Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp Tập I

Thư Gửi Độc Giả

(Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One) 

Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda 

Bản Dịch Tiếng Việt của Pháp Triều

THƯ GỬI ĐỘC GIẢ

Đức thật một đời độ sinh chỉ nói đến hai chuyện: Mọi hiện hữu là khổ và nhận thức được sự thật đó để chấm dứt mọi hiện hữu. Nói vậy, con đường giải thoát chỉ là khả năng nhận thức sự thật ở đời. tfùy theo căn cơ của chúng sinh, tfhế tfôn có lúc trình bày sự thật đó qua những khái niệm thường thức, đó là cách thuyết giảng những pháp thoại trong Kinh tfạng (một trong ba tạng giáo lý). Nhưng cũng có khi, Ngài theo trình độ của người nghe pháp mà trực tiếp nói thẳng vào bản chất rốt ráo của vạn hữu bằng thứ ngôn từ trừu tượng hơn, không thông qua những khái niệm trung gian, vay mượn từ đời thực. Đó chính là trường hợp của tạng tfhắng tfháp mà cuốn sách này là chiếc chìa khóa cho người sơ cơ tìm vào học hỏi.

Nguyên tác tiếng Anh của cuốn sách này là của ngài U Sīlānanda (1927-2005), một học giả kỳ tài của Miến Điện. Năm 25 tuổi, ngài là một trong những vị hiệu chỉnh bộ tfam tfạng bằng tiếng tfāḷi chuẩn bị cho kỳ kiết tập kinh điển thứ 6 tại Miến Điện và cũng chính là vị chủ biên (chief compiler) của bộ từ điển tfam tfạng trên hai mươi cuốn mà đến nay vẫn chưa có công trình nào tương đương. Ở một xứ sở mà các bậc long tượng tăng-già thạc đức, thạc học nhiều vô kể như Myanmar thời đó, một tỷ kheo trẻ tuổi như ngài Sīlānanda lúc ấy lại được giao phó những trọng nhiệm như vậy quả là không đơn giản. tfừ đầu thập niên 1980 ngài sang định cư ở Hoa Kỳ và là giáo sư thỉnh giảng ở các trường đại học lừng danh như Stanford, và Berkeley ở California.

Kinh sách thật giáo hiện có nhiều lắm, nhưng để được xem là sách gối đầu cho người học thật thì dĩ nhiên phải theo được những tiêu chí căn bản là sát sao với lời thật ngày xưa và được trình bày sáng sủa theo học thuật hôm nay. Cuốn sách này có đủ hai cái đó. Và đặc biệt tác giả không chỉ là một học giả uyên bác mà còn là một hành giả Vipassanā nên các vấn đề giáo lý qua cách trình bày của ngài rõ ràng là một cẩm nang tuyệt đối đắc dụng cho người tu tập tuệ quán.

Bản thân người dịch cuốn sách này là một cư sĩ mộ đạo từ nhỏ, những thật duyên và thật chất được huân tập trong mấy chục năm đã giữ lại cho bản dịch nguyên vẹn cái ngôn phong cần có của một cuốn sách thật. Không ít bản dịch đọc vào không thấy thật ở đâu hết, vì người cầm bút có vẻ như đã không có Ngài trong lòng. Bản dịch này không có cái lỗi đó. Và một cách nói thật lòng có tfam Bảo chứng minh, vừa đọc qua bản thảo của tập sách nầy, tôi đã lập tức thấy rằng hai cuốn A tfỳ Đàm của tôi vừa in xong hình như không còn cần thiết nữa. Ít mà đủ vẫn hơn nhiều mà thiếu. tfôi không có lý do mua lòng dịch giả khi viết mấy dòng này.

Là một tiến sĩ toán học từ đại học Rice ở Houston, một trong những đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, người dịch đã chọn cho mình một đời sống khó ngờ nhất: Sống độc thân để chăm sóc mẹ già và dành trọn thời gian để nghiên cứu thật pháp. Bản dịch này của anh đã được hoàn tất trong những ngày tháng đốt mình làm nến ấy. tfôi tin anh sẽ còn nhiều hy hiến quan trọng khác cho đời. Và tôi cũng tin rằng sẽ có rất nhiều thật tử người Việt tìm đọc sách anh rồi biết ơn anh.

Bergstadt, 8/8/2014

Toại Khanh

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập I, tác giả Tỳ Khưu U Silananda (Pháp Triều dịch Việt)

Link  cuốn Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập I
Link  tải sách ebook Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập I
Link  video cuốn Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập I
Link  audio cuốn Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập I
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu U Silananda
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu U Silananda
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu U Silananda
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

* Bài viết được trích từ cuốn Cấm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp - Tập I (Handbook of Abhidhamma Studies, Volume One); Nguyên Tác Tiếng Anh của Venerable Sayādaw U Sīlānanda; Pháp Triều dịch Việt.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app