Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập I

Chương Ba: Cảnh (Ārammaṇa)

Hôm nay, chúng ta sẽ đi đến “Sự Phân Tích theo Đối Tượng (Cảnh)”. Có sáu loại cảnh. Tất cả các bạn đã biết về sáu cảnh này. Thứ nhất là cảnh sắc. Thứ hai là cảnh thinh. Thứ ba là cảnh khí (hay hương). Thứ tư là cảnh vị. Thứ năm là cảnh xúc. Nói cách khác, chúng là sắc, thinh, khí, vị và xúc. Và xúc thì chỉ là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: yếu tố đất, yếu tố lửa và yếu tố gió.

Rồi thì cảnh cuối cùng là cảnh pháp (Dhamma). Có sáu loại cảnh pháp (Dhamma). Thứ nhất là gì? Năm sắc thần kinh – thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ và vân vân – là một loại cảnh pháp (Dhamma). Tiếp theo là mười sáu sắc tế. Rồi thứ ba là những tâm (Citta) và thứ tư là những tâm sở (Cetasika). Thứ năm là Níp-bàn (Nibbāna). Thứ sáu là những khái niệm (Paññatti). Sáu loại cảnh này được gọi chung là cảnh pháp (Dhamma).

Chúng  ta  hãy  nhìn  vào  “Sự  Phân  loại  theo  Môn” trên trang 136 của CMA. Có bao nhiêu tâm (Citta) sanh lên tại nhãn môn? 46 tâm (Citta) có thể sanh lên tại nhãn môn. Tất cả những tâm sanh lên tại nhãn môn lấy cảnh sắc làm đối tượng. Cảnh sắc không chỉ được bắt bởi nhãn thức mà còn được bắt bởi những tâm khác trong lộ trình tâm  đó.  Các  bạn  hãy  hình  dung  lộ  trình  tâm  đó  (xem CMA, IV, Table 4.1, p.155). Chúng ta có hướng ngũ môn, nhãn thức, tâm tiếp thâu, tâm quan sát, tâm đoán định, những     đổng     lực    (Javana)     và     những     na     cảnh (Tadārammaṇa). Tất cả những tâm (Citta) này lấy cảnh sắc làm đối tượng. Chúng ta nhìn thấy bằng nhãn thức, nhưng chúng ta cũng bắt cảnh sắc bằng những tâm khác nữa. Đối tượng của lộ nhãn thức là cảnh sắc. Cảnh sắc đó là hiện tại. Cho nên, nhãn thức lấy cảnh sắc hiện tại làm đối tượng.

Trong lộ nhãn thức, cảnh sắc luôn luôn ở đó miễn là có những sát-na tâm. Tức là, cảnh sắc là hiện tại hay nó sanh lên và hiện hữu khi lộ trình tâm sanh lên.

Tất cả những tâm sanh lên tại nhãn môn lấy cảnh sắc hiện tại làm đối tượng. Tất cả những tâm sanh lên tại nhĩ môn lấy cảnh thinh hiện tại làm đối tượng. Tất cả những tâm sanh lên tại tỷ môn lấy cảnh khí hiện tại làm đối tượng. Tất cả những tâm sanh lên tại thiệt môn lấy cảnh vị hiện tại làm đối tượng. Tất cả những tâm sanh lên tại thân môn lấy cảnh xúc hiện tại làm đối tượng.

Những đối tượng của những tâm (Citta) sanh tại năm môn này thì luôn luôn là hiện tại. Nếu chúng là quá khứ hay tương lai, thì chúng phải được bắt bởi lộ tâm ý môn chứ không phải những lộ ngũ môn này.

Có những tâm sanh lên tại ý môn. Có bao nhiêu tâm tất cả? Có 67 tâm (Citta) có thể sanh lên tại ý môn. Những tâm này bắt tất cả sáu cảnh. Tức là chúng bắt sắc, thinh, khí, vị, xúc và cả cảnh pháp (Dhamma). Như vậy, những tâm này bắt cả sáu cảnh.

Những cảnh này có thể là hiện tại, quá khứ hay vị lai và cũng có thể là độc lập với thời gian. Tiến trình tâm thức tại ý môn hay những tâm sanh lên trong lộ trình ý môn thật ra có thể bắt tất cả các cảnh. Chúng có thể bắt sáu cảnh. Sáu cảnh này có thể thuộc vào ba thời điểm (quá khứ, hiện tại hay vị lai) và chúng cũng có thể không thuộc vào thời gian.

Có bao nhiêu tâm không phụ thuộc vào môn nào cả? Có mười chín: hai tâm quan sát thọ xả (Upekkhā Santīraṇa), tám tâm quả tịnh hảo (Sobhana Vipāka) dục giới, năm tâm quả sắc giới và bốn tâm quả vô sắc giới. Mười chín tâm (Citta) này có bao nhiêu chức năng? Là những tâm (Citta) không phụ thuộc vào môn nào, chúng có ba chức năng: tục sinh, hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti).

Khi những tâm này sanh lên không phụ thuộc vào môn nào, chúng thật sự bắt cả sáu cảnh. Chúng có thể là hiện  tại  hay  quá  khứ. Tương  lai  được xem là  không  có. Chúng  cũng  có  thể  là  khái  niệm.  Khi  xuất  hiện  trước mười chín tâm này, những đối tượng này có thể là nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma-nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta). Nghiệp (Kamma) tức là nghiệp (Kamma) quá khứ. Nghiệp tướng (Kamma-nimitta) có nghĩa là cái gì đó liên quan đến nghiệp (Kamma) đó hay là công cụ hay thiết bị được dùng để thực hiện nghiệp (Kamma) đó. Thú tướng (Gati-nimitta) có nghĩa là dấu hiệu của sinh thú. Tức là những biểu hiện hay dấu hiệu của kiếp sống mà một chúng sanh sẽ tái sanh vào. Ba hiện tượng này theo  chuyên  môn  được  gọi  là  nghiệp  (Kamma),  nghiệp tướng (Kamma-nimitta) và thú tướng (Gati-nimitta). Các bạn có thể tìm thấy những thuật ngữ này trên trang 138 trong  cuốn   CMA.   Nghiệp   (Kamma),   nghiệp   tướng (Kamma-nimitta) và thú tướng (Gati-nimitta) thật ra là sáu cảnh. Nhưng ở đây, đối với mười chín tâm này, thì chúng   được   gọi   là   nghiệp   (Kamma),   nghiệp   tướng (Kamma-nimitta),   thú   tướng   (Gati-nimitta).   Nghiệp tướng (Kamma-nimitta) có nghĩa là những dấu hiệu của nghiệp  (Kamma).  Thú  tướng  (Gati-nimitta)  có  nghĩa  là dấu hiệu của nơi đến. Tức là dấu hiệu hay biểu tượng của cảnh giới mà chúng sanh đang chết gần tái sanh vào. Chúng ta sẽ nghiên cứu lại những hiện tượng này ở cuối chương thứ năm, tức là trong phần cuối của chương thứ năm.

Nghiệp (Kamma) có nghĩa là nghiệp thiện (Kusala) hay bất thiện (Akusala) được thực hiện trong quá khứ. Nghiệp tướng (Kamma-nimitta) hay dấu hiệu của nghiệp (Kamma) có nghĩa là một đối tượng hay một hình ảnh có liên hệ với hành động tốt hay xấu hay một dụng cụ được dùng để thực hiện nghiệp (Kamma) đó mà sẽ quyết định sự tái sanh. Ví dụ, một người sùng đạo có thể thấy hình ảnh của một tu sĩ hay một ngôi chùa. Một bác sĩ có thể thấy hình ảnh của những bệnh nhân. Một người bán thịt có thể nghe tiếng rống của súc vật bị giết hay thấy hình ảnh của con dao dùng để giết thú vật. Những hiện tượng này được gọi là nghiệp tướng (Kamma-nimitta). Thú tướng (Gati-nimitta) có nghĩa là dấu hiệu của cảnh giới mà người gần chết sẽ tái sanh vào. Nếu một người sẽ tái sanh vào thiên giới, thì ông ta có thể thấy những tòa thiên giới hay chư thiên. Nếu một người sẽ tái sanh làm súc sanh, ông ta có thể thấy rừng. Nếu một người sẽ tái sanh vào địa ngục, ông ta có thể thấy lửa địa ngục hay những con chó đang rượt đuổi ông ta và vân vân. Những hiện tượng này được gọi là sanh thú. Một trong ba hiện tượng này – nghiệp, nghiệp tướng hay thú tướng – sẽ xuất hiện trong tâm trí của một người gần chết.

Đối với những tâm không phụ thuộc vào môn này, thì trong cuốn Cẩm Nang CMA nói rằng chúng bắt cả sáu cảnh. Cho nên, chúng ta có sáu loại đối tượng. Theo tình huống, đối tượng sẽ được nhận biết như là cảnh hiện tại hay quá khứ hay như là một khái niệm tại một trong sáu môn trong kiếp sống mới vừa trải qua.

Chúng ta hãy nghiên cứu lộ tâm cận tử. Lộ tâm cận tử diễn tiến như sau: Hữu phần (Bhavaṅga) vừa qua, hữu phần (Bhavaṅga) rúng động, hữu phần (Bhavaṅga) dứt dòng, rồi đến hướng ngũ môn, nhãn thức,  tiếp  thâu, quan sát, đoán định và rồi năm sát-na đổng lực (Javana). Chỉ có năm đổng lực (Javana) vì tại lúc cận tử, chúng sanh đó rất yếu, và do đó, những đổng lực (Javana) chỉ sanh lên có năm lần. Sau khi những đổng lực (Javana) sanh lên, thì những sát-na đăng ký (na cảnh) có thể sanh lên hoặc không sanh lên. Rồi hữu phần (Bhavaṅga) tử (Cuti) xảy ra. Tâm hữu phần (Bhavaṅga Citta) kết thúc đời sống ở đây được gọi là tâm tử (Cuti Citta).

Ngay sau tâm tử, tâm tục sinh sanh lên. Cho nên, không có khoảng cách về thời gian giữa tử của một kiếp sống và tái sinh của một kiếp sống khác. Bất chấp khoảng cách không gian có xa đến như thế nào, vẫn không có khoảng cách về thời gian giữa tâm tử và tâm tục sinh. Một người có thể chết ở đây (Hoa Kỳ) và tái sanh tại Châu Á. Trong trường hợp đó, tâm tái sinh sẽ theo sau tâm tử tức thì.

Tâm tử thật ra là cùng loại với tâm hộ kiếp (Bhavaṅga) và tâm tục sinh. Trong một kiếp sống nào đó, tâm tục sinh, tâm hộ kiếp (Bhavaṅga) và tâm tử là giống nhau, tức là cùng một loại tâm. Ngay theo sau tâm tử là tâm tục sinh. Đối tượng của tâm tục sinh là gì? Tâm tục sinh được cho là bắt cùng cảnh với những đổng lực (Javana) trong lộ cận tử (của kiếp sống trước). Những đổng lực (Javana) này có thể là đổng lực (Javana) ngũ môn hay ý môn. Nhưng bất kỳ chúng là gì, thì tâm tục sinh vẫn bắt cùng cảnh với những đổng lực (Javana) trong lộ cận tử.

Trong cuốn Cẩm Nang có nói như sau:

“… và do theo tình huống, (đối tượng đó) thì thường thường đã được nhận biết tại (một trong) sáu môn trong kiếp sống vừa qua, …” (CMA, III, §17, p.137)

Điều đó có nghĩa giống y như vậy. Tức là đối tượng mà tâm tục sinh bắt chính là đối tượng được bắt bởi những đổng lực (Javana) trong lộ cận tử của chúng sanh đó. Những đối tượng này có thể là hiện tại hay quá khứ hay là một khái niệm.

Có một từ Pāḷi “Yebhuyyena” (CMA, III, §17, p.137) có  nghĩa  là  “do  theo  tình  huống”.  Nghĩa  của  nó  là,  có những  chúng  sanh  được  cho  là  không có  tâm.  Họ  là những chúng sanh vô tưởng. Những chúng sanh này khi là người hay thiên nhân (Deva) đã chứng đắc tầng thiền (Jhāna)  thứ  năm.  Họ phát  triển  một  loại  đặc  biệt  của thiền (Jhāna) thứ năm. Kết quả là họ tái sanh làm chúng sanh  vô  tưởng.  Mặc  dầu  họ  không  có  tâm,  nhưng  một ngày  nào  đó  họ  cũng  phải  chết.  Cho  nên,  sau  khi  chết, tâm tục sinh phải sanh lên. Trong trường hợp này, tâm tục sinh sau kiếp sống làm chúng sanh vô tưởng không thể  bắt  cảnh  của  những  đổng  lực  (Javana)  trong  kiếp sống  ngay  trước,  đơn  giản  bởi  vì  trong  kiếp  sống  làm chúng sanh vô tưởng, chúng sanh đó không có đổng lực (Javana) hay bất cứ hoạt động tinh thần nào cả. Đó là lý do  tại  sao  nó  được  gọi  là  “do  theo  tình  huống”. Trong trường hợp đó, một nghiệp (Kamma) có mãnh lực mạnh trong quá khứ sẽ làm cảnh cho tâm tục sinh. Nếu các bạn không hiểu rõ ở đây,  thì cũng đừng cảm thấy khó chịu. Chúng  ta  sẽ  nghiên  cứu  chúng  lại  trong  phần  cuối  của chương thứ năm. Ở đây hãy ghi chú rằng đối tượng của những tâm không phụ thuộc vào môn nào bao gồm cả sáu cảnh. Tức là cảnh sắc, cảnh thinh và vân vân. Những đối tượng này có thể là quá khứ hay hiện tại và là những đối tượng được bắt bởi những đổng lực (Javana) trong lộ cận tử của kiếp sống trước. Chúng được gọi là nghiệp (Kamma), nghiệp tướng (Kamma-nimitta) hay thú tướng (Gati-nimitta). Một trong những hiện tượng này sẽ trở thành đối tượng của tâm tục sinh. Chúng cũng có thể là những khái niệm.

Bây  giờ  các  bạn  hãy  nhìn  vào  biểu  đồ  (xem  CMA, III, Table 3.5, p.141). Chúng ta sẽ tìm xem tâm nào bắt cảnh  nào.  Có  hai  nhãn  thức.  Một  là quả  của  nghiệp (Kamma)  thiện  và  một  là  quả  của  nghiệp  (Kamma)  bất thiện.  Hai  tâm  này  lấy  cảnh  sắc hiện  tại  làm  cảnh.  Hai nhĩ thức lấy cảnh thinh hiện tại làm cảnh. Hai tỷ thức lấy cảnh  khí  hiện  tại  làm  cảnh.  Hai  thiệt  thức  lấy  cảnh  vị hiện  tại  làm  cảnh.  Hai  thân  thức  lấy  cảnh  xúc hiện  tại làm cảnh. Điều này thì dễ.

Tiếp theo là cái gì? Tiếp theo là ý giới. Từ Pāḷi là Mano-dhātu. Ý giới (Mano-dhātu) là tên dành cho hai tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana) và một tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana). Ba tâm này được gọi chung là ý giới (Mano-dhātu). Sau này, nếu chúng ta muốn nhắc đến chung ba tâm này, chúng ta sẽ dùng từ “Mano- dhātu” hay “ý giới”. Một lần nữa, khi chúng ta nói ý giới, các bạn hãy hiểu là nó bao gồm tâm hướng ngũ môn và hai tâm tiếp thâu. Chúng được gọi là ý giới (Mano- dhātu).

Những tâm ý giới (Mano-dhātu Citta) lấy năm cảnh hiện tại làm đối tượng. Ở đây, khi chúng ta nói là chúng lấy năm cảnh hiện tại, ý chúng ta là chúng bắt một cảnh tại một thời điểm, chứ không phải cả năm đối tượng cùng một lần. Các bạn hãy nhớ tiến trình tâm thức tại nhãn môn. Trong lộ trình nhãn thức, có tâm hướng ngũ môn và tâm tiếp thâu. Tương tự trong lộ trình nhĩ  thức và lộ trình thân thức, tâm hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) và tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana) sanh lên. Chúng không chỉ bắt cảnh sắc hiện tại, không chỉ cảnh thinh hiện tại, mà chúng bắt cả năm cảnh giác quan. Tức là chúng có thể bắt cả năm cảnh, nhưng không phải tất cả tại cùng một lúc. Đối tượng của chúng thuộc vào thời hiện tại. Tức là, chúng bắt những đối tượng hiện tại làm cảnh.

Nhóm  tâm  (Citta)  tiếp  theo  (xem  CMA,  III,  Table 3.5,  p.141)  bao  gồm  ba  tâm  quan  sát  (Santīraṇa),  một tâm tiếu sinh và tám tâm quả dục giới tịnh hảo. Như vậy, có bao nhiêu tâm (Citta) tất cả? Có mười hai tâm. Mười hai tâm này bắt gì làm cảnh? Chúng bắt tất cả 54 tâm dục giới (Kāmāvacara Citta), 52 tâm sở (Cetasika) và 28 sắc pháp (Rūpa) làm cảnh.

Trong số ba tâm quan sát, có hai tâm được đi kèm theo  bởi  thọ  xả  (Upekkhā).  Chúng  có  bao  nhiêu  chức năng?  Chúng   có  năm  chức  năng:   tục sinh,  hộ  kiếp (Bhavaṅga),   tử,   quan   sát   (Santīraṇa)   và   na   cảnh (Tadārammaṇa). Khi chúng làm chức năng đăng ký hay na  cảnh,  chúng  bắt  một vài  đối  tượng.  Tâm  tiếu  sinh cũng bắt một vài  đối tượng khác. Những đối  tượng của chúng luôn luôn là dục giới (Kāmāvacara). Chúng bắt 54 tâm dục giới (Kāmāvacara Citta), 52 tâm sở (Cetasika) và 28 sắc pháp (Rūpa) làm đối tượng.

Chúng ta hãy đi đến nhóm tiếp theo. Có mười hai tâm bất thiện và tám tâm dục giới ly trí. Tám tâm này là bốn  tâm  thiện  dục  giới  tịnh  hảo  ly  trí (Kāmāvacara Sobhana Kusala Ñāṇa-vippayutta Citta) và bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo ly trí (Kāmāvacara Sobhana Kiriya Ñāṇa-vippayutta Citta). Cho nên, chúng ta có 20 tâm. 20 tâm  này  bắt  81  tâm  hiệp  thế  (Lokiya  Citta),  52  tâm  sở (Cetasika),  28  sắc  pháp  (Rūpa)  và  những  khái  niệm (Paññatti)  làm  cảnh.  Những  tâm  bất  thiện  (Akusala Citta)    không   thể    bắt    những    đối   tượng    Siêu    thế (Lokuttara)  làm  cảnh.  Chúng  chỉ bắt những  cảnh  hiệp thế (Lokiya) mà thôi.

Trên trang 141 của CMA có nói:

“Chín trạng thái siêu thế – bốn đạo, bốn quả và Níp- bàn  (Nibbāna)  –  do  sự tinh  khiết  và  sâu sắc cực độ  của chúng, không thể được nắm bắt hay thấu hiểu bởi bất kỳ những  tâm  (citta)  bất  thiện  cũng  như  bởi  những  tâm (citta)  thiện  và  duy  tác ly  trí.”  (CMA,  III,  Guide  to  §18, p.141)

Tức  là  những  tâm  (Citta)  bất  thiện  không  thể  lấy Níp-bàn  (Nibbāna)  và  những  tâm  (Citta)  này  làm  đối tượng  bởi  vì  chúng  quá  thuần  khiết  và cao  siêu.  Cũng vậy,  chúng  không  thể  được  bắt  bởi  những  tâm  (Citta) không  được  đi  kèm  theo  bởi  trí  tuệ.  Để  bắt  những  tâm Siêu  thế (Lokuttara  Citta)  hay  Níp-bàn  (Nibbāna)  làm cảnh, tâm thức (Citta) phải được đi kèm theo bởi trí tuệ, tức là hợp trí. Những tâm ly trí, dù là thiện (Kusala) hay duy tác (Kiriya), thì không thể bắt những đối tượng Siêu thế  làm  cảnh.  Cho  nên,  chúng  chỉ  bắt  những  đối  tượng hiệp thế. Những đối tượng đó là 81 tâm (Citta) hiệp thế, 52 tâm sở (Cetasika), 28 sắc pháp (Rūpa) và những khái niệm.

Những phàm nhân (Puthujjana) và những bậc Hữu học (Sekkha) không thể biết tâm Đạo và tâm Quả của một vị A-la-hán (Arahant) vì bản thân họ chưa chứng đạt được những trạng thái đó. Chúng ta sẽ nghiên cứu điều này sau.

Nhóm tiếp theo là bốn tâm dục giới tịnh hảo hợp trí (Ñāṇa-sampayutta)   và   một   tâm   thông   thiện   (Kusala Abhiññā). “Abhiññā” có nghĩa là thiền (Jhāna) thứ năm. Tâm thông (Abhiññā) được xem là chỉ có một ở đây. Như vậy, có tất cả năm tâm (Citta) trong nhóm này – bốn tâm thiện  dục  giới  tịnh hảo  (Kāmāvacara  Kusala  Sobhana Citta)  được  đi  kèm  theo  bởi  trí  tuệ  (Ñāṇa)  và  một  tâm thông thiện (Kusala Abhiññā). Chúng có thể bắt 87 tâm (Citta) làm cảnh. Tức là tất cả những tâm (Citta) trừ A-la- hán  Đạo  (Arahatta-magga)  và  A-la-hán  Quả  (Arahatta- phala).  Như  vậy,  chúng  bắt  87  tâm (Citta),  52  tâm  sở (Cetasika),  28  sắc  pháp  (Rūpa),  Níp-bàn  (Nibbāna)  và những  khái  niệm  (Paññatti).  Tức  là  chúng  có  thể  bắt được hầu như tất cả những đối tượng. Những đối tượng chúng  không  thể  bắt  là  tâm  A-la-hán  Đạo  (Arahatta- magga   Citta)   và   tâm   A-la-hán   Quả   (Arahatta-phala Citta).

Nếu các bạn nhìn vào những tâm (Citta) trong  nhóm này, các bạn thấy rằng chúng chỉ là những tâm thiện (Kusala Citta). Chúng không sanh lên trong những vị A-la-hán (Arahant). Chúng sanh lên trong những phàm nhân (Puthujjana), Nhập Lưu (Sotāpanna), Nhất Lai (Sakadāgāmī) và Bất Lai (Anāgāmī). Tâm sanh lên trong những phàm nhân (Puthujjana), Nhập Lưu (Sotāpanna), Nhất Lai (Sakadāgāmī) và Bất Lai (Anāgāmī) không thể lấy tâm trí của một vị A-la-hán (Arahant) làm cảnh. Đó là lý do tại sao những tâm A-la-hán Đạo (Arahatta-magga Citta) và tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala Citta) phải được trừ ra. Một phàm nhân (Puthujjana) không thể lấy tâm ý của một vị A-la-hán (Arahant) làm cảnh. Và cũng vậy, vị Nhập Lưu (Sotāpanna), vị Nhất Lai (Sakadāgāmī) và vị Bất Lai (Anāgāmī) không thể lấy tâm trí của vị A-la-hán (Arahant) làm cảnh. Tại sao? Đơn giản vì họ chưa chứng đạt được những tâm (Citta) này. Nếu họ chứng đạt đến những (Citta) này, họ sẽ có thể bắt những tâm (Citta) này làm cảnh. Vì họ chưa chứng đạt chúng, cho nên họ không thể bắt chúng làm cảnh.

Điều đó có nghĩa là một phàm nhân (Puthujjana) không thể lấy tâm Nhập Lưu Đạo (Sotāpatti-magga) hay Nhập Lưu Quả (Sotāpatti-phala) làm đối tượng đơn giản là vì ông ta chưa chứng đắc được những tâm (Citta) đó. Còn vị Nhập Lưu (Sotāpanna) thì sao? Ngài có thể bắt tâm Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmī-magga) và Quả (Phala) làm cảnh không? Không, Ngài không thể bắt những trạng thái cao hơn này làm cảnh. Những bậc Thánh thấp hơn không thể bắt tâm của những bậc Thánh cao hơn. Những bậc Thánh cao hơn có thể bắt tâm của những bậc Thánh thấp hơn.

Ở đây, “bắt lấy làm cảnh” cũng có nghĩa là bắt Đạo (Magga), Quả (Phala), Níp-bàn (Nibbāna), vân vân, ngay lập tức sau lộ trình tâm giác ngộ. Ngay sau khi giác ngộ, có tiến trình tâm được gọi là lộ tâm phản khán sanh lên trong những vị đã chứng đạt sự giác ngộ. Sau lộ trình tâm giác ngộ, những lộ tâm phản khán sanh lên trong những bậc Thánh nhân. Chúng là sự phản khán về Đạo (Magga), sự phản khán về Quả (Phala), sự phản khán về Níp-bàn (Nibbāna), sự phản khán về những phiền não đã được đoạn diệt và sự phản khán về những phiền não vẫn còn dư sót. Cho nên, có thể có năm lộ tâm phản khán sanh lên  ngay  sau  lộ  tâm  giác  ngộ.  Những  tâm  dục giới  tịnh hảo  (Kāmāvacara  Sobhana  Citta)  hợp  trí   (Ñāṇa  hay Paññā) sanh lên trong những lộ tâm này. Cho nên, trong những  lộ trình  tâm,  những  tâm  thiện  dục giới  tịnh  hảo (Kāmāvacara  Sobhana  Kusala  Citta)  hợp  trí  (Ñāṇa) có thể  bắt  chính  Đạo  (Magga)  của  mình  làm  cảnh,  chính Quả (Phala) của mình làm cảnh, Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh và rồi những phiền não làm cảnh. Cho nên, những tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Citta) hợp trí  (Ñāṇa)  có  thể  lấy  tất  cả  87  tâm  (Citta),  52  tâm  sở (Cetasika),  28 sắc  pháp  (Rūpa),  Níp-bàn  (Nibbāna)  và những khái niệm (Paññatti) làm cảnh.

Tâm thông thiện (Kusala Abhiññā): thần thông (Abhiññā) có nghĩa là sự hiểu biết trực tiếp hay sự hiểu biết siêu phàm. Thần thông (Abhiññā) là một tên gọi của thiền (Jhāna) thứ năm. Nếu một người muốn có thần thông (Abhiññā), ông ta phải chứng đắc được tất cả chín tầng thiền (Jhāna). Rồi ông ta phải thực hành nhiều hơn và đạt được những loại thần thông. Trong những loại thần thông, có một loại mà một người có thể biết được tâm thức của người khác.

Đôi lúc, chúng ta nói chúng ta đọc được tâm của người khác. Thật ra, chúng ta không biết tâm của họ. Chúng ta chỉ suy luận từ những điều họ dường như đang suy nghĩ. Nếu các bạn thấy mặt một người nào đó đỏ lên và vân vân, các bạn có thể kết luận rằng ông ta đang giận dữ. Loại hiểu biết đó bằng suy diễn chứ không phải bằng sự nhận thấy trực tiếp.

Nhưng những người có thần thông (Abhiññā) có thể bắt tâm ý hay tâm thức của người khác. Đó là sự khác biệt. Thần thông (Abhiññā) là sự nhìn thấy trực tiếp. Khi chúng ta nói, tôi đọc tâm trí của ông ta, điều đó có nghĩa là chúng ta kết luận thông qua sự suy luận. Nếu một người chứng đạt thần thông (Abhiññā), ông ta có thể bắt tâm của người khác làm cảnh.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ. Nếu một vị Nhất Lai (Sakadāgāmī) chứng đắc thần thông (Abhiññā), Ngài sẽ có thể bắt được những tâm Đạo (Magga Citta) của những vị Nhất Lai (Sakadāgāmī) khác và những vị Nhập Lưu (Sotāpanna). Nhưng những phàm nhân (Puthujjana) như chúng ta không thể làm được điều này. Những phàm nhân (Puthujjana) không thể bắt tâm Đạo (Magga Citta) của một vị Thánh. Khi một người trở thành Nhập Lưu (Sotāpanna) và chứng đạt thần thông (Abhiññā), thì với thần thông (Abhiññā) đó, Ngài có thể bắt tâm Nhập Lưu (Sotāpatti-magga) của những vị khác. Đó là sự khác biệt.

Níp-bàn (Nibbāna) có thể được bắt bởi bốn tâm thiện dục giới tịnh hảo hợp trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-sampayutta Kusala) và tâm thông thiện (Kusala Abhiññā). Những tâm thiện dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kusala Citta) hợp trí (Ñāṇa) có sanh lên trong tâm trí của chúng ta không? Có. Đôi lúc chúng sanh lên và đôi lúc chúng không sanh lên. Rồi chúng ta có thể bắt Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh không? Vì chúng ta chưa chứng đạt Níp-bàn (Nibbāna), cho nên chúng ta không thể lấy Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh. Khi những tâm thiện dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kusala Citta) hợp trí (Ñāṇa) sanh lên trong phàm nhân, chúng không thể lấy Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh. Chỉ có những ai đã chứng đạt sự giác ngộ mới có thể bắt Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh.

Đôi lúc chúng ta có thể ước nguyện rằng: “Nguyện cho con chứng đạt Níp-bàn (Nibbāna)”. Tôi muốn chứng đạt Níp-bàn (Nibbāna), cho nên tôi thực hành những hành động đáng tôn kính. Tôi thực hành thiền với tâm ý hướng đến sự chứng đắc Níp-bàn (Nibbāna). Níp-bàn (Nibbāna) đó không phải là Níp-bàn (Nibbāna) thật. Níp-bàn (Nibbāna) đó thật ra chỉ là một khái niệm. Mọi người nói họ muốn chứng đạt nó. Họ muốn đi đến đó. Nhưng cái Níp-bàn (Nibbāna) mà phàm nhân (Puthujjana) nói đến, hướng đến, nghĩ đến thì không phải là Níp-bàn (Nibbāna) thật.

Paññatti thì dễ. Paññatti là những khái niệm. Những khái niệm (Paññatti) có thể được bắt bởi những tâm này.

Nhóm tiếp theo có những tâm duy tác dục giới tịnh hảo  hợp  trí  (Kāmāvacara  Sobhana  Kiriya  Citta  được  đi kèm  theo  bởi  Ñāṇa).  Có  bao  nhiêu tâm?  Có  bốn  tâm. Nhóm  này  cũng  bao  gồm  tâm  thông  duy  tác  (Abhiññā Kiriya).  Tức  là  tâm  duy  tác  sắc  giới  (Rūpāvacara  Kiriya Citta)  thứ năm  đặc  biệt.  Rồi  nhóm  này  cũng  bao  gồm Voṭṭhabbana,  tức  là  tâm  hướng  ý  môn.  Cho  nên,  nhóm này có tất cả sáu tâm. Chúng bắt tất cả mọi đối tượng làm cảnh, tức là 89 tâm (Citta), 52 tâm sở (Cetasika), 28 sắc pháp  (Rūpa),  Níp-bàn  (Nibbāna)  và  những  khái  niệm (Paññatti).

Hơn nữa, ở đây, không phải mọi tâm duy tác dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Kiriya Citta) hợp trí đều có thể bắt tất cả các đối tượng. Chỉ có tâm duy tác hợp trí (Ñāṇa-sampayutta Kiriya) sanh lên trong những vị Phật mới bắt được tất cả các cảnh. Chỉ có những vị Phật mới có thể biết mọi chuyện. Còn đối với những người còn lại, thì những tâm (Citta) này không thể bắt tất cả các đối tượng làm cảnh.

Tâm thông duy tác (Kiriya Abhiññā) là tâm thông (Abhiññā) sanh lên trong những vị Phật và những vị A- la-hán (Arahant). Những tâm thông duy tác (Kiriya Abhiññā) có thể bắt tất cả những tâm (Citta), những tâm sở (Cetasika), những sắc pháp (Rūpa), Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm (Paññatti). Ở đây, tâm A- la-hán Đạo (Arahatta-magga) và tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala) được bao gồm trong những đối tượng. Ví dụ, một người trở thành một vị A-la-hán (Arahant). Ngay sau lộ tâm giác ngộ, sẽ có những lộ tâm phản khán sanh lên. Khi những lộ phản khán sanh lên, chúng sanh đó đã là một vị A-la-hán (Arahant). Trong trường hợp này, những tâm duy tác (Kiriya Citta) sanh lên chứ không phải những tâm thiện (Kusala Citta). Những tâm duy tác (Kiriya Citta) sanh lên trong lộ tâm phản khán sẽ lấy tâm A-la-hán Đạo (Arahatta-magga) và tâm A-la-hán Quả (Arahatta-phala) làm cảnh. Ở đây, những đối tượng đó không phải là những trường hợp ngoại lệ. Chúng được bắt làm cảnh. Cho nên, có 89 tâm (Citta) và vân vân được bắt bởi sáu tâm này.

Tâm đoán định (Voṭṭhabbana) cũng thuộc vào nhóm này. Điều này hơi lạ bởi vì tâm đoán định (Voṭṭhabbana) không được đi kèm theo bởi trí tuệ (Ñāṇa). Tâm đoán định (Voṭṭhabbana) thuộc vào nhóm vô nhân (Ahetuka). Nhưng ở đây lại nói là nó có thể bắt tất cả các đối tượng. Tức là nó có thể bắt Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh. Điều này rất là lạ. Điều này có đúng không?  Bởi  vì  nó  được  đề  cập  trong  tài  liệu  này  (xem CMA, III, §18-19, p.140-143), cho nên điều này là đúng. Các   bạn   đừng   bị   lừa   bởi   cái   tên   tâm   đoán   định (Voṭṭhabbana).  Tâm  đoán  định  (Voṭṭhabbana)  là  tâm hướng  ý  môn (Manodvārāvajjana).  Tâm  hướng  ý  môn (Manodvārāvajjana) sanh lên tại ý môn khi nó thực hiện chức  năng  hướng  tâm.  Khi  nó  hoạt  động  như  là đoán định, thì nó sanh lên tại năm môn còn lại. Ở đây, nó sanh lên tại ý môn. Khi nó sanh lên tại ý môn hay trong lộ ý môn,  thì  nó  là  hướng  tâm.  Nó  có thể  đi  trước  tâm  tuệ toàn giác của Đức Phật. Ví dụ, Đức Phật muốn biết một điều gì đó. Đức Phật có thể biết mọi việc. Khi những vị Phật  biết  một  điều gì  đó,  lộ  tâm  ý  môn  này  sanh  lên. Trong  lộ  ý  môn  này,  tâm  (Citta)  năng  động  đầu  tiên  là tâm  hướng  ý  môn.  Vì  mọi  tâm  trong  một  lộ  trình tâm phải  bắt  cùng  một  cảnh,  cho  nên  tâm  hướng  ý  môn (Manodvārāvajjana) có thể bắt cùng đối tượng như tâm trí tuệ toàn giác.

Mặc dầu tâm hướng ý môn được nhắc đến ở đây, nhưng chúng ta phải hiểu rằng không phải mọi tâm (Citta) hướng ý môn đều có thể bắt tất cả những đối tượng. Chỉ có tâm hướng ý môn đi trước trong lộ trình tâm toàn giác mới có thể bắt tất cả mọi đối tượng.

Những tâm khác thì dễ thôi. Tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ hai và thứ tư là gì? Chúng ta đang nói đến cả hai tâm thiện (Kusala), hai tâm quả (Vipāka) và hai tâm duy tác (Kiriya). Thuật ngữ Pāḷi của tâm (Citta) thứ hai là gì? Viññāṇañcāyatana là tên của tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ hai. Chúng ta gọi là tâm vô biên xứ. Tên của tâm thứ tư là gì? Nevasaññānāsaññāyatana (tức là phi tưởng phi phi tưởng xứ) là tên của tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ tư. Những tâm (Citta) này bắt những đối tượng Đáo đại (Mahaggata) làm cảnh. Những đối tượng Đáo Đại (Mahaggata) ở đây có nghĩa chỉ là tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất và tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ ba.

Các bạn hãy nhớ lại từ chương thứ nhất là chúng ta có bốn tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta). Tâm thứ nhất lấy không gian vô tận làm cảnh. Tâm thứ hai lấy tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất làm cảnh. Tâm thứ ba lấy sự vắng mặt của tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất làm cảnh. Tâm thứ tư lấy tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ ba làm cảnh. Các bạn hãy nhớ lại điều đó. Một lần nữa, đối tượng của tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất là gì? Đối tượng của nó là không gian vô tận. Đối tượng của tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ hai là gì? Đối tượng của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ hai là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất. Đối tượng của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ ba là sự vắng mặt của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất. Và đối tượng của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ tư là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ ba. Cho nên, đối tượng của tâm thứ hai và thứ tư là tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất và thứ ba tương ứng.

Tất  cả  những  tâm  sắc  giới  (Rūpāvacara)  và  vô  sắc (Arūpāvacara)  được  gọi  là  Mahaggata,  tức  là  Đáo  đại. Nhưng ở đây, Đáo đại (Mahaggata) trong ngữ cảnh này không có nghĩa là tất cả những tâm Đáo đại (Mahaggata Citta). Có bao nhiêu tâm Đáo đại (Mahaggata Citta)? Có 27 tâm Đáo đại (Mahaggata Citta): mười lăm tâm sắc giới (Rūpāvacara Citta) và mười hai tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta). Ở đây, Mahaggata hay Đáo Đại chỉ có nghĩa là thứ nhất  và  thứ  ba,  tức là ba tâm  vô  sắc (Arūpāvacara)  thứ nhất và ba tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ ba. Như vậy, ở đây chỉ có sáu tâm.

Những chương này có liên quan tương hỗ với nhau. Chương thứ nhất giúp các bạn hiểu bài ở đây. Các bạn phải hiểu là một vài tâm (Citta) và đối tượng được nhắc đến ở đây có tham chiếu đến những lộ trình tâm thức và cũng có tham chiếu đến những tâm tục sinh và vân vân. Tất cả những chương này kết nối với nhau.

Nhóm    tiếp    theo   là    mười    lăm    tâm    sắc   giới (Rūpāvacara) và sáu tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất và  thứ  ba.  21  tâm  (Citta)  này  lấy  những  khái  niệm (Paññatti)  làm  đối  tượng.  Tức  là  những  tâm  sắc  giới (Rūpāvacara  Citta)  và  những  tâm  vô  sắc  (Arūpāvacara Citta) thứ nhất và thứ ba lấy những khái niệm làm cảnh.

Những  khái  niệm  là  gì?  Các bạn  hãy  lật  đến  trang 142 trong cuốn CMA. Những đề mục thiền là những khái niệm: mười Kasiṇa (tức là những ấn tướng Kasiṇa, vốn là những khái niệm), sự bất mỹ (tức là sự ghê tởm của xác thân được nhìn nhận thông qua mười giai đoạn biến hoại của xác chết), những bộ phận của cơ thể (tức là tóc, lông, móng, răng, da và vân vân. Có ba mươi hai bộ phận hay thể trược), hơi thở và rồi tất cả chúng sanh (chúng sanh là đối tượng của lòng từ (Mettā), lòng bi mẫn (Karuṇā), lòng tùy hỷ (Muditā) và tâm xả (Upekkhā), và rồi không gian vô tận (đây cũng là một khái niệm), và sự vắng mặt hay trống không của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất (đây cũng là một khái niệm). Như vậy, có tất cả là 28 khái niệm  –  mười khái  niệm  Kasiṇa,  mười  khái  niệm  của  sự bất  mỹ,  một  khái  niệm  về  thân  xác,  một  khái  niệm  hơi thở,  bốn  khái  niệm  cho  bốn  nhóm  chúng sanh  –  mỗi nhóm  chúng  sanh  cho  mỗi  lòng  từ  (Mettā),  bi  mẫn (Karuṇā), tùy hỷ (Muditā) và xả (Upekkhā), và rồi không gian vô tận và sự trống vắng của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất.

Ba  tâm  thiền  (Jhāna  Citta)  thứ  nhất  lấy  25  khái niệm  làm  đối  tượng.  Đó  là  mười  Kasiṇa,  mười  bất  mỹ, một  thân  xác,  một  hơi  thở,  những chúng  sanh  của  từ (Mettā), bi (Karuṇā) và hỷ (Muditā). Do đó, chúng ta có 25 đối tượng.

Những đối tượng của thiền (Jhāna) thứ hai thì chỉ là mười bốn khái niệm. Chúng là mười Kasiṇa, hơi thở và ba nhóm chúng sanh.

Những khái niệm bất mỹ và những khái niệm về xác thân   được   xem   là   thô,   cho   nên   tâm   thức   cần   tầm (Vitakka)  để  giữ  nó  trên  đối  tượng. Khi  dòng  chảy  quá mạnh, các bạn cần một cây chống để giữ chiếc tàu được vững  vàng.  Cũng  theo  cách  đó,  những  đối  tượng  này  là thô. Sự bất mỹ của xác thân là những đề mục mà hành giả nhìn vào một xác chết đang làm mủ hay một xác chết đang ướm máu ra. Chúng thô thiển đến nỗi các bạn phải cần tầm (Vitakka) để giữ tâm ý của các bạn trên những đối   tượng   này.   Cho   nên,   những   tâm   không   có   tầm (Vitakka)  không  thể  bắt  chúng làm  đối  tượng.  Thiền (Jhāna) thứ hai không thể lấy những khái niệm bất mỹ và khái niệm thân xác làm đối tượng. 25 trừ mười một cho chúng ta mười bốn khái niệm.

Ba tâm thiền (Jhāna Citta) thứ ba có thể bắt mười bốn khái niệm này. Ba tâm thiền (Jhāna Citta) thứ tư cũng có thể bắt mười bốn khái niệm này.

Những tâm thiền (Jhāna Citta) thứ năm chỉ có thể bắt mười hai khái niệm. Chúng là mười khái niệm Kasiṇa, hơi thở và chúng sanh được tràn ngập với tâm xả (trong Tứ Vô Lượng Tâm).

Thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất chỉ lấy không gian vô tận làm đối tượng. Thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ ba chỉ lấy sự vắng mặt của tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất làm đối tượng. Mỗi tâm trong hai tâm này chỉ bắt một cảnh.

Ví dụ, khi chúng ta nói rằng có 25 khái niệm, chúng ta phải hiểu một cách chi tiết. Có tất cả là 28 khái niệm và những khái niệm khác nhau được bắt bởi những tâm thiền  (Jhāna)  khác nhau.  Những  tâm  chỉ  lấy  khái  niệm (Paññatti) làm đối tượng thì có 21 – tức là mười lăm tâm sắc   giới   (Rūpāvacara  Citta)   và   những   tâm   vô   sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất và thứ ba.

Bây giờ chúng ta đi đến nhóm cuối cùng, tức là tám hay 40 tâm Siêu thế (Lokuttara Citta). Chúng lấy Níp- bàn (Nibbāna) làm cảnh. Những tâm Siêu thế lấy Níp- bàn (Nibbāna) làm cảnh.

Chúng ta phải cố gắng làm quen với những loại tâm khác nhau bắt những cảnh khác nhau. Chúng ta phải ôn lại nhiều lần. Điều này không dễ chút nào.

Trước hết, chúng ta chia những đối tượng thành bốn loại. Có nhiều thứ khác nữa, nhưng rồi nó sẽ trở nên rất phức tạp. Có những đối tượng dục giới (Kāmāvacara), những đối tượng sắc giới (Rūpāvacara), những đối tượng vô sắc (Arūpāvacara) và những đối tượng Siêu thế (Lokuttara), và chúng ta có thể cộng thêm một loại nữa, tức là những khái niệm. Bây giờ thì chúng ta hãy xem là có năm loại: dục giới (Kāmāvacara), sắc giới (Rūpāvacara), vô sắc (Arūpāvacara), Siêu thế (Lokuttara) và khái niệm. Những đối tượng sắc giới (Rūpāvacara) và vô sắc (Arūpāvacara) được gọi là Đáo đại (Mahaggata). Cho nên, chúng ta có những đối tượng dục giới (Kāmāvacara), những đối tượng Đáo đại (Mahaggata), những đối tượng Siêu thế (Lokuttara) và những khái niệm.

Nếu các bạn nhìn vào Table 3.5 trên trang 141 của cuốn  CMA,  thì  nhãn  thức  (Cakkhu-viññāṇa)  bắt  cái  gì làm cảnh? Nó bắt đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh. Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh.

Những   đối   tượng   dục  giới   (Kāmāvacara)   là   gì? Chúng là 54 tâm dục giới (Kāmāvacara Citta), 52 tâm sở (Cetasika)  và  28  sắc  pháp  (Rūpa). Chúng  được  gọi  là những đối tượng dục giới (Kāmāvacara).

Những đối tượng Đáo đại (Mahaggata) là gì? Ở đây trong ngữ cảnh này, chúng là tâm thiền vô sắc (Arūpāvacana Jhāna) thứ nhất và tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ ba. Ở đây, chúng được gọi là Đáo đại (Mahaggata).

Đối tượng Siêu thế (Lokuttara) có nghĩa là Níp-bàn (Nibbāna). Thật ra, những tâm Siêu thế (Lokuttara Citta) cũng  được  bao  gồm  trong  những  đối tượng  Siêu  thế (Lokuttara). Và rồi chúng ta có 28 khái niệm.

Chúng ta hãy xem lại ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa). Nhãn thức lấy đối tượng gì làm cảnh? Nó lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm  cảnh  vì  đối  tượng  của  nó  (tức  là  cảnh  sắc)  là  một trong  28  sắc  pháp  (Rūpa).  Tương  tự,  nhĩ  thức,  tỷ  thức, thiệt thức và thân thức cũng lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh.

Ý giới (Mano-dhātu) lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh.

Có mười hai tâm (ba quan sát (Santīraṇa), tâm tiếu sinh (Hasituppāda), và tám tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka)) cũng lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh.

Có một nhóm gồm hai mươi tâm (mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta), bốn tâm thiện dục giới tịnh hảo ly trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-vippayutta Kusala Citta), và bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo ly trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-vippayutta Kiriya Citta)) lấy dục giới (Kāmāvacara), Đáo đại (Mahaggata) và những khái niệm làm đối tượng.

Rồi nhóm tiếp theo có năm tâm (bốn tâm thiện dục giới tịnh hảo hợp trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa- sampayutta Kusala Citta) và một tâm thông thiện sắc giới (Rūpāvacara Kusala Abhiññā Citta)) lấy dục giới (Kāmāvacara), Đáo đại (Mahaggata), Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm (Paññatti) làm cảnh.

Và sáu tâm (bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo hợp trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-sampayutta Kiriya Citta), một tâm thông duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya Abhiññā) và tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana)) bắt tất cả các đối tượng. Tất cả có nghĩa là tất cả những tâm (Citta), tất cả những tâm sở (Cetasika), tất cả những sắc pháp (Rūpa), Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm.

Sáu tâm tiếp theo (ba tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna Citta) thứ hai và ba tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna Citta) thứ tư) chỉ lấy Đáo đại (Mahaggata) làm đối tượng.

Hai mươi mốt tâm (mười lăm tâm thiền sắc giới (Rūpāvacara Jhāna Citta), ba tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna Citta) thứ nhất và ba tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna Citta) thứ ba) bắt những khái niệm.

Tám tâm Siêu thế (Lokuttara) lấy Níp-bàn (Nibbāna) làm đối tượng.

Bây giờ các bạn đã quen thuộc với điều này chưa? Những   tâm   nào   chỉ   lấy   những   đối   tượng   dục   giới (Kāmāvacara) làm cảnh? Chúng phải chỉ bắt những đối tượng dục giới (Kāmāvacara). Có bao nhiêu tâm? Có tất cả là 25 tâm (ngũ song thức (Dvipañcaviññāṇa), ba ý giới (Mano-dhātu),  ba  quan sát  (Santīraṇa),  một  tiếu  sinh (Hasituppāda)   và   tám   tâm   quả   dục   giới   tịnh   hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka Citta)). 25 tâm này chỉ lấy những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh – tức là chúng không bắt bất kỳ đối tượng Đáo đại (Mahaggata), Siêu thế (Lokuttara) hay khái niệm nào (xem CMA, III, Table 3.5, p.141).

Những tâm nào chỉ bắt những đối tượng Đáo đại (Mahaggata) làm cảnh? Chúng bao gồm sáu tâm: ba tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ hai và ba tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ tư.

Những tâm nào chỉ lấy khái niệm làm cảnh? Chúng bao  gồm  21  tâm:  mười  lăm  tâm  sắc  giới  (Rūpāvacara Citta), ba tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất và ba tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ ba.

Những tâm nào chỉ lấy Níp-bàn (Nibbāna) làm cảnh? Chúng là tám hay 40 tâm Siêu thế (Lokuttara Citta).

Những  tâm  nào  bắt  cảnh  dục  giới  (Kāmāvacara) cũng như những đối tượng khác? Trong những tâm hiệp thế   (Lokiya   Citta),   có   những   đối  tượng   dục   giới (Kāmāvacara)  không?  Có.  Trong  những  tâm  hiệp  thế (Lokiya  Citta),  có  54  tâm  dục  giới  (Kāmāvacara  Citta). Trong nhóm của 20 tâm, có 81 tâm (Citta) hiệp thế làm đối   tượng   và   vân   vân.   Những   đối   tượng   dục   giới (Kāmāvacara)  được  bao  gồm  ở  trong  đó.  Trong  87 tâm (Citta), có những đối tượng dục giới (Kāmāvacara) được bao gồm ở trong đó. Trong những Đáo đại (Mahaggata), không  có  đối  tượng  dục  giới (Kāmāvacara)  nào.  Trong những khái niệm (Paññatti), không có đối tượng dục giới (Kāmāvacara)  nào.  Trong  Níp-bàn  (Nibbāna),  không  có đối tượng dục giới (Kāmāvacara) nào. Những tâm lấy đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh là 20 (tức là mười hai  tâm  tham  (Akusala  Citta),  bốn  tâm  thiện dục  giới tịnh  hảo  ly  trí  (Kāmāvacara  Sobhana  Ñāṇa-vippayutta Kusala  Citta),  bốn  tâm  duy  tác  dục  giới  tịnh  hảo  ly  trí (Kāmāvacara  Sobhana Ñāṇa-vippayutta  Kiriya  Citta)), cộng  năm  (bốn  tâm  thiện  dục  giới  tịnh  hảo  hợp  trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-sampayutta Kusala Citta) và một  tâm   thông   thiện   sắc   giới   (Rūpāvacara   Kusala Abhiññā Citta)), cộng sáu (bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo   hợp   trí   (Kāmāvacara   Sobhana  Ñāṇa-sampayutta Kiriya    Citta),    một    tâm    thông    duy    tác    sắc    giới (Rūpāvacara Kiriya Abhiññā Citta) và một tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana  Citta)).  311    tâm  này  lấy  đối tượng  dục  giới  (Kāmāvacara)  và  những  thứ  khác  làm cảnh. 25 tâm kia chỉ lấy đối tượng dục giới (Kāmāvacara) làm cảnh.

Những   tâm   nào   chỉ   lấy   đối   tượng   Đáo   đại (Mahaggata) làm cảnh? Có sáu tâm (Citta) (ba tâm vô sắc (Arūpāvacara    Citta)    thứ    hai    và    ba   tâm    vô    sắc (Arūpāvacara Citta) thứ tư) chỉ lấy Đáo đại (Mahaggata) làm cảnh. Những tâm nào bắt cả Đáo đại (Mahaggata) và những đối tượng khác? Đối với nhóm 20 tâm, có những tâm  (Citta)  hiệp  thế  trong  đó.  Cho  nên,  có  Đáo  đại (Mahaggata) ở đó. Trong số 87 tâm (Citta), có những tâm Đáo  ại (Mahaggata  Citta).  Trong  số 89 tâm  (Citta),  có những tâm Đáo đại (Mahaggata Citta). Cho nên, những tâm bắt cả Đáo đại (Mahaggata) và những đối tượng khác là 20 (mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta), bốn tâm thiện  dục  giới  tịnh  hảo  ly  trí  (Kāmāvacara  Sobhana Ñāṇa-vippayutta Kusala Citta), bốn tâm duy tác dục giới tịnh  hảo  ly  trí  (Kāmāvacara  Sobhana  Ñāṇa-vippayutta Kiriya Citta)), cộng năm (bốn tâm thiện dục giới tịnh hảo hợp  trí (Kāmāvacara  Sobhana  Ñāṇa-sampayutta  Kusala Citta)  và  một  tâm  thông  thiện  sắc  giới  (Rūpāvacara Kusala  Abhiññā Citta)),  cộng  sáu (bốn  tâm duy  tác dục giới   tịnh   hảo   hợp   trí   (Kāmāvacara   Sobhana   Ñāṇa- sampayutta Kiriya Citta), một tâm thông duy tác sắc giới (Rūpāvacara Kiriya Abhiññā Citta) và một tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana Citta)).

Những tâm nào bắt cả Níp-bàn (Nibbāna) và những đối tượng khác làm cảnh? Đó là năm (bốn tâm thiện tịnh hảo (Sobhana Kusala Citta) có trí tuệ (Paññā) và tâm thông thiện (Kusala Abhiññā)) và sáu (bốn tâm duy tác tịnh hảo (Sobhana Kiriya Citta) có trí tuệ (Paññā), tâm thông duy tác (Kiriya Abhiññā) và tâm đoán định (Voṭṭhabbana)), cho nên tổng số là mười một tâm.

Những tâm nào chỉ bắt những khái niệm (Paññatti) làm  cảnh?  Có  21  tâm  (Citta)  chỉ  bắt  những  khái  niệm (Paññatti) làm cảnh. Những tâm nào bắt cả những khái niệm  (Paññatti)  và  những  đối  tượng  khác  làm  cảnh? Chúng là 20 (mười hai tâm bất thiện (Akusala Citta), bốn tâm  thiện  dục  giới  ly  trí (Kāmāvacara  Kusala  Ñāṇa- vippayutta Citta), bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo ly trí (Kāmāvacara  Sobhana  Kiriya  Ñāṇa-vippayutta  Citta)), cộng  năm (bốn  tâm  thiện  dục  giới  tịnh  hảo  hợp  trí (Kāmāvacara Sobhana Ñāṇa-sampayutta Kusala Citta) và một   tâm   thông   thiện   sắc   giới   (Rūpāvacara  Kusala Abhiññā Citta)), cộng sáu (bốn tâm duy tác dục giới tịnh hảo   hợp   trí   (Kāmāvacara   Sobhana   Ñāṇa-sampayutta Kiriya    Citta),    một    tâm  thông    duy    tác    sắc    giới (Rūpāvacara Kiriya Abhiññā Citta) và một tâm hướng ý môn (Manodvārāvajjana Citta)).

Điều này hơi khó hiểu và dễ nhầm lẫn. Còn nhiều nữa, nhưng tôi sẽ không làm các bạn cảm thấy khó hiểu. Tôi nghĩ các bạn nên tự mình quen thuộc với Table 3.5 và Table 3.6 trên trang 141 và trang 142 trong tài liệu CMA này.  Các  bạn  phải  có  khả  năng  tìm  ra  những  điều  này thông qua việc nhìn vào những bảng nêu này.

Tâm (Citta) thì không bao giờ là không có cảnh. Bản chất của tâm (Citta), đặc tính của tâm (Citta) là nhận thức đối tượng. Tâm phải có đối tượng. Bất cứ khi nào tâm (Citta) sanh lên, thì nó phải có đối tượng. Trong phần này, chúng ta đã hiểu tâm nào bắt cảnh nào. Chúng được định nghĩa rất rõ ràng ở đây.

Ví dụ, nhãn thức chỉ bắt cảnh sắc hiện tại. Nhĩ thức chỉ bắt cảnh thinh hiện tại và vân vân. Đối với những tâm sanh lên trong lộ tâm ngũ môn, thì không có gì khó bởi vì chúng chỉ bắt năm đối tượng hiện tại làm cảnh.

Đối với những tâm sanh lên tại ý môn, thì có rất nhiều đối tượng. Nó rất rộng và phức tạp. Chúng ta sẽ chỉ ghi chú ở đây rằng, những đối tượng của những tâm sanh lên tại ý môn là tất cả mọi thứ. Chúng có thể thuộc vào sáu đối tượng. Chúng có thể thuộc vào ba thời. Và chúng cũng có thể không thuộc vào thời điểm nào cả.

Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm (Paññatti) được xem là độc lập với thời gian. Níp-bàn (Nibbāna) thì không phải là hiện tại, không phải là quá khứ, không phải là tương lai. Khái niệm thì không phải là hiện tại, không phải là quá khứ, không phải là tương lai. Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm (Paññatti) được xem là vượt thời gian, có nghĩa là chúng tự tại ngoài thời gian. Chúng ta không thể gán định bất kỳ thời gian nào cho chúng.

Tại sao như vậy? Níp-bàn (Nibbāna) vượt ngoài thời gian vì bản chất nội tại của nó là không có sanh lên, không có diễn tiến và không có hủy diệt. Níp-bàn (Nibbāna) không có sự khởi sanh. Đó là lý do tại sao Níp- bàn (Nibbāna) không có sự biến mất. Đó là lý do tại sao Níp-bàn (Nibbāna) được gọi là vượt thời gian. Chúng ta không thể nói Níp-bàn (Nibbāna) sanh lên khi nào. Nếu chúng ta nói Níp-bàn (Nibbāna) sanh lên hay Níp-bàn (Nibbāna) tồn tại, thì chúng ta ngụ ý rằng Nibbāna là vô thường, bởi vì ở đâu có sự khởi sanh thì ở đó phải có sự hủy diệt. Đó là quy luật của tự nhiên. Níp-bàn (Nibbāna) là Kālavimutta, tức là độc lập với thời gian, bởi vì nó không có sự sanh khởi, không có sự diễn tiến hay thay đổi và không có sự hủy diệt.

Những khái niệm là vượt thời gian bởi vì chúng không có bản chất nội tại của chính chúng. Chúng ta gọi một người là người đàn ông. Cái mà chúng ta gọi là “người đàn ông” chỉ là một khái niệm. Nó không phải sự thật chân đế. Khái niệm đó không có bản chất nội tại bởi vì nếu chúng ta phân tích một chúng sanh, nếu chúng ta phân tích một con người, chúng ta sẽ nhận  được ngũ uẩn. Khi chúng ta chia nhỏ con người đó thành những phần tử nhỏ nhất, thì chúng ta có những sắc pháp, những tâm (Citta) và những tâm sở (Cetasika). Cái mà chúng ta gọi là “người đàn ông” hay “người đàn bà” chỉ là một sự chế định để tiện bề giao tiếp. Những khái niệm không có bản chất nội tại của riêng chúng.

Chúng ta không thể nói một khái niệm sanh lên tại lúc này và rồi biến mất tại lúc khác. Vì  chúng ta không thể nói về những khái niệm như vậy, cho nên chúng được xem  là  vượt  thời  gian.  Khái  niệm  có  thể  bị  con  người quên đi. Nhưng điều đó không có nghĩa là  nó biến mất một cách hoàn toàn. Nó sẽ lại xuất hiện trong một thời điểm khác. Cái tên “Sumedha” là tên của một đạo sĩ đã khao  khát  phẩm  vị  Phật  Toàn  Giác.  Ngài  đã  khao  khát trở thành  Phật  cách  đây  bốn  A-tăng-kỳ  và  100.000  đại kiếp trái đất. Đơn giản, chúng ta có thể nói là cách đây hàng  tỉ  năm.  Rồi  trong  khoảng  thời gian giữa  sự  khao khát trở thành Phật và sự ra đời của Siddhattha Gotama, cái tên “Sumedha” đã bị lãng quên. Không ai còn biết về Ngài. Rồi thì Đức Phật Gotama xuất hiện. Đức Phật Gotama đã dạy cho chúng ta rằng có một đạo sĩ được gọi là Sumedha sống cách đây rất nhiều đại kiếp trái đất. Và như vậy, Đức Phật Gotama đã làm sống lại cái khái niệm (Paññatti) đó. Thật ra, cái khái niệm (Paññatti) đó không có tồn tại, cho nên chúng ta không thể nói cái khái niệm (Paññatti) đó đã biến mất hoàn toàn. Nó không có bản chất nội tại, không có bản chất của riêng nó, không có đặc tính của riêng nó. Cho nên, những khái niệm được gọi là vượt thời gian.

Níp-bàn (Nibbāna) và những khái niệm được gọi là vượt thời gian. Tâm (Citta), những tâm sở (Cetasika) và những sắc pháp (Rūpa) phụ thuộc vào thời gian. Cho nên, chúng có thể là quá khứ, hay hiện tại, hay tương lai. Còn những Đáo đại (Mahaggata) thì sao? Tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ hai và thứ tư bắt Đáo đại (Mahaggata) làm cảnh. Đáo đại (Mahaggata) ở đây có nghĩa là tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất và thứ ba. Chúng ta hãy lấy một ví dụ. Tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ hai lấy tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất làm cảnh. Tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất được bắt đó là gì? Nó là hiện tại phải không? Nó là quá khứ phải không? Hay nó là tương lai? Nó là quá khứ. Chỉ sau khi các bạn chứng đạt được tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ nhất, các bạn mới có thể chứng đạt được tâm vô sắc (Arūpāvacara Citta) thứ hai. Sau khi chứng đạt thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất, các bạn cố gắng chứng đạt thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ hai. Khi các bạn thực hành thiền, các bạn lấy thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất làm cảnh. Tại thời điểm đó, thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ nhất đã là quá khứ. Cho nên, đối tượng của thiền vô sắc (Arūpāvacara Jhāna) thứ hai và thứ tư là quá khứ, chứ không phải hiện tại và không phải tương lai.

Những tâm (Citta), những tâm sở (Cetasika) và những sắc pháp (Rūpa) thì thuộc vào quá khứ, hiện tại và vị lai. Những tâm (Citta) và những tâm sở (Cetasika) có thể bắt đối tượng hiện tại làm cảnh, đối tượng quá khứ làm cảnh và đối tượng tương lai làm cảnh. Còn đối với Níp-bàn (Nibbāna), chúng ta không thể nói nó  là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Nó vượt ngoài khung thời gian.

Các bạn hãy đọc tài liệu CMA này. Nếu có gì các bạn không hiểu rõ, thì hãy đợi cho đến khi các bạn đọc chương thứ năm.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Học viên: Đối tượng của tâm không phụ thuộc vào môn thì giống nhau cho các chức năng tục sinh (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti). Như vậy, tâm tục sinh (Paṭisandhi) của kiếp sống tiếp theo bắt cùng đối tượng với tâm trước…

Sayādaw: Không. Tâm tục sinh (Paṭisandhi Citta) trong đời sống mới không bắt cùng đối tượng. Các bạn cần phải hiểu lộ tâm tử.

Học  viên:  Trên  trang  138  của  CMA  nói  rằng:  “Đối tượng của tâm không phụ thuộc vào môn trong một kiếp sống  nào  đó  thì  thường  là  giống  với đối  tượng  của  lộ trình tâm thức trong kiếp sống ngay kế trước.”

Sayādaw: Đúng vậy.

Học viên: Điều đó nghe có vẻ là giống nhau.

Sayādaw: Không, không. Các bạn lần lẫn tâm tử (Cuti) với những đổng lực (Javana). Ngay phía trước tâm tử (Cuti) có những đổng lực (Javana). Các bạn phải thấy lộ tâm đó. Chẳng hạn như sau, chúng ta có hướng ngũ môn, nhãn thức, tiếp thâu, quan sát, đoán định,  năm đổng lực (Javana) và rồi có thể có hay không có những na cảnh (Tadārammaṇa), và rồi là tâm tử (Cuti). Tâm tử (Cuti) này bắt cảnh mà được bắt bởi tâm tục sinh trong kiếp sống đó. Tâm tục sinh của đời sống tiếp theo bắt cảnh mà được bắt bởi những đổng lực (Javana), chứ không phải cảnh của tâm tử (Cuti). Cho nên, chúng khác nhau. Đúng không?

Học viên: Tôi tin lời Ngài vậy.

Sayādaw:  Hãy  nhìn  vào  trang  225  của  cuốn  CMA (CMA, V, Table 5.6, p.225). Các bạn thấy đời sống cũ kết thúc với cái chết. Ngay sau đó là tục sinh. Từ đây bắt đầu một đời sống mới. Cho nên, đời sống cũ là số một và đời sống  mới  là  số  hai.  Cảnh  của  tâm  tục  sinh  là  cảnh  của những đổng lực (Javana) ngay phía trước nó. Cảnh  của tâm tử là giống như vậy – các bạn có thấy cảnh cũ ở phía trên  tâm  tử  và  rồi  cảnh  cũ  ở  bên  trái  không?  Cho nên, cảnh của tâm tử là cùng với tâm tục sinh (Paṭisandhi) ở đó. Nhưng cảnh của tâm tục sinh (Paṭisandhi) trong kiếp sống  mới  là  không  giống.  Nó  bắt cảnh  được  bắt  bởi những đổng lực (Javana) ngay trước tâm tử. Cho nên, có sự  khác  biệt  về  cảnh  của  tâm  tử  của  một  kiếp  sống  và cảnh  của \ tâm  tái  sanh  của  một  kiếp  sống  khác.  Trong một kiếp sống thì cảnh của tâm tục sinh, tâm hữu phần (Bhavaṅga) và tâm tử (Cuti) là giống nhau. Nếu nó không phải là như vậy, thì một cảnh sẽ cứ tiếp tục được bắt và tiếp tục diễn tiến từ kiếp sống này đến kiếp sống khác. Đây là một câu hỏi rất hay. Chúng ta sẽ trở lại lộ tâm này ở cuối chương thứ năm. 

Học viên: Ý giới hay Mano-dhātu là hai tâm tiếp thâu và một tâm hướng ý môn.

Sayādaw: Không. Ý giới là hai tâm tiếp thâu và tâm hướng ngũ môn.

Học viên: Những tâm (Citta) này không sanh lên tại ý môn. Tại sao chúng ta lại gọi chúng là ý giới? Tại sao chúng lại có một cái tên như vậy? Chúng đâu có sanh lên thông qua ý môn đâu.

Sayādaw: Không, không. Các bạn lẫn lộn giữa ý môn và tâm ý. Ở đây, chúng ta gọi là ý giới, chứ không phải ý- môn giới. Nó chỉ là một cái tên cho những tâm này. Nếu các bạn nhìn vào hai từ này riêng rẽ, thì từ Pāḷi “Mano” có nghĩa là tâm thức và “Dhātu” chỉ có nghĩa là giới. Cho nên, thật ra, Mano-dhātu có thể có nghĩa là tất cả các tâm, nhưng trong cách sử dụng của Thắng Pháp (Abhidhamma), thì cái tên “Mano-dhātu” lại được hạn chế chỉ cho ba tâm này.

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app