Thế Gian Bốc Cháy 01: 4 Yếu Tố Cần Để Diệt Trừ Tà Kiến & Chứng Đắc Bậc Thánh – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết Pháp, Sư Thiện Đức Hỗ Trợ Dịch Việt

Hôm nay là ngày 5 tháng 12 năm 2021, là thời gian trùng khớp vào mùa lạnh thời đức Phật ở bên Ấn Độ, nên Ngài sẽ có những bài pháp thoại liên quan đến mùa mà thời tiết trùng khớp ở bên Ấn Độ. Và để hỗ trợ cho chư phật tử hiểu thêm về phương pháp tu tập cũng như để hỗ trợ chư quý phật tử trong thời gian dịch bệnh có thời gian rảnh rỗi để học hỏi thêm phật pháp, qua đó có thể sống an lạc hơn cùng với gia đình và người thân cũng như có thể hỗ trợ trong việc tu tập chánh Pháp. 

Các bài Pháp liên quan:

Các bài Pháp Ngài Tam Tạng 10 thuyết năm 2021
Chuỗi videos Ngài Tam Tạng 10 hướng dẫn thiền tại HN
Bài kinh về sự bốc cháy của phiền não (Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon) 

 

Bài pháp mà hôm nay Ngài muốn chia sẻ đến tất cả phật tử chúng ta liên quan đến bài kinh Āditta Sutta hay Ādittapariyāya Sutta. Bài kinh về sự bốc cháy của phiền não. Bài kinh này bắt nguồn từ tạng luật đặc biệt là bộ Mahāvagga Đại phẩm ở trong Tạng Luật.

Để thuyết bài kinh này, đức Phật Ngài đã ngự ở khu rừng Uruvelā để hoá độ cho các vị đạo sĩ bện tóc. Đức Phật thuyết bài kinh này ở gần dòng sông Nerañjarā là nơi gần buddhagayā. Cho nên quý phật tử nào đã có duyên đến Ấn Độ để chiêm bái Thánh tích có thể mường tượng và hình dung nơi này gần dòng sông Nerañjarā mà quý phật tử đã đến để chiêm bái.

Và để bắt đầu bài pháp hôm nay chúng ta cùng bắt đầu niệm Phật.

Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhassa (03 lần)

NGAI TAM TANG 10 THUYET PHAP 2

 

Đức Phật ngài đã nhập hạ 3 tháng mùa mưa ở Bārāṇasī để hoá độ cho 5 anh em của ngài Kondañña. Sau khi mãn hạ Ngài đã nói với các vị tỳ khưu đệ tử rằng: Bây giờ các vị hãy đi hoằng pháp mỗi người một nơi và riêng Như Lai đến khu rừng Uruvelā. Trên đường đi từ Bārāṇasī đến Uruvelā đức Phật cũng gặp 30 anh em hoàng tử là những vị mà đã được đức Phật hoá độ và sau này những vị đó là những nhân duyên để đức Phật cho phép các phật tử cúng dường y Kathina đến chư Tăng và ngài cho phép chư Tăng thọ nhận y Kathina. 

Ở khu rừng Uruvelā có 3 anh em huynh đệ. Vị huynh trưởng tên là Uruvelā Kassapa, vị thứ hai tên là Nadi Kassapa vị thứ ba tên là Gaya Kassapa. Tất cả các vị đạo sĩ này tự tu tập theo pháp môn đạo sĩ của họ. Tất cả 3 huynh đệ đều có tên là Kassapa, Kassapa là tên họ của 3 anh em này, còn vị huynh trưởng tên là Uruvelā Kassapa vì ông ta sống ở gần khu rừng Uruvelā, vị thứ hai tên là Nadi Kassapa vì sống ở gần bờ sông Nerañjarā (Nandi có nghĩa là dòng sông), vị thứ ba tên là Gaya Kassapa vì vị này sống ở gần ngôi làng Gayāsīsa. Trong 3 vị này vị huynh trưởng có tất cả 500 vị đệ tử, vị thứ hai có tất cả 200 vị đệ tử, vị thứ ba có tất cả 200 vị đệ tử, cho nên tất cả hội chúng của ba huynh đệ có tất cả 1000 người.

Ở trên thế gian, đặc biệt là khi thế giới mới bắt đầu có nhiều trường phái, nhiều quan kiến khác nhau, cho nên cũng hình thành nên tôn giáo khác nhau. Đối với ba vị huynh đệ này là những đạo sĩ bện tóc, họ thờ cúng thần Lửa và họ tin rằng sau khi lặn hụp ở trong dòng sông có thể gột rửa những tội lỗi – đó là phương pháp tu hành của những vị đạo sĩ này. Đức Phật đã đến vị huynh trưởng tên là Uruvelā Kassapa và xin ở nhờ trong ngôi nhà thờ lửa của những vị đạo sĩ này. Đạo sĩ Uruvelā Kassapa thấy đức Phật với hình tướng đẹp đẽ, trẻ trung cho nên ông ta cảm thấy rất là áy náy, vì ở trong nhà thờ lửa có một con rồng chúa rất là hung dữ có nọc độc rất kinh khiếp, nếu mà cắn người nào người đó có thể chết ngay tại chỗ. Cho nên đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới bạch với đức Phật rằng: Ở trong đó có một con rồng chúa, nếu ngài ở trong đó thì rất nguy hiểm. Nhưng đức Phật vẫn năn nỉ tới ba lần muốn ở trong nhà lửa nên đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã đồng ý và nói rằng: Như vậy đại sa môn cứ tự nhiên ở trong đó, nếu như có chuyện gì hãy cố gắng mà chịu đựng.

Vào lúc nửa đêm, con rắn đã cảm thấy bực mình và phun khói tấn công đức Phật, nhưng đức Phật đã vận dụng thần thông, đã thu phục con rồng chúa bằng cách đã nhập định vào các loại thiền Kasila và tận dụng thần thông phun ra khói nhiều hơn để cho con rắn không có bị tổn thương, mà chỉ dùng năng lực của mình khiến cho năng lực con rắn mất đi. 

Và buối sáng hôm đó đức Phật đã mang bình bát ở trong đó có con rồng chúa cho những vị đạo sĩ xem và hỏi rằng: Đây có phải là con rồng chúa mà các vị nói là hung dữ có nọc độc kinh khiếp hay không. Khi đó vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có suy nghĩ rằng vị đại sa môn này có đại thần lực, đại oại lực vì có thể thu phục được con rồng chúa rất hung dữ. Tuy nhiên vẫn không bằng ta, vì ta là một A ra hán. Với tà kiến và ngã mạn, cho nên đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có suy nghĩ như vậy

Đối với tà kiến và ngã mạn, là những phiền não rất khó đoạn trừ, đặc biệt là đối với các phàm nhân, cho nên ở trong tích truyện Mahosadha – một trong những tích truyện tiền thân của đức Phật Gotama. Mahosadha là một người rất là trẻ rất có trí tuệ cho nên khi đến gặp nhà vua đã rất tôn trọng nhà vua, nhưng sau khi được nhà vua ban cho vật quý, được nhà vua tôn trọng thì Mahosadha khi trở về không còn sự tôn trọng nhà vua nữa vì nghĩ rằng mình đã có bảo bối rồi, cho nên không cần tôn trọng nhà vua nữa. Đó là một ví dụ điển hình nói lên rằng một phàm nhân kể cả vị bồ tát chưa giác ngộ, ngã mạn rất là khó để loại trừ. Cho nên mặc dù nhìn đức Phật có hảo tướng, có thần thông như vậy, nhưng đạo sĩ Uruvelā Kassapa vẫn nghĩ rằng mặc dù có thần thông nhưng không phải là vị A ra hán giống như ta. Suy nghĩ đó do phiền não là tà kiến và ngã mạn và chấp thủ

Khi nhìn thấy đức Phật có đại oai thực thu phục con rồng chúa như vậy, cho nên đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã khởi lên tâm hoan hỷ và kính trọng đối với đức Phật, đã thỉnh đức Phật ở lại khu rừng Uruvelā để họ có thể hộ độ, cúng dường vật thực trong một thời gian dài và đức Phật đã đồng ý. Đức Phật sống trong khu rừng Uruvelā ở một nơi không có cách xa các đạo sĩ này lắm. Vào một buổi tối, bốn vị Tứ đại thiên vương đã xuống đảnh lễ đức Phật, và khi xuống đảnh lễ đức Phật họ toả ra hào quang sáng rực cả một khu rừng. Sáng hôm sau đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã đến nơi đức Phật để thỉnh mời đức Phật độ trai và cũng không quên hỏi rằng, thưa Đại sa môn, hôm qua có một vị gì mà sáng như vậy. Đức Phật mới trả lời rằng đó là Tứ đại thiên vương là những vị trời bảo vệ thế gian đã xuống đảnh lễ và nghe pháp

Khi đó đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có suy nghĩ rằng: Ồ đại sa môn này thật là có thần lực, đại oai lực vì Tứ đại thiên vương mà cũng đến đảnh lễ và nghe pháp. Tuy vậy cũng không phải là một vị A ra hán giống như ta đây. Và cũng tương tự như vậy, đức Phật ngài đã làm tất cả 16 điều kỳ diệu để thu phục và hoá độ những đạo sĩ ở khu rừng Uruvelā này. Cho nên vào đêm tiếp theo có vị vua trời tên là Sakka xuống đảnh lễ và nghe pháp từ đức Phật. Và khi mà đạo sĩ Uruvelā Kassapa vào buổi sáng đến thỉnh đức Phật độ trai cũng hỏi rằng tối qua có ngọn lửa gì sáng rực cả khu rừng như vậy. Đức Phật mới trả lời rằng đó là vua trời Sakka xuống đảnh lễ ta và để nghe pháp từ ta. Cũng tương tự như vậy đêm hôm sau có một vị Phạm thiên cũng xuống đảnh lễ và chiếu sáng hơn vị vua trời Sakka và Uruvelā Kassapa cũng hỏi rằng tối hôm qua có ngọn lửa gì mà nó sáng rực cả khu rừng như vậy. Và đức Phật mới trả lời rằng đó là vị Phạm thiên. 

Và điều kỳ diệu thứ năm đó là, thường vào thời gian bấy giờ, cứ hàng tháng, hàng năm đều có những người, những tín đồ ở xứ Anga, xứ Māgadha đến các vị đạo sĩ để cúng dường. Đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có ý nghĩ rằng: Ngày mai các tín đồ đến đây rất là đông, họ sẽ cúng dường nhiều thứ, nếu như để cho vị đại sa môn đến đây và làm những điều kỳ diệu, tất cả tín đồ sẽ có sự cung kính đến vị đại sa môn ấy, và như vậy sự cung kính, cúng dường đối với ta sẽ giảm đi. Vì tâm ganh tỵ, bỏn xẻn cho nên đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã có suy nghĩ như vậy

Đức Phật đã biết được suy nghĩ của đạo sĩ Uruvelā Kassapa cho nên hôm sau Ngài đã không đi độ trai ở chỗ của đạo sĩ Uruvelā Kassapa nữa mà đã đi đến vùng Kuru ở phía bắc để khất thực, sau đó trở về hồ Anotatta để độ trai. Vào buổi chiều, Ngài đã đi đến nơi gọi là Nankadipa, bây giờ gọi là Sri Lanka để thu phục những Yakkha ở đó. Đức Phật ngài biết rằng nơi này sẽ phát triển giáo pháp của Ngài sau này nên Ngài đã đặt nền tảng từ đầu ở nơi này.

(một số hình ảnh Ngài Tam Tạng 10 cùng đoàn thăm viếng các Thánh tích bên Sri Lanka tháng 12/2016)

Cho nên vào thời đại của vua Asoka đã có một phái đoàn sang đây để truyền giáo và phát triển Phật giáo của Sri Lanka – nơi có răng của đức Phật. Và những phật tử nào đã đến Sri Lanka có thể chiêm bái và biết nơi này. Ngài và các sư và một số phật tử đang nghe pháp cách đây 5 năm đã sang đó để chiêm bái một số thánh tính của Phật giáo.

IMG 7394

Đức Phật nếu như không có những chúng sinh nào để ngài hoá độ thì đôi khi Ngài đến những nơi mà Ngài thấy rằng sau này có thể phát triển được giáo pháp, Ngài đặt nền tảng ở đó. Không những ở Sri Lanka mà ở Myanmar cũng có một nơi mà đức Phật đã đến ngự tại đó. Và ngày hôm sau đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã đến đức Phật mời đồ trai và cũng không quên hỏi rằng, thưa đại sa môn vì sao hôm qua Ngài không có đến, hôm qua rất nhiều tín đồ đến đây cúng dường rất nhiều thứ, nhưng không thấy Ngài đến, tuy vậy chúng tôi vẫn để riêng những đồ cúng dường cho Ngài. Khi đó đức Phật mới trả lời rằng: Không phải ông đã có những suy nghĩ thế này à, Ngài đã nói suy nghĩ của ông đạo sĩ lên. Sau đó đức Phật Ngài cũng kể hôm qua Ngài đã đi trì bình khất thực ở xứ Kuru ở phía bắc và ngự ở tại hồ Anotatta. Khi nghe như vậy đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới suy nghĩ rằng: Ồ vị đại sa môn này đã biết được tâm của ta, thật là đại oai lực, tuy nhiên không phải là vị A ra hán giống như ta.

Sáng hôm sau, đạo sĩ Uruvelā Kassapa đã đến mời đức Phật dùng trưa và thấy sự thay đổi ở nơi đó, bởi vì đức Phật ngài đã lấy những miếng vải quấn quanh tử thi của một cô con gái tên là Punna ở làng Sujata để may thành y paṃsukūla. Vào thời Ấn Độ bấy giờ, sau khi một người chết những người khác lấy những miếng mải quấn quanh và mang ra quăng ở nghĩa địa. Và những vị mặc y phấn tảo paṃsukūla cīvara đã lấy những mảnh vải được quấn quanh những xác tử thi đó giặt rồi nhuộm cắt may làm những y paṃsukūla và đức Phật cũng vậy, Ngài lấy miếng vải quấn quanh tử thi rồi ngài mới suy nghĩ rằng: Bây giờ giặt ở đâu, phơi ở đâu và may như thế nào. Khi mà đức Phật suy nghĩ như vậy, vua trời Đế thích mới đọc được suy nghĩ đó và đã xuống hỗ trợ đức Phật tạo ra hồ nước, tạo ra khối đá để đức Phật nhuộm y, tạo ra khối đá khác để đức Phật phơi miếng vải. Khi đạo sĩ Uruvelā Kassapa đến thỉnh mời đức Phật và thấy sự thay đổi ở chỗ đó như là có thêm hồ nước, có những khối đá mà trước kia không có, ông ta đã hỏi đức Phật và đức Phật đã kể lại tất cả những thứ này là do vua trời Đế thích đã tạo ra để giúp Ngài giặt vải, may y phấn tảo. Khi nghe đức Phật tường thuật lại như vậy, đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có suy nghĩ rằng: Ồ thật là đại oai lực, đại thần lực. Vị đại sa môn này ngay cả vua trời Sakka cũng xuống để phục vụ, tuy nhiên đại sa môn này không phải là vị A ra hán giống như ta.

Sự kỳ diệu thứ bảy mà đức Phật đã thực hiện để thu phục đạo sĩ Uruvelā Kassapa đó là. Vào sáng hôm sau khi đạo sĩ Uruvelā Kassapa đến thỉnh mời đức Phật độ trai, đức Phật mới dạy rằng hãy đi trước đi rồi ta sẽ theo sau. Khi vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa đi đến chỗ thờ lửa đã thấy đức Phật ngự ở chỗ thờ lửa rồi với một trái lựu. Trái lựu tên pali là Champudipa. Vì ở Ấn độ có rất nhiều lựu nên Ấn Độ có một tên gọi khác là Champu dipa là đảo quốc có rất nhiều lựu. Và khi đức Phật ngài đi đến trước Uruvelā Kassapa, ông ta rất ngạc nhiên và hỏi rằng đại sa môn đã đến đây theo đường nào, ta đi trước nhưng bây giờ đại sa môn lại đến trước. Khi được hỏi như vậy, đức Phật đã trả lời rằng, trước khi ta đến đây ta đã đến chỗ cây lựu để hái trái lựu này, và đây là trái lựu ông hãy ăn thử. Khi nghe như vậy, ông ta suy nghĩ rằng vị đại sa môn này thật là có đại thần lực đi sau ta nhưng đã đi đến đây trước ta mặc dù còn đi hái trái lựu. Tuy nhiên ông ta còn suy nghĩ rằng mặc dù có thần lực như vậy nhưng vị đại sa môn này không phải là vị a ra hán giống như ta.

Và ba ngày tiếp theo cũng tương tự như vậy, khi vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa đến thỉnh đức Phật độ trai, đức Phật đều bảo ông hãy đi trước đi, và đến một ngày, đức Phật đến gần cây lựu lấy trái xoài, một ngày khác đức Phật đi đến chỗ gần cây lựu lấy trái me rừng và một ngày khác đức Phật đi đến chỗ gần cây lựu lấy trái kha tử. Đó là ba ngày liên tiếp đức Phật đã đến nơi thờ lửa trước ông Uruvelā Kassapa – đó là ba sự kỳ diệu đức Phật muốn triển bày cho vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa biết. 

Sự kỳ diệu thứ mười một, đó là vào ngày tiếp theo đạo sĩ Uruvelā Kassapa đến thỉnh mời đức Phật độ trai và đức Phật bảo là hãy đi trước đi và ngài đã đến cung trời Tāvatiṁsa và lấy một cây hoa san hô sau đó đi đến chỗ thờ lửa. Mặc dù như vậy nhưng đức Phật vẫn đến chỗ thờ lửa trước ông Uruvelā Kassapa. 

Điều kỳ diệu thứ mười hai, khi các vị đạo sĩ chẻ củi không được do đức Phật vận dụng thần thông khiến cho những vị đạo sĩ này biết rằng đó là oai lực đại thần thông của đức Phật, sau đó đức Phật đã vận dụng thần thông để chẻ củi cho những vị đạo sĩ này, và các vị đạo sĩ này cũng biết đó là do thần thông của đức Phật. Sau đó các vị đạo sĩ đã muốn nhóm lửa để thờ cùng lửa nhưng nhóm không được. Đó cũng là do đại thần thông, đại oai lực của đức Phật. Khi khi các vị đạo sĩ biết như vậy đức Phật đã cho lửa sáng lên và các vị đạo sĩ cũng biết đó là do thần thông của đức Phật. Khi ngọn lửa cháy bùng lên, các vị đạo sĩ muốn tắt đi cũng không tắt được, đó là do thần thông của đức Phật, sau đó đức Phật ngài vận dụng thần thông để tắt các ngọn lửa đó. Và tất cả sự kỳ diệu này đều do đức Phật thi triển thần thông và khiến cho các vị đạo sĩ biết là do thần thông

Sự kỳ diệu thứ tiếp theo mà đức Phật muốn triển bày để cho các vị đạo sĩ này biết là vào thời gian rất là lạnh, ở trong pali dùng từ antara Aṭṭhaka có nghĩa là tám ngày giữa hai tháng – đó là thời gian rất là lạnh vào bấy giờ. Giữa hai tháng nào, đó là sau khi mãn mùa mưa, đức Phật đã đi đến khu rừng Uruvelā và vào ngày thứ bảy mươi bốn sau đó, tức vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 12 âm lịch tức là bốn ngày cuối tháng 11, 4 ngày đầu tháng 12. Đó là 8 ngày ở giữa hai tháng, là thời gian lạnh nhất trong năm. Và những ngày lạnh nhất trong năm đó, các đạo sĩ đã xuống dòng sông Nerañjarā lặn hụn với niềm tin rằng lặn hụp như vậy sẽ gột rửa được phiền não. Đó là niềm tin sai lầm dựa trên tà kiến mới làm như vậy. Và khi đức Phật biết như vậy, thấy như vậy đã tạo sẵn 50 đống lửa để cho 500 vị đạo sĩ này sau khi lặn hụp xong lên để sấy kho cho đỡ lạnh. Khi các vị đạo sĩ thấy đống lửa như vậy đã rất ngạc nhiên và biết rằng đây là do thần thông của đại sa môn Gotama tạo ra. Và khi đó ông đạo sĩ Uruvelā Kassapa mới có suy nghĩ rằng mặc dù đại sa môn Gotama có đại oai lực như vậy nhưng ông ta vẫn có tà kiến  sa môn Gotama không phải là một vị A ra hán giống như ta.

Sự kỳ diệu thứ mười sáu mà đức Phật tạo ra để cho các vị đạo sĩ này bị thu phục đó là vào một ngày trời mưa rất là lớn, trận mưa bất bình thường, làm cho nước rất là nhiều ở vùng đó, chỗ đức Phật ngự là nơi trũng cho nên nước tụ lại rất là nhiều cho nên các vị đạo sĩ biết như vậy nghĩ rằng đức Phật đang bị ngập nước cho nên đã mang thuyền bè tới chỗ đức Phật. Nhưng khi tới nơi thấy đức Phật ngài đang đi kinh hành xung quanh có nước bao bọc. Khi thấy như vậy họ rất là ngạc nhiên. Từ khi đức Phật ngài thu phục con rồng chúa ở nhà thờ lửa cho đến khi đức Phật đi kinh hoành trên mặt đất xung quanh bao bọc bởi nước, Ngài đã biểu hiện mười sáu sự kỳ diệu. Mười sáu sự kỳ diệu này được trình bày ở trong bộ Mahāvagga Đại phẩm của Tạng luật. Các vị trưởng lão trong các lần kết tập tam tạng đã giải thích rộng hơn, đó là không những chỉ 16 loại thần thông mà thôi mà có tới 3516 loại thần thông để thu phục và hoá độ 500 vị đạo sĩ có đạo sĩ Uruvelā Kassapa dẫn đầu. Như vậy đức Phật ngài ở khu rừng Uruvelā khoảng 3 tháng – 90 ngày

Sau đó đức Phật ngài đã hoá độ những vị đạo sĩ này bằng cách chỉ ra những yếu điểm của sự tu tập dựa trên tà kiến và ngã mạn. Đức Phật cũng thuyết bài kinh ādittapariyāyasutta cho những vị đạo sĩ này. Liên quan 2 phần này, ngài tam tạng sẽ trình bày trong một phần tiếp theo

Và bây giờ Ngài sẽ tóm tắt lại để chúng ta hiểu thêm về sự biến mất tà kiến và ngã mạn đối với một người phàm nhân nó khó để loại trừ như thế nào để cho chúng ta có thể biết được để điều chỉnh và tu tập chính mình

Đối với một phàm nhân ngã kiến hay tà kiến đối với ngũ uẩn rất là khó để loại trừ. Chỉ khi nào vị phàm nhân có thể đạt đến Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu mới có khả năng đoạn trừ vĩnh viễn loại tà kiến đó là attadiṭṭhi ngã kiến hay sakkāyadiṭṭhi tà kiến đối với ngũ uẩn. Để đạt được Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu phải hội đủ 4 yếu tố sau đây

  • Yếu tố thứ nhất đó là sappurisa saṃvāsa nghĩa là thân cận với các bậc thiện trí như là đức Phật, các bậc Thánh
  • Yếu tố thứ hai đó là dhammassavana nghe pháp từ các bậc thiện trí đó
  • Yếu tố thứ ba đó là yoniso manasikāra nghĩa là khéo tác ý hay là có sự tác ý đúng
  • Yếu tố thứ tư đó là dhammānudhamma paṭipatti nghĩa là sự thực hành những pháp có thể dẫn đến sự chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả

Đó là bốn yếu tố có thể khiến một phàm nhân thành Thánh nhân chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu

Đối với những vị phàm nhân, có những vị phàm nhân ít trí, ít ba la mật, có những vị phàm nhân nhiều trí, nhiều ba la mật. Đối với ngay cả đạo sĩ Uruvelā Kassapa một người có trí và có nhiều ba la mật nhưng vẫn không hội đủ 4 yếu tố mà chỉ hội tụ 2 yếu tố là gần gũi đức Phật và nghe pháp từ đức Phật nhưng mà đang thiếu hai yếu tố tiếp theo đó là tác ý đúng và thực hành những pháp đúng để dẫn đến sự chứng đắc Thánh đạo Thánh quả không hội tụ đủ. Cho nên vẫn không có đủ điều kiện để chứng đắc Thánh đạo Thánh quả.

Đối với đạo sĩ Uruvelā Kassapa hội tụ đủ hai yếu tố đầu tiên đó là gần gũi các bậc thiện trí, nghe pháp từ các bậc thiện trí nhưng vì trong quá khứ theo và thực hành tà kiến cho nên trong thời gian hiện tại này vẫn không có đủ điều kiện để chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả

Để chúng ta hiểu thêm, Ngài tam tạng giải thích về hạt giống ba la mật của đạo sĩ Uruvelā Kassapa này. Ông đạo sĩ Uruvelā Kassapa ở trong quá khứ đã từng gặp đức Phật Padumuttara. Vào thời gian đó ông là một vị vua có thêm 2 người em, tất cả là 3 anh em đã phát nguyện thọ bát quan trai, mặc y phấn tảo và trong suốt ba tháng hộ độ đức Phật Padumuttara. Vào thời đức Phật Phussa cũng vậy, cách đây 92 đại kiếp, tiền thân của đạo sĩ Uruvelā Kassapa cũng là một vị vua đã gặp đức Phật Phussa, cúng dường tới đức Phật và Tăng đoàn và cũng nghe pháp. Đó là hạt giống ba la mật của vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa này

Kiếp trái đất này được gọi là Bhaddakappa là hiện kiếp có tới 5 vị Phật xuất hiện. Vào một kiếp tiền thân của đức Phật Gotama là một vị bồ tát tên là Narada. Trong tích truyện tiền thần Narada, vị đạo sĩ Uruvelā Kassapa này cũng sinh vào thời gian đó và gặp đức bồ tát Narada. Tiền thân của đạo sĩ Uruvelā Kassapa trong thời kì đức bồ tát Narada là một vị vua tên là Angati, vị vua này giữ giới rất tốt, rất lo cho thần dân trong quốc độ của mình. Vào một ngày nọ vị vua Angati cùng với các quan đại thần đi đến một vị ẩn sĩ tên là Kassapa. Vị ẩn sĩ này theo tà kiến cho nên khi nhà vua đến đàm đạo với vị ẩn sĩ có tà kiến này để hỏi cách trị dân, trị nước, cách báo hiếu mẹ cha như thế nào để về thực hành tốt hơn. Vị ẩn sĩ Kassapa theo tà kiến này đã nói rằng đại vương không có những quả thiện, quả ác, mà các chúng sinh thanh tịnh chỉ sau khi trải qua 84 kiếp Trái đất, bao giờ chưa trải qua 84 kiếp Trái đất, dù làm thiện làm ác gì cũng không có ý nghĩa gì mà chỉ khi nào trải qua 84 kiếp Trái đất các chúng sinh tự thanh tịnh. Đó là tà kiến đoạn kiến. Chúng ta nên biết và ghi nhớ rằng các chúng sinh thường có xu hướng làm ác nhiều hơn làm thiện, ngay cả khi những điều ác và điều thiện, điều ác người ta có xu hướng ghi nhớ dễ hơn, trong khi những điều thiện, điều tốt thì ghi nhớ kém hơn. Giống như một chiếc thuyền trên dòng sông rất khó để đi ngược, nhưng rất dễ để xuôi dòng. Cũng tương tự như vậy, ở trong nhà để khiến cho những người con người cháu trở thành người tốt hơn thì những người làm cha làm mẹ trong gia đình phải biết phương pháp để cố gắng giáo dục, dạy dỗ. Khi đó những người con người cháu ở trong nhà mới trở lên tốt. Phải trải qua một giai đoạn rất là khó khăn để giáo dục mới trở thành người tốt. Còn để trở thành người xấu rất là dễ

Cho nên khi nghe rằng không có tội, không có phước, các chúng sanh hay làm các điều ác, có thể đi trộm cướp rất dễ dàng, có thể phạm tà dâm, sát sanh rất dễ dàng. Cho nên khi nghe không có thiện, không có ác, các chúng sanh tự động thanh tịnh thì họ thường có xu hướng nghe theo rất dễ dàng, làm theo rất dễ dàng

Cho nên khi nghe vị ẩn sĩ Kassapa nói như vậy, nhà vua Angati đã chấp nhận, sau đó về hoàng cung đã giao tất cả trách nhiệm cho các vị quan đại thần, để cho vị vua hưởng 5 loại dục lạc trên thế gian mà không còn màng đến trị vì đất nước nữa. Sau đó nhà vua đã cho người tìm những cô gái đẹp mang về, làm mọi cách để hưởng 5 thứ dục lạc, tạo ra rất là nhiều ác pháp

Để cho vua cha thoát được những ác pháp này, công chúa Yosa đã đi đến vua cha và thuyết phục vua cha không có làm những điều ác pháp đó. Công chúa Yosa tìm đến vua cha thuyết phục bằng cách kể lại những câu chuyện tiền thân mà mình đã trải qua vì cô công chúa này có khả năng nhớ lại chuyện tiền kiếp, cho nên cô đã kể lại vào một kiếp nọ cô đã phạm giới tà dâm, sau đó trở thành một người bán nam bán nữ, rồi đoạ vào súc sinh làm con dê, con chó. Rồi cô đã kể lại những quả xấu như vậy để vua cha từ bỏ các ác pháp hiện tại.

Và cũng do những hành động tà dâm đó mà khiến cho cô ta chịu tới bảy kiếp nạn đau khổ. Có kiếp làm một người nữ đau khổ, có kiếp làm con vật đau khổ, thì tới bảy kiếp như vậy. Mặc dù bằng nhiều phương pháp để khuyên răn vua cha từ bỏ tà kiến từ bỏ tà dâm nhưng nhà vua Angati vẫn cố chấp, vẫn không từ bỏ tà kiến, tà dâm cũng như những ác pháp nhà vua đang làm. Khi bất lực trong việc khuyên răn vua cha, nhưng vì tình thương nên công chúa Yosa đã phát nguyện rằng: Tình thương đối với nhà vua cũng như với sự chân thật, những đức tính tốt của công chúa cầu mong cho những chúng sinh có đại thần lực có thể giúp nhà vua cải tà quy chánh. Với sự phát nguyện như vậy, đã động tâm đến đức bồ tát Narada ở trên cõi trời Phạm thiên. Cho nên đức Bồ tát đã hiện thân xuống làm một người đạo sĩ đi vào trong cung để khuyên răn, giáo hoá nhà vua

Với tích truyện quá khứ của đạo sĩ Uruvelā Kassapa rất là dài, cho nên vào chủ nhật tuần sau nếu có thời gian Ngài sẽ kể đầy đủ hơn và bây giờ ngài sẽ giải thích thêm về tà kiến nó khó để loại trừ. Vì sao nó khó loại trừ như vậy

Đối với tà kiến, có cơ bản có những người không có hiểu biết phật pháp, hay họ không phải phật tử, họ không có niềm tin đối với nghiệp và quả của nghiệp. Đó là loại tà kiến thứ nhất. Loại tà kiến thứ hai, mặc dù là một phật tử nhưng để loại trừ tà kiến āttadiṭṭhi ngã kiến hay sakkāyadiṭṭhi hiểu sai chấp lầm đối với ngũ uẩn, phải có sự thực hành thiền tuệ mới có thể đoạn trừ được loại tà kiến này. Cho nên trong bộ Thanh tịnh đạo có nói về sự nguy hiểm của tà kiến là như thế này: Những chúng sinh bị trói buộc bởi tà kiến, thường bị chìm đắm ở trong dòng tham ái. Đối với những chúng sinh bị chìm đắm trong dòng tham ái rất là khó để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Còn đối với āttadiṭṭhi ngã kiến hay sakkāyadiṭṭhi tà kiến chấp lầm đối với ngũ uẩn được đoạn trừ bởi kiến thanh tịnh và đoạn nghi thanh tịnh. Đoạn trừ này là đoạn trừ tức thời và chỉ khi nào đạt Thánh đạo, Thánh quả Nhập lưu mới có thể đoạn trừ loại tà kiến này một cách vĩnh viễn. 

Để hiểu thêm sakkāyadiṭṭhi, chữ sakkāya là sự kết hợp bởi chữ sa kāya. Sa ở đây là sự hiện hữu rõ ràng, còn kaya nghĩa là ngũ uẩn đối với một phàm phu. Sakkāya có nghĩa là năm tập hợp sắc, thọ, tưởng hành thức nó tồn tại một cách rõ ràng. Và sự chấp lầm thường liên quan tới ta ảo tưởng cho nên gọi là āttadiṭṭhi nghĩa là ngã kiến, chấp rằng ngũ uẩn này là ta, là của ta, chấp rằng sắc thọ tưởng hành thức này là ta là của ta. Cho nên trên từ ngữ thì khác nhau nhưng trên ý nghĩa thì giống nhau. Phân chia ra thì có 20 loại tà kiến, 20 loại āttadiṭṭhi này là cho rằng sắc này là ta, ta là sắc, sắc có trong ta, và ta có trong sắc. Đó là 4 loại tà kiến có trong sắc nhân lên 5 uẩn thì có 20 loại tà kiến

Cho nên chúng ta nên nhớ rằng là ngũ uẩn có rūpa khandha – sắc uẩn. Tà kiến hay ngã kiến đối với sắc uẩn là như thế nào. Chấp rằng sắc uẩn là ta, ta là sắc uẩn. Trong sắc uẩn có ta và trong ta có sắc uẩn. Trong sắc uẩn có 4 loại kiến chấp. Tương tự như vậy chấp rằng thọ uẩn là ta, ta là thọ uẩn, trong thọ uẩn có ta và trong ta có thọ uẩn. Đó là bốn sự kiến chấp ngã chấp đối với thọ uẩn. Với tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng tương tự như vậy cũng có 4 loại kiến chấp như vậy, như vậy 5 ngủ uẩn nhân lên có 20 loại kiến chấp như vậy

Thường ở trong Vi diệu pháp giải thích rất là chi tiết, cho nên khi giải tích về ngã chấp đối với ngũ uẩn được phân chia ra làm 20 loại ngã chấp. Nhưng đối với một hành giả chúng ta có thể hiểu rằng cái āttadiṭṭhi hay sakkāyadiṭṭhi đối với ngũ uẩn cũng đã đủ rồi. 

Đối với sự chấp thủ là ta atta ở đây nó có 5 khía cạnh:

  • Thứ nhất chấp rằng Kāraka có người để làm công việc. Đó là khía cạnh thứ nhất
  • Khía cạnh thứ hai. Chấp rằng đó là có người cảm nhận cảm xúc
  • Khía cạnh thứ ba của atta đó là chấp rằng của mình
  • Khía cạnh thứ tư của atta chấp rằng, dù thân này bị huỷ hoại đi nhưng cái ta, cái bản ngã không thay đổi, nó không biến hoại, mà chỉ di chuyển từ thân này qua thân khác mà thôi
  • Khía cạnh thứ năm của atta đó là chấp rằng liên quan đến thân này, ngũ uẩn này có một bản thể cảm nhận qua sáu giác quan

Cho nên chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng rằng, khandha hay uẩn, ngũ uẩn đây là hiện tượng yếu tố có thật, còn atta chỉ là tà kiến mà nó đi theo các chúng sinh từ kiếp này qua kiếp khác chứ nó không có thật. Cho nên ví dụ khi nói cái bình đất. Thì cái bình làm bằng đất, cái yếu tố làm bằng đất là có thật, cái tên bình đất là không có thật. Bởi vì khi khởi nguồn của Trái đất này, do trước kia những người đi trước mình đặt là bình đất nên mình gọi là bình đất, nó chỉ là cách dùng từ tạm thời mà thôi, chứ nó không có thật. Tương tự như vậy, ngũ uẩn là có thật, nhưng tà kiến chấp rằng là ta là của ta là không có thật nó chỉ là kiến chấp mà thôi

Cho nên chúng ta nên nhớ rằng, bình đất nó có yếu tố đất cho nên khi xúc chạm thì có thể cảm nhận được sự cứng sự mềm, đó là hiện tượng có thật có thể thực hành làm đối tượng để quan sát ở trong thiền vipassana. Còn tên bình đất nó không có thật, nó chỉ là tục đế, tên gọi mà thôi, nên không có thể thực hành trong thiền quán được. Cũng tương tự như vậy đối với ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức là những hiện tượng có thật, có thể làm đối tượng để quan sát trong thiền minh sát, còn yếu tố hay kiến chấp ta hay của ta là yếu tố không có thật, không có thể làm đối tượng trong thực hành thiền minh sát 

Cho nên đối với một hành giả khi mới thực hành chưa có thể phân biệt được ngũ uẩn có thật và yếu tố chấp hữu ta, của ta không có thật. Để phân biệt rõ ràng như vậy thì hành giả phải có sự quan sát liên tục để phân biệt rõ về ngũ uẩn. Đối với một hành giả khi có giới làm nền tảng và đạt đến một bất định tâm nhất định thì có thể thấy rõ hiện tượng thân và tâm nó sinh khởi một cách rõ ràng, và khi quan sát thân và tâm nó đang sinh khởi một cách rõ ràng như vậy, chẳng hạn như cảm thấy, cảm nhận một cảm giác nó khởi sinh lên thì hành giả thấy rõ đó chỉ là một cảm giác nó khởi sinh lên mà không phải là một chúng sinh, không phải là một người nào, không phải là đàn ông, đàn bà, không phải là một bản ngã nào, không phải là ta mà chỉ là một hiện tượng cảm thọ, cảm giác, nó phụ thuộc vào điều kiện liên quan mà nó khởi sinh lên mà thôi.

Nếu như đối với danh pháp nghĩa là cảm giác hay cảm thọ thuộc về danh pháp mà khó nhận biết được, thì hành giả có thể quan sát những yếu tố cứng mềm ở trên thân của mình. Yếu tố cứng mềm nó thuộc về sắc pháp, và hành giả có thể quan sát yếu tố cứng mềm đó thuộc về yếu tố đất ở trong tứ đại. Hay là khi hành giả thực hành mồ hôi chảy ra có thể quan sát yếu tố kết dính hay yếu tố rò rì yếu tố thuộc về nước ở trong tứ đại. Đó là yếu tố rõ ràng có thể làm đối tượng để hành giả quan sát. Hoặc là ở trong thân khi có yếu tố nóng hay lạnh nó đang khởi sinh lên, hành giả cũng biết rõ và ghi nhận và quan sát yếu tố đó là những yếu tố chân đế nó khởi sinh lên phụ thuộc vào điều kiện liên quan mà không phải là ta của ta hay của một chúng sinh nào khác mà chỉ là những hiện tượng chân đế mà thôi. Hoặc là khi hành giả quan sát hơi thở vào hơi thở ra thấy sự chuyển động của hơi thở hay là khi hành giả di chuyển thì sự di chuyển đó cũng là biểu hiện của yếu tố gió. Những sự biểu hiện của yếu tố gió này là những pháp chân đế có thể làm đối tượng để quan sát và hiểu rõ đó chỉ là những hiện tượng chân đế nó khởi sinh lên phụ thuộc vào những điều kiện liên quan mà không phải là ta của ta hay của một chúng sinh nào khác. 

Cho nên cũng giống như khi biết bệnh là cái bệnh, và cái tên gọi là một thứ khác. Cái bệnh là có thật, và cái tên gọi cái bệnh chỉ là cái pháp chế định mà thôi. Cũng tương tự như vậy khi thực hành, hành giả thấy rõ cảm giác, cảm thọ, thấy rõ yếu tố cứng mềm, nóng lạnh, chuyển động,… là những yếu tố danh pháp và sắc pháp. Những yếu tố danh pháp và sắc pháp này chỉ là những yếu tố chân đế, những hiện tượng khởi sinh lên phụ thuộc vào điều kiện, chứ những tên gọi cho rằng ta của ta hay là người đàn ông, đàn bà chỉ là tên gọi tục đế mà thôi, chỉ là sự chế định chứ không có thực. Trừ khi hiểu rõ cái gì là chân đế có thật, cái gì là tục đế không có thật, hiểu rõ một cách như vậy hành giả được gọi là ditthi visuddhi – kiến thanh tịnh , có sự thanh tịnh đối với sự hiểu biết đúng đắn

Cho nên chúng ta nên nhớ rằng những hiện tượng thân tâm nó khởi sinh lên đều phụ thuộc vào những nhân duyên, những điều kiện liên quan chứ không phải do một đấng tạo hoá nào tạo ra, không có một bản thể nào tồn tại lâu dài nào tạo ra, mà chỉ là những hiện tượng khởi sinh lên đều có những điều kiện liên quan của nó. Hiểu biết như vậy là có sự thanh tịnh đoạn nghi, đoạn nghi thanh tịnh kaṇha vitaraṇa visuddhi. Và nếu như hành giả thấy rằng những hiện tượng danh pháp, sắc pháp vừa mới nêu nó luôn sinh diệt, biến hoại. Nó có bản chất khổ, không có toại nguyện và có bản chất vô ngã, không có làm chủ được. Hiểu được như vậy, hành giả đạt được trí tuệ của thiền tuệ. Và khi có được kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh và trí tuệ của thiền tuệ thì hành giả có thể đoạn trừ ngã kiến hay tà kiến đối với ngũ uẩn một cách nhất thời

Và như vậy hành giả liên tục thực hành quan sát những hiện tượng chân đế như vậy, 5 ngũ căn và ngũ lực hay tín tấn niệm định và tuệ sẽ phát triển và vững mạnh. Theo đó những trí tuệ của thiền tuệ cũng phát sinh và đạt đến trí tuệ thiền tuệ cuối cùng thì sẽ qua trí tuệ Thánh đạo thánh quả tuệ khi đó mới có thể đoạn trừ vĩnh viễn ngã kiến hay tà kiến đối với ngũ uẩn một cách vĩnh viễn. Khi hành giả đạt đến Thánh đạo, Thánh quả Nhập lưu đối tượng đầu tiên đó là niết bàn, nghĩa là hành giả sẽ giác ngộ được niết bàn. Cho nên ở trong Paṭhana đức Phật Ngài dùng từ dassana có nghĩa là thấy, là giác ngộ. Và trong bài kinh Ratana Sutta – bài kinh Tam bảo, đức Phật ngài cũng dạy rằng một người mà đạt đến Thánh đạo, thánh quả nhập lưu, người đó đã đoạn trừ vĩnh viễn sakkāyadiṭṭhi tà kiến đối với ngũ uẩn và vicikicchā hoài nghi.

Và để đạt được sự giác ngộ Niết bàn, chúng ta đã nghe pháp, đã thực hành pháp. Đó là mục đích chúng ta nghe pháp và thực hành pháp là để đạt được hay thấy được Niết bàn và để đoạn trừ phiền não như tà kiến, hoài nghi một cách vĩnh viễn. Ngay bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu thực hành để có thể thấy rõ được các pháp chân đế và có thể đạt đến sự chứng đắc Thánh đạo Thánh quả, giác ngộ Niết bàn, đoạn trừ phiền não như là tà kiến và hoài nghi. 

Chúng ta nên tâm niệm và hoan hỷ rằng, đức phật trước khi giác ngộ đã thực tập phương pháp thiền ānāpānasati chánh niệm trên hơi thở vào hơi thở ra. Bây giờ chúng ta cũng đang thực hành đề mục hơi thở vào hơi thở ra, cho nên chúng ta nên tinh tấn, chú ý đến hơi thở vào, hơi thở ra ở lỗ mũi và quan sát từ đầu đến cuối hơi thở ở điểm tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi. Ngay bây giờ chúng ta ngồi lưng thẳng, giữ cổ thẳng nhắm mắt ngậm miệng, giữ một thái độ thư giãn, không có gồng mình, không căng thẳng, chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở lỗ mũi. Khi hơi thở vào biết rõ hơi thở đi vào, khi hơi thở ra biết rõ hơi thở đang đi ra, biết rõ từ đầu đến cuối ở điểm tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi. Khi quan sát như vậy nếu nghe một âm thanh, cảm nhận một cảm giác nào đó trên thân, hay suy nghĩ một điều gì đó trong quá khứ tương lai, hay một hình ảnh nào đó xuất hiện trong tâm, đừng quan tâm đến những đối tượng đó, chỉ chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở lỗ mũi mà thôi. Chúng ta thực hiện thao tác như vậy một cách thoải mái, nhẹ nhàng và không căng thẳng, chú ý đến hơi thở, quan sát biết rõ hơi thở vào hơi thở ra. 

Sau đây ngài sẽ đọc kinh chúc phúc đến cho tất cả các phật tử hội chúng ở trong zoom hôm nay cũng như là các phật tử do nhân duyên nào đó mà hôm nay không vào nghe pháp. Đối với tất cả người Việt Nam nói chung, tất cả các chúng sinh các chúng sinh trên thế giới cầu chúc cho tất cả quý vị tránh khỏi những điều rủi ro tai hại, thành tựu những hạnh phúc. Ngay sau đây ngài sẽ tụng kinh chúc phúc. Và để kết thúc thời pháp hôm nay chúng ta sẽ đọc câu phát nguyện.

Buddasasanam ciram titthatu (3 lần)

 

CHUỖI VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 THUYÊT

 

Bài Pháp Thế Gian Bốc Cháy & Cách Thoát Khỏi Sự Thiêu Đốt Của Lửa Phiền Não do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10, Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Gìn Giữ Kho Tạng Pháp Bảo, đồng thời là 1 Thiền Sư với hơn 30 năm kinh nghiệm dạy thiền, thuyết lúc 15h30 và được Sư Thiện Đức, Tiến Sĩ Phật Học, hỗ trợ chuyển ngữ tiếng Việt. Bản tiếng Việt do Mr. Đào Duy Thắng hỗ trợ tốc ký.

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app