3:41 Tác bạch và đảnh lễ Phật
6:18 Nhắc lại nội dung thuyết pháp tuần trước
11:51 Giảng rộng về dibbacakkhu – thiên nhãn và tích truyện liên quan đến trưởng lão Anuruddha và trưởng lão ni Sakulā
1:06:13 Giảng giải về ñāṇacakkhu – trí nhãn – trí tuệ quan trọng giúp giải thoát luân hồi sinh tử
1:51:50 Hướng dẫn và thực hành thiền
2:14:14 Lời chúc phúc từ Ngài tam tạng
2:16:39 Chia phước và hồi hướng
Hôm nay là ngày 17 tháng 7 năm 2022, Ngài tam tạng 10 sẽ tiếp tục chia sẻ với chúng ta pháp thoại. Hôm nay ngài sẽ tiếp tục bài pháp thoại của tuần trước để cúng dường tới Đức Phật với những sự kiện như là Đức Bồ tát đầu thai giáng trần, Đức Bồ tát xuất gia và Đức Phật chuyển pháp luân – Ngài thuyết bài pháp đầu tiên đến năm anh em Kiều Trần Như để cho chúng ta có thêm sự hiểu biết về giáo pháp của Đức Phật và Ngài sẽ tiếp tục bài pháp thoại của tuần trước với đề tài Ngũ nhãn của Đức Thế tôn
Và để bắt đầu buổi pháp thoại hôm nay tất cả chúng ta cùng nhau niệm Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Sammāsambuddhassa (03 lần)
Hôm nay cũng giống như tuần trước, Ngài sẽ bắt đầu với bài kệ nói về ngũ nhãn của Đức Phật được đề cập ở trong Mahāniddesa – Đại diễn giải là một tập kinh thuộc Tiểu bộ và trong Suttanipāta
Sadevakassa lokassa yathā dissati cakkhumā
sabbaṃ tamaṃ vinodetvā ekova ratimajjhagā…
Nội dung tóm tắt của bài kinh đó là ngài Sāriputta đảnh lễ Đức Phật với bài kệ ca ngợi tán thán Đức Thế tôn là một bậc hữu nhãn có khả năng nhìn thấy hiểu rõ mọi vật ở trên thế gian, kể cả thế gian của chư thiên và nhân loại, với sự thấy biết đó Ngài đã đoạn trừ tất cả phiền não lậu hoặc
Ngài sẽ nhắc lại nội dung tóm tắt của bài pháp thoại tuần trước. Như đã được đề cập ở trong chú giải của bộ Mahāniddesa – Đại diễn giải và chú giải của bộ Pháp tụ Dhammasaṅgani thuộc tạng Vi diệu pháp, trong những bộ chú giải này đề cập đến 05 con mắt còn gọi là ngũ nhãn của Đức Phật. Cơ bản được chia ra làm hai loại. Thứ nhất là nhục nhãn maṃsacakkhu – con bắt bằng da bằng thịt và thứ hai là tuệ nhãn paññācakkhu.
Đối với con mắt thứ nhất đó là nhục nhãn maṃsacakkhu được chia ra làm hai phần thứ nhất pasādacakkhu và thứ hai là sasambhāracakkhu. Pasādacakkhu nghĩa là tịnh sắc, con mắt tịnh sắc còn gọi là thần kinh mắt hay là một sắc tố có thể nhìn thấy vật và là nền tảng của nhãn thức – sự hiểu biết qua con mắt. Và phần thứ hai là sasambhāracakkhu nghĩa là những sắc tố, những phần xung quanh con mắt.
Đối với con mắt thứ hai paññācakkhu – tuệ nhãn cũng được chia ra làm 05 loại: thứ nhất dibbacakkhu – thiên nhãn, thứ hai dhammacakkhu – pháp nhãn, thứ ba ñāṇacakkhu – trí nhãn, thứ tư buddhacakkhu – Phật nhãn và thứ năm là samantacakkhu – toàn nhãn hay là nhất thiết nhãn. Đó là ngũ nhãn thuộc về trí tuệ
Vào tuần trước Ngài đã giải thích maṃsacakkhu – nhục nhãn một cách đầy đủ và cũng đã giải thích tóm tắt về dibbacakkhu – thiên nhãn, hôm nay ngài sẽ giải thích rộng hơn để cho chúng ta hiểu hơn về dibbacakkhu – thiên nhãn
Dibbacakkhu được hình thành bởi hai chữ dibba và cakkhu. Dibba nghĩa là thiên thần hay là trời, còn cakkhu nghĩa là con mắt, dibbacakkhu vì vậy gọi là thiên nhãn. Đối với những hàng chư thiên hóa sinh, sau khi sinh ra họ có thể nhìn xuyên qua các núi, rừng rậm, có thể nhìn thấy các vật ở rất là xa, rất là nhỏ bé vi tế. Vì vậy con mắt của họ gọi là dibbacakkhu – đó là sự nhìn thấy tự nhiên đối với hàng chư thiên. Còn đối với loài người, nhất là đối với những hành giả tu tập thiền chỉ, sau khi phát triển các tầng thiền chỉ từ nhất thiền đến tứ thiền và phát triển thần thông, có thể đạt được dibbacakkhu này, đây là loại thần thông có thể nhìn thấy vật rất là xa, rất là nhỏ bé, vi tế giống như là có được con mắt của chư thiên vậy
Con người thời nay, ai cũng có mắt, nhưng không phải mắt người nào cũng giống người nào, tùy vào thị lực của mỗi người mà có thể nhìn thấy vật ở xa hay gần, có người có đôi mắt rất là sáng, có thể nhìn thấy những vật rất là xa, có người phải đeo mắt kính và có khi đeo với những kính cận rất nhiều độ. Đối với người bình thường, con mắt bình thường thị lực cũng có sự khác biệt như vậy. Đối với những hành giả có được dibbacakkhu – thiên nhãn thì khả năng cũng có sự sai biệt khác nhau như vậy. Đối với Đức Phật vì đã trải qua một quá trình thực hành ba la mật, cho nên khi Ngài chứng đắc Thánh đạo thánh quả và trở thành vị Phật toàn giác thì khả năng dibbacakkhu – thiên nhãn của Ngài có thể nhìn thấy xuyên suốt cho đến khoảng 10 tỷ thái dương hệ. Từ Pali gọi là koṭisata sahassesu, ở trong bài kinh này có đề cập đến câu Pali này. Khả năng dibbacakkhu – thiên nhãn của Đức Phật có thể nhìn thấy những vật từ rất là xa và có thể nhìn thấy cho đến 10 tỷ thái dương hệ. Đó là khả năng dibbacakkhu – thiên nhãn của vị Phật toàn giác, đặc biệt là đối với Đức Phật Gotama của chúng ta
Trong hàng đệ tử của Đức Phật cũng có rất nhiều vị có khả năng thiên nhãn, nhưng cũng sự khác biệt, có vị thì ít có vị thì nhiều, có khả năng nhìn thấy đối với thái dương hệ khác nhau. Đối với Ngài trưởng lão Anuruddha là một vị đệ nhất về dibbacakkhu thì có khả năng nhìn thấy xuyên suốt 1.000 thái dương hệ, bên phía tỳ khưu ni có tỳ khưu ni Sakulā đệ nhất về thiên nhãn như đã được đề cập vào tuần trước, và khả năng của cô cũng là một vị được Đức Phật ca ngợi tán thán đệ nhất về thiên nhãn
Đối với hai vị thượng thủ đệ tử của Đức Phật đó là ngài Sakulā với Ngài Moggalāna thì cũng có những thần thông và có thiên nhãn nhưng không giống ngài Anuruddha. Bởi vì ngoài những việc quan trọng như là đi trì bình khất thực hay là thuyết pháp, … Ngài trưởng lão Anuruddha đều sử dụng dibbacakkhu – thiên nhãn để quan sát các chúng sinh. Vì vậy mà Đức Phật tán thán trưởng lão Anuruddha là đệ nhất về thiên nhãn
Đối với những nguyên nhân để dẫn đến sự chứng đắc dibbacakkhu cũng có sự khác biệt giữa người này với người kia, đối với trưởng lão Anuruddha ở trong một kiếp quá khứ, vào thời gian của một vị Phật quá khứ, Ngài là một vị cư sĩ, sau khi chuẩn bị những vật dụng thích hợp để cúng dường đến Đức Phật và Tăng đoàn thời bấy giờ, người thanh niên là tiền kiếp của ngài trưởng lão Anuruddha đã phát nguyện là vào một kiếp tương lai, Ngài mong sẽ đạt được dibbacakkhu – thiên nhãn
Và có một câu chuyện khác liên quan đến trưởng lão Anuruddha đó là vào thời Đức Phật Padumuttara, sau khi tịch diệt Niết bàn đã tôn trí xá lợi vào bảo tháp và khi đó tiền thân của trưởng lão Anuruddha là một vị cư sĩ đã cúng dường 1.000 cái đèn xung quanh bảo tháp, đặt ở trên 1.000 trụ đá để cúng dường đến xá lợi của Đức Phật Padumuttara, riêng Ngài đã đội một cái đèn đi xung quanh bảo tháp vừa tưởng nhớ đến ân đức của Đức Phật vừa tác ý cúng dường đèn đến xá lợi của Đức Phật Padumuttara trong suốt ba canh của một đêm. Và sau kiếp sống đó, người thanh niên đã tái sinh vào cảnh giới chư thiên trong suốt thời gian rất là dài cho đến kiếp hiện tại gọi là bhaddakappa hay là hiện kiếp là kiếp trái đất hiện kiếp của chúng ta, Đức Phật Kassapa sau khi xuất hiện ở trên thế gian đã tịch diệt Niết bàn và có một bảo tháp thờ xá lợi của ngài, khi đó tiền kiếp của trưởng lão Anuruddha cũng tái sinh từ cõi chư thiên xuống cõi người và đã cúng dường hàng ngàn ngọn nến được chuẩn bị bằng cách dùng dầu và các tim đèn sau đó đốt để cúng dường đến xá lợi của Đức Phật Kassapa. Và cũng như trong một kiếp quá khứ, người thanh niên này đã dùng một cái đèn đội lên đầu, đi suốt ba canh quanh bảo tháp để cúng dường đến xá lợi của Đức Phật Kassapa
Trên đây là những tích truyện liên quan đến trưởng lão Anuruddha cúng dường đèn, cúng dường ánh sáng đến xá lợi của 02 vị Phật quá khứ. Và đó là nguyên nhân gần nhất. Và trong suốt thời gian đức bồ tát là tiền thân của Đức Phật Gotama đã tu tập 10 pháp hạnh ba la mật thì ngài Anuruddha cũng đã theo đức Bồ tát trong suốt thời gian rất là lâu 100 ngàn đại kiếp để tu tập ba la mật cùng với Đức bồ tát như là ở trong một tích truyện tiền thân Đức Phật, Ngài trưởng lão Anuruddha là một vị vua trời Đế thích, và những câu chuyện khác cũng vậy, liên quan đến cuộc đời tiền thân của trưởng lão Anuruddha trong thời gian tu tập ba la mật cùng với Đức bồ tát là tiền thân của Đức Phật Gotama hầu hết các kiếp sống trong quá khứ, trưởng lão Anuruddha thường hay làm vua trời Đế thích. Vào một kiếp gần nhất đó là trong thời gian bhaddakappa hiện kiếp này, sau khi giáo pháp của Đức Phật Kassapa không còn trên thế gian nữa, và Đức Phật Gotama hiện tại cũng chưa xuất hiện ở trên thế gian. Trong khoảng thời gian đó là khoảng thời gian mà chỉ có những vị Phật Độc giác Paccekabuddha xuất hiện mà thôi. Và vào khoảng thời gian đó có một kiếp tiền thân của trưởng lão Anuruddha sinh ra trong một gia đình nghèo khó, sống gần ở trong một khu rừng, làm nghề đốn củi. Một ngày nọ chàng thanh niên là tiền thân của trưởng lão Anuruddha đã gặp một vị Phật độc giác và phát khởi tâm cúng dường vật thực đến Đức Phật độc giác, sau khi cúng dường xong, người thanh niên mới phát nguyện rằng: Với những phước báu cúng dường này, mong cho những kiếp sau của con không còn nghe danh từ không có nữa. Vì phước báu cúng dường vật thực đến Đức Phật độc giác trong kiếp đó mà khi tái sinh vào trong kiếp hiện tại là thời gian mà Đức Phật Gotama xuất hiện ở trên thế gian thì khi đó trưởng lão Anuruddha tái sinh vào trong một gia đình giàu có, có đầy đủ vật chất vàng bạc châu báu, có đầy đủ đồ ăn, thức uống, đầy đủ đến nỗi Ngài không bao giờ nghe danh từ không có, mọi thứ rất là đầy đủ
Sau khi Đức Phật thành đạo và đã trở về hoàng cung để thuyết pháp và giáo hóa vua cha của mình cũng như các thân bằng quyến thuộc trong dòng họ của mình. Sau khi Đức Phật giáo hóa xong, sau lần đầu tiên về thăm hoàng cung thì những gia đình thuộc dòng tộc Sakya đã cùng nhau thảo luận rằng mỗi gia đình cần phải cho người xuất gia theo Đức Thế tôn, gia đình của Ngài Anuruddha có hai người anh em, một người tên là Mahanāma, một người tên là Anuruddha. Một trong hai người sẽ có một người xuất gia theo Đức Phật. Trong hai người này, Mahanāma là người anh, còn Anuruddha là người em. Bởi vì là người anh cho nên có sự hiểu biết hơn và đã giải thích cho người em Anuruddha của mình rằng đời sống xuất gia là đời sống kham khổ, chỉ ngủ ở dưới gốc cây, phải đi trì bình khất thực mới có thức ăn, phải chịu những cảnh đói khát, côn trùng,…phải chịu những cảnh khó nhọc ở trên thế gian trong đời sống hàng ngày, vì vậy khi mà nghe người anh Mahanāma giải thích như vậy thì Anuruddha mới thưa với người anh rằng cái đời sống như vậy thì em không thể kham nhẫn được vì vậy anh hãy xuất gia đi. Khi nghe Anuruddha nói như vậy, người anh Mahanāma mới giải thích rằng, nếu như ở nhà thì em hãy cố gắng làm việc, phụng dưỡng cha mẹ, Mahanāma đã giải thích các công việc đồng áng như là phải trồng trọt, làm ruộng như thế nào, phải giữ gìn tài sản ở trong gia đình như thế nào, đặc biệt là làm nghề nông nhưng mà đừng có sát hại những con công trùng, hãy cẩn thận những công việc liên quan đến đồng áng như thế nào. Khi Anuruddha nghe anh mình giải thích như vậy thì mới suy nghĩ và rất là đắn đo, đặc biệt là nhờ các ba la mật đã tu tập trong suốt 100 ngàn đại kiếp, đã từng nghe pháp, đã từng hành thiền, đã từng xuất gia tu tập, cho nên những ba la mật ở trong quá khứ đã khơi dạy và cuối cùng thì Anuruddha đã quyết định cùng với các hoàng tử trong dòng họ Thích ca như là ngài Ānanda,.. cùng nhau xuất gia, đi theo Đức Phật
Sau khi xuất gia không lâu, ngài trưởng lão Anuruddha đã đạt được dibbacakkhu – thiên nhãn, mà không những thiên nhãn bình thường mà là một vị đệ nhất về thiên nhãn được Đức Phật tán thán và ca ngợi ở trong hàng Tăng chúng.
Tiến trình tu tập để chứng đắc dibbacakkhu thì rất là rộng lớn, ở đây trong kinh thường diễn tả để có thể chứng đắc thiên nhãn thì hành giả cần phải tu tập thiền chỉ và thường dùng đề mục ānāpāna hơi thở vào hơi thở ra hoặc là mười đề mục Kasiṇa biến xứ, phát triển thiền chỉ và đạt từ nhất thiền đến tứ thiền, sau đó hành giả hướng tâm để phát triển các loại thần thông như là thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông, và trong giáo pháp của Đức Phật thì cũng có những vị trưởng lão ở bên phía Tăng cũng như phía ni đều đạt được những loại thần thôn như vậy, và cũng có những vị đệ nhất về một loại thần thông.
Đối với bên phía ni chúng có cô tỳ khưu ni tên là Sakulā cũng được Đức Phật tán thán ca ngợi đệ nhất về thiên nhãn bên hàng ni chúng. Đối với tỳ khưu ni Sakulā cũng vậy, nhờ có những ba la mật ở quá khứ mới có thể đạt được thiên nhãn. Vào một kiếp quá khứ, trong thời gian đức Phật Padumuttara cách đây 100 ngàn đại kiếp tiền của cô Sakulā tên là Nanda, là một người công chúa. Và vào trong kiếp sống quá khứ đó, sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và trong buổi Đức Phật Padumuttara đã tán thán một vị tỳ khưu ni đệ nhất về thiên nhãn. Khi nghe như vậy công chúa Nanda đã phát nguyện để đạt được đệ nhất về thiên nhãn trong một kiếp tương lai, cho nên công chúa Nanda đã làm nhiều thiện sự, sau khi làm xong những thiện sự đó xong thì đã phát nguyện trong một kiếp tương lai, công chúa sẽ trở thành đệ nhất và thiên nhãn. Và sau kiếp sống đó, tiền thân của cô tỳ khưu ni Sakulā đã trải qua một quá trình sinh tử luân hồi, khi thì làm người, khi thì làm chư thiên và đến bhaddakappa trong hiện kiếp này Đức Phật Kassapa xuất hiện ở trên thế gian và Ngài tịch diệt Niết bàn, tiền thân của tỳ khưu ni Sakulā đã trở thành một người và đã cúng dường rất là nhiều đèn đến nơi tôn kính xá lợi của Đức Phật Kassapa. Vào thời Đức Phật Gotama hiện tại của chúng ta, tỳ khưu ni Sakulā đã tái sinh vào trong một gia đình Ba la môn giàu có, sau khi Đức Phật Gotama xuất hiện ở trên thế gian, trong buổi lễ thọ nhận sự cúng dường chùa Jetavana Kỳ viên tịnh xá cũng có sự có mặt của cô Sakulā và sau khi cô tỳ khưu ni Gotamī được Đức Phật cho phép xuất gia ở trong giáo pháp, cô Sakulā cũng xin xuất gia sau đó, và sau khi xuất gia không lâu, tỳ khưu ni Sakulā đã tinh tấn tu tập và chứng đắc các loại thần thông trong đó chứng đắc thiên nhãn và được Đức Phật tán thán là một vị tỳ khưu ni đệ nhất về thiên nhãn ở trong ni chúng
Đối với Đức Phật, trưởng lão Anuruddha và tỳ khưu ni Sakulā là những bậc Thánh trong giáo pháp và đã chứng đắc tứ thánh đạo tứ thánh quả cùng với các loại thần thông. Đối với các loại thần thông thiên nhãn, thiên nhĩ,… thì không những ở trong giáo pháp của Đức Phật có mà ở ngoài giáo pháp của Đức Phật cũng có. Các loại thần thông này không phải là trí tuệ siêu tam giới mà là các loại trí tuệ nằm trong tam giới, cho nên nếu một người tu tập thiền chỉ có thể chứng đắc năm loại thần thông ở trong tam giới thì vẫn không thoát khỏi sự tái sinh, sinh tử luân hồi. Cho nên ở trong giáo pháp của Đức Phật thì năm loại thần thông như là thiên nhãn, thiên nhĩ… thuộc vào trong tam giới hay là hiệp thế thì vẫn chưa phải là mục đích cuối cùng của một người tu Phật. Chính vì vậy mà trước khi Đức Phật xuất hiện ở trên thế gian, thì cũng có những vị tu tập thiền chỉ và chứng đắc các loại thần thông, đơn cử là trường hợp của vị đạo sĩ Kāladevila là bậc đạo sư của vua Suddhodana – Tịnh Phạn. Cho nên khi đức Bồ tát sinh ra, đạo sĩ Kāladevila đã ngự đến hoàng cung và khi đó vua Suddhodana đã cho người mang hoàng tử ra để cho ẩn sĩ Kāladevila nhìn thấy mặt. Khi đó hoàng tử còn rất là bé và đã đưa chân của mình lên đầu của bậc ẩn sĩ. Với thần thông của mình, nhờ quá trình tu tập thiền chỉ với những đề mục như là Kasiṇa biến xứ hay là bốn brahmavihāra phạm trú như là từ bi hỷ và xả, những vị ẩn sĩ thời bấy giờ có thể đạt được các tầng thiền định và phát triển được các loại thần thông hiệp thế như thiên nhãn, thiên nhĩ. Với khả năng thần thông thiên nhãn của mình, ẩn sĩ Kāladevila đã nhận biết rằng đức Bồ tát sẽ trở thành một vị Phật ở trong tương lai cho nên ông ta đã cười rồi sau đó ông ta khóc, khóc là bởi vì ông ta nhìn thấy rằng khi đức Phật trở thành một vị Phật toàn giác, ông ta đã không còn ở trên thế gian nữa mà khi đó ông sẽ tái sinh vào cõi trời vô sắc, cho nên ông khóc tủi thân, buồn cho chính mình vì không gặp được Đức Phật.
Chúng ta là những Phật tử cần phải ghi nhận sự khác biệt giữa những giáo pháp mà Đức Phật dạy và những pháp môn tu tập ở ngoài Phật giáo. Như là đối với trường hợp của ẩn sĩ Kāladevila ông ta đã phát triển các tầng thiền vô sắc giới, đối với một hành giả phát triển các tầng thiền vô sắc giới thường cảm thấy sự nhàm chán đối với sắc thân này, và không ưa sắc thân này, cho nên sau khi họ thân hoại mạng chung, họ không có còn những yếu tố thuộc về sắc chất nữa mà chỉ có tâm mà thôi, cho nên mới gọi là vô sắc, vì những chúng sinh ở cảnh giới vô sắc chỉ có tâm mà không có thân cho nên ông ta sau khi tái sinh vào cảnh giới vô sắc, ông ta không thể gặp được Đức Phật. Để gặp được Đức Phật thì phải có sắc thân, phải có yếu tố thuộc về sắc mặc dù vi tế thì vẫn có thể gặp được Đức Phật giống như những vị chư thiên hay là Phạm thiên thuộc về sắc giới đều có thể gặp được Đức Phật. Nhưng đối với ẩn sĩ Kāladevila là một người đã đạt đến tầng thiền vô sắc và có lẽ ông ta không có biết được phương pháp làm thế nào để có thể tái sinh vào cảnh giới loài người hay là cảnh giới thuộc về sắc giới cho nên ông ta đã không thể nào tái sinh vào cảnh giới đó mà phải tái sinh vào cõi trời vô sắc, cuối cùng không có gặp được Đức Phật. Nếu như ông ta biết được phương pháp quán tưởng các sắc chất mà không khiến tâm nhàn chán sắc chất, không nhàm chán thân này; hoặc là nếu như ông phát triển các tầng thiền sắc giới và có thể dừng lại ở đó thì sau khi thân hoại mạng chung cũng có thể tái sinh vào những cảnh giới Phạm thiên thuộc sắc giới. Những Phạm thiên, những chư thiên thuộc sắc giới hay là dục giới đều có thể gặp được Đức Phật. Chính vì vậy mà bài pháp đầu tiên Dhammacakkappavattanasutta bài kinh Chuyển pháp luân mà Đức Phật đã thuyết tại Isipatana thì có tới 18 triệu chư thiên và phạm thiên chứng đắc pháp nhãn, chứng đắc tuệ nhãn. Không những loài người mà các hạng chư thiên và phạm thiên thuộc về dục giới và sắc giới đều có thể gặp Đức Phật nghe pháp và chứng đắc được pháp nhãn
Đối với các bậc ẩn sĩ ở ngoài Phật giáo như là trường hợp của ẩn sĩ Kāladevila thì sau khi phát triển các định vô sắc và tái sinh vào cõi trời vô sắc là do nhàm chán hay chán ghét sắc thân này, cũng tương tự như vậy có những hàng chúng sinh gọi là vô tưởng khi tu tập thiền chỉ và phát triển trạng thái chán ghét đối với danh pháp thì hành giả này sẽ tái sinh vào cõi trời thuộc hàng chư thiên gọi là vô tưởng asaññasatta. Vô tưởng có nghĩa là chỉ có sắc thôi mà không có tâm, hàng chúng sinh này không thể nào gặp được Đức Phật và nghe Đức Phật thuyết pháp. Cho nên 02 hạng người này một là những Phạm thiên ở cõi vô sắc giới và những Phạm thiên gọi là vô tưởng thiên cũng không có khả năng nghe Đức Phật thuyết pháp. Cho nên đối với những hành giả này nằm ở ngoài Phật giáo, không biết tu tập thiền quán để quan sát thế nào là danh pháp thế nào là sắc pháp và có thể quan sát để thấy rõ những đặc tính chung của danh pháp và sắc pháp là vô thường khổ và vô ngã thì họ không thể nào chứng đắc được trí tuệ siêu tam giới gọi là ñāṇacakkhu – trí nhãn như là những hành giả ở trong Phật giáo.
Cho nên đối với các hành giả tu tập Phật pháp thì nếu đạt được thiên nhãn cũng tốt, nhưng mà tốt hơn là có thể tu tập để đạt được trí nhãn, là những trí tuệ có thể dẫn đến sự giác ngộ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đây là một trí tuệ quan trọng để cho hành giả có thể thoát thỏi sinh tử luân hồi và Ngài tam tạng sẽ tiếp tục giải thích cho chúng ta về con mắt trí tuệ tiếp theo là trí nhãn
Điều trước tiên là chúng ta cần phân biệt hai loại trí tuệ là dhammacakkhu – pháp nhãn và ñāṇacakkhu – trí nhãn. Đối với trí nhãn, như tuần trước Ngài tam tạng có giải thích một cách tóm tắt, đây là một loại trí tuệ hiệp thế có mặt ở trong tâm đại thiện hợp trí và cũng có mặt ở trong tâm rīya – tâm duy tác hợp trí. Còn đối với dhammacakkhu – pháp nhãn thì đây là một trí tuệ thuộc về siêu tam giới, đó là trí tuệ của một bậc thánh siêu tam giới
Trước hết là trí nhãn ñāṇacakkhu ở trong bài kinh chuyển pháp luân, Đức Phật đề cập đến trí nhãn này, và trong khi thuyết bài kinh Chuyển pháp luân, Đức Phật trước hết đã xác định hai thái cực đó là khổ hạnh ép xác và hưởng thụ ở trong tham dục. Đó là hai cực đoan cần nên tránh và trung đạo cần được thực hành. Trung đạo ở đây là con đường hợp đủ 8 chi gọi là Bát chánh đạo như là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,… Và bát chánh đạo cũng gọi là đạo đế maggasacca.
Ở trên đời khi chúng ta nhìn thấy các con đường và trong tâm liền xuất hiện câu hỏi con đường này sẽ dẫn đến đâu. Và nếu như đã biết và đã từng đi con đường đó thì sẽ hiểu rằng con đường này sẽ dẫn đến chỗ này, con đường kia sẽ dẫn đến chỗ kia. Đối với giáo pháp của đức Phật cũng tương tự như vậy. Khi nói đến con đường thì đức Phật thường đề cập đến trung đạo là con đường bát chánh đạo. Và để cho những chúng sinh kể cả chư thiên, Phạm thiên biết rằng con đường này sẽ dẫn đến đâu, cho nên Đức Phật đã giải thích về 04 sự thật đó là sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của khổ, sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ và sự thật chấm dứt khổ. Con đường trung đạo hay là bát chánh đạo cũng bắt đầu từ khổ đế và từ khổ đế dẫn đến diệt đế dẫn đến sự chấm dứt khổ và Đức Phật cũng chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến khổ. Cho nên để các chúng sinh, chư thiên và Phạm thiên kể cả loài người hiểu được bốn sự thật ở trong bài pháp đầu tiên, Đức Phật đã giải thích về tứ diệu đế hay là bốn sự thật đó là khổ tập diệt đạo
Ngài tam tạng dạy rằng để tu tập và thấy rõ 4 sự thật này, chỉ cần nhớ bốn chữ ở trong tiếng miến đó là ti – đó là biết, sự thật đầu tiên cần được biết rõ, từ thứ hai là pe là đoạn trừ, sự thật thứ hai là nhân sinh khổ cần được đoạn trừ, từ thứ ba là poa có nghĩa là phát triển, sự thật thứ ba là đạo đế hay bát chánh đạo cần được phát triển, từ thứ tư là … nghĩa là đạt đến hay chứng ngộ, sự thật thứ tư là diệt đế hay chấm dứt khổ cần được đạt được hay chứng đắc.
Khi mà hiểu rõ về bốn sự thật này với bốn chức năng như vậy: Khổ đế cần phải biết rõ, tập đế cần phải doạn trừ, đạo đế cần phải phát triển và diệt đế cần phải chứng đắc. Sự hiểu biết như vậy gọi là ñāṇacakkhu – trí nhãn. Cho nên ở trong bài kinh Chuyển pháp luân, mỗi đoạn Đức Phật đã tuyên thuyết về sự giác ngộ của mình, trong một đoạn kinh Đức Phật dạy rằng ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, cakkhuṃ udapādi, āloko udapādi. Mỗi đoạn như vậy trước mỗi đoạn đều có từ ñāṇaṃ udapādi là trí tuệ đã phát sinh. Trí tuệ ở đây là trí tuệ về 04 sự thật khổ tập diệt đạo theo bốn chức năng như vừa đề cập ở trên.
Ngoài ra trí tuệ để thấy rõ 04 sự thật này là như thực thấy khổ đế là khổ đế hay sự thật về khổ là sự thật về khổ. Sự thật về khổ hay khổ đế ở đây chính là thân và tâm, chính là ngũ uẩn ngoại trừ tham ái. Bởi vì tham ái là nhân sinh khổ. Một hành giả thấy rằng ngũ uẩn chỉ là ngũ uẩn, danh pháp và sắc pháp chỉ là danh pháp và sắc pháp như nó đang xảy ra. Đó là trí tuệ, và trí tuệ này gọi là ñāṇacakkhu. Không giống như những đạo sĩ hay ẩn sĩ ở ngoài Phật giáo khi tu tập thiền chỉ họ có thể phát triển và nhìn nhận rằng, thân này là khổ, tâm này là lạc. Như là trường hợp của ẩn sĩ Kāladevila, vì nhìn nhận thân này là khổ, chán ghét thân này cho nên kiếp sau chỉ còn tâm mà thôi, cho nên ông đã tái sinh vào cảnh giới vô sắc chỉ có tâm mà không có thân. Và cũng có những đạo sĩ nhìn thân này là lạc và tâm này là khổ như trường hợp các chúng sinh ở trong cảnh giới vô tưởng thì chỉ có thân mà không có tâm, bởi vì họ chán ghét tâm cho nên kiếp sau vật chất chỉ còn thân mà thôi, chứ không có tâm. Nhưng đối với những hành giả tu tập ở trong Phật giáo khi biết rõ thế nào là danh pháp, thế nào là sắc pháp thì không chán ghét cũng không thỏa thích với danh pháp và sắc pháp này mà phải thấy rõ như thực sự sinh sự diệt của danh pháp và sắc pháp. Khi thấy rõ danh pháp và sắc pháp hay là ngũ uẩn như chúng đang là, đang xảy ra theo đúng bản chất của nó, thấy biết như vậy gọi là ñāṇacakkhu – trí nhãn
Ở trong kinh Chuyển pháp luân, mỗi sự thật ở trong bốn sự thật này có ba phạm trù của trí tuệ.
Phạm trù thứ nhất đó là thấy biết rõ sự thật chính là sự thật, thấy biết rõ khổ đế chính là khổ đế, thấy biết rõ tập đế chính là tập đế, thấy biết rõ đạo đế chính là đạo đế và thấy biết rõ diệt đế chính là diệt đế. Đó là phạm trù đầu tiên gọi là Saccañāṇa – trí tuệ về sự thật.
Phạm trù thứ hai đó là kiccañāṇa – sự hiểu biết về trí tuệ hay là chức năng của mỗi sự thật như vừa mới trình bày. Đó là khổ đế cần được thấy rõ, khổ đế cần được đoạn trừ, đạo đế cần được phát triển và diệt đế cần được chứng đắc. Sự hiểu biết như vậy được gọi là trí tuệ về chức năng của sự thật
Phạm trù thứ ba là trí tuệ biết rằng bốn sự thật này đã được giác ngộ trọn vẹn gọi là kattāñāṇa – trí tuệ đã được hoàn thành, thấy rằng hai phạm trù thứ nhất và thứ hai đã được hoàn thành. Và đây cũng là một phạm trù trí tuệ.
Một người chứng ngộ hay chứng đắc đạo quả thì đều phải có đầy đủ ba phạm trù trí tuệ này. Thứ nhất là Saccañāṇa – sự hiểu biết về sự thật, thứ hai là kiccañāṇa – sự hiểu biết về chức năng của một sự thật và hiểu biết rằng hai phạm trù này đã được hoàn thành kattāñāṇa.
Cho nên ở trong Pali có danh từ là tiparivaṭṭa có nghĩa là ba phạm trù của trí tuệ. Và khi nhân lên bốn sự thật thì trở thành 12. Mười hai phạm trù này được đề cập rất là rõ ràng chi tiết ở trong bài pháp đầu tiên của Đức Phật đó là bài kinh Chuyển pháp luân, và sư nói thêm rằng chính 12 phạm trù này đã hình thành nên bánh xe pháp có 12 cái căm. Nhiều người cứ tưởng rằng bánh xe pháp có 12 căm tượng trưng cho thập nhị nhân duyên nhưng thực ra mười hai căm này tượng trưng cho 12 phạm trù trí tuệ. Và 12 phạm trù trí tuệ này thuộc về siêu thế giới có nghĩa là vị mà chứng đắc Thánh đạo Thánh quả mới có đầy đủ 12 phạm trù này, cho nenen 12 phạm trù này thuộc về dhammacakkhu nghĩa là pháp nhãn.
Cho nên ở phần cuối của bài kinh này khi Đức Phật xác nhận Ngài Koṇḍañña đã có pháp nhãn phát sinh nghĩa là Đức Phật đã thấy rằng Ngài Koṇḍañña đã chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu. Cho nên liên quan đến Ngài Koṇḍañña nhất là tiến trình để đạt được dhammacakkhu có một cụm từ diễn tả đó là virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi – pháp nhãn ly trần vô cấu đã phát sinh.
Đối với pháp nhãn hay dhammacakkhu như đã đề cập ở trong bài kinh Chuyển pháp luân, đối với trường hợp của Ngài Koṇḍañña Kiều Trần Như là chỉ về trí tuệ sotāpattimagga – trí tuệ của một bậc Thánh Nhập lưu. Và trong những trường hợp khác, những bài kinh khác thì pháp nhãn cũng có nghĩa là các tầng Thánh đạo cao hơn như là Thánh đạo Nhất lai, Thánh đạo Bất lai, Thánh đạo A ra hán. Đối với pháp nhãn Ngài tam tạng sẽ giải thích cho chúng ta sau. Và bây giờ Ngài sẽ giải thích một cách tóm tắt và trí nhãn ñāṇacakkhu để cho chúng ta có thể hiểu biết và biết cách để tu tập
Như đã được giải thích trí nhãn nghĩa là sự thấy biết một cách rõ ràng các pháp chân đế là các pháp chân đế, thấy rõ thân là thân, thọ là thọ,.. Như vậy khi chúng ta tu tập để có được trí tuệ này thì cần phải tu tập như thế nào, ta tìm thấy các pháp chân đế parāmaṭṭha hay là các pháp có thực tánh ở đâu, chúng ta tìm ở chỗ nào để thấy rõ biết rõ các pháp có thực tánh này
Ở trong bộ phụ chú giải Pali có tên Manisāramañjūsā là một trong những bộ sách phụ chú giải của bộ sách Abhidhammatthasaṅgaha Thắng pháp tập yếu Ngài tác giả của bộ sách phụ chú giải này nói rằng các pháp chân đế hay là các pháp có thực tánh được xuất phát từ các pháp tục đế. Và Ngài cho một ví dụ dễ hiểu là nếu như chúng ta cần dầu mè, thì phải xay mè mới có thể chiết xuất được dầu mè từ các hạt mè, hay là chúng ta muốn có dầu đậu phộng thì cũng cần phải xay các hạt đậu phộng mới có thể chiết xuất dầu ra hỏi các hạt đậu đó. Cũng tương tự như vậy đối với các pháp chân đế cũng được chiết xuất từ những pháp tục đế. Giống như trường hợp khi có một người đi qua nếu chúng ta chặn lại và hỏi người đó, khi nắm vào tóc của người đó và hỏi rằng cái này có phải là người không thì tóc không phải là người không thì tóc không phải là người, hay cầm cái tay và nói tay có phải là người không, thì tay cũng không phải là người, hay là chỉ vào những cái răng và bảo răng này có phải là người không thì răng cũng không phải là người. Cho nên khi chia rẽ ra khi hỏi từng phần như vậy thì yếu tố tục đế người nó không còn nữa. Cho nên khi các bạn mà được một ai đó hỏi là tóc này có phải là bạn không thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào, chúng ta sẽ trả lời tóc này không phải là bạn, hay là răng này có phải là bạn không, chúng ta sẽ trả lời răng không phải là mình được. Trên phương diện chân đế thì tóc hay răng được cấu tạo bởi các nhóm sắc chất khác nhau. Theo vi diệu pháp thì tối thiểu là có nhóm sắc chất bao gồm 8 loại như là đất nước lửa gió màu mùi vị và dưỡng chất. Đây là 8 loại sắc chất cấu tạo nên một nhóm sắc chất và trong mỗi nhóm sắc chất như vậy có những yếu tố vật chất nó nổi trội hơn các yếu tố vật chất khác. Cho nên đối với các vật cứng như là răng, xương thì yếu tố đất là yếu tố vượt trội hơn các yếu tố khác cho nên mới gọi là đất. Nếu như đối với các pháp chân đế 8 loại sắc chất đó rất là nhỏ và vi tế, chúng ta không thể gọi như thế nào để cho người khác có thể hiểu được thì chúng ta có thể gọi đất để dại diện cho những sắc chất có yếu tố đất vượt trội. Khi hành giả tu tập để thấy rõ các pháp chân đế phải bắt đầu từ việc thấy rõ đặc tính của các sắc chất
Trên đây là nói về các chúng sinh có thức tánh, đối với những vật mà không có thức tánh cũng tương tự như vậy. Ví dụ có một người đi đến trước một khu rừng, nhìn vào khu rừng đó có người khác hỏi rằng đây là cái gì thì người đó có thể trả lời rằng đây là khu rừng. Khu rừng là tục đế, nhưng khi đi vào khu rừng đó, đi đến một gốc cây, chỉ vào gốc cây đó, hỏi rằng đây là khu rằng phải không. Thản nhiên đó không phải là khu rừng đó chỉ là một thân cây. Như vậy nếu hỏi về chi tiết của khu rừng đó thì không còn là khu rừng nữa, cho nên đối với những vật không có thức tánh thì khi hỏi về nói về những chi tiết của vật đó thì khái niệm tục đế nó cũng không còn nữa
Lại nữa, khi mà chúng ta chạm vào cây xoài, cây mít… và hỏi rằng đây là cây xoài đây là cây mít có phải không, trên phương diện tục đế đó là cây xoài, cây mít. Nhưng khi chỉ vào những cành những lá hay là hoa hỏi rằng đây là cây xoài, cây mít thì cũng không thể gọi đó là cây xoài hay cây mít được. Cho nên khi nhìn vào những vật không có thực tánh với một con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu thì sẽ không còn nhìn thấy những khái niệm tục đế mà nhìn thấy những pháp chân đế đó là tứ đại hay tám sắc chất vi tế thuộc về nhóm sắc chất. Nói một cách đơn giản đó là tứ đại thì đối với cái cây khi thấy cái tay chạm vào sẽ cảm nhận yếu tố nổi trội nhất là cứng và mềm. Cứng và mềm là cái đặc tính, bản chất của yếu tố đất. Cứng, mềm là đặc tính chân đế thuộc về đất.
Giữa các chúng sinh có thức tánh với những vật không có thức tánh thì có sự khác biệt như thế nào. Đối với sắc thân của những chúng sanh có thức tánh có bốn điều kiện để làm phát sinh sắc chất đó. Bốn điều kiện đó là gì. Thứ nhất là tâm, thứ hai là nghiệp thứ ba là vật thực, thứ tư là thời tiết. Đây là bốn nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh của sắc chất ở trong mỗi chúng sinh có thức tánh. Còn đối với những vật không có thức tánh như là các loại cây, đất, đá… thì chỉ có một điều kiện duy nhất làm phát sinh là thời tiết hay môi trường bên ngoài mà không có tâm, nghiệp và vật thực. Vật thực ở đây chính là vật thực của các chúng sinh khi được ăn vào mới gọi là vật thực, còn các dưỡng chất của cây cũng chỉ được gọi là utu mà thôi. Cho nên các vật hay các loài không có thức tánh thì chỉ có một điều kiện dẫn đến sự phát sinh sắc chất ở trong những vật đó. Và khi một người có con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu thì thấy rằng những chúng sinh mà có thức tánh không những chỉ có vật chất chỉ có sắc chất mà thôi, mà còn có tâm nữa và trong tâm có nhiều yếu tố thuộc về tâm gọi là tâm sở như là thọ tưởng tư tác ý… Đối với một hành giả có con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu nhìn thấy sắc chất chỉ là sắc chất trên phương diện chân đế như là đất nước lửa gió… và cũng nhìn thấy danh pháp tâm tâm sở như là danh pháp và sắc pháp theo bản chất, đặc tính riêng và đặc tính chung của nó. Đối với hành giả mà có thể nhìn thấy sắc như là sắc và danh như là danh, hành giả đó có thể nhìn thấy được sự thật về khổ. Cho nên một người, một hành giả thấy rõ khổ nghĩa là thấy rõ danh pháp và sắc pháp theo đúng bản chất như thật của nó.
Trên đây Ngài đã giải thích cho chúng ta hiểu thế nào là các pháp chân đế, có thể hiểu có thể chiết xuất từ những pháp tục đế như thế nào. Và để giúp cho chúng ta có thể thực hành và thấy rõ các pháp chân đế thì trước hết cần phải có giới được trong sạch. Khi có giới trong sạch rồi, hành giả phát triển định tâm, và khi phát triển định tâm thì có thể chánh niệm ở trên hơi thở vào hơi thở ra hay là ở trên một đề mục khác như là mười đề mục biến xứ. Và khi có thể định tâm ở trên những đề mục như vậy, trong quá trình phát triển định tâm, đối tượng chính là tục đế. Ví dụ khi hành giả quan sát hơi thở, hơi thở vào hơi thở hành giả thấy rõ hai cái luồng gió đi vào đi ra, hai luồng gió đó chính là đối tượng thuộc về tục đế. Và những hành giả tu tập thiền chỉ, đối tượng của tâm chính là tục đế, khi có thể chánh niệm ở trên đối tượng tục đế như là hơi thở thì có thể phát triển được sát na định – định trong chốc lát hay là cận định – định ở trong khoảng thời gian dài hơn 20-30 phút hay là an chỉ định là sự định tâm trên đề mục thiền trong khoảng thời gian lâu hơn 1-2h đồng hồ. Để có sự định tâm (ba loại định như vậy) hành giả tu tập với đề mục hơi thở hay là 10 đề mục biến xứ Kasiṇa.
Và khi có được 1 trong 3 loại định như vậy sát na định, cận định hay an chỉ định thì hành giả có thể thực hành thiền quán và khi thực hành thiền quán đối tượng của thiền quán là đối tượng chân đế, nghĩa rằng khi quan sát hơi thở thì không còn khái niệm hơi thở nữa mà chỉ là sự chuyển động. Chính sự chuyển động đó là đối tượng để cho hành giả quan sát, bởi vì sự chuyển động là đặc tính của yếu tố gió hoặc là hành giả nhận biết sự cứng sự mềm khi tiếp xúc thân này với sàn nhà, quan sát sự cứng hoặc mềm như vậy là quan sát theo phương diện chân đế nghĩa là khi nhận biết sự chuyển động chỉ đơn giản quan sát và nhận biết đúng như thực sự chuyển động đó mà thôi. Khi nhận biết cứng hay mềm thì nhận biết rõ như thực cứng hay mềm mà thôi, không có những khái niệm hay phân tích cho rằng đây là cứng, đây là mềm, đây là cái này, đây là cái kia mà chỉ đơn giản nhận biết rõ như thực cứng chỉ là cứng, mềm chỉ là mềm. Sự nhận biết như vậy mới gọi là sự hiểu biết chân đế, sự nhận biết thực tánh của các pháp chân đế. Khi hành giả ngồi một lúc khoảng 20-30 phút sẽ nhận biết những cảm giác như là khó chịu, nhức mỏi, ngứa ở chỗ này, chỗ kia,… Hành giả chỉ quan sát đúng như thực cảm giác nó như thế nào thì biết đúng như vậy mà không có cho rằng cảm giác này như thế nào, cảm giác này là lạc, cảm giác này là khổ. Bởi vì khi cho rằng như vậy, hành giả đã áp đặt một khái niệm lên trên pháp chân đế đó là cảm thọ. Cho nên khi hành giả quan sát thấy rõ như thực, sắc chính là sắc, cảm thọ chính là cảm thọ mà không có những khái niệm cho rằng, tưởng rằng.. khi đó mới thực sự thấy rõ các pháp chân đế đúng theo như thực bản chất của nó và sự thấy biết đó mới gọi là trí nhãn hay ñāṇacakkhu
Với con mắt trí tuệ như vậy, thấy biết sắc pháp chỉ là sắc pháp, thấy biết đất chỉ là đất, thấy biết gió chỉ là gió, thấy biết cảm thọ chỉ là cảm thọ… sự thấy biết như vậy gọi là sự thấy biết với con mắt trí tuệ. Hành giả tiếp tục quan sát với yếu tố như vậy, khi yếu tố chánh niệm, yếu tố định tâm, yếu tố sáng suốt được phát triển thì sẽ phát hiện ra những đặc tính chung của các pháp chân đế đó, hoặc là vô thường luôn thay đổi sinh diệt, hoặc là thấy rằng các pháp chân đế đó không có gì để thỏa mãn thỏa thích trong những pháp chân đế đó. Và cũng có thể phát hiện ra những pháp chân đế sinh và diệt theo điều kiện của nó. Sự phát hiện như vậy gọi là trí tuệ hay biết những đặc tính chung của các pháp chân đế là vô thường khổ và vô ngã. Hành giả duy trì sự tu tập như vậy, dần dần phát hiện thêm sự thấy biết như là sự thấy biết về sự diệt của danh pháp, sắc pháp rồi dẫn đến sự nhàm chán đối với danh pháp, sắc pháp dẫn đến sự buông xả đối với danh pháp sắc pháp… cho đến trí tuệ thuận thứ anuloma hay là thuận dòng. Với những sự thấy biết này, hành giả được gọi là sự thấy biết với con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu
Trên phương diện sự thật hay bốn sự thật tứ diệu đế, sự thấy biết này cũng được nhìn như sau: Thứ nhất khi hành giả thấy biết rõ danh pháp như là danh pháp đúng như thực của nó, sắc pháp như là sắc pháp đúng như thực của nó, sự thấy biết như vậy gọi là sự thấy biết về khổ đế. Và có khi hành giả có sự dính mắc tham ái đối với danh pháp và sắc pháp. Sự dính mắc tham ái đối với danh pháp và sắc pháp hay là đối với những pháp tục đế gọi là nhân sinh khổ. Và khi hành giả tu tập phát triển sự thấy biết đối với danh pháp và sắc pháp, thấy biết đối với nhân sinh khổ, hành giả đang phát triển đạo đế như là chánh kiến, chánh tư duy,.. và khi hành giả phát triển được những chi phần của bát chánh đạo như la chánh kiến chánh tư duy… thì ngay khi đó hành giả sẽ cảm nhận được sự chấm dứt của phiền não. Và sự chấm dứt này là sự chấm dứt tạm thời mà thôi, cho nên từ ngữ Pali gọi là tadaṅga có nghĩa là chốc lát hay là tạm thời nghĩa là khi mà yếu tố của bát chánh đạo có mặt thì tham ái sẽ chấm dứt, nhưng vì còn là một phàm nhân nên sự thấy biết này chỉ là sự thấy biết tạm thời, nó không có được liên tục, cho nên khi nào mà 8 chi phần bát chánh đạo như là chánh kiến chánh tư duy… có mặt thì tham ái sẽ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt này chỉ là sự chấm dứt tạm thời. Cho nên sự chấm dứt này cũng gọi là diệt đế nhưng diệt đế trong chốc lát. Trên phương diện bốn sự thật khổ tập diệt đạo chúng ta có thể hiểu như vậy. Cho nên sự thấy biết các pháp chân đế, sự thấy biết bốn sự thật còn gọi là thấy biết với con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu thì chỉ có ở trong Phật giáo mà thôi, chỉ có ở những hành giả tu tập theo lời dạy của Đức Phật mới có mà thôi. Cho nên chúng ta gặp được Phật pháp và đây cũng là một cơ hội để chúng ta tu tập và phát triển con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu như thế này. Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu thực tập chánh niệm ở trên hơi thở vào hơi thở ra để phát triển định tâm và phát triển con mắt trí tuệ ñāṇacakkhu
Và như thường lệ chúng ta ngồi với tư thế thoải mái, lưng thẳng đứng, cổ thẳng đứng một cách tự nhiên, thư giãn toàn thân, nhắm mắt ngậm miệng, chú ý đến hơi thở vào, hơi thở ra ở điểm tiếp xúc giữa hơi thở và lỗ mũi. Khi hơi thở vào ta biết rõ và quan sát hơi thở đang đi vào tại điểm tiếp xúc ngay lỗ mũi, khi hơi thở đi ra ta cũng nhận biết và quan sát hơi thở đi ở điểm tiếp xúc ngay lỗ mũi từ đầu đến cuối hơi thở
Và bây giờ, ngài sẽ đọc một bài kinh để chúc phúc đến cho tất cả hội chúng ở trong zoom này cũng như là thân bằng quyến thuộc và để cho tất cả chúng sinh, cầu chúc cho tất cả được thuận duyên trong tu tập, chánh khỏi mọi điều rủi ro tai hại và mang lại sự an lạc cho bản thân, gia đình và xã hội
Và bây giờ tất cả chúng ta cùng nhau phát nguyện Phật Pháp được trường tồn
Buddasasanam ciram titthatu (3 lần)