Guide to §24, p.179)

Ở đây có sự mâu thuẩn. Tôi nghĩ đoạn văn đầu tiên  bắt đầu bằng “Hơn nữa, …” thì không đúng.

Như vậy, đối với người vô nhân ác thú (Duggati Ahetuka), thì chỉ có tâm quan sát (Santīraṇa) mới có thể thực hiện chức năng na cảnh (Tadārammaṇa). Đối với người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka), thì tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka) ly trí có thể thực hiện chức năng na cảnh  (Tadārammaṇa) cùng với những tâm quan sát (Santīraṇa). Đối với người nhị nhân (Dvihetuka), thì giống như đối với người vô nhân thiện thú (Sugati Ahetuka).

Rồi đến những đổng lực (Javana) Siêu thế:

“Nhưng  những  đổng  lực  (javana)  siêu  thế  thì  chỉ được  trải  nghiệm  bởi  các  bậc  Thánh  tùy  theo  năng  lực tương ứng của các Ngài.” (CMA, IV, §25, p.180)

“Tương ứng” có nghĩa là tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala) chỉ được trải nghiệm bởi vị Nhập Lưu; tâm Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phala) chỉ được trải nghiệm bởi vị Nhất Lai và vân vân. Cho nên, bậc Nhập Lưu (Sotāpanna) không thể trải nghiệm tâm Nhất Lai Quả (Sakadāgāmī-phala), tâm Bất Lai Quả (Anāgāmī- phala) và tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala).

Trong phần này, các bạn phải quen thuộc với hai từ: bậc  Hữu  học  (Sekkha)  và  bậc  Vô  học  (Asekkha).  Trong phần §25, trên trang 180 của cuốn CMA: “Trong số những hạng người với (tâm tục sinh) tam nhân, những đổng lực (javana) thiện và bất thiện không sanh lên đối với những vị A-la-hán (Arahant). Tương tự, đối với những bậc hữu học và phàm nhân, …” (CMA, IV, 25, p.180)

Từ Pāḷi của bậc Hữu học là Sekkha. Trên trang 179 của     cuốn     CMA,     các     bạn     có     từ     đó     “Tathā sekkhaputhujjanānaṃ”. Sekkha đánh vần là S E K K H A. Đôi lúc, nó lại được đánh vần với chỉ một K. Cho nên, nó có thể là Sekkha hay Sekha. “Sekkha” có nghĩa là những vị vẫn đang còn tu học, tức là những vị mà việc tu học của bản thân vẫn chưa hoàn mãn. Những vị như vậy được gọi là bậc Hữu học (Sekkha hay Sekha). “Tu học” có nghĩa là tu học như Đạo (Magga) và Quả (Phala). Như vậy, phàm nhân (Puthujjana) không có liên quan gì đến ở đây. Bậc Hữu học (Sekkha) là vị đã giác ngộ nhưng vẫn chưa là A- la-hán (Arahant). Nếu chúng ta tính các bậc Thánh Nhân là có tám, thì có bảy bậc là Hữu học (Sekkha): người Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-maggaṭṭha), người Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phalaṭṭha) và vân vân cho đến người A- la-hán Đạo (Arahatta-maggaṭṭha). Bảy hạng người này được gọi là Hữu học (Sekha hay Sekkha) bởi vì việc tu học của các Ngài vẫn chưa hoàn mãn. Các Ngài vẫn còn đang tu học. Nếu các Ngài được gọi là những bậc Hữu học, thì chúng ta gọi ai là phàm nhân (Puthujjana)? Đây là một từ chuyên môn.

Vị   A-la-hán   (Arahant)   được   gọi   là   bậc   Vô   học (Asekha).  Trên  trang  180  của  cuốn  CMA,  trong  bài  kệ Pāḷi  có  từ  “Asekkhānaṃ”  (xem CMA,  IV,  §26,  p.180). “Asekha”  ở đây  có  nghĩa  là  “không”  sekha.  Đôi  lúc một chữ  K  được  bỏ  đi,  cho  nên  nó  có  thể  là  “Asekha”  hay “Asekkha”.  Các  Ngài  được  gọi  như  vậy  vì  các  Ngài  đã hoàn thành việc tu học hay đã vượt trên sự tu học. Tức là sự tu học của các Ngài đã viên mãn,  các Ngài là những người không còn việc tu học nào để làm nữa. Tức là các Ngài đã đạt đến tầng cao nhất của sự giác ngộ: A-la-hán (Arahant). Cho nên, các vị A-la-hán (Arahant) được gọi là bậc Vô học (Asekha hay Asekkha).

Các bạn hãy lưu ý hai từ này vì khi đọc các bản dịch của Kinh Sách, các bạn sẽ tìm thấy hai từ này. Các bạn phải nên hiểu được bậc Hữu học nghĩa là gì và bậc Vô học nghĩa là gì. Nếu các bạn không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn sẽ không biết những từ này và nếu các bạn không hiểu rõ ràng, thì đôi lúc các bạn có thể hiểu sai ý nghĩa của các bài kinh. “Bậc Hữu học (Sekha)” có nghĩa là những ai vẫn còn đang tu học và các Ngài là bảy hạng Thánh nhân bậc thấp. “Bậc Vô học (Asekha)” có nghĩa là những ai đã không còn phải tu học nữa – tức là các Ngài đã hoàn mãn việc tu học của mình và các Ngài là những người A-la-hán Quả (Arahatta-phalaṭṭha) hay là những vị A-la-hán (Arahant).

Rồi trong phần §26 của cuốn CMA: “Tùy theo những tình huống, điều được ghi nhận lại là, những bậc đã hoàn thành việc tu học thì trải nghiệm 44 loại tâm thức, …” (CMA, IV, §26, p.180)

Trong sự phân tích của chúng ta ở trước thì có bao nhiêu? Chúng ta có 53. Như vậy, trong đoạn kệ này, 44 có nghĩa là dành cho các vị ở trong dục giới (Kāmāvacara). Khi nói về tất cả những vị A-la-hán (Arahant) nói chung, thì chúng ta vẫn có 53. “44” có nghĩa là 53 trừ chín. Chín tâm đó là gì? Chúng là năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) và bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka).

Và  những  bậc  Hữu  học có  thể  trải  nghiệm  56  tâm (Citta).  Những  tâm  đó  các  bạn  phải  cộng  lại.  Các  bạn phải lấy đi chín tâm và cộng vào một, một, một1, cho nên các  bạn  có  tất  cả  là  56  tâm  cho  những  bậc  Hữu  học. Những bậc Hữu học ở đây được tính chung tất cả: những vị    Nhập  Lưu    (Sotāpanna),    những    vị    Nhất    Lai (Sakadāgāmī) và những vị Bất Lai (Anāgāmī).

Và những người còn lại có thể trải nghiệm 54 tâm (Citta). “Những người còn lại” nghĩa là gì? Đó là những phàm nhân (Puthujjana). Như vậy, họ có 54 tâm. Những chi tiết được đưa ra trong phần giải thích ở trong “Guide to §26”. Trên trang 181 của cuốn CMA, ngay phía trên tựa đề “Sự Phân Tích theo Cõi (Analysis by way of Planes)”, có một đoạn văn bắt đầu với câu “Những con số này thì dành  cho  những  người  trong  cõi  dục”.  Cho  nên,  những con số này chỉ dành cho cõi dục mà thôi. Nếu chúng ta muốn  có  những  con  số  cho  tất  cả  các  cõi,  thì  chúng  ta phải  cộng  vào  cả  những  tâm  quả  sắc giới  (Rūpāvacara Vipāka) và những tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka). Và có một bảng nêu trên trang 182 của cuốn CMA (xem CMA, IV, Table 4.5, p.182).

Đây chỉ là sự hiểu biết đơn thuần dựa vào những gì chúng ta tìm thấy trong cuốn Cẩm Nang, nhưng chúng ta phải hiểu rõ về những phàm nhân (Puthujjana), những bậc Nhập Lưu (Sotāpanna) và vân vân sanh vào trong những cõi khác nhau, như trong những cõi dục giới (Kāmāvacara), trong những cõi sắc giới (Rūpāvacara) và trong những cõi vô sắc (Arūpāvacara). Người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) có thể là người phàm tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka Puthujjana), người phàm tam nhân sắc giới (Rūpāvacara Tihetuka Puthujjana), người phàm tam nhân vô sắc giới (Arūpāvacara Tihetuka Puthujjana). Cũng có bậc Nhập Lưu dục giới (Kāmāvacara Sotāpanna), bậc Nhập Lưu sắc giới (Rūpāvacara Sotāpanna) và bậc Nhập Lưu vô sắc (Arūpāvacara Sotāpanna). Điều này cũng đúng đối với những vị Nhất Lai (Sakadāgāmī), những vị Bất Lai (Anāgāmī) và những vị A-la-hán (Arahant).

Và vẫn còn nhiều chi tiết khác nữa chúng ta phải biết. Tức là phàm nhân (Puthujjana) có thể có thiền (Jhāna) hay không có thiền (Jhāna). Có những phàm nhân (Puthujjana) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna), những vị Nhập Lưu (Sotāpanna) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna), những vị Nhất Lai (Sakadāgāmī), những vị Bất Lai (Anāgāmī) và những vị A-la-hán (Arahant) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna). Như vậy, chúng ta có người tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka) có thiền (Jhāna). Trước hết, chúng ta nên nói về người phàm tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka Puthujjana) không có thiền (Jhāna) và rồi người phàm tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka Puthujjana) có thiền (Jhāna), chỉ người phàm tam nhân sắc giới (Rūpāvacara Tihetuka Puthujjana) có thiền (Jhāna), chỉ người phàm tam nhân vô sắc (Arūpāvacara Tihetuka Puthujjana) có thiền (Jhāna). Rồi có người Nhập Lưu dục giới (Kāmāvacara Sotāpanna) có hay không có thiền (Jhāna), người Nhập Lưu sắc giới (Rūpāvacara Sotāpanna) chỉ có thiền (Jhāna). Và rồi có những người Nhất Lai dục giới (Kāmāvacara Sakadāgāmī), những người Bất Lai dục giới (Kāmāvacara Anāgāmī) và những người A-la-hán dục giới (Kāmāvacara Arahant) có hay không có thiền. Có nhiều cách nghiên cứu về những hạng người khác nhau một cách chi tiết. Những hạng người chúng ta đã nhắc qua là cho những hạng người nói chung, cho những người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) ở các cõi, cho những người Nhập Lưu (Sotāpanna) ở các cõi và vân vân.

Giả sử chúng ta cố gắng tìm hiểu về người phàm tam nhân dục giới (Tihetuka Kāmāvacara Puthujjana) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna). Nếu người đó là không có thiền (Jhāna), thì chúng ta phải loại ra những tâm thiền (Jhāna). Ở đây có bao nhiêu tâm? Có 63 tâm. Cho nên, các bạn phải loại ra những tâm thiền (Jhāna) và vì họ là ở cõi dục (Kāmāvacara), chúng ta cũng loại luôn những tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka Citta) và những tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka Citta). Cho nên, tổng số tâm sẽ nhỏ lại.

Bảng  nêu  trên  trang  182  trong  cuốn  CMA  không phân  biệt  giữa  những  người  có  thiền  (Jhāna)  và  những người không có thiền (Jhāna) (xem CMA, IV, Table 4.5, p.182).  Như  vậy,  chúng  ta  có  thể  giả  định  rằng  những người  được  đề  cập  trong  đó  là  những  người  có  thiền (Jhāna) hay chỉ là những người nói chung. Cho nên, nếu các  bạn  nhìn  vào  bảng  nêu  (xem  CMA,  IV,  Table  4.5, p.182)  –  trước  hết  là  cho  tâm  tục  sinh  vô nhân  ác  thú (Duggati Ahetuka), và rồi dục giới – chúng ta có mười hai tâm bất thiện, mười bảy tâm vô nhân, tám tâm thiện. Có tất cả là 37 tâm (Citta).

Rồi  có  tâm  tục  sinh  vô  nhân  thiện  thú  (Sugati Ahetuka).  41  tâm  (Citta)  có  thể  sanh  lên  trong  hạng người này. Và đối với tâm tục sinh nhị nhân (Dvihetuka), chúng ta có cùng số tâm (Citta) như trên, tức là 41.

Đối với người phàm tam nhân, thì 54 tâm (Citta) có thể sanh lên, tức là cho những ai có thiền (Jhāna). Nếu cho những ai không có thiền (Jhāna), thì chúng ta phải trừ đi chín tâm, tức là còn 45 tâm (Citta) có thể sanh lên.

Rồi  đối  với  người  Nhập  Lưu  (Sotāpanna),  50  tâm (Citta)  có  thể  sanh  lên.  Nếu  vị  này  không  có  thiền (Jhāna), thì chúng ta trừ chín, như vậy còn 41 tâm (Citta) có  thể  sanh  lên.  Và  người  Nhất  Lai  (Sakadāgāmī)  thì giống như vậy. Đối với người Bất Lai (Anāgāmī) có thiền (Jhāna), thì 48 tâm (Citta) có thể sanh lên. Người Bất Lai (Anāgāmī) không có thiền (Jhāna), thì có 39 tâm (Citta) có thể sanh lên, tức là 48 trừ chín. 44 tâm (Citta) có thể sanh  lên  trong  các vị  A-la-hán  (Arahant).  Nếu  các Ngài không có thiền (Jhāna), chúng ta lấy 44 trừ chín, tức là còn 35 tâm (Citta) có thể sanh lên cho các Ngài. Các bạn phải hiểu điều này. Cho nên, chúng ta phải hiểu rõ người phàm  tam  nhân  (Tihetuka)  có  thiền  (Jhāna)  và  người phàm  tam  nhân (Tihetuka)  không  có  thiền  (Jhāna). Chúng  ta  cũng  phải  hiểu  điều  này  đối  với  người  Nhập Lưu  (Sotāpanna),  người  Nhất  Lai  (Sakadāgāmī), người Bất Lai (Anāgāmī) và  người A-la-hán (Arahant)  – tức là có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna). Những con số  trong  bảng  nêu  (xem  CMA, IV,  Table  4.5,  p.182)  là dành cho những người có thiền (Jhāna). Do đó, nếu các bạn muốn biết về những người không có thiền (Jhāna), thì các bạn phải trừ chín tâm (Citta)  – những tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala) và những tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala) đối với những người không phải là A-la-hán,  và  những  tâm  duy  tác  sắc  giới  (Rūpāvacara Kiriya) và những tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) đối với những người A-la-hán (Arahant). Do đó, chúng ta có 45, 41, 41, 39 và 35.

Về những cõi sắc giới và vô sắc giới, thì chỉ có một, tức là những người có thiền (Jhāna). Ở đó không có ai là không có thiền (Jhāna) cả.

Nếu các bạn có thời gian, tôi nghĩ các bạn nên quen thuộc với những hạng người khác nhau đó, ví dụ, người tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka) không có thiền (Jhāna), người tam nhân dục giới (Kāmāvacara Tihetuka) có thiền (Jhāna), người Nhập Lưu dục giới (Kāmāvacara Sotāpanna) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna) và vân vân.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến phần cuối cùng, được gọi là “Phân Tích Theo Cõi (Bhūmi-bheda)” (xem CMA, IV, §27, p.181). Điều hơi lạ là chúng ta chưa học về 31 cõi. Nhưng ở đây, tác giả lại cho chúng ta biết loại tâm nào sanh lên trong cõi nào.

“Trong dục giới, tất cả những lộ tâm đã nói ở trên xảy ra tùy theo tình huống.” (CMA, IV, §27, p.181)

Tức là trong những cõi dục giới (Kāmāvacara), thì tất cả những tâm khách quan (Vīthi Citta) sẽ sanh lên. Như vậy, có bao nhiêu tâm (Citta) trong dục giới (Kāmāvacara)? Ở đây chúng ta phải hiểu là cuốn Cẩm Nang đang nói về những tâm khách quan (Vīthi Citta). Tức là không có những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta). Cho nên, nếu chúng ta tìm xem bao nhiêu tâm khách quan (Vīthi Citta) có thể sanh lên trong dục giới (Kāmāvacara), thì chúng ta nói 80. Nếu chúng ta nói, có bao nhiêu tâm (Citta) nói chung có thể sanh lên trong dục giới (Kāmāvacara), thì những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta) được bao gồm trong đó. Chúng ta vẫn sẽ có cùng câu trả lời, tức là 80 tâm (Citta). Chủ quan (Vīthimutta) có nghĩa là những tâm (Citta) hoạt động hay làm chức năng như tái sanh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti). Trong dục giới (Kāmāvacara), những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta) thực hiện những chức năng khác như na cảnh (Tadārammaṇa). Cho nên, chúng đã được tính rồi. Các bạn có hiểu không? Có 80 tâm nói chung có thể sanh lên trong dục giới (Kāmāvacara) và cũng có 80 tâm có thể sanh lên làm tâm khách quan (Vīthi Citta) trong dục giới (Kāmāvacara).

Trong sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc giới (Arūpāvacara), sẽ có sự khác nhau giữa số tâm (Citta) nói chung có thể sanh lên và số tâm khách quan (Vīthi Citta) có thể sanh lên. Đó là vì trong những cõi này, những tâm (Citta) thực hiện chức năng tái sanh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) thì chỉ thực hiện những chức năng đó và chúng luôn luôn là chủ quan hay ngoại lộ. Chúng luôn luôn thực hiện chức năng của những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta). Trong sắc giới (Rūpāvacara), năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka Citta) thực hiện những chức năng này và trong vô sắc giới (Arūpāvacara), bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka Citta) thực hiện những chức năng này.

Những tâm (Citta) thực hiện chức năng tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) không sanh lên thông qua môn nào. Chúng không phụ thuộc vào môn. Cho nên, chúng được gọi là ngoại lộ (Vīthimutta). Khi chúng ta nói tâm khách quan (Vīthi Citta), nó có nghĩa một chuyện. Khi chúng ta nói tâm chủ quan (Vīthimutta Citta), chúng ta có ý khác, nói một điều khác. Chỉ có những tâm khách quan (Vīthi Citta) được nhắc đến trong phần này của cuốn Cẩm Nang (xem CMA, IV, 27-§29, p.181-183). Theo  cuốn  Cẩm  Nang  này,  trong dục  giới  (Kāmāvacara),  “tất  cả  những  lộ  tâm  đã  nói  ở trên xảy ra tùy theo tình huống.” Sau đó, tác giả sẽ nói là 80  (tâm  (Citta)  có  thể  sanh  lên).  Trong  phần  §29  của cuốn CMA,

“Trong  dục  giới,  tùy  theo  tình  huống,  80  loại  tâm khách quan được tìm thấy, …” (CMA, IV, §29, p.183)

“Tâm khách quan” là Vīthi Citta. Có 80 tâm khách quan có thể sanh lên trong dục giới (Kāmāvacara).

“Trong sắc giới…” (CMA, IV, §27, p.181) Tức là sắc giới (Rūpāvacara).

“… (mọi thứ xảy ra) ngoại trừ những đổng lực được kết nối với sân hận và những sát-na na cảnh.” (CMA, IV, 27, p.181)

Sân hận (Dosa) là đối nghịch trực tiếp với các tầng thiền (Jhāna). Khi có sân hận (Dosa), thì các tầng thiền (Jhāna) không thể sanh khởi. Các Phạm thiên (Brahma) là những người đã chứng đắc thiền (Jhāna) và rồi tái sanh làm Phạm thiên (Brahma). Cho nên đối với họ, mặc dầu họ không tẩy trừ sân hận (Dosa) một cách hoàn toàn như trong trường hợp Đạo (Magga) sanh lên, nhưng hai tâm (Citta) này bị đè nén trong cảnh giới hiện hữu của họ. Nói cách khác, hai tâm sân này không sanh lên trong các Phạm thiên (Brahma). Nếu các bạn đi ngược lại chương thứ ba, các bạn sẽ tìm thấy điều đó trong phần về vật (Vatthu). Cho nên, trong những cõi sắc giới (Rūpāvacara), những đổng lực (Javana) được kết nối với sân không sanh lên, tức là hai tâm sân (Dosamūla Citta), và những sát-na na cảnh không sanh lên.

Tâm na-cảnh chỉ sanh lên khi nào? Chúng sanh lên sau những đổng lực dục giới (Kāmāvacara Javana), cho những chúng sanh dục giới (Kāmāvacara) và rồi gì nữa? Chúng chỉ sanh lên khi bắt cảnh dục giới (Kāmāvacara). Có ba điều kiện như vậy. Các bạn có còn nhớ không? Các bạn hãy quay lại và xem cuốn Cẩm Nang, phần Xác Định Loại Tâm Na Cảnh (Tadārammaṇa-niyama) (xem CMA, IV, §20, p.175):

“Họ  nói  rằng,  sự  ghi  nhận  (tức  là  na  cảnh)  xảy  ra trong sự kết nối giữa những đối tượng rõ và rất lớn với những  đổng  lực  (javana),  những  chúng  sanh  và  những đối tượng dục giới.” (CMA, IV, §20, p.175)

Sự ghi nhận hay na cảnh (Tadārammaṇa) chỉ sanh lên sau những tâm dục giới (Kāmāvacara Citta). Và rồi na cảnh chỉ sanh lên cho những chúng sanh dục giới (Kāmāvaraca), và chúng chỉ sanh lên để bắt cảnh dục giới (Kāmāvaraca) mà thôi. Cho nên, chỉ khi nào ba điều kiện này cùng hiện hữu, thì những tâm na cảnh (Tadārammaṇa) mới có thể sanh lên. Nhưng ở đây, chúng ta đang bàn về và làm việc với sắc giới (Rūpāvacara), cho nên tâm na cảnh (Tadārammaṇa) không thể sanh lên. Như vậy, đối với dục giới (Kāmāvaraca) thì có 80 tâm khách quan (Vīthi Citta); nhưng rồi có bao nhiêu tâm (Citta) tất cả? Vẫn có 80 tâm (Citta) vì những tâm (Citta) thực hiện những chức năng tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) đó (tức là những tiến trình không phụ thuộc vào môn) đã được tính vì chúng cũng có thể thực hiện những chức năng khác như na cảnh (Tadārammaṇa).

“Trong  vô  sắc  giới,  (tất  cả  xảy  ra)  với  (thêm)  một ngoại lệ của đạo thứ nhất, …” (CMA, IV, §27, p.182)

Nếu các bạn còn nhớ phần cuối cùng của chương thứ ba, tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) không thể sanh lên trong vô sắc giới (Arūpāvacara), bởi vì Nhập Lưu Đạo chỉ có thể đạt được thông qua lời chỉ dạy hay hướng dẫn từ những người khác. Những Phạm thiên vô sắc (Arūpāvacara Brahma) không có tai để nghe những lời hướng dẫn. Do đó, không thể có tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga Citta) trong vô sắc giới (Arūpāvacara).

Và rồi, “… tâm sắc giới, …” (CMA, IV, §27, .p.182)

Các bạn không thể có tâm sắc giới (Rūpāvacara) trong vô sắc giới (Arūpāvacara). Chúng là những tâm (Citta) thấp hơn, cho nên chúng biến mất.

Và, “… tâm cười, …” (CMA, IV, §27, p.182)

Nó không thể sanh lên vì những vị đó không có xác thân. Cho nên, họ không thể cười.

“… và những tâm vô sắc thấp hơn.” (CMA, IV, §27, p.182)

Tức là khi các bạn đạt đến tầng vô sắc (Arūpāvacara) thứ hai, thì các bạn không có tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất; và khi các bạn đạt đến tầng thứ ba, thì các bạn không trải nghiệm tâm thứ nhất và thứ hai. Tại tầng thứ tư, các bạn không trải nghiệm những tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất, thứ hai và thứ ba, vì chúng là những tâm (Citta) thấp hơn và chúng biến mất. Khi các bạn đạt đến vị trí cao hơn, thì vị trí cũ không còn dành cho các bạn nữa. Trong vô sắc giới, không có Đạo thứ nhất (Sotāpatti-magga), không có những tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta), không có tâm tiếu sinh (Hasituppāda) và đối với từng tầng vô sắc (Arūpāvacara), thì không có những tâm (Citta) của tầng vô sắc (Arūpāvacara) thấp hơn.

“Trong  tất  cả  các  cõi,  đối  với  những  ai  bị  khiếm khuyết  những  giác  quan  nào  đó,  thì  những  lộ  tâm…” (CMA, IV, §28, p.183)

Tức là tâm thức liên quan đến những lộ tâm.

“…  được  kết  nối  với  những  môn  tương  ứng  không sanh lên.” (CMA, IV, §28, p.183)

Tức là, nếu một người không có mắt, thì sẽ không có tâm nhãn thức và vân vân. Trong sắc giới (Rūpāvacara), những vật nào bị mất đi? Tỷ vật, thiệt vật, và thân vật mất đi. Cho nên, trong sắc giới (Rūpāvacara), tâm tỷ thức, tâm thiệt thức và tâm thân thức không sanh lên. Cũng vậy, nếu một người trong cõi dục giới (Kāmāvacara) bị mù bẩm sinh, thì người đó không thể có tâm nhãn thức và vân vân.

“Đối với những chúng sanh vô tưởng…” (CMA, IV, 28, p.183)

Tức là những chúng sanh không có tâm.

“… thì tuyệt đối không có lộ trình tâm nào.” (CMA, IV, §28, p.183)

Đối với những chúng sanh vô tưởng, thì không có tâm ý gì cả, không có tâm (Citta) và không có tâm sở (Cetasika) nào cả.

Tóm lại, có 80 tâm cho dục giới, có 64 tâm cho sắc giới   (Rūpāvacara)   và   có   42   tâm   cho   vô   sắc   giới (Arūpāvacara) (xem CMA, IV, §29, p.183).

Các bạn có thể tìm ra 64 tâm cho sắc giới (Rūpāvacara) không? Bây giờ tìm ra 80 tâm trong dục giới (Kāmāvacara) thì dễ. Còn 64 tâm là những tâm gì? Bao nhiêu tâm là bất thiện (Akusala)? Mười tâm là bất thiện (Akusala). Bao nhiêu tâm là vô nhân (Ahetuka)? Các bạn loại bỏ sáu tâm, cho nên chúng ta có mười hai tâm là vô nhân (Ahetuka). Bao nhiêu tâm là tịnh hảo dục giới (Kāmāvacara Sobhana)? Tám tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) và tám tâm duy tác dục giới (Kāmāvacara Kiriya) là những tâm tịnh hảo dục giới (Kāmāvacara Sobhana). Và rồi những tâm đáo đại (Mahaggata) và Siêu thế (Lokuttara) thì bao gồm những tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala), những tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya), những tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala), những tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) và tám tâm Siêu thế (Lokuttara). Chúng ta có 64 tâm (Citta) có thể sanh lên làm tâm khách quan (Vīthi Citta). Nhưng nếu chúng ta muốn nói có bao nhiêu tâm (Citta) nói chung có thể sanh lên, thì chúng ta phải cộng thêm năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka), tức là năm tâm chủ quan (Vīthimutta Citta). Do đó, 64 cộng năm là 69.

Đối với vô sắc giới (Arūpāvacara) thì có 42. 42 tâm là những tâm nào? Có mười tâm bất thiện (Akusala) và rồi  một  tâm  vô  nhân  (Ahetuka).  Đó  là  tâm nào?  Tâm hướng  ý  môn  (Manodvārāvajjana)  là  tâm  vô  nhân  duy nhất.  Rồi  có  tám  tâm  đại  thiện  dục  giới  (Kāmāvacara Mahākusala), tám tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya) và không có tâm sắc giới (Rūpāvacara) nào. Có  bốn  tâm  thiện  vô  sắc  (Arūpāvacara  Kusala)  và  bốn tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya) và bảy tâm Siêu thế (Lokuttara), tức là trừ tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti- magga). Cho nên, chúng ta có 42. 42 tâm này thì giống như 42 tâm được nhắc đến trong chương ba ở phần cuối. Nếu chúng ta chỉ nói về những tâm (Citta), thì chúng ta phải   cộng   thêm  bốn   tâm   quả   vô   sắc   (Arūpāvacara Vipāka).  Trong  trường  hợp  đó,  thì có  46  tâm  (Citta)  có thể sanh lên.

Cái này giống như là một cái bẫy. Đôi lúc, chúng ta hỏi là có bao nhiêu tâm (Citta) có thể sanh lên và rồi nếu các bạn không cẩn thận và nói là 42 hay 64 thì các bạn là sai. Nếu chúng ta nói có bao nhiêu tâm khách quan (Vīthi Citta) sanh lên trong sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc giới (Arūpāvacara),  thì  các bạn  chỉ  nhắc  đến  những  tâm khách quan (Vīthi Citta) mà không phải những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta). Nếu chúng ta nói có bao nhiêu tâm (Citta), thì chúng ta phải bao gồm cả những tâm chủ quan (Vīthimutta Citta). Có bao nhiêu tâm chủ quan (Vīthimutta Citta)? Thật ra có chín, tức là năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) và bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka). Tám tâm đại quả dục giới (Kāmāvacara Mahāvipāka) khi làm chức năng hộ kiếp (Bhavaṅga), tục sinh (Paṭisandhi) và tử (Cuti) thì cũng là ngoại lộ, tức là chủ quan (Vīthimutta). Nhưng chúng có một chức năng khác nữa. Chức năng đó là gì? Đó là chức năng đăng ký hay na cảnh (Tadārammaṇa). Khi chúng thực hiện chức năng na cảnh (Tadārammaṇa), thì chúng không phải là ngoại lộ. Cho nên, các bạn không lấy đi tám tâm đại quả dục giới (Kāmāvacara Mahāvipāka). Tám tâm đại quả dục giới (Kāmāvacara Mahāvipāka) đôi lúc có thể là chủ quan (tức là ngoại lộ) và đôi lúc là khách quan. Nhưng năm tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) và bốn tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka) thì luôn luôn là ngoại lộ. Chúng chỉ có ba chức năng – tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti). Tám tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka) có bốn chức năng – tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga), tử (Cuti) và na cảnh (Tadārammaṇa). Một lần nữa, khi chúng hoạt động như là tâm na cảnh (Tadārammaṇa), thì chúng là không phải là ngoại lộ mà là khách quan, nhưng khi chúng hoạt động như là tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti), thì chúng là ngoại lộ. Vì nói chung, chúng là khách quan, cho nên chúng ta cũng không loại chúng ra khi chúng ta nói ngoại lộ (Vīthimutta).

Điều này cũng đúng cho hai tâm quan sát thọ xả vô nhân (Ahetuka Upekkhā Santīraṇa Citta). Chúng hoạt động cả trong tiến trình ngoại lộ (Vīthimutta) và tiến trình tâm khách quan (Vīthi). Trong tiến trình tâm khách quan (Vīthi), chúng có chức năng là quan sát (Santīraṇa) hay là na cảnh (Tadārammaṇa). Trong tiến trình ngoại lộ (Vīthimutta), chúng có chức năng là tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti).

Như vậy, đối với dục giới (Kāmāvacara), chúng ta có bao  nhiêu  tâm  (Citta)?  Có  80  tâm.  Có  bao  nhiêu  tâm khách quan (Vīthi Citta)? Có 80 tâm khách quan. Có bao nhiêu  tâm  (Citta)  trong  sắc  giới  (Rūpāvacara)?  Có  64 cộng năm, tức là 69 tâm (Citta). Có bao nhiêu tâm khách quan (Vīthi Citta)? Có 64 tâm khách quan (Vīthi Citta). Có    bao    nhiêu    tâm    (Citta)    trong    vô    sắc    giới (Arūpāvacara)? Có 46, tức là 42 cộng bốn. Có bao nhiêu khách quan (Vīthi Citta)? Có 42.

Bây giờ đến phần tổng kết:

“Cho nên, tiến trình tâm thức được kết nối với sáu môn  tùy  theo  tình  huống  cứ  tiếp  tục  không  gián  đoạn chừng nào đời sống vẫn còn tiếp diễn, …” (CMA, IV, §30, p.184)

Những lộ tâm (Vīthi) này cứ tiếp diễn chừng nào đời sống vẫn còn, tức là trong đời sống này. Thật ra, chúng cũng tiếp tục sanh lên và mất đi trong đời sống kế tiếp.

“…  được  xen  kẻ  bởi  những  tâm  hữu  phần.”  (CMA, IV, §30, p.184)

Những lộ tâm (Vīthi) không đi theo sát nhau. Luôn luôn phải có những sát-na hữu phần (Bhavaṅga) giữa những lộ tâm (Vīthi). Ví dụ, lộ nhĩ thức không thể đi theo ngay sau lộ nhãn thức. Trước hết, phải có lộ nhãn thức. Rồi phải có những sát-na hữu phần (Bhavaṅga) xen vào, đôi lúc có đến hàng triệu sát-na. Cho nên, những lộ tâm này diễn tiếp suốt đời sống của chúng ta và chỉ bị ngắt quãng bởi những sát-na hữu phần (Bhavaṅga). Như vậy, những sát-na hữu phần (Bhavaṅga) này thì giống như những vùng đệm giữa những lộ tâm. Đó là lý do tại sao ở trong nước chúng tôi, khi lập biểu đồ lộ tâm, chúng tôi đặt những số không cả trước và sau những sát-na hữu phần (Bhavaṅga) để chỉ ra rằng có những sát-na hữu phần (Bhavaṅga) đi trước và đi sau mỗi lộ tâm.

Đến đây là kết thúc chương thứ tư. Chúng ta có thể dừng  ở  đây  hay  chúng  ta  có  thể  tiếp  tục  nếu  các  bạn muốn  đi  vào  chi  tiết  về  những  hạng người  khác  nhau. Kiến thức hiện tại của các bạn đủ để giúp các bạn hiểu về những hạng người một cách chung chung – người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) nói chung, người Nhập Lưu (Sotāpanna) nói chung và vân vân. Sau khi đã làm quen như vậy, các bạn có thể tiếp tục đi sâu vào những lý giải và cố gắng tìm xem có bao nhiêu tâm dành cho người phàm tam nhân (Tihetuka Puthujjana) có thiền (Jhāna) và không có thiền (Jhāna) và vân vân. Các bạn cũng có thể xem bảng nêu trên trang 182 của cuốn CMA và tìm hiểu về điều này (xem CMA, IV, Table 4.5, p.182). Những bảng nêu thì rất tiện dụng và rất tốt cho việc tham khảo nhanh.

Các  bạn  có  quen  thuộc  với  những  loại  tâm  (Citta) khác nhau không? Các bạn  hãy  nghĩ về  những loại tâm khác nhau đi. Chúng là mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta),  mười  tám  tâm  vô  nhân  (Ahetuka  Citta),  24  tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana), mười lăm tâm sắc   giới  (Rūpāvacara   Citta),   mười   hai   tâm   vô   sắc (Arūpāvacara Citta) và 40 tâm Siêu thế (Lokuttara Citta).

Những tâm nào là tâm dục giới (Kāmāvacara)? Có tất cả bao nhiêu? Có 54. Chúng là mười hai tâm bất thiện (Akusala), mười tám tâm vô nhân (Ahetuka) và 24 tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana).

Những tâm nào là tâm đáo đại (Mahaggata)? Có 27 tâm:  mười  lăm  tâm  sắc  giới  (Rūpāvacara)  và  mười  hai tâm vô sắc (Arūpāvacara).

Các  bạn  gọi  54  tâm  dục  giới  (Kāmāvacara)  và  27 tâm đáo đại (Mahaggata) là gì? Chúng được gọi là những tâm hiệp thế (Lokiya Citta), cho nên chúng ta có 81 tâm hiệp thế.

Nói ngắn gọn thì có bao nhiêu tâm Siêu thế (Lokuttara Citta)? Có tám. Nói chi tiết thì có bao nhiêu? Có 40.

Tâm Đáo Đại (Mahaggata Citta) Và Tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta)

Trong những tâm đáo đại và tâm Siêu thế, thì có bao nhiêu tâm thiền (Jhāna) thứ nhất? Có mười một.

Có bao nhiêu tâm thiền (Jhāna) thứ hai? Có mười một. một. một.

Có bao nhiêu tâm thiền (Jhāna) thứ ba? Có mười

Có  bao  nhiêu  tâm  thiền  (Jhāna)  thứ  tư?  Có  mười Và có bao nhiêu tâm thiền (Jhāna) thứ năm? Có 23, tức là bao gồm ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta), mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) và tám tâm thiền (Jhāna Citta) từ những Đạo (Magga) và Quả (Phala).

Tâm Bất Thiện (Akusala Citta)

Chúng ta cần biết cái gì? Có mười hai tâm bất thiện (Akusala). Có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Sáu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ ưu (Domanassa)? Hai tâm được đi kèm theo bởi thọ ưu (Domanassa).

Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta)

Có bao nhiêu tâm vô nhân (Ahetuka Citta) được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Hai tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa): đó là tâm tiếu sinh (Hasituppāda) và một tâm quan sát (Santīraṇa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Mười bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ khổ (Dukkha)? Một tâm được đi kèm theo bởi thọ khổ (Dukkha).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ lạc (Sukha)? Một tâm được đi kèm theo bởi thọ lạc (Sukha).

Tâm Dục Giới Tịnh Hảo (Kāmāvacara Sobhana Citta)

Trong  số  24  tâm  dục  giới  tịnh  hảo  (Kāmāvacara Sobhana), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Tâm Sắc Giới (Rūpāvacara Citta)

Trong số mười lăm tâm sắc giới (Rūpāvacara), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu là thọ xả (Upekkhā)? Ba tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Tâm Vô Sắc (Arūpāvacara Citta)

Trong số mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Không có tâm nào được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Tâm Đạo (Magga Citta)

Trong số hai mươi tâm Đạo (Magga Citta), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Mười sáu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Tâm Quả (Phala Citta)

Trong số hai mươi tâm Quả (Phala Citta), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? Mười sáu tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? Bốn tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

121 Tâm

Trong  121  tâm,  có  bao  nhiêu  tâm  (Citta)  được  đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa)? 62 tâm (Citta) được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa).

Và bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā)? 55 tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā).

Thọ ưu (Domanassa) sanh lên với bao nhiêu tâm (Citta)? Nó sanh lên với chỉ hai tâm (Citta).

Thọ khổ (Dukkha) sanh lên với bao nhiêu tâm (Citta)? Nó sanh lên với chỉ một tâm (Citta).

Thọ lạc (Sukha) sanh lên với bao nhiêu tâm (Citta)?

Nó sanh lên với chỉ một tâm (Citta).

Nhân (Hetu)

Chúng ta hãy tìm xem về nhân (Hetu). Trong mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi hai nhân (Hetu)? Mười tâm được đi kèm theo bởi hai nhân (Hetu).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi một nhân (Hetu)? Hai tâm được đi kèm theo bởi một nhân (Hetu).

“Hai nhân (Hetu)” ở đây là tham (Lobha) và si (Moha) hay sân (Dosa) và si (Moha). Một nhân (Hetu) có nghĩa là si (Moha).

Chúng ta sẽ bỏ qua những tâm vô nhân (Ahetuka) vì chúng không có nhân.

Rồi  trong  24  tâm  dục  giới  tịnh  hảo  (Kāmāvacara Sobhana Citta), có bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi hai nhân (Hetu)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi hai nhân (Hetu).

Bao nhiêu tâm được đi kèm theo bởi ba nhân (Hetu)? Mười hai tâm được đi kèm theo bởi ba nhân (Hetu). “Hai nhân (Hetu)” ở đây là vô tham (Alobha) và vô sân (Adosa). “Ba nhân (Hetu)” có nghĩa là vô tham (Alobha), vô sân (Adosa) và vô si (Amoha).

Những tâm đáo đại (Mahaggata Citta) và Siêu thế (Lokuttara Citta) thì luôn luôn có ba nhân (Hetu). Những tâm (Citta) này được đi kèm theo bởi vô tham (Alobha), vô sân (Adosa) và vô si (Amoha).

Chức Năng

Các bạn có muốn nói về chức năng không? Những tâm bất thiện (Akusala Citta) có chức năng gì? Chúng có chức năng đổng lực (Javana).

Rồi tâm nhãn thức thì sao? Nó có một chức năng là thấy.

Rồi tâm nhĩ thức thì sao? Nó có một chức năng là nghe.

Rồi tâm tỷ thức thì sao? Nó có chức năng ngửi. Rồi tâm thiệt thức thì sao? Nó có chức năng nếm.

Rồi tâm thân thức thì sao? Nó có một chức năng là đụng chạm.

Rồi hai tâm tiếp thâu có một chức năng. Chức năng gì? Chúng có chức năng tiếp nhận.

Tâm quan sát thọ hỷ (Somanassa Santīraṇa) có bao nhiêu chức năng? Nó có hai chức năng. Chúng là gì? Chúng là quan sát (Santīraṇa) và na cảnh (Tadārammaṇa).

Và rồi hai tâm quan sát thọ xả (Upekkhā Santīraṇa) có bao nhiêu chức năng? Chúng có năm chức năng: tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga), tử (Cuti), quan sát (Santīraṇa) và na cảnh (Tadārammaṇa).

Tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) có một chức năng. Đó là chức năng gì? Nó có chức năng hướng tâm (Āvajjana).

Tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana) có bao nhiêu chức năng? Nó có hai chức năng. Chúng là gì? Chúng là hướng tâm và đoán định.

Tâm tiếu sinh (Hasituppāda) có một chức năng là đổng lực (Javana).

Và rồi những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) có một chức năng là đổng lực (Javana).

Còn những tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka) thì sao? Chúng có bốn chức năng: tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga), tử (Cuti) và na cảnh (Tadārammaṇa).

Rồi những tâm đại duy tác dục giới (Kāmāvacara Mahākiriya) có bao nhiêu chức năng? Chúng chỉ có một chức năng là đổng lực (Javana).

Những tâm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có một chức năng là đổng lực (Javana).

Những tâm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) có bao nhiêu chức năng? Chúng có ba chức năng: tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti).

Những tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có một chức năng là đổng lực (Javana).

Và những tâm thiện vô sắc (Arūpāvacara Kusala Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có một chức năng là đổng lực (Javana).

Những tâm quả vô sắc (Arūpāvacara Vipāka Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có ba chức năng: tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti).

Những tâm duy tác vô sắc (Arūpāvacara Kiriya Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có một chức năng là đổng lực (Javana).

Tất cả những tâm Đạo (Magga Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng có một chức năng là đổng lực (Javana).

Những tâm Quả (Phala Citta) có bao nhiêu chức năng? Chúng chỉ có một chức năng là đổng lực (Javana).

Chúng ta sẽ dừng ở đây.

[Kết Thúc Chương Bốn]

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app