Chương Hai: Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Và Tâm Sở (saṅgaha) Và Sự Trộn Lẫn Của Hai Phương Pháp

Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp

Chương Hai: Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Và Tâm Sở (Saṅgaha) Và Sự Trộn Lẫn Của Hai Phương Pháp

Phương Pháp Tương Quan Giữa Tâm Và Tâm Sở (Saṅgaha)

Hôm nay, chúng ta nghiên cứu sự kết hợp của tâm (Citta) và những tâm sở (Cetasika), tức là phương pháp Saṅgaha. Phương pháp Saṅgaha là sự kết hợp giữa tâm và tâm sở (Citta-Cetasika). Trước hết các bạn có một tâm (Citta)  và  rồi  các  bạn  tìm  xem  có  bao  nhiêu  tâm  sở (Cetasika) được kết hợp với tâm (Citta) đó. Nếu các bạn quen  thuộc  với  phương  pháp  Sampayoga,  tức  là  sự  kết hợp  giữa  tâm  sở  và  tâm  (Cetasika-Citta),  thì  phương pháp Saṅgaha không khó. Nếu các bạn có cái bảng nêu này  với  mình,  thì  nó  sẽ  dễ  dàng  hơn.  Đối  với  phương pháp  Saṅgaha,  các  bạn  đọc  bảng  này  theo  hàng  ngang (xem CMA, II, Table 2.4, p.112-113).

Trong    cuốn    Cẩm    Nang    này    (tức    là,    trong Abhidhammatthasaṅgaha),  phương  pháp  Saṅgaha  được miêu tả bắt đầu với những tâm Siêu Thế. Rồi nó đi ngược lại tới những tâm Đáo đại (Mahaggata Citta), những tâm dục   giới   (Kāmāvacara   Citta),   những   tâm   bất   thiện (Akusala  Citta)  và  những  tâm  vô  nhân  (Ahetuka  Citta) (cũng xem CMA, II, Table 2.3, p.101). Theo dõi bảng ghi trên trang 112-113 thì dễ hơn vì bảng này đi theo thứ tự trình bày trong lớp học.

Chúng ta hãy tìm xem có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) được kết hợp với một tâm (Citta) nào đó. Trước hết các bạn hãy tự mình làm quen với những tâm (Citta). Tôi nghĩ các bạn đã quen thuộc với những tâm tham (Lobhamūla Citta). Rồi các bạn cũng phải quen thuộc với những tâm sở (Cetasika), như những tâm sở biến hành (Sabbacitta-sādhāraṇa), và rồi tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và vân vân.

Chúng ta hãy tìm xem có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) đi cùng với tâm tham (Lobhamūla Citta) thứ nhất. Tâm tham (Lobhamūla Citta) thứ nhất được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Nó được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Nó được kết hợp với quan điểm gì? Nó được kết hợp với tà kiến. Tâm (Citta) thứ nhất là hữu trợ hay vô trợ? Nó là vô trợ. Chúng ta hãy nhìn vào những tâm sở (Cetasika). Bảy tâm sở biến hành sẽ có cùng với mọi tâm (Citta). Chúng ta không phải lo lắng về chúng. Và rồi tầm (Vitakka), tứ (Vicāra), thắng giải (Adhimokkha), cần (Vīriya), hỷ (Pīti) và dục (Chanda) đều có mặt. Như vậy, tất cả mười ba tâm sở tợ tha (Aññasamāna Cetasika) được kết hợp với tâm tham (Lobhamūla Citta) thứ nhất. Trong mười bốn tâm sở bất thiện (Akusala Cetasika), bốn tâm sở đầu tiên – si (Moha), vô tàm (Ahirika), vô úy (Anottappa) và phóng dật (Uddhacca) – là gì? Chúng là những tâm sở bất thiện (Akusala Cetasika) biến hành. Cho nên, chúng sẽ sanh lên với mọi tâm bất thiện (Akusala Citta). Vì thế, chúng ta lấy bốn tâm sở này. Và rồi cái gì đến tiếp theo? Tham (Lobha) đến tiếp theo. Vì tâm (Citta) thứ nhất là tâm tham (Lobhamūla Citta), nó phải được đi kèm theo bởi tham (Lobha). Rồi tà kiến (Diṭṭhi) thì sao? Bởi vì nó được đi kèm theo bởi tà kiến, cho nên chúng ta lấy tà kiến (Diṭṭhi). Và rồi có ngã mạn (Māna) không? Không. Vì sao? Ngã mạn (Māna) và tà kiến (Diṭṭhi) không thể sanh lên cùng một lúc. Tại sao? Hãy cho tôi một ví dụ đi. Ngã mạn (Māna) và tà kiến (Diṭṭhi) không thể cùng tồn tại. Tại sao? Bởi chúng giống như hai con sư tử có cùng sức mạnh không thể sống chung trong cùng một hang động.

Cho nên, ở đây, chúng ta không có ngã mạn (Māna). Còn sân    (Dosa),    tật    (Issā),    lận    (Macchariya)    và    hối (Kukkucca) thì sao? Chúng chỉ sanh lên với hai tâm sân (Dosamūla Citta) thôi. Tiếp theo, chúng ta có hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Chúng sẽ không đi kèm theo những tâm vô trợ. Và hoài nghi (Vicikicchā) thì sanh lên  ở  đâu?  Hoài  nghi  (Vicikicchā)  chỉ  đi  kèm  theo  một tâm trong số 89 hay 121 tâm. Cho  nên, chúng ta không lấy hoài nghi (Vicikicchā). Rồi thì chúng ta có cần quan tâm  đến  những  tâm  sở  tịnh  hảo  (Sobhana  Cetasika) không?   Không,   bởi   vì   đây  là   những   tâm   bất   thiện (Akusala Citta). Chúng ta không cần phải quan tâm đến 25 tâm sở tịnh hảo. Chúng ta chỉ phải chú ý đến mười ba tợ tha và mười bốn bất thiện, tức là 27. Chúng ta phải tìm xem trong 27 tâm sở này, tâm sở nào đi kèm theo và tâm sở  nào  không  đi  kèm  theo  với  tâm  tham (Lobhamūla Citta)  thứ  nhất.  Có  bao  nhiêu  tâm  sở  (Cetasika)  đi  với tâm  tham  (Lobhamūla  Citta)  thứ  nhất?  Có  mười  chín tâm sở (Cetasika). Nếu chúng ta tìm được mười chín tâm sở này cho tâm này, thì những tâm tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng. Các bạn có thể chỉ đơn giản cộng hay trừ một vài tâm sở nào đó.

Tâm (Citta) thứ hai được đi kèm  theo bởi cảm thọ gì?  Nó  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  hỷ  (Somanassa).  Nó được kết hợp với tà kiến. Nó là hữu trợ hay vô trợ? Nó là hữu  trợ.  Nếu  nó  là  hữu  trợ,  thì  nó  có  thể  được  đi  kèm theo bởi hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Cho nên, có mười chín cộng hai (Thina và Middha). Chúng ta có 21. Tâm tham (Lobhamūla Citta) thứ hai được đi kèm theo   bởi   21   tâm   sở   (Cetasika):   mười   ba   tợ   tha (Aññasamāna),   si   (Moha),   vô   tàm   (Ahirika),   vô   úy (Anottappa),  phóng  dật  (Uddhacca),  tham  (Lobha),  tà kiến  (Diṭṭhi)  và  rồi  hôn  trầm (Thina)  và  thụy  miên (Middha). Dễ dàng như vậy đấy.

Tâm (Citta) thứ ba thì sao? Nó có cảm thọ gì? Đó là thọ hỷ (Somanassa). Nó hợp tà hay ly tà? Nó ly tà. Cho nên, ở đây các bạn sẽ không lấy tà kiến (Diṭṭhi). Nếu các bạn không lấy tà kiến (Diṭṭhi), cái gì sẽ đi vào? Ngã mạn (Māna) sẽ đi vào. Cho nên, chúng ta vẫn có mười chín tâm sở: mười ba tợ tha (Aññasamāna), si (Moha), vô tàm (Ahirika), vô úy (Anottappa), phóng dật (Uddhacca), tham (Lobha), không có tà kiến (Diṭṭhi), nhưng có ngã mạn (Māna). Cho nên, tất cả là mười chín.

Rồi tâm thứ tư là hữu trợ hay vô trợ? Nó là hữu trợ. Cho  nên,  đối  với  tâm  thứ  tư,  chúng  ta  cộng  thêm  hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Như vậy chúng ta lại có 21. Đến lúc này, chúng ta đã có 19, 21, 19, 21.

Bây giờ, chúng ta đến tâm (Citta) thứ năm. Tâm (Citta) thứ năm được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Nó được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Vì nó được đi kèm theo thọ xả (Upekkhā), chúng ta có thể có hỷ (Pīti) không? Không. Cho nên, chúng ta loại bỏ hỷ (Pīti) ra. Như vậy, trong số mười ba tợ tha (Aññasamāna), chúng ta sẽ chỉ lấy mười hai. Những tâm sở còn lại thì giống nhau. Cho nên, si (Moha), vô tàm (Ahirika), vô úy (Anottappa), phóng dật (Uddhacca), tham (Lobha), tà kiến (Diṭṭhi) sẽ sanh lên. Vì thế, chúng ta có mười tám. Tức là mười chín trừ hỷ (Pīti).

Tâm (Citta) thứ sáu là hữu trợ hay vô trợ? Nó là hữu trợ.  Cho  nên,  các  bạn  phải  cộng  thêm  hai,  hôn  trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Do đó, các bạn sẽ có 20.

Rồi tâm thứ bảy là với thọ xả (Upekkhā). Nó không có tà kiến (Diṭṭhi). Nó là hữu trợ hay vô trợ? Nó là vô trợ. Cho nên, trong số mười ba, chúng ta lấy mười hai bởi vì không có hỷ (Pīti). Có si (Moha), vô tàm (Ahirika), vô úy (Anottappa), phóng dật (Uddhacca), tham (Lobha), không có tà kiến (Diṭṭhi) nhưng có ngã mạn (Māna). Cho nên, có mười tám.

Rồi tâm số tám hay tâm cuối cùng của những tâm tham  (Lobhamūla  Citta)  được  đi  kèm  theo  bởi  thọ  xả (Upekkhā)   và   không  được   đi   kèm  theo   bởi   tà   kiến (Diṭṭhi).  Nó  là  hữu  trợ.  Nó  là  mười  hai  cộng  bốn  cộng một và rồi ngã mạn (Māna) và hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha). Cho nên, chúng ta có 20. Bây giờ nó rất là dễ. Nếu các bạn muốn nhớ 19, 21, 19, 21, 18, 20, 18, 20, vậy thì tốt.

Hai tâm tiếp theo là tâm sân (Dosamūla). Cho nên, chúng có sân (Dosa) làm nhân (Mūla). Vì chúng có sân (Dosa)   làm   nhân   (Mūla),   chúng   sẽ  không   có   tham (Lobha). Chúng sẽ không có cả hai tà kiến (Diṭṭhi) và ngã mạn  (Māna).  Chúng  sẽ  có  sân  (Dosa),  tật  (Issā),  lận (Macchariya)  và hối  (Kukkucca).  Chúng  sẽ  có  hỷ  (Pīti) không? Không. Cho nên, chúng ta có mười hai trong số mười  ba.  Rồi  có  si  (Moha),  vô  tàm  (Ahirika),  vô  úy (Anottappa), phóng dật (Uddhacca) bởi vì chúng đi kèm với  mọi  tâm  bất  thiện  (Akusala).  Rồi  không  có  tham (Lobha),  không  có  tà  kiến  (Diṭṭhi), không  có  ngã  mạn (Māna).  Nhưng  chúng  ta  có  sân  (Dosa),  tật  (Issā),  lận (Macchariya) và hối (Kukkucca). Tất cả có mười hai cộng tám, cho nên chúng ta có 20 vì tâm (Citta) này là vô trợ.

Tâm  tiếp  theo  là  hữu  trợ.  Cho  nên,  chúng  ta  cộng hai và có 22. Hôm nay chúng ta học rất nhanh.

Tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Và cái gì sẽ sanh lên hay không sanh lên? Hoài nghi (Vicikicchā) sanh lên. Hoài nghi và thắng giải là đối nghịch. Chúng không thể cùng tồn tại.

Cho nên, chúng ta phải loại bỏ thắng giải (Adhimokkha) ra. Hoài nghi thì không có nhất định. Chúng không có tương hợp với nhau. Cho nên, chúng ta loại ra thắng giải (Adhimokkha), và hỷ (Pīti) với dục (Chanda) nữa. Dục (Chanda) là một yếu tố có tính hoạt động, năng nổ. Những tâm si (Mohamūla Citta) là những tâm (Citta) mê muội và do vậy chúng không mạnh mẽ. Cho nên, dục (Chanda) được nói là không có đi kèm với hai tâm si (Mohamūla Citta) và tất cả những tâm vô nhân (Ahetuka Citta). Đối với tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất, chúng ta chỉ có mười tâm sở trong số mười ba tâm sở tợ tha. Chúng ta loại ra thắng giải (Adhimokkha), hỷ (Pīti) và dục (Chanda). Rồi bốn tâm sở bất thiện (Akusala) biến hành sanh lên. Tham (Lobha), tà kiến (Diṭṭhi), ngã mạn (Māna), sân (Dosa), tật (Issā), lận (Macchariya), hối (Kukkucca), hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha) không sanh lên. Nhưng có hoài nghi (Vicikicchā). Cho nên, chúng ta có tất cả là mười lăm: mười cộng bốn cộng một. Tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất được đi kèm theo bởi mười lăm tâm sở (Cetasika).

Tâm tiếp theo, tức là tâm bất thiện (Akusala Citta) cuối cùng, được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Nó được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Nó có được đi kèm theo bởi hoài nghi không? Không. Nó được đi kèm theo bởi phóng dật (Uddhacca). Ở đây có thắng giải (Adhimokkha), nhưng không có hỷ (Pīti) và không có dục (Chanda). Như vậy, từ mười ba, chúng ta có mười một, cộng với bốn bất thiện (Akusala) biến hành, chúng ta chỉ có mười lăm. Cả hai tâm si (Mohamūla Citta), mỗi tâm có mười lăm tâm sở (Cetasika). Tuy nhiên, chúng không giống nhau. Đối với tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất, không có thắng giải (Adhimokkha), nhưng có hoài nghi (Vicikicchā). Đối với tâm si (Mohamūla Citta) thứ hai, có thắng giải (Adhimokkha) nhưng không có hoài nghi (Vicikicchā). Vậy, cả hai tâm si (Mohamūla Citta) thứ nhất và thứ hai được đi kèm theo bởi mười lăm tâm sở (Cetasika).

Đối với những tâm bất thiện (Akusala Citta), chúng ta chỉ cần phải nhìn vào hai nhóm: tợ tha (Aññasamāna) và  bất  thiện  (Akusala).  Chúng  ta  chỉ  phải nhìn  vào  27 tâm sở (Cetasika) này. Chúng ta không phải bận tâm về 25 tâm sở còn lại.

Bây giờ, chúng ta đi đến tâm vô nhân. Có bao nhiêu tâm (Citta) vô nhân? Có mười tám tâm (Citta). Chúng được chia nhỏ như thế nào? Tôi đang gợi lại trí nhớ của các bạn. Có ba nhóm. Nhóm thứ nhất là quả bất thiện (Akusala-vipāka). Nhóm thứ hai là quả thiện vô nhân (Ahetuka Kusala-vipāka), tức là những tâm quả của thiện (Kusala). Nhóm thứ ba là duy tác vô nhân (Ahetuka Kiriya). Hai nhóm đầu là quả (Vipāka) và nhóm cuối là duy tác (Kiriya).

Những tâm ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa Citta) là gì? Chúng là mười tâm (Citta) được nối với các giác quan: thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng chạm. Mỗi giác quan có hai tâm, cho nên có mười tâm. “Dvi” nghĩa là hai. “Pañca” nghĩa là năm. Cho nên, nó là ngũ song thức.

Nhãn thức (bất chấp nó là kết quả của thiện (Kusala) hay bất thiện (Akusala)) được đi kèm theo bởi bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? Chỉ có bảy, tức là những tâm sở biến hành đi kèm theo với hai tâm nhãn thức. Chúng không được đi kèm theo bởi bất kỳ tâm sở (Cetasika) nào khác.

Điều đó cũng đúng cho nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Với mười tâm (Citta) này, chỉ có bảy tâm sở (Cetasika) cho mỗi tâm. Cho nên, nhãn thức có bảy tâm sở (Cetasika). Nhĩ thức có bảy tâm sở (Cetasika), và vân vân.

Tiếp theo là tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana). Có hai tâm, một trong những quả bất thiện (Akusala-vipāka) và một trong những quả thiện vô nhân (Ahetuka Kusala- vipāka). Chúng có cảm thọ gì? Chúng có thọ xả (Upekkhā). Hai tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana) được đi kèm theo bởi mười tâm sở (Cetasika): bảy tâm sở biến hành cộng với tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và thắng giải (Adhimokkha). Hỷ (Pīti), cần (Vīriya) và dục (Chanda) không sanh lên với chúng. Cần (Vīriya) thì mạnh mẽ và năng nổ. Những tâm vô nhân (Ahetuka Citta) thì không đủ mạnh. Chúng là vô nhân. Chúng giống như một cây không có gốc rễ, cho nên chúng không có mạnh. Vì chúng được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), cho nên chúng không có hỷ (Pīti). Vì chúng yếu, cho nên dục (Chanda) không đi kèm với chúng. Như vậy, chỉ có mười tâm sở (Cetasika) đi với hai tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana Citta): bảy biến hành, tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và thắng giải (Adhimokkha).

Tiếp theo là những tâm quan sát (Santīraṇa Citta). Có ba tâm quan sát (Santīraṇa Citta). Một tâm được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa) và hai tâm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Bây giờ hai tâm với thọ xả (Upekkhā) thì được đi kèm theo bởi bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? Cũng mười tâm sở đi kèm theo với hai tâm quan sát (Santīraṇa Citta) này, tức là bảy biến hành, tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và thắng giải (Adhimokkha). Nhưng đối với tâm quan sát thọ hỷ (Somanassa Santīraṇa) thì có bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? Các bạn có thêm cái gì? Vì là thọ hỷ (Somanassa), chúng ta sẽ có hỷ (Pīti). Cho nên, chúng ta cộng thêm hỷ (Pīti) và chúng ta có mười một tâm sở (Cetasika).

Tiếp theo là Pañcadvārāvajjana, tức là hướng ngũ môn. Nó được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Nó được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) chỉ có mười tâm sở (Cetasika): bảy biến hành, tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và thắng giải (Adhimokkha).

Tiếp theo là Manodvārāvajjana, tức là hướng ý môn. Đối với hướng ý môn, thì có mười một tâm sở (Cetasika). Cần (Vīriya) đi kèm theo với hướng ý môn (Manodvārāvajjana). Hướng ý môn (Manodvārāvajjana) có hai chức năng. Chúng ta chưa học tới những chức năng này. Nó sẽ được giải thích trong chương thứ ba. Hướng ý môn (Manodvārāvajjana) có hai chức năng. Khi nó sanh lên tại năm cửa giác quan (môn), nó hoạt động như là Voṭṭhabbana, tức là tâm đoán định. Các bạn có thể chưa biết đến nó bởi vì nó có liên quan đến lộ trình tâm thức, nhưng tôi nghĩ các bạn đã quen thuộc với ít nhất là một lộ trình tâm. Nói tóm lại, nó có hai chức năng. Khi nó sanh lên thông qua năm cửa giác quan, nó được gọi là đoán định. Khi nó sanh lên thông qua ý môn, nó được gọi là hướng ý môn (Manodvārāvajjana) và nó có chức năng hướng về đối tượng. Hướng ý môn (Manodvārāvajjana) được đi kèm theo bởi cần (Vīriya). Những yếu tố sanh lên tại ý môn (Mano-dvāra) thì mạnh hơn những yếu tố sanh lên tại ngũ môn (Pañcadvāra).

Tâm cuối cùng là Hasituppāda, tâm tiếu sinh. Các bạn sẽ cười với tâm này, cho nên nó sẽ có hỷ (Pīti). Như vậy chúng ta có bảy biến hành, tầm (Vitakka), tứ (Vicāra), thắng giải (Adhimokkha), cần (Vīriya) và hỷ (Pīti). Chỉ có dục (Chanda) là thiếu ở đây. Do đó, có tất cả mười hai tâm sở (Cetasika) sanh lên với tâm tiếu sinh (Hasituppāda). Tâm tiếu sinh này chỉ sanh lên trong tâm trí của những vị Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác (Pacceka) và A-la-hán (Arahant).

So sánh với những tâm bất thiện (Akusala Citta) hay tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Citta) và vân vân, thì những tâm vô nhân (Ahetuka Citta) có ít tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng. Đối với những tâm vô nhân (Ahetuka Citta), chúng ta chỉ cần phải nhìn vào nhóm tợ tha (Aññasamāna) của những tâm sở (Cetasika). Chúng ta không phải bận tâm với những tâm sở bất thiện (Akusala Cetasika) và những tâm sở tịnh hảo (Sobhana Cetasika). Chúng ta chỉ nhìn vào mười ba tâm sở (Cetasika) tợ tha và xem cái nào đi kèm với tâm vô nhân (Ahetuka Citta) nào. Điều này không khó. Hôm nay, mọi điều thì không khó.

Tiếp theo, chúng ta đi đến những tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Citta). Có bao nhiêu tâm? Có 24 tâm: tám thiện (Kusala), tám quả (Vipāka) và tám duy tác (Kiriya). Ở đây, tâm thứ nhất và tâm thứ hai được đặt chung với nhau, và rồi tâm thứ ba và tâm thứ tư, tâm thứ năm và tâm thứ sáu, tâm thứ bảy và tâm thứ tám (xem CMA, II, Table 2.4, p.112-113).

Chúng ta hãy nhìn vào tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) thứ nhất và thứ hai trước. Tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) thứ nhất được đi kèm theo bởi cảm thọ gì? Nó được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Và nó được kết hợp với trí tuệ (Paññā) bởi vì nó là thọ hỷ hợp trí (Somanassa-sahagata Ñāṇa- sampayutta). Nó là hữu trợ hay vô trợ? Nó là vô trợ.

Tâm (Citta) thứ hai cũng được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Nó có trí tuệ (Ñāṇa) hay không có trí tuệ (Ñāṇa)? Nó có trí tuệ (Ñāṇa). Bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với hai tâm (Citta) này? 38 tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với chúng. 38 là những tâm sở (Cetasika) nào? Mười ba tợ tha (Aññasamāna) (chung cho  những  cái  khác)  và  tất  cả  25  tâm  sở  tịnh  hảo (Sobhana  Cetasika)  sanh  lên  với  tâm  thiện  dục  giới (Kāmācavara  Kusala  Citta)  thứ  nhất  và  thứ  hai.  Chúng được đi kèm theo bởi trí tuệ (Ñāṇa), cho nên tâm sở trí tuệ (Paññindriya) cũng có với chúng.

Chúng ta nói là tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) thứ nhất và thứ hai được đi kèm theo với 38 tâm sở (Cetasika). Nhưng có phải tất cả 38 tâm sở (Cetasika) có thể sanh lên cùng một lúc không? Không. Tại sao? Những giới phần (Virati) thì sao? Những vô lượng phần (Appamaññā) thì sao? Những tâm sở này là những phụ trợ không cố định. Tức là chúng chỉ sanh lên khi có dịp mà thôi.

Khi có dịp hay có cơ hội để ngăn trừ hay kiêng tránh việc làm tội lỗi, thì những giới phần (Virati) sẽ sanh lên. Cho nên, ba tâm sở giới phần (Virati) có thể sanh lên với hai tâm (Citta) này hoặc có thể không. Ở đây, chúng ta đếm tất cả những tâm sở có thể sanh lên với những tâm (Citta) này. Ở tại một thời điểm nhất định nào đó, thì những tâm (Citta) này không thể được đi kèm theo bởi tất cả 38 tâm sở (Cetasika). Ba giới phần (Virati) có thể hoàn toàn không sanh lên với những tâm này. Khi các bạn đảnh lễ Đức Phật, chúng sẽ không sanh lên trong tâm trí của các bạn. Chỉ khi nào các bạn kiêng tránh việc sát sanh, chỉ khi nào các bạn kiêng tránh việc nói dối, chỉ khi nào các bạn kiêng tránh việc sống tà hạnh, thì lúc đó chúng mới sanh lên. Và khi chúng sanh lên, chúng chỉ sanh lên mỗi lần một tâm sở. Khi có chánh ngữ, thì không có chánh nghiệp và chánh mạng. Nói cách khác, thậm chí khi chúng sanh lên, chúng cũng chỉ có thể sanh lên mỗi lần một tâm sở trong những tâm dục giới (Kāmāvacara Citta).

Hai vô lượng phần (Appamaññā), tức là lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā), có thể sanh lên hoặc không sanh lên với hai tâm (Citta) này. Lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) chỉ sanh lên khi các bạn thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) hay chỉ khi nào các bạn thực hành lòng tùy hỷ (Muditā). Khi các bạn học Pháp như thế này hay khi các bạn đảnh lễ Đức Phật, thì không có lòng bi mẫn (Karuṇā) hay tùy hỷ (Muditā). Chúng có thể hoặc không thể sanh lên với những tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta). Thậm chí khi lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) sanh lên, chúng có thể cùng sanh lên không? Không. Khi lòng bi mẫn (Karuṇā) sanh lên, tùy hỷ (Muditā) không thể sanh lên. Khi tùy hỷ (Muditā) sanh lên, thì lòng bi mẫn (Karuṇā) không thể sanh lên. Tại sao? Tại vì chúng có đối tượng khác nhau. Lòng bi mẫn (Karuṇā) lấy chúng sanh đang bị đau khổ, chúng sanh đang bị hoạn nạn làm đối tượng. Tùy hỷ (Muditā) lấy chúng sanh đang thành công, chúng sanh đang hạnh phúc làm đối tượng. Như vậy, đối tượng của chúng khác nhau. Khi đối tượng khác nhau, chúng không thể cùng sanh lên vào cùng thời điểm. Cho nên, mặc dầu chúng có thể sanh lên, chúng chỉ sẽ sanh lên mỗi cái trong từng thời điểm. Vậy các bạn có thể nói cho tôi biết có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) luôn luôn sanh lên với tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) thứ nhất và thứ hai không? 38 trừ năm, tức là chỉ có 33 tâm sở (Cetasika) sẽ sanh lên. Đó là 38 trừ ba tâm sở giới phần (Virati) và hai tâm sở vô lượng phần (Appamaññā), cho nên 33 tâm sở (Cetasika) luôn luôn sanh lên với tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) thứ nhất và thứ hai.

Học viên: Vậy còn hữu trợ và vô trợ thì sao? Sayādaw: Không có gì thay đổi nếu tính về những tâm sở (Cetasika) bởi vì không có hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha) để chúng ta bận tâm đến.

Bất chấp nó là hữu trợ hay vô trợ, số tâm sở (Cetasika) là giống nhau. Chỉ có 33 tâm sở (Cetasika) luôn luôn sanh lên với hai tâm (Citta) này.

Tại mỗi thời điểm, nhiều nhất là bao nhiêu tâm sở (Cetasika) có thể sanh lên? 34 tâm sở (Cetasika) có thể sanh lên. Tức là một trong năm tâm sở đó có thể sanh lên. Khi có chánh ngữ, thì chỉ có chánh ngữ, không có chánh nghiệp, không có chánh mạng, không có bi mẫn (Karuṇā) và không có tùy hỷ (Muditā). Trong số năm tâm sở này, chỉ có một sanh lên tại một thời điểm. Cho nên, chỉ có thể có nhiều nhất là 34 tâm sở (Cetasika) đi với hai tâm (Citta) này. Trong khi đó thì luôn luôn có 33 tâm sở (Cetasika) đi với chúng. Nếu các bạn cộng tất cả những tâm sở (Cetasika) mà có thể sanh lên, thì các bạn có 38. Chúng ta phải hiểu điều này.

Phần còn lại thì rất dễ. Tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) thứ ba và thứ tư thì không được đi kèm theo bởi trí tuệ (Paññā). Chúng là ly trí (Ñāṇa-vippayutta). Nếu chúng là ly trí (Ñāṇa- vippayutta), chúng ta phải trừ ra hay loại ra tâm sở trí tuệ (Paññindriya), tức là tâm sở cuối cùng. Cho nên, chỉ có 37 tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với chúng. Ở đây, ba giới phần (Virati) và hai vô lượng phần (Appamaññā) cũng chỉ sanh lên đôi lúc thôi và khi chúng sanh lên, chúng sanh lên mỗi cái tại mỗi thời điểm.

Rồi thì tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala Citta) thứ năm và thứ sáu có cảm thọ gì? Chúng có thọ xả (Upekkhā). Vì chúng được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā), cho nên không có hỷ (Pīti). 38 trừ hỷ (Pīti), chúng ta lại có 37. Tâm thứ ba và tâm thứ tư sanh lên với 37 tâm sở (Cetasika), và tâm thứ năm và tâm thứ sáu cũng sanh lên với 37 tâm sở (Cetasika). Mặc dầu cũng là 37 tâm sở (Cetasika), nhưng là những tâm sở (Cetasika) này thì lại khác nhau. Sự khác nhau là gì? Sự khác nhau là có hỷ (Pīti) mà không có tuệ (Ñāṇa) và có tuệ (Ñāṇa) mà không có hỷ (Pīti).

Rồi thì tâm thứ bảy và thứ tám được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Cho nên, không có hỷ (Pīti). Chúng có được đi kèm theo bởi trí tuệ (Ñāṇa) không? Không. Chúng ta phải loại trừ cả hai. Cho nên, vì không có hỷ (Pīti) và trí tuệ (Ñāṇa), các bạn chỉ có 36 tâm sở (Cetasika). Tâm thiện dục giới (Kāmāvacara Kusala) thứ bảy và thứ tám được đi kèm theo bởi 36 tâm sở (Cetasika). Tức là 38 trừ hỷ (Pīti) và tuệ (Ñāṇa hay Paññindriya).

Những   tâm   quả   dục   giới   hữu   nhân   (Sahetuka Kāmāvacara  Vipāka  Citta)  cũng  được chia  ra  thành  thứ nhất và thứ hai, thứ ba và thứ bốn, thứ năm và thứ sáu, thứ bảy và thứ tám (xem CMA, II, Table 2.4, p.112-113). Tâm  thứ  nhất  và  thứ  hai  được  đi  kèm  theo  bởi  trí  tuệ (Ñāṇa). Tâm thứ ba và thứ tư không đi với trí tuệ (Ñāṇa). Tâm  thứ  năm  và  thứ  sáu  đi  với  trí  tuệ  (Ñāṇa),  nhưng không có hỷ (Pīti). Tâm thứ bảy và thứ tám thì không có cả trí tuệ (Ñāṇa) và hỷ (Pīti). Đối với tâm dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Citta) thứ nhất và thứ hai, có mười ba tâm sở tợ tha (Aññasamāna Cetasika), mười chín  biến  hành  tịnh  hảo  (Sobhana  Sādhāraṇa),  nhưng không có những giới phần (Virati) và không có những vô lượng phần (Appamaññā). Tại sao? Kinh sách nói rằng, nếu  những  giới  phần  (Virati)  là  hiệp  thế,  thì  chúng  có bản chất thiện (Kusala). Khi nào chúng sanh lên? Chỉ khi nào các bạn ngăn trừ hay kiêng tránh không làm điều sai trái, chỉ khi nào các bạn kiêng tránh sự sát sanh, khi các bạn kiêng tránh nói dối, khi các bạn kiêng tránh tà mạng, thì chúng mới sanh lên. Khi các bạn kiêng tránh sự sát sanh, các bạn có thiện (Kusala), chứ không phải quả (Vipāka). Khi sanh lên với những tâm (Citta) hiệp thế, thì những giới phần (Virati) có bản chất thiện (Kusala). Đó là lý do tại sao chúng không sanh lên với những tâm quả (Vipāka Citta).

Còn những vô lượng phần (Appamaññā) (tức là lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā)) thì sao? Chúng có sanh  lên  không?  Không.  Tại  sao?  Kinh sách  nói  rằng những    tâm    quả    dục    giới    hữu    nhân    (Sahetuka Kāmāvacara  Vipāka  Citta)  chỉ bắt  những  đối  tượng  dục giới (Kāmāvacara) mà thôi. Khi đến chương thứ ba, phần về  đối  tượng  (cảnh),  chúng  ta  sẽ  hiểu  điều  này.  Những tâm   quả   dục   giới   hữu   nhân   (Sahetuka  Kāmāvacara Vipāka  Citta)  chỉ  lấy  đối  tượng  được  gọi  là  dục  giới (Kāmāvacara).   Tức  là   54   tâm   dục  giới   (Kāmāvacara Citta),  52  tâm  sở (Cetasika)  và  28  sắc  pháp  (Rūpa). Chúng chỉ lấy những đối tượng này làm cảnh. Thiện dục giới  (Kāmāvacara  Kusala)  có  thể  bắt  nhiều  đối  tượng hơn.  Quả  dục  giới  hữu  nhân  (Sahetuka  Kāmāvacara Vipāka)  chỉ  có  thể  bắt  được  những  đối  tượng  dục  giới (Kāmāvacara). Vì chúng chỉ bắt những đối tượng dục giới (Kāmāvacara),  nên  lòng  bi  mẫn  (Karuṇā)  và  tùy  hỷ (Muditā)  không  thể  sanh  lên  với  chúng.  Lòng  bi  mẫn (Karuṇā) bắt cảnh  gì?  Lòng  bi  mẫn  lấy  cái  gì  làm  đối tượng?  Ở  đây,  “chúng  sanh”  có  nghĩa  là  khái  niệm  về chúng sanh, tức là tục đế (Paññatti), chứ không phải sự thật chân đế. Lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) lấy  tục  đế  (Paññatti)  tức  là  khái  niệm  làm  đối  tượng. Những    tâm    quả    dục  giới    hữu    nhân    (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka Citta) lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) tức là sự thật chân đế làm cảnh. Những đối tượng của chúng thì khác. Chúng ta chia nhỏ những đối tượng thành cảnh dục giới (Kāmāvacara), cảnh sắc giới (Rūpāvacara),  cảnh  vô  sắc  (Arūpāvacara). Những  tâm quả  dục  giới  hữu  nhân  (Sahetuka  Kāmāvacara  Vipāka Citta)  chỉ  bắt  những  đối  tượng  dục  giới  (Kāmāvacara). Những  đối  tượng dục giới  (Kāmāvacara)  có nghĩa  là  54 tâm (Citta), 52 tâm sở (Cetasika) và 28 sắc giới (Rūpa). Lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) bắt khái niệm về chúng sanh làm cảnh. Khi các bạn lấy chúng sanh làm đối  tượng,  những  chúng  sanh  đó  không  phải  là  sự  thật chân đế. Cái thực trong chúng sanh đó là danh (Nāma) và sắc (Rūpa) hay ngũ uẩn. Khi chúng ta lấy một chúng sanh làm đối tượng, hay một người đàn ông hay một phụ nữ  làm  đối  tượng, thì chúng  ta  đang  lấy  khái  niệm  chứ không phải sự thật làm đối tượng. Cho nên, lòng bi mẫn (Karuṇā)  hay  tùy  hỷ  (Muditā)  lấy  khái  niệm  làm  đối tượng,  trong  khi  những  tâm  quả  dục  giới  hữu  nhân (Sahetuka  Kāmāvacara  Vipāka  Citta)  bắt  cảnh  dục  giới (Kāmāvacara).  Vì  vậy,  đối  tượng của  chúng  khác  nhau. Đó  là  lý  do  tại  sao  lòng  bi  mẫn  (Karuṇā)  và  tùy  hỷ (Muditā) không thể sanh lên với những tâm quả dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka Citta). Cho nên, cả  những  giới  phần  (Virati)  và  những  tâm  sở  vô  lượng phần (Appamaññā Cetasika) cũng không thể sanh lên với những    tâm    quả    dục    giới    hữu    nhân    (Sahetuka Kāmāvacara  Vipāka  Citta).  Do  đó,  chúng  ta  chỉ  có  bao nhiêu  tâm  sở (Cetasika)  sanh  lên  với  tâm  quả  dục  giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka Citta) thứ nhất và   thứ   hai?   Chỉ   có   33:   mười   ba   tâm   sở  tợ   tha (Aññasamāna  Cetasika),  mười  chín  tâm  sở  biến  hành tịnh  hảo  (Sobhana  Sādhāraṇa  Cetasika)  và  tâm  sở  cuối cùng, tức là trí tuệ (Paññā hay Paññindriya).

Đối với tâm thứ ba và thứ tư, các bạn biết là phải loại bỏ tâm sở gì rồi. Chúng không có trí tuệ (Paññā).

Cho nên, chúng ta có 32 tâm sở (Cetasika).

Tâm  thứ  năm  và  tâm  thứ  sáu  không  có  hỷ  (Pīti), nhưng có trí tuệ (Paññā). Cho nên, chúng ta cũng có 32 tâm sở (Cetasika).

Rồi  tâm  thứ  bảy  và  thứ  tám  không  có  hỷ  (Pīti)  và cũng  không  có  trí  tuệ  (Paññā).  Cho  nên,  có  31  tâm  sở (Cetasika) đi kèm theo với chúng. Như vậy, chúng ta có 33, 33, 32, 32, 32, 32, 31, 31.

Tiếp theo là những tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka  Kāmāvacara  Kiriya).  Chúng  cũng  được  chia thành thứ nhất và thứ hai, thứ ba và thứ tư, thứ năm và thứ  sáu,  thứ  bảy  và  thứ  tám  (xem  CMA,  II,  Table  2.4, p.112-113). Đối với những tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya), chỉ có những tâm sở giới phần  (Virati)  là không sanh  lên.  Lòng  bi  mẫn  (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) có thể sanh lên với chúng. Các vị A-la- hán (Arahant) có thể thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā). Thực ra, các Ngài không chỉ có thể thực hành,  mà  các  Ngài  thật sự  có  thực  hành  lòng  bi  mẫn (Karuṇā)  và  tùy  hỷ  (Muditā).  Cho  nên,  lòng  bi  mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) sanh lên với những tâm duy tác dục  giới  hữu  nhân  (Sahetuka  Kāmāvacara  Kiriya Citta).  Đối  tượng  của  những  tâm  duy  tác  dục  giới  hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta) thì không giới hạn chỉ là những cảnh dục giới (Kāmāvacara) như đối với những    tâm    quả    dục    giới    hữu    nhân    (Sahetuka Kāmāvacara Vipāka Citta).

Tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta) thứ nhất và thứ hai được đi kèm theo bởi bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? Chúng được đi kèm theo bởi 35 tâm sở (Cetasika). Chỉ có ba giới phần (Virati) là bị loại ra. Chúng không sanh lên với tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya) do cùng nguyên nhân như trên, đó là chúng có bản chất thiện (Kusala). Một vị A-la-hán (Arahant) có cơ hội hay có dịp để kiêng tránh hay ngăn trừ khỏi sát sanh không? Không. Các Ngài đã cắt bỏ hoàn toàn những khuynh hướng làm tội lỗi. Cho nên, các Ngài không phải ngăn trừ như những người khác. Những giới phần (Virati) không sanh lên với những tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta). Những giới phần (Virati) không có bản chất duy tác (Kiriya). Chúng có bản chất thiện (Kusala). Chúng không sanh lên với những tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta). Có 35 tâm sở (Cetasika) sanh lên với tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta) thứ nhất và thứ hai. Tức là có mười ba tâm sở tợ tha (Aññasamāna) cộng với mười chín tâm sở tịnh hảo (Sobhana Cetasika) biến hành, và rồi hai vô lượng phần (Appamaññā) và một trí tuệ (Paññindriya). Như vậy, tâm duy tác dục giới hữu nhân (Sahetuka Kāmāvacara Kiriya Citta) thứ nhất và thứ hai được đi kèm theo bởi 35 tâm sở (Cetasika): tức là 38 trừ ba.

Tâm thứ ba và tâm thứ tư được đi kèm theo bởi 34 tâm sở (Cetasika). Chúng ta trừ đi trí tuệ (Paññā).

Tâm (Citta) thứ năm và tâm thứ sáu thì trừ đi hỷ (Pīti) nhưng lại có trí tuệ (Paññā). Cho nên, số tâm sở (Cetasika) lại là 34.

Tâm (Citta) thứ bảy và thứ tám thì không có cả hỷ (Pīti) và trí tuệ (Paññā). Cho nên, chúng ta có 33.

Tiếp theo là những tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta). Ở đây, chúng ta đi theo những tầng thiền (Jhāna) chứ không đi theo thiện (Kusala), quả (Vipāka) và duy tác (Kiriya). Nếu chúng ta muốn đi theo thiện (Kusala), quả (Vipāka) và duy tác (Kiriya), chúng ta cũng có thể làm như vậy. Theo cách chia này, thì nhóm thứ nhất là thiện (Kusala), nhóm thứ hai là quả (Vipāka) và nhóm thứ ba là duy tác (Kiriya). Mỗi nhóm có năm thành phần. Nhóm thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala) gồm một tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta) thứ nhất, một tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta) thứ hai, một tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta) thứ ba, một tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta) thứ tư, và một tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta) thứ năm. Nhóm quả sắc giới (Rūpāvacara Vipāka) cũng có năm thành phần, một tâm (Citta) ở mỗi tầng thiền (Jhāna). Những tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya Citta) cũng bao gồm một tâm (Citta) ở mỗi tầng thiền (Jhāna). Nếu chúng ta chia những tâm (Citta) theo sự chứng đạt thiền (Jhāna), thì có ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ nhất, tức là một thiện (Kusala), một quả (Vipāka) và một duy tác (Kiriya). Tương tự, có ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ hai, ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ ba, ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ tư, và ba tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ năm.

Những tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) với thiền (Jhāna) thứ nhất được đi kèm theo bởi bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? 35. 35 là những tâm sở nào? Chúng là mười ba tâm sở tợ tha (Aññasamāna Cetasika), mười chín tâm sở tịnh hảo biến hành (Sobhana-sādhāraṇa Cetasika) nhưng không có những tâm sở giới phần (Virati). Tại sao vậy? Lý do vì đối tượng của chúng là khác. Đối tượng của thiền (Jhāna) thứ nhất là gì? Các bạn chưa học đến phần về những đối tượng (những cảnh). Cho nên, các bạn chưa biết. Những tầng thiền (Jhāna) lấy khái niệm làm đối tượng. Ví dụ, một người thực hành thiền với đối tượng Kasiṇa. Ông ta ghi nhớ Kasiṇa đó và khi ông ta đã nhớ nó, ông ta có thể thấy nó một cách rõ ràng trong tâm trí của ông ta. Nó trở thành một khái niệm. Khái niệm đó trở thành đối tượng của thiền (Jhāna) thứ nhất. Tầng thiền (Jhāna) thứ nhất lấy ấn tướng Kasiṇa hay khái niệm Kasiṇa làm đối tượng. Cũng có những đối tượng khác. Nhưng tất cả chúng đều là khái niệm (Paññatti). Những giới phần (Virati) lấy cái gì làm đối tượng? Phải có cái gì đó để vi phạm, ví dụ như sát sanh, nói dối hay sống tà hạnh. Cho nên, chúng bắt đối tượng khác với những tầng thiền (Jhāna). Những tầng thiền (Jhāna) lấy khái niệm làm đối tượng. Những giới phần (Virati) lấy một cái gì đó bị vi phạm, một cái gì đó bị phá vỡ làm đối tượng. Vì những đối tượng của chúng là khác nhau, cho nên chúng không thể sanh lên cùng với nhau. Do đó, không có những giới phần (Virati) trong những tâm thiền (Jhāna Citta). Các bạn chứng đạt những tầng thiền (Jhāna) chỉ bằng sự tập trung. Các bạn không phải cố ý kiêng tránh khỏi sự sát sanh, sự nói dối và tà hạnh. Các bạn không cần những giới phần (Virati) để chứng đạt thiền (Jhāna). Cho nên, những giới phần (Virati) không sanh lên với những tâm thiền (Jhāna).

Lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) sanh lên với những tâm thiền (Jhāna Citta). Các bạn có thể chứng đạt thiền (Jhāna) thứ nhất bằng cách thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) hay thực hành tùy hỷ (Muditā). Các bạn có thể chứng đạt thiền (Jhāna) thứ hai, thứ ba và thứ  tư bằng cách thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā). Cả hai vô lượng phần (Appamaññā) sanh lên với những tâm thiền (Jhāna Citta), nhưng những giới phần (Virati) thì không sanh lên với những tâm thiền (Jhāna Citta). Như vậy, có mười ba tợ tha (Aññasamāna) cộng mười chín tịnh hảo biến hành (Sobhana-sādhāraṇa) cộng hai bi mẫn và tùy hỷ (Karunā và Muditā) cộng một trí tuệ (Paññā). Trí tuệ (Paññā) luôn luôn đi kèm theo tất cả những tâm (Citta) này – những tâm thiền (Jhāna Citta) và những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Cho nên, có 35 tâm sở (Cetasika) sanh lên với tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ nhất. Có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) đi với tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ hai? 34 tâm sở (Cetasika) sanh lên, ít hơn một. Đó là tâm sở nào? Tầm (Vitakka) không sanh lên vì người đó không muốn tầm (Vitakka). Cho nên, ông ta thực hành thiền và loại bỏ tầm (Vitakka). Kết quả là thiền (Jhāna) của ông ta không có tầm (Vitakka). Tâm thiền (Jhāna) thứ hai có 34 tâm sở (Cetasika).

Rồi thì thiền (Jhāna) thứ ba loại bỏ cả tầm (Vitakka) và tứ (Vicāra). Thiền (Jhāna) thứ ba có 33 tâm sở (Cetasika).

Thiền (Jhāna) thứ tư loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti). Ở đây nó hơi lạ một chút. Thiền (Jhāna) thứ tư được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa), nhưng ở đây lại không có hỷ (Pīti). Đó là vì người này đã chứng đắc thiền (Jhāna) thứ ba và muốn chứng đắc thiền (Jhāna) thứ tư. Để chứng đắc thiền (Jhāna) thứ tư, ông ta phải tìm ra lỗi hay sự thô xấu của hỷ (Pīti). Ông ta nghĩ rằng hỷ (Pīti) thì rung động. Ông ta nghĩ rằng hỷ (Pīti) thì không yên bình như lạc (Sukha) và xả (Upekkhā). Cho nên, ông ta cố gắng loại bỏ hỷ (Pīti). Và kết quả của việc hành thiền của ông ta là, thiền (Jhāna) thứ tư sanh lên không có hỷ (Pīti), nhưng nó vẫn được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa). Mặc dầu thiền (Jhāna) thứ tư được đi kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa), nhưng hỷ (Pīti) không có cùng với nó. Ở đây, hỷ (Pīti) bị loại bỏ do mãnh lực của thiền, do mãnh lực của sự thực hành, chứ không phải  do  bản  chất  của  chính  nó.  Đó  là  lý  do  tại  sao  hỷ (Pīti) không thể sanh lên với thiền (Jhāna) thứ tư. Như vậy có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên? Chỉ có 32 tâm sở (Cetasika) sanh lên.

Rồi thì có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên với ba   tâm   thiền   (Jhāna   Citta)   thứ   năm?   30   tâm   sở (Cetasika) sanh lên với thiền (Jhāna) thứ năm. Lòng bi mẫn (Karuṇā) và tùy hỷ (Muditā) không còn ở đây. Thiền (Jhāna) thứ năm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Lòng  bi  mẫn  (Karuṇā) và  tùy  hỷ (Muditā) được đi  kèm theo bởi thọ hỷ (Somanassa), cho nên chúng không thể sanh lên với thiền (Jhāna) thứ năm. Vì vậy, các bạn trừ hai khỏi 32 và các bạn có 30.

Có tất cả bốn Vô Lượng tâm hay bốn Brahmavihāra (Phạm trú). Khi các bạn thực hành lòng từ (Mettā), các bạn chứng đạt những tầng thiền (Jhāna) nào? Các bạn có thể chứng đạt thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Khi các bạn thực hành lòng bi mẫn (Karuṇā), các bạn chứng đạt những tầng thiền (Jhāna) nào? Cũng như vậy, các bạn có thể chứng đạt thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Với lòng tùy hỷ (Muditā), những tầng thiền (Jhāna) nào có thể sanh lên? Thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư có thể sanh lên. Với tâm xả (Upekkhā), thì tầng thiền (Jhāna) nào sanh lên? Thiền (Jhāna) thứ năm sanh lên. Thiền (Jhāna) thứ năm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Cho nên, không có hỷ (Pīti) và cũng không có lòng bi mẫn (Karuṇā) và không có lòng tùy hỷ (Muditā). Cho nên, nó được đi kèm theo bởi chỉ có 30 tâm sở (Cetasika).

Thiền (Jhāna) thứ năm được đi kèm theo bởi Upekkhā. Upekkhā này là thọ xả (Upekkhā). Tâm xả (Upekkhā) trong những Phạm trú (Brahmavihāra) là hành xả (Tatramajjhattatā). Thiền (Jhāna) thứ năm được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā) và cũng có hành xả (Tatramajjhattatā). Hành xả (Tatramajjhattatā) đó được phát triển đến nỗi nó trở thành một Phạm trú (Brahmavihāra).

Tất cả mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) được đặt chung ở đây. Các bạn có thể đi từng tâm một nếu các bạn muốn. Có bao nhiêu tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta)? Có mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta): bốn thiện (Kusala), bốn quả (Vipāka) và bốn duy tác (Kiriya). Các bạn có thể nêu tên từng tâm không? Không Vô Biên Xứ là tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất. Thức Vô Biên Xứ là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ hai. Vô Sở Hữu Xứ là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ ba. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ tư. Tất cả mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) được xem như là thiền (Jhāna) thứ năm. Tại sao? Hôm nay, các bạn sẽ nghe “tại sao” rất nhiều. Tại sao lại như vậy? Chúng được bao gồm trong thiền (Jhāna) thứ năm vì chúng chỉ có hai chi thiền. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó ngay bây giờ. Hai yếu tố thiền (Jhāna) đó là gì? Hai yếu tố đó là xả (Upekkhā) và định (Ekaggatā). Chúng ta sẽ tìm thấy xả (Upekkhā) và định (Ekaggatā) trong những tâm sở (Cetasika). Tất cả những tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) được đi kèm theo bởi 30 tâm sở (Cetasika). Tất cả chúng được đi kèm theo bởi thọ xả (Upekkhā). Chúng cũng được đi kèm theo bởi định (Ekaggatā), tức là một chi thiền. Các bạn tìm thấy xả (Upekkhā) và định (Ekaggatā) trong những nhóm tâm sở (Cetasika) nào? Định (Ekaggatā) thì ở trong những Sabbacitta-sādhāraṇa Cetasika, tức là bảy tâm sở biến hành. Upekkhā (tức là thọ xả) thì ở đâu? Nó cũng ở trong những tâm sở biến hành (Sabbacitta-sādhāraṇa Cetasika). Các bạn tìm thấy cả hai trong bảy tâm sở (Cetasika) đầu tiên. Hai yếu tố thiền (Jhāna) này ở trong bảy tâm sở biến hành (Sabbacitta-sādhāraṇa Cetasika). Chúng giống thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ năm, cho nên chúng được đi kèm theo bởi 30 tâm sở (Cetasika). 30 tâm sở này là những tâm sở tợ tha (Aññasamāna) trừ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti), và rồi mười chín tâm sở tịnh hảo biến hành, không có những giới phần (Virati), không có những vô lượng phần (Appamaññā), nhưng có trí tuệ (Paññā). Cho nên, chúng ta có 30 tâm sở (Cetasika).

Nhóm tiếp theo là Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti- magga), Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-magga), Bất Lai Đạo (Anāgāmī-magga), A-la-hán Đạo (Arahatta-magga) và rồi trong ngoặc đơn là những thiền (Jhāna) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Tôi đã chỉ cho các bạn cách đọc phần này như thế nào rồi. Như vậy, chúng ta có Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ nhất, Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ hai, Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ ba, Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ tư và Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ năm. Rồi thì chúng ta có Nhất Lai (Sakadāgāmī) thiền (Jhāna) thứ nhất cho đến thứ năm. Chúng ta có Bất Lai (Anāgāmī) thiền (Jhāna) thứ nhất cho đến thứ năm. Và cuối cùng chúng ta có A-la-hán Đạo (Arahatta-magga) thiền (Jhāna) thứ nhất cho đến thiền (Jhāna) thứ năm. Chỉ có một tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga Citta) thiền (Jhāna) thứ nhất. Có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) đi với nó? 36 tâm sở (Cetasika) đi cùng với nó. Tất cả mười ba tợ tha (Aññasamāna), mười chín tịnh hảo biến hành (Sobhana-sādhāraṇa), ba giới phần (Virati) sẽ đi kèm theo với tâm (Citta) này. Các bạn có nhớ khi những giới phần (Virati) sanh lên với Siêu thế (Lokuttara), chúng sanh lên như thế nào không? Chúng cùng sanh lên và chúng luôn luôn sanh lên. Bất kỳ khi nào một tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) sanh lên, thì chúng sanh lên. Cho nên, chúng cùng sanh lên và chúng luôn luôn sanh lên. Điều này rất là lạ. Khi chúng sanh lên với những tâm dục giới (Kāmāvacara Citta), chúng sanh lên từng cái một. Nhưng khi chúng sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), thì chúng cùng sanh lên bởi vì việc thành tựu sự giác ngộ (tức là Đạo (Magga)) đoạn trừ tất cả những khuynh hướng về những tội lỗi này một lần và mãi mãi. Cho nên, không có dịp để đoạn trừ chúng từng cái một. Đó là lý do tại sao ba tâm sở này cùng sanh lên với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Thật ra khi tâm Đạo (Magga Citta) sanh lên, hành giả không có đang ngăn trừ hay kiêng tránh khỏi những việc tội lỗi này. Nhưng tại thời điểm đó, tất cả những khuynh hướng, tất cả những ý tưởng thiên về những tội lỗi này đều bị hủy diệt. Vì tất cả những khuynh hướng về những tội lỗi này bị hủy diệt, ba tâm sở này cùng sanh lên. Ba giới phần (Virati) sẽ luôn luôn có với những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ nhất có 36 tâm sở (Cetasika). Chúng là mười ba tợ tha (Aññasamāna), mười chín tịnh hảo biến hành (Sobhana-sādhāraṇa), ba giới phần (Virati), không có vô lượng phần (Appamaññā) nào và một trí tuệ (Paññā): cho nên chúng ta có 36.

Tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna) thứ nhất có

35 tâm sở (Cetasika). Tâm Đạo (Magga-citta) thiền (Jhāna) thứ nhất có 36 tâm sở (Cetasika). Sự khác nhau là những giới phần (Virati) và những vô lượng phần (Appamaññā). Với thiền (Jhāna), thì có những vô lượng phần (Appamaññā), nhưng không có những giới phần (Virati). Với Siêu thế (Lokuttara), thì có những giới phần (Virati), nhưng không có những vô lượng phần (Appamaññā). Giới phần (Virati) có ba và vô lượng phần (Appamaññā) có hai, cho nên sự khác biệt là một. Tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ nhất có 36 tâm sở (Cetasika).

Tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) thiền (Jhāna) thứ hai thì dễ thôi. Các bạn loại bỏ tầm (Vitakka). Đối với thiền (Jhāna) thứ ba thì các bạn loại bỏ tầm (Vitakka) và tứ (Vicāra). Đối với thiền (Jhāna) thứ tư thì các bạn loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti). Thiền (Jhāna) thứ năm thì giống như vậy. Tức là các bạn cũng loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti). Vì những giới phần (Virati) sanh lên với tất cả những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta), cho nên không có sự khác biệt giữa tâm thiền (Jhāna Citta) thứ tư và thứ năm. Tức là có 33 tâm sở (Cetasika) cho cả tâm thiền (Jhāna Citta) thứ tư và thứ năm. Như vậy, chúng ta có 36, 35, 34, 33 và 33.

Điều này cũng đúng đối với tâm Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-magga). Cũng có năm tầng thiền (Jhāna) cho tâm Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-magga). Những tâm sở (Cetasika) thì cũng giống như vậy: 36, 35, 34, 33 và Điều này cũng đúng cho tâm Bất Lai Đạo (Anāgāmī- magga) thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Và điều này cũng đúng cho tâm A-la-hán Đạo (Arahatta-magga) thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Rồi thì chúng ta đi đến những Phala Citta, tức là những tâm Quả. Ở đây, chúng ta cũng có tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatta-phala) thiền (Jhāna) thứ nhất, thiền (Jhāna) thứ hai, thiền (Jhāna) thứ ba, thiền (Jhāna) thứ tư và thiền (Jhāna) thứ năm. Và rồi chúng ta có Nhất Lai (Sakadāgāmī) thiền (Jhāna) thứ nhất, thiền (Jhāna) thứ hai, thiền (Jhāna) thứ ba, thiền (Jhāna) thứ tư và thiền (Jhāna) thứ năm. Rồi thì chúng ta có Bất Lai (Anāgāmī) thiền (Jhāna) thứ nhất, thiền (Jhāna) thứ hai, thiền (Jhāna) thứ ba, thiền (Jhāna) thứ tư và thiền (Jhāna) thứ năm. Và cuối cùng chúng ta có A-la-hán (Arahatta) thiền (Jhāna) thứ nhất, thiền (Jhāna) thứ hai, thiền (Jhāna) thứ ba, thiền (Jhāna) thứ tư và thiền (Jhāna) thứ năm.

Tâm Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala) thiền (Jhāna) thứ nhất có bao nhiêu tâm sở (Cetasika)? Có 36 tâm sở (Cetasika): mười ba tợ tha (Aññasamāna), mười chín tịnh hảo biến hành (Sobhana-sādhāraṇa), ba giới phần (Virati) và một trí tuệ (Paññā). Đối với thiền (Jhāna) thứ hai, chúng ta phải loại bỏ tầm (Vitakka). Đối với thiền (Jhāna) thứ ba, chúng phải loại bỏ tầm (Vitakka) và tứ (Vicāra). Đối với thiền (Jhāna) thứ tư, chúng ta phải loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti). Và thiền (Jhāna) thứ năm thì cũng giống như vậy. Cho nên, số tâm sở thì giống như trước: 36, 35, 34, 33 và 33.

Chúng ta đã kết thúc phương pháp Saṅgaha. Nó có thể hơi khó nhớ, nhưng nếu các bạn có bảng ghi này thì nó dễ thôi (xem CMA, II, Table 2.4, p.112-113). Nếu các bạn muốn ghi nhớ, các bạn có thể làm như vậy. Và cũng hãy đọc cuốn Cẩm Nang CMA này (xem CMA, II, §§18- 30, p.100-110).

Sự Trộn Lẫn Của Hai Phương Pháp

Có một phương pháp nữa. Phương pháp này không được nhắc đến trong cuốn Cẩm Nang này. Cho nên, nó không được dạy trong đó. Đây là sự trộn lẫn của hai phương pháp Sampayoga và Saṅgaha. Ở đây, nó được nói là giống như dùng ngón tay của các bạn đụng ngón tay của các bạn. Nó rất khó bởi vì nó là sự trộn lẫn của cả hai phương pháp trên. Nói cách khác, chúng ta tìm xem có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên cùng với mỗi tâm sở (Cetasika). Không phải những tâm sở (Cetasika) với tâm (Citta), không phải tâm (Citta) với những tâm sở (Cetasika), mà là tâm sở (Cetasika) với những tâm sở (Cetasika). Để làm được như vậy, chúng ta phải trộn hai phương pháp trên với nhau. Chúng ta trước hết phải tìm xem bao nhiêu tâm (Citta) đi cùng với tâm sở (Cetasika) đó và rồi bao nhiêu tâm sở (Cetasika) đi theo với những tâm (Citta) đó. Do đó, ở đây có hai bước. Nếu các bạn không quen thuộc với hai phương pháp trên, thì phương pháp này rất là khó.

Nhưng mà chúng ta hãy thử một chút. Có bao nhiêu tâm  sở  (Cetasika)  đi  với  xúc  (Phassa)?  Xúc  (Phassa)  là một  tâm  sở  (Cetasika)  và  chúng  ta muốn  biết  có  bao nhiêu  tâm  sở  (Cetasika)  sanh  lên  với  xúc  (Phassa).  Để biết  điều  này,  chúng  ta  phải  biết  xúc  (Phassa)  đi  kèm theo  với bao  nhiêu  tâm  (Citta).  Các  bạn  biết  rằng  xúc (Phassa)  đi  kèm  theo  với  tất  cả  89  tâm  (Citta).  Có  bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên với 89 tâm (Citta)? Tất cả  52  tâm  sở  (Cetasika)  có  thể  sanh  lên  với  89  tâm (Citta).  Cho  nên,  chúng  ta  có  52  tâm  sở  (Cetasika). Nhưng  xúc (Phassa) không  thể  sanh  lên  cùng  với  xúc (Phassa),  cho  nên  các  bạn  phải  loại  bỏ  xúc  (Phassa). Chúng ta có 51 tâm sở (Cetasika) còn lại. Do đó, chúng ta nói tâm sở xúc (Phassa Cetasika) có thể sanh lên với 51 tâm  sở  (Cetasika).  Đây  là  sự  trộn  lẫn  của  hai  phương pháp.  Nó  không  có  khó  như chúng  ta  đã  tưởng.  Xúc (Phassa) sanh lên với 89 tâm (Citta). Đó là phương pháp Sampayoga.  89  tâm  (Citta)  sanh  lên  với  52  tâm  sở (Cetasika). Đó  là  phương  pháp  Saṅgaha.  Cho  nên,  xúc (Phassa) sanh lên với 51 tâm sở (Cetasika), tức là 52 trừ đi chính nó.

Nếu  các  bạn  đã  biết  về  xúc  (Phassa),  thì  các  bạn cũng biết thọ (Vedanā). Có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên với thọ (Vedanā)? 51 tâm sở (Cetasika) sanh lên với thọ (Vedanā): 52 trừ thọ (Vedanā). Đối với tất cả bảy tâm sở biến hành, câu trả lời thì giống nhau.

Chúng ta hãy đi xa một chút nữa. Tầm (Vitakka) sanh lên với bao nhiêu tâm (Citta)? Nó sanh lên với 55 tâm (Citta). Có bao nhiêu tâm sở (Cetasika) sanh lên với 55 tâm (Citta) này? Các bạn phải hình dung ra rằng trong 55  tâm  (Citta)  này,  có  những  tâm  bất  thiện  (Akusala Citta), có những tâm thiện (Kusala Citta), có những tâm thiền (Jhāna Citta) và có những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Cho nên, chỉ bằng cách suy đoán, các bạn có thể nói là có tất cả 52 tâm sở (Cetasika). Và điều đó là đúng. Rồi  các  bạn  loại  bỏ  tầm  (Vitakka)  bởi  vì  tầm  (Vitakka) không  thể  sanh  lên  với  tầm  (Vitakka).  Cho nên,  tầm (Vitakka) sanh lên với 51  tâm sở (Cetasika). Câu trả lời cũng  đúng  cho  tứ  (Vicāra).  Tứ  (Vicāra)  sanh  lên  với  51 tâm sở (Cetasika).

Bây  giờ,  chúng  ta  đến  thắng  giải  (Adhimokkha). Thắng   giải   (Adhimokkha)   sanh   lên   với   50   tâm   sở (Cetasika),  không  phải  51.  Thắng  giải (Adhimokkha)  và hoài  nghi  (Vicikicchā)  không  tương  hợp  với  nhau.  Cho nên, thắng giải (Adhimokkha) chỉ sanh lên với 50 tâm sở (Cetasika).  Các bạn  cũng  có  thể  tìm  ra  điều  này  bằng phương   pháp   Sampayoga   và   phương   pháp   Saṅgaha. Thắng  giải  (Adhimokkha)  không  sanh  lên  với tâm  si (Mohamūla  Citta)  thứ  nhất,  tức  là  tâm  hợp  hoài  nghi (Vicikicchā-sampayutta Citta).

Rồi cần (Vīriya) thì tương tự như xúc (Phassa). Nó sanh  lên  với  51  tâm  sở  (Cetasika).  Cần  (Vīriya)  không sanh  lên  với  ngũ  song  thức (Dvipañcaviññāṇa),  những tâm  tiếp  thâu  (Sampaṭicchana),  những  tâm  quan  sát (Santīraṇa) và tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana). Nó  sanh lên  với  những  tâm  bất  thiện  (Akusala  Citta), những tâm thiện (Kusala Citta), những tâm thiền (Jhāna Citta) và những tâm (Citta) khác nữa. Tất cả 52 tâm sở (Cetasika) sanh lên với những tâm (Citta) này. Cho nên, cần (Vīriya) sanh lên với 51 tâm sở (Cetasika).

Tiếp  theo  chúng  ta  hãy  xem  hỷ  (Pīti).  Hỷ  (Pīti)  có thể sanh lên với thọ ưu (Domanassa) không? Không. Sân (Dosa), tật (Issā), lận (Macchariya) và hối (Kukkucca) chỉ sanh  lên  với  những  tâm  sân  (Dosamūla  Citta).  Chúng không bao giờ có thể sanh lên với hỷ (Pīti). Và rồi hoài nghi  (Vicikicchā)  chỉ sanh  lên  với  tâm  si  (Mohamūla Citta)  thứ nhất  và  tâm  (Citta)  đó  được đi  kèm  theo  bởi thọ xả (Upekkhā). Cho nên, 52 trừ sáu, chúng ta có 46.

Bây giờ, cái cuối cùng, dục (Chanda) không sanh lên với  tâm  hợp  hoài  nghi  (Vicikicchā-sampayutta),  tức  là tâm  si  (Mohamūla  Citta)  thứ  nhất.  Nó cũng  sẽ  không sanh lên với những tâm vô nhân (Ahetuka Citta). Nhưng nó sanh lên với những tâm bất thiện (Akusala Citta) và những tâm thiện (Kusala Citta). Cho nên, nó sanh lên với hầu  hết  tất  cả  những  tâm  sở  (Cetasika)  trừ  hoài  nghi (Vicikicchā).   D0   đó,   nó   sanh   lên   với   50   tâm   sở (Cetasika). Tức là 52 trừ hoài nghi (Vicikicchā) và chính dục (Chanda).

Đây là cách các bạn tìm xem bao nhiêu tâm sở (Cetasika) có thể sanh lên với một tâm sở (Cetasika) nào đó. Nó được gọi là sự trộn lẫn của hai phương pháp. Phương pháp này được đưa ra bởi một vị giảng sư lỗi lạc người Miến Điện, đó là Ngài Mahāvisuddhārama Sayādaw. Ngài đã viết một tài liệu nghiên cứu về Abhidhammatthasaṅgaha và đã giới thiệu phương pháp này. Phương pháp này rất tốt cho những ai muốn làm quen một cách thuần thục với những sự kết hợp của tâm (Citta) và những tâm sở (Cetasika). Hai phương pháp đầu thì tốt. Nếu các bạn có thể quen thuộc với sự trộn lẫn của hai phương pháp, thì các bạn trở thành quen thuộc một cách nhuần nhuyễn với những sự kết hợp của tâm (Citta) và những tâm sở (Cetasika).

Hôm  nay,  chúng  ta  đã  kết  thúc  chương  thứ  hai. Những tâm sở (Cetasika) này rất là thú vị. Trong CMA, đặc  tính,  chức  năng,  chế  độ  biểu  hiện và  nguyên  nhân gần của mỗi tâm sở (Cetasika) được đưa ra. Chúng rất là thú vị. Trong số chúng, nguyên nhân gần là thú vị nhất. Cái  mà  chúng  ta ngày  nay  gọi  là  những  cảm  xúc  thì  có bao gồm trong 52 tâm sở (Cetasika) này: tham (Lobha), sân  (Dosa),  vân  vân.  Các  bạn  phải  ứng  xử  và xử  lý  với những cảm xúc này. Các bạn tìm ra nguyên nhân gây ra chúng và rồi chữa trị những nguyên nhân đó. Kiến thức về những nguyên nhân gần của một vài tâm sở (Cetasika) có thể giúp các bạn trong đời sống hằng ngày và sẽ cho các bạn những kết quả tốt. Cho nên, chúng rất là thú vị. Thậm chí nếu các bạn không thể học hết cả bốn yếu tố, các  bạn  cũng  nên  biết  ít  nhất  hai  yếu  tố:  đặc  tính  và nguyên  nhân  gần.  Nếu  các  bạn  không  thể học  nguyên nhân  gần,  thì  các  bạn  phải  biết  đặc  tính.  Các  bạn  phải hiểu  đặc  tính  của  từng  tâm  sở  (Cetasika)  một  và  tất  cả mọi  tâm  sở (Cetasika).  Xúc (Phassa)  có  đặc  tính  là  xúc chạm  trên  đối  tượng.  Thọ  (Vedanā)  có  đặc  tính  là  trải nghiệm hay tận hưởng đối tượng, và vân vân. Ít nhất hãy cố gắng nhớ đặc tính của những tâm sở (Cetasika) này. Khi các bạn có thể cố gắng thêm một chút nữa, thì hãy học những nguyên nhân gần. Nếu các bạn có thể cố gắng thêm nữa, thì hãy học luôn cả bốn yếu tố.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Hôm nay, các bạn thấy hai vị tu sĩ này. Họ đến từ Taungpulu Monastery. Có hai quý ông mặc đồ trắng ngồi ở cuối phòng. Họ từ Mễ-tây-cơ (Mexico) và đến đây để học Thắng Pháp (Abhidhamma) với tôi. Và tôi đang dạy họ Thắng Pháp (Abhidhamma) thông qua một lớp học cấp tốc. Đầu tiên, tôi đã có kế hoạch là sẽ dạy họ tại chùa, nhưng bây giờ chúng tôi không thể mở lớp học hay hội họp trong chùa nữa. Cho nên, tôi đã để cho họ lựa chọn nơi mà họ có thể mở lớp học, hoặc tại Tathāgata Meditation Center hoặc ở Taungpulu. Họ thích ở Taungpulu hơn. Cho nên, tôi đã ở đó và trở lại đây hôm nay. Hiện tại, họ có khoảng mười người. Các bạn hãy tưởng tượng đi: họ từ Mễ-tây-cơ (Mexico) và thích thú Thắng Pháp (Abhidhamma) và thiền Minh sát (Vipassanā) (Họ đã là những Phật tử rồi). Thật ra, không chỉ thích thú, mà họ đã thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) với những thiền sư từ Thái Lan. Bây giờ, họ muốn học thêm Thắng Pháp (Abhidhamma). Cho nên, bây giờ tôi đang dạy Thắng Pháp (Abhidhamma) cho họ. Vì vậy tôi sẽ quay lại Taungpulu và sẽ trở lại đây tuần tới. Điều tôi muốn nói là Thắng Pháp (Abhidhamma) đang lan truyền rộng rãi. Trước nhất, nó lan truyền giữa các bạn. Hầu hết các bạn ở đây là người Việt Nam. Bây giờ nó đang lan truyền đến phía nam của Hoa Kỳ. Tôi rất vui về điều này. Tôi rất may mắn là tôi có vị tu sĩ này, Venerable U Nandisena, với tôi. Ông ta từ Argentina. Cho nên, ông ta nói cùng ngôn ngữ với họ, tức là tiếng Tây-ban-nha. Và tôi đang dạy với sự giúp đỡ của ông ta bởi vì có vài người trong số họ không hiểu tiếng Anh. Vì vậy, tôi đang dạy họ Thắng Pháp (Abhidhamma) thông qua người thông dịch. Có lẽ họ sẽ vượt qua các bạn vì tôi đang dạy họ một ngày hai buổi, không nghỉ ngày nào kể cả cuối tuần. Hôm nay, tôi đã dạy họ về mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta) và tôi đã cho họ lặp lại từng cái một như con nít vậy. Tôi hy vọng bây giờ các bạn có thể nói lên được những tâm (Citta) đó.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

[Kết Thúc Chương Hai]

 

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app