Bài Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta – Đại Kinh Thiết Lập Niệm – Buổi 7

Hôm nay là ngày 15/10/2023, vào giờ này là giờ tốt đẹp để hội chúng lắng nghe diệu Pháp. Và để có đời sống chánh niệm, tỉnh giác hỗ trợ cho việc tu tập cũng như trong đời sống hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực, BTC đã thỉnh mời Ngài Tam Tạng thuyết về bài kinh Đại Thiết Lập Niệm, và hôm nay Ngài tiếp tục thuyết về bài kinh này. Trước hết, Ngài cầu chúc, cũng như chúc phúc đến tất cả hội chúng, nguyện cầu cho tất cả hội chúng được thân tâm an lạc, tránh khỏi những điều rủi ro tai hại, và có sự tu tập chánh niệm cũng như sự tiến bộ trong giáo pháp của Đức Phật.

Trước hết, mời đại chúng cùng nhau niệm Phật với câu “Namo tassa…” 3 lần để cung kính đảnh lễ Đức Phật, Ngài là vị đã thuyết giảng bài kinh Đại Thiết Lập Niệm này:
“Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa”

Ngài Tam Tạng đã thuyết giảng bài kinh Đại Thiết Lập Niệm trong các buổi vừa rồi, trong bài kinh này Đức Phật thuyết về 4 phần là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Trong phần niệm thân có 14 phần nhỏ, trong các buổi thuyết giảng trước, Ngài Tam Tạng đã giảng giải về 3 phần đầu tiên, đó là phần niệm hơi thở, phần quan sát niệm tứ oai nghi, phần thứ 3 là tỉnh giác trong mọi hoạt động đời sống hàng ngày. Hôm nay Ngài sẽ tiếp tục giảng giải về phần thứ 4 trong mục niệm thân này, là quán 32 thể trược, sự bất tịnh của thân.

Chúng ta có thể hỏi rằng, sao có nhiều phương pháp thực tập như vậy? Câu trả lời là bởi căn cơ, trình độ, khuynh hướng tâm lý của các chúng sinh có sự sai khác, vì vậy Đức Phật đã giảng giải rất nhiều phương pháp, hay đề mục của chánh niệm khác nhau. Đối với những chúng sinh có bản tính si nhiều, phóng tâm nhiều (uddhacca), có nhiều suy nghĩ thì đề mục thích hợp nhất là đề mục hơi thở vào, hơi thở ra. Thường thường các chúng sinh rất dễ bị chi phối bởi yếu tố mê mờ, si (moha). Thậm chí những người làm những thiện pháp nhưng cũng nhiều trường hợp rơi vào trạng thái si, mê mờ. Vì vậy các chúng sinh thường hay bị chi phối bởi trạng thái mê mờ (moha), và thích hợp nhất cho những hạng người này là đề mục hơi thở vào, hơi thở ra.

Và đề mục hôm nay mà Ngài Tam Tạng sẽ giảng giải là paṭikūlamanasikāra. Paṭikūla là sự bất tịnh, manasikāra là sự tác ý, tưởng nhớ đến sự bất tịnh của thân. Ở trong bài kinh này, Đức Phật đề cập đến 32 phần bất tịnh ở trong thân, như là tóc, lông, móng, răng, da… Đề mục này khác với đề mục nghĩa là quan sát, tưởng nhớ đến sự bất tịnh của vật thực (āhārā paṭikūlamanasikara). Ở trong bài kinh này, Đức Phật không đề cập đến sự quán tưởng bất tịnh của vật thực, Ngài chỉ đề cập đến quán sự bất tịnh của thân mà thôi. Quán sự bất tịnh của vật thực được đề cập đến trong bộ Thanh Tinh Đạo Visuddhimagga.
Để tiếp tục bài kinh này, Đức Phật thuyết rằng:

“Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā…”

“Này các Tỳ Khưu, lại nữa này các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên cho đến tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh, sai biệt”. Ở trong đoạn kinh văn này, có cụm từ Puna caparaṃ như Ngài Tam Tạng đã trình bày trong các buổi khác. Thì đây là cụm từ có nghĩa rằng “lại nữa”, thì lại nữa ở đây ám chỉ Đức Phật sẽ tiếp tục thuyết về phần tiếp theo trong những phần của chánh niệm trong bài kinh này.

Và đối với những hành giả nào có tính tham nhiều, đề mục quán tưởng về sự bất tịnh của thân là thích hợp. Cho nên mỗi hành giả chúng ta khi biết rằng mình có nhiều tính tham, ưa thích sự sạch sẽ, đẹp đẽ… thì nên quan sát, quán tưởng thường xuyên đề mục quán thân bất tịnh này. Như trong phần Chánh Văn, câu này Đức Phật khuyên các hành giả nên quan sát từ đầu đến chân, hay từ chân đến đầu, được bao bọc bởi da, chứa đầy những loại bất tịnh khác nhau.
Và chúng ta phải quán tưởng như thế nào? Đức Phật dạy quán tưởng theo từng nhóm, mỗi nhóm có 5 phần, 5 phần như vậy hành giả phải quán tưởng từng phần từng phần. Ví dụ 5 phần đầu tiên là tóc, lông, móng, răng, da, đây là 5 phần thể trược, bất tịnh đầu tiên trong 32 phần bất tịnh của thân.

Và cứ mỗi 5 phần như vậy, theo trong Chú Giải, để cho hành giả dễ nhớ mới đặt tên nhóm 5 này là nhóm có thể trược thứ 5 là da, và trở thành 1 tên gọi của mỗi sự quán tưởng của từng nhóm trong 32 thể trược này.

Khi Đức Phật thuyết về những đề mục tu tập cho những vị Tỳ Khưu đệ tử, hay cho các hành giả nói chung, Ngài đều quan sát tính tình, căn cơ của các hành giả mà Ngài dạy những phương pháp. Thì với đề mục quán thân bất tịnh, hay quán 32 thể trược này cũng vậy. Với nhóm quán tưởng đầu tiên là nhóm có da đầu tiên (nhóm thứ 5) thì được áp dụng rất nhiều với những vị sadi hay Tỳ Khưu khi xuống tóc xuất gia. Nhờ quán tưởng 5 loại thể trược này mà có thể giúp cho hành giả có thể đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, A-la-hán. Ví dụ trường hợp của các sadi như sadi Saṃkicca, sadi ??? (21:30) vào thời Đức Phật, ngay khi quán tưởng những vị này phát triển định tâm, trí tuệ đạt đến A-la-hán Thánh Đạo, A-la-hán Thánh Quả.

Tiếp theo là nhóm 5 thứ 2, bao gồm thịt, gân, xương, tủy và thận. Đây là nhóm thứ 2 trong 32 phần thể trược của thân. Nhóm này có phần thận là thứ 5, nên nhóm này gọi là nhóm 5 có phần thận là cuối cùng, và trở thành tên gọi của sự tu tập quán tưởng.
Đối với những phần ở bên trong cơ thể, có thể khó nhận biết. Ví dụ trong nhóm thứ 4 này gồm thịt, gân, xương, tủy, thận. Đối với tủy là 1 vật nằm trong xương, những ai đã từng ăn xương, nấu xương thì chất ở trong xương gọi là tủy.

Thận cũng vậy, cũng là 1 bộ phận bất tịnh ở trong thân và nằm trong thân. Để dễ hình dung, trong Chú Giải giải thích rằng, khi quán chiếu về thận thì hình dung là 1 bộ phận nằm bên dưới của trái tim, giống như khi nhìn thấy trái xoài trên cây có thể hình dùng có 1 trái xoài bên dưới, thì vật dưới trái tim là thận. Chú Giải giải thích vậy cho ta dễ hình dung.

Đối với nhóm 5 thứ 3 cũng bao gồm là tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi. Đây là 5 bộ phận bất tịnh ở trong thân, vì nhóm 5 này có phần thứ 5 là phổi, nên nhóm này được gọi là nhóm 5 bất tịnh có phần thứ 5 là phổi, và đây cũng là tên gọi của nhóm quán tưởng.

Đối với 5 bộ phận này cũng nằm bên trong cơ thể, rất khó để nhận biết. Để dễ hình dung, trong Chú Giải có giải thích để cho hành giả dễ hình dung về những bộ phận này. Ví dụ đối với hoành cách mô, thì hoành cách mô có 2 loại, 1 loại là tuyến giáp nằm gần tim, loại thứ 2 là tuyến giáp giống như tuyến mồ hôi dẫn qua da. Đây là 1 bộ phận nằm bên trong cơ thể, Chú Giải giải thích để ta dễ hình dung.

Lá lách cũng là bộ phận nằm trong cơ thể, để dễ hình dung, Chú Giải giải thích rằng bộ phận này nằm gần ruột già với ruột non.

Tiếp theo là nhóm thứ 4, bao gồm 5 bộ phận bất tịnh trong thân là ruột, màng ruột, bụng (những thức ăn mới ăn vào trong bao tử), phân. 5 phần này có phần thứ 5 là phân, nên nhóm này gọi là nhóm bất tịnh có phần thứ 5 là phân, Chú Giải đặt tên cho nhóm này là nhóm có tên là nhóm bất tịnh có mật là nhóm thứ 5 của sự quan sát bất tịnh.

Đây là 5 bộ phận nằm bên trong cơ thể, cũng rất khó để quan sát đối với 1 hành giả sơ cơ. Để dễ hình dung, Chú Giải giải thích rằng đối với ruột là bộ phận để tiếp thu dẫn chất, màng ruột là yếu tố là phần để kết nối các ruột với nhau, để dễ hình dung, Chú Giải giải thích giống như ta dùng những tua của khăn trải bàn, nhờ những tua đó mới kết nối khăn trải bàn với nhau, ở đây màng ruột cũng vậy, là phần kết nối ruột với nhau.

Như vậy, đã đề cập 20 phần bất tịnh trong cơ thể, được chia ra làm 4 nhóm, trong 20 phần bất tịnh này, có phần có tính chất cứng, có phần có tính chất mềm. Những phần có tính chất cứng như móng, răng, da… còn những phần bất tịnh có tính chất mềm như phổi, gan… Tất cả 20 phần bất tịnh này có tính chất cứng và mềm, nên nói về tứ đại, phần nào có tính chất cứng và mềm thì những phần đó thuộc về địa đại hay là đất. Còn lại là 12 phần bất tịnh trong thân, 12 phần này thuộc về yếu tố có tính chất nước nhiều, bao gồm mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu. 12 phần này được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 6 phần, trong Chú Giải giải thích nhóm 6 thứ nhất là mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt. Nhóm này được Chú Giải gọi là nhóm 6 có nước mắt là cuối cùng. 6 phần bất tịnh sau là 6 phần còn lại, có nước tiểu là phần thứ 6, nên Chú Giải đặt tên nhóm này là nhóm 6 có nước tiểu là phần cuối cùng. Đây cũng là tên gọi trong sự quán tưởng bất tịnh của 32 phần thể trược này.

Có những phần bất tịnh trong 12 phần này nằm bên trong nên cũng khó nhận biết. Ví dụ mỡ là 1 phần nằm bên trong cơ thể, trong Chú Giải mới phân biệt giữa người mập và người ốm, người mập dễ nhận biết người đó có nhiều mỡ, người ốm có ít mỡ. Với những người mập, béo thì có những nơi dễ nhận biết là có mỡ, đối với những người gầy ốm khó nhận biết hơn.

Và nhóm 6 phần bất tịnh tiếp theo bao gồm mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu. Đây là nhóm có 6 phần bất tịnh, có nước tiểu là cuối cùng, hay đứng thứ 6 ở trong phần bất tịnh này, nên nhóm 6 này gọi là 6 phần bất tịnh có nước tiểu là cuối cùng.

Đối với 6 phần bất tịnh này, có những phần cũng nằm bên trong khó nhận biết được, ví dụ nước ở khớp xương. Để dễ hình dung, trong Chú Giải giải thích trong khớp xương như khớp đầu gối, khớp ở cánh tay, mắt cá, chân… những khớp đó đều có nước, khi đó mới vận động được, nước này gọi là nước ở khớp xương.

Ta có tất cả là 32 phần bất tịnh ở trong cơ thể, chia ra làm 6 nhóm, 4 nhóm đầu mỗi nhóm có 5, 2 nhóm sau mỗi nhóm có 6, tổng cộng là 32 phần.

Như vậy, có 32 phần, nếu như chia theo tứ đại thì 20 phần bất tịnh đầu tiên thuộc về đất, vì 20 phần này có bản chất cứng, hay mềm. 12 phần còn lại được chia làm 2 nhóm, phần này có tính chất kết dính, rò rỉ nên 12 phần cuối này thuộc về nước. Nên nếu phân tích theo tứ đại thì 32 phần này bao gồm đất và nước. Khi quan sát, quán tưởng theo tứ đại, có 1 mục riêng ngay sau phần quán bất tịnh này chúng ta sẽ học ngay sau phần quán bất tịnh này. Và quán bất tịnh 32 thể trược khi 1 hành giả quan sát những phần này để thấy rõ những yếu tố bất tịnh, hay thấy rõ sự bất tịnh của mỗi phần trong 32 phần này gọi là quán thân bất tịnh.

Đức Phật lấy 1 ví dụ để mô tả sự quán 32 phần bất tịnh ở trong thân, đó là 1 bao có 2 đầu, được buộc bởi 1 sợi dây. 1 bao đồ đựng các hạt như gạo, lúa, đậu xanh, mè… Đối với 1 người có mắt sáng khi mở 1 bao đựng các loại hạt này ra sẽ thấy rõ đây là gạo, đây là hạt lúa, đây là hạt đậu xanh, đây là hạt mè… Cũng vậy khi 1 hành giả quan sát, quán chiếu 32 thể trược này cũng có thể thấy rõ 32 phần như tóc, răng, móng, lông, da…

Đức Phật dạy rằng đối với 1 hành giả khi tu tập quán chiếu 32 phần bất tịnh trong thân, cũng giống như 1 người có mắt sáng, mở 1 bao đựng nhiều loại hạt khác nhau thì có thể nhìn thấy rõ ràng các loại hạt. Đối với 1 hành giả cũng có thể nhìn thấy tương tự như vậy, có thể thấy từ phần bất tịnh đầu tiên là tóc cho đến phần cuối cùng là nước tiểu. Thấy 1 cách rõ ràng và thấy được tính bất tịnh của các phần.
Trong Chú Giải giải thích rõ hơn rằng, 1 bao mà có 2 miệng, 1 người có mắt có thể mở ra và nhìn vào để thấy rõ các loại hạt ở trong bao có 2 miệng đó. Thì bao 2 miệng này giống như thân tứ đại này.
Và các loại hạt trong bao cũng giống như 32 phần bất tịnh trong cơ thể vậy.

Người có mắt sáng có thể thấy rõ các loại hạt trong bao đựng hạt, thì cũng giống hành giả đang tu tập quan sát, chánh niệm đối với 32 phần bất tịnh của cơ thể.

Khi người có mắt sáng mở 1 bao đựng đầy hạt ra, đổ ra bên ngoài, thì người đó có thể thấy rõ các loại hạt. Cũng vậy, với hành giả khi quan sát, quán chiếu, chánh niệm 32 phần bất tịnh trong cơ thể, thì đang quan sát theo chiều xuôi và ngược của 32 phần bất tịnh này.

Ở trong Chánh Văn của bài kinh này, Đức Phật chỉ dạy 1 cách tóm tắt như vậy thôi. Trong Chú Giải giải thích với sự hành trì, tiến trình quan sát hãy tham khảo Thanh Tịnh Đạo. Nên giờ Ngài sẽ dựa vào bộ Thanh Tịnh Đạo để giảng giải cho chúng ta hiểu hơn tiến trình quán tưởng 32 phần bất tịnh của thân này.
Trước hết, 1 hành giả muốn tu tập quán chiếu 32 phần bất tịnh của thân, phải tìm đến 1 người thiện tri thức, 1 người thiện tri thức ở đây là người có đầy đủ giới, định, tuệ có thể hướng dẫn tu tập đúng đắn, có kết quả khi tu tập quán tưởng 32 phần bất tịnh của thân này.

Khi đến 1 bậc thiện trí có giới định tuệ, và có khả năng hướng dẫn quán 32 thể trược này, trước hết vị đó phải dạy cho hành giả là người mong muốn để thực hành theo phương pháp quán tưởng 32 thể trược này. Hành giả phải học và thuần thục 7 cách, nghĩa là trước hết phải học thuộc những phần bất tịnh này. Ví dụ hành giả phải thuộc mỗi nhóm 5 phần bất tịnh như kesā, lomā, nakhā, dantā… Và hành giả có thể hiểu theo ngôn ngữ của mình, nghĩa là vừa học theo Chánh Văn bằng tiếng Pāḷi, vừa hiểu nghĩa của những từ mà hành giả học. Ví dụ khi đọc kesā thì cũng phải hiểu nghĩa là tóc… Nên trước hết hành giả phải học cho thuộc, nếu không thuộc hết 32 phần bất tịnh, thì ít nhất cũng phải thuộc 5 phần đầu tiên, thuộc và hiểu nghĩa của 5 phần đó là gì.

Sau khi học thuộc bằng cách đọc và hiểu nghĩa, thì hành giả phải thực hành tiếp phần thứ 2, là quán tưởng những phần bất tịnh ở trong tâm của mình.
Hành giả phải nhận biết màu sắc của các phần bất tịnh. Ví dụ màu sắc của tóc là màu đen, hành giả cũng phải ghi nhận như vậy.

Thứ 4 là hành giả phải ghi nhận hình dáng, phải biết được hình dáng của các phần bất tịnh. Ví dụ khi hành giả nhìn thấy cái cây thì phải ghi nhận hình dáng cây đó là gì, cây cỏ phải ghi nhận hình dáng của nó là gì, nhìn thấy bụi rậm cũng phải ghi nhận hình dáng của nó thế nào. Tương tự vậy, hành giả phải ghi nhận hình dáng của các phần bất tịnh trong thân, đó là sự thuần thục thứ 4 mà hành giả phải học.

Tiếp theo hành giả phải nhận biết, ghi nhận hướng, phía của mỗi phần bất tịnh trong cơ thể. Ví dụ tóc ở phía trên, tính theo phần trên của cơ thể từ rốn lên, ở phía trên gọi là phần trên. Còn những phần bất tịnh khác cũng phải ghi nhận tương tự. Cho nên, sự thuần thục thứ 5 mà hành giả phải quan sát là hướng, phía, địa điểm của mỗi phần bất tịnh.

Sự thuần thục thứ 6 mà hành giả cần học tập là phải ghi nhận nơi phát sinh của mỗi phần trong 32 phần bất tịnh của cơ thể, nơi mà mỗi phần ở vị trí nào trong cơ thể.

Sự thuần thục thứ 7 mà hành giả cần học tập là cần phải ghi nhận ranh giới (địa phận) của mỗi phần bất tịnh trong cơ thể. Ví dụ tóc có ranh giới ở trên đầu mà thôi. Hành giả cần ghi nhận như vậy.

Theo 7 cách này, hành giả trước hết phải học thuộc lòng. Khi thuộc lòng rồi, hành giả phải đọc, tụng mỗi ngày, tụng xuôi rồi tụng ngược. Ví dụ đối với 5 phần bất tịnh đầu tiên, hành giả tụng tóc, lông, móng, răng, da rồi tụng ngược lại da, răng, móng, lông, tóc. Tụng xuôi, tụng ngược như vậy cho thật thuần thục. Các phần khác cũng như vậy. Khi thuần thục từng phần, hành giả phải tụng xuôi tất cả 32 phần bất tịnh, rồi tụng ngược lại 32 phần bất tịnh. Khi tụng xuôi, tụng ngược như vậy, hành giả cũng phải áp dụng 6 cách như vừa mới đề cập để đạt tới sự thuần thục. Khi đọc tụng như vậy, hành giả có thể hình dung ở trong tâm màu sắc, hướng, địa phận, nơi phát sinh những phần bất tịnh đó, cho đến khi hành giả thật thuần thục, mỗi lần đọc để quán tưởng như vậy, bản chất bất tịnh xuất hiện, hiện khởi ở trong tâm, và khi đó hành giả có được sự định tĩnh nhất định.

Ở trong Chú Giải có ghi chép lại rằng, ở xứ Srilanka vào thời bấy giờ có 2 vị Tỳ Khưu đến 1 vị Trưởng Lão để xin đề mục thiền tu tập. Vị Trưởng Lão cho đề mục 32 thể trược này đến 2 vị Tỳ Khưu, mặc dù 2 vị Tỳ Khưu này là những vị đã thuộc lòng Tam Tạng và đã hiểu Chú Giải nhưng vị Trưởng Lão vẫn bắt buộc 2 vị này phải đọc xuôi đọc ngược 32 phần thể trược này trong suốt 4 tháng. Và nhờ vậy sau 4 tháng đọc xuôi, đọc ngược đồng thời cũng quán tưởng 32 phần bất tịnh này, 2 vị Tỳ Khưu mới đạt đến sự định tĩnh, và với sự định tĩnh đó 2 vị Tỳ Khưu mới hướng tâm đến những pháp Chân Đế như danh pháp, sắc pháp để quan sát và thấy rõ tam tướng vô thường, khổ, vô ngã, phát triển trí tuệ của thiền Tuệ, nhờ vậy 2 vị Tỳ Khưu đã đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu.

Như vậy, để thuần thục trong sự quan sát, quán tưởng 32 phần bất tịnh của cơ thể thì hành giả phải có 7 sự thuần thục trong việc học tập 32 thể trược này như vừa đã đề cập. Sau khi đã thuần thục trong việc học hỏi, học tập 32 thể trược này rồi, hành giả mới có thể thực hành và đạt đến cận định hoặc an chỉ định.

Với đề mục này, nếu hành giả thuần thục và phát triển sự định tâm, có thể đạt đến an chỉ định là nhất thiền hay là sơ thiền. Sau khi hành giả có thể phát triển đến sơ thiền rồi xuất ra khỏi sơ thiền, dùng những chi thiền trong sơ thiền đó làm đối tượng quan sát, phát triển trí tuệ thiền Tuệ, đó là 1 cách, và cách này là phát triển định trước cho đến cận định hay là nhất thiền, hay là sơ thiền rồi sau đó mới chuyển qua thực hành thiền Quán. Cách thứ 2 là hành giả quan sát 32 thể trược này theo phương diện tứ đại, nếu như hành giả phân tích theo tứ đại, hành giả phát triển trí tuệ của thiền Tuệ, không có thông qua phát triển cận định hay an chỉ định, mà đi thẳng đến thiền Quán luôn.

Như vậy, sau khi hành giả đã thuần thục trong 7 cách để học tập 32 thể trược này rồi, hành giả tiếp tục thực hiện 10 cách ở trong tâm khi quan sát 32 thể trược.
Trong 10 cách quán tưởng ở trong tâm, cách thứ nhất là phải quán tưởng tuần tự từng phần bất tịnh một, chả hạn khi hành giả quán tưởng ở trong tâm 5 phần bất tịnh đầu tiên là kesā, lomā, nakhā, dantā, taco (tóc, lông, móng, răng, da) thì quán tưởng từng phần theo tuần tự như vậy mới gọi là quán tưởng ở trong tâm theo tuần tự. Nếu hành giả không quán tưởng theo tuần tự như vậy thì hành giả không thực hiện được bước đầu tiên trong 10 bước quán tưởng ở trong tâm theo tuần tự. Ví dụ khi quán tưởng được kesā rồi nhảy qua nakhā, bỏ qua lomā thì như vậy hành giả không thực hành đúng theo sự quán sát ở trong tâm từng phần, từng phần. Vì vậy hành giả trước hết cần quán tưởng theo từng phần, từng phần chứ không được nhảy qua phần nào mà chưa quán tưởng phần ở phía trước.

Sở dĩ cần quán tưởng theo từng phần bất tịnh như vậy, để giúp hành giả có được sự thư thái, không vội vàng, vì sự vội vàng có thể dẫn đến sự mệt mỏi ở trong tâm. Giống như 1 người trèo cau hay trèo dừa, có 32 cái mắt ở trên thân cây dừa hay cây cau, nếu người nào trèo lên cây dừa, cau này mà bỏ băng, không theo tuần tự từng mắt một thì khiến nguời đó rất mệt khi đến đỉnh của cây dừa, cây cau. Tương tự vậy, hành giả khi tu tập, quán tưởng 32 phần thể trược này cũng theo lần lượt từng phần như vậy để giúp hành giả có được sự thư thái, thư giãn không có mệt mỏi.

Điều thứ 2 mà hành giả cần lưu ý khi quán tưởng 32 phần bất tịnh này ở trong tâm, hành giả phải quán tưởng không quá nhanh. Nếu quán tưởng quá nhanh hành giả sẽ không nhận biết rõ ràng những yếu tố liên quan của mỗi phần bất tịnh như đã đề cập, như màu sắc, hình dáng, vị trí… Cũng giống như 1 người đi bộ mà đi quá nhanh, trên đường sẽ không nhìn thấy những vật nằm ở trên đường, có thể đi nhanh đến nơi nhanh, nhưng khi hỏi thấy gì trên đường sẽ trả lời là không thấy, hay thấy không rõ, chỉ thấy qua loa mà thôi. Nên điều thứ 2 khi hành giả quán tưởng ở trong tâm về 32 phần bất tịnh này là phải quán tưởng không quá nhanh.

Điều thứ 3 mà hành giả cần lưu ý, đó là khi quán tưởng 32 phần bất tịnh này thì không quán tưởng quá chậm, nếu quán tưởng quá chậm thì sự thực hành sẽ không đạt đến kết quả như mong đợi. Như 1 người đi bộ, nếu đi đến 1 nơi nào đó rồi nghỉ, 1 lúc sau mới đi, như đến 1 gốc cây thấy cây có bóng mát rồi ngồi nghỉ, rồi lúc sau thấy 1 hòn đá cũng nghỉ ngơi, rồi qua 1 khu rừng cũng muốn nghỉ ngơi, thì việc đi đến nơi cần đến sẽ không đến được, hoặc đến rất chậm. Cũng vậy, 1 hành giả khi quán tưởng 32 thể trược này ở trong tâm thì cũng không nên quán tưởng quá chậm, vì quán tưởng quá chậm, như quán tưởng tóc, rồi nghỉ lúc sau mới quán tưởng lông, quán tưởng quá chậm, thì quán tưởng quá chậm như vậy sẽ không đạt đến kết quả như trông đợi.

Điều tiếp theo mà hành giả cần lưu ý khi quán tưởng 32 thể trược này là cần sự chú tâm, không để tâm phóng đi chỗ này chỗ kia. Ví dụ khi quán tưởng tóc, thứ nhất phải hiểu tóc là gì, đồng thời tâm phải dính chặt vào các yếu tố liên quan đến tóc như hình dáng, màu sắc, vị trí… Cho nên điều này cũng là 1 trong 10 điều quan trọng khi hành giả quán tưởng ở trong tâm 32 thể trược, phải có sự chú tâm, nếu không có sự chú tâm thì giống như 1 người đi đường mà không chú ý đến đường đang đi, thì sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ như khi qua 1 khe núi chả hạn, nếu không có sự chú tâm để ý thì có thể rơi xuống vực thẳm. Cũng vậy, hành giả khi quán 32 thể trược ở trong tâm thì cũng phải có sự chú tâm để thấy rõ những phần liên quan của mỗi phần bất tịnh ở trong thân.

Điều thứ 5 mà hành giả cần lưu ý khi quán tưởng 32 thể trược ở trong tâm, đó là phải vượt qua sự chế định, hay là tên gọi của mỗi phần bất tịnh. Nếu như hành giả không vượt qua sự chế định hay tên gọi của mỗi phần bất tịnh, thì tâm của hành giả có thể dính mắc, tham đắm vào trong các phần bất tịnh đó. Vì khi chưa vượt qua sự chế định, có thể khởi sinh lên ý niệm ta, của ta, hay là ý niệm về tóc là đẹp, tóc của mình… Nên khi hành giả đọc những phần bất tịnh này cần bỏ qua tên gọi của nó, mà cần hướng tâm đến sự bất tịnh của mỗi phần bất tịnh đó, thì hành giả mới có thể tiến triển trong sự quán tưởng 32 phần bất tịnh.

Như vậy, khi hành giả quán tưởng 32 phần bất tịnh theo chiều xuôi và chiều ngược bằng cách đọc những phần bất tịnh đó, hành giả phải tưởng nhớ đến sự bất tịnh của mỗi phần bất tịnh, hình dáng, màu sắc, hướng của mỗi phần bất tịnh, vị trí phát xuất và ranh giới của các phần bất tịnh. Như vậy theo chiều xuôi, chiều ngược 1 cách thuần thục, thì hành giả sẽ phát triển được sự định tĩnh ở trên mỗi phần bất tịnh, đồng thời thấy rõ sự bất tịnh của các phần đó. Cũng giống như 1 người hay đi trên 1 đoạn đường, mà trên đoạn đường đó có sông, hồ… Bởi vì người đó thường xuyên đi qua đoạn đường đó, nên đến chỗ nào người đó cũng biết chỗ này có sông, chỗ kia có hồ, chỗ nọ có cái này, cái kia, biết 1 cách rõ ràng như vậy. Cũng vậy, khi hành giả thuần thục theo chiều xuôi, chiều ngược, khi quán tưởng 32 thể trược này thì trong tâm hành giả cũng thấy rất rõ sự bất tịnh, hình dáng, màu sắc, vị trí xuất phát, ranh giới… của mỗi phần bất tịnh ở trong tâm của mình.

Điều tiếp theo mà hành giả cần lưu ý, đó là khi quán tưởng 32 thể trược theo chiều xuôi mà nghịch, nếu có 1 phần nào không hiện khởi trong tâm 1 cách rõ ràng, thì hành giả có thể bỏ qua phần đó để tiếp tục quán tưởng phần bất tịnh tiếp theo.

Và điều tiếp theo nữa, nếu như hành giả quan sát, quán tưởng 32 phần thể trược như vậy, nếu phần nào rõ ràng nhất hành giả có thể lấy phần đó để tiếp tục quán tưởng sự bất tịnh về màu sắc, hình dáng… của phần bất tịnh đó.

Đối với trường hợp này, trong Chú Giải có cho 1 ví dụ đó là ví dụ về việc bắt khỉ (bẫy khỉ). Ví dụ ở 1 bãi biển hay chỗ nào đó có 32 cây dừa, có 1 con khỉ nhảy quanh 32 cây dừa đó, người bẫy khỉ có thể đuổi con khỉ đó từ cây dừa thứ nhất đến cây dừa thứ 32. Thì trong ví dụ này con khỉ giống như tâm của hành giả, còn 32 cây dừa giống như 32 phần bất tịnh ở trong thân, người bẫy khỉ giống như hành giả đang thực hành quán 32 phần bất tịnh ở trong tâm.

Như vậy, khi người bẫy khỉ đuổi con khỉ từ cây thứ nhất qua cây thứ 2, giống như tâm của hành giả quán tưởng từ phần bất tịnh thứ nhất là tóc, rồi quán phần bất tịnh thứ 2 là lông.

Và theo tuần tự như vậy, người bẫy khỉ đuổi con khỉ từ cây thứ 2 đến cây thứ 3, rồi đến cây 32. Sau đó đuổi từ cây thứ 32 trở ngược lại đến cây đầu tiên, thì cũng giống như hành giả khi quán 32 phần bất tịnh của thân, đi từ phần thứ nhất đến phần thứ 2, tuần tự đến phần 32 rồi ngược lại từ phần bất tịnh thứ 32 đến phần đầu tiên là tóc.

Và cứ như vậy, người bẫy khỉ cứ đuổi con khỉ từ cây này nhảy qua cây kia, có khi con khỉ nhảy 1 cách rất nhanh nên người thợ săn có khi không ghi nhận 1cách đầy đủ, hay thấy rõ con khỉ nhảy 1 cách tuần tự như vậy, nhảy từ cây này qua cây khác. Cũng tương tự như vậy, đối với 1 hành giả khi quán tưởng 32 phần bất tịnh của thân đi theo tuần tự như vậy, nhưng có những phần không xuất hiện trong tâm 1 cách rõ ràng, và với phần nào không xuất hiện rõ ràng thì hành giả có thể bỏ qua, chỉ quán tưởng những phần bất tịnh nào xuất hiện rõ ràng ở trong tâm mà thôi.

Người bẫy khỉ cứ đuổi con khỉ nhảy từ cây này qua cây khác như vậy, cuối cùng con khỉ không nhảy nữa mà nó trèo lên 1 cây ở trong 32 cây đó, nó bám vào trên đọt của cây dừa đó mà nó không nhảy qua cây khác nữa. Cũng vậy, với hành giả khi quán tưởng 32 phần bất tịnh của cơ thể, đến 1 lúc tâm của hành giả thấy rõ ràng sự bất tịnh cũng như hình dáng, màu sắc của 1 phần bất tịnh trong 32 phần bất tịnh này mà thôi, và khi hành giả có thể an trú 1 trong 32 phần bất tịnh của thân với sự hiểu biết, nghi nhận rõ ràng những yếu tố liên quan của phần bất tịnh đó, thì hành giả phát triển được cận định hay an chỉ định.

Và như vậy, trong 10 điều mà hành giả cần phải lưu ý thì có 6 điều đã được giải thích. 6 điều này quan trọng, 4 điều còn lại không quan trọng bằng 6 điều mới kể. Điều thứ 7 là khi hành giả đạt đến an chỉ định trên 1 phần bất tịnh nào rồi thì cần phải an trú cho thuần thục sơ thiền hay an chỉ định trên đề mục đó mà thôi.

Điều thứ 8, đó là khi hành giả đạt đến an chỉ định rồi và thuần thục trong an chỉ định đó rồi thì hành giả có thể xuất ra khỏi định đó, chuyển qua thực hành thiền quán để quan sát các pháp chân đế như danh pháp, sắc pháp hay phân tích tứ đại. Khi thực hành điều này, hành giả phải thực hành xen kẽ, nghĩa là khi thực hành từ đầu cho đến khi đạt đến sơ thiền, rồi xuất ra khỏi sơ thiền chuyển qua thực hành thiền quán, sau khi thực hành thiền quán 1 lúc hành giả lại chuyển qua thực hành thiền định để đạt đến thiền định, sau đó lại chuyển qua thiền quán. Điều thứ 9 là hành giả phải có sự quân bình ngũ căn như tín, tấn, niệm, định, tuệ hay quân bình đối với thất giác chi (7 yếu tố dẫn đến sự giác ngộ như chánh niệm, tỉnh giác, tinh tấn…). Khi đạt đến mức độ này là hành giả đã có sự tu tập tương đối vững vàng, những trạng thái tâm vi tế, hành giả sẽ trải nghiệm, và khi cảm thấy trong tâm có sự nổi trội như là tâm hướng ra bên ngoài do tinh tấn quá nhiều, thì hành giả cần biết cách để cho tâm quân bình, để làm cho tâm không phóng tâm do tinh tấn quá nhiều.

Để thực hành quán tưởng 32 phần bất tịnh ở trong cơ thể, hành giả trước hết cần học để thuần thục 7 cách như đọc thuộc lòng, đọc xuôi, đọc ngược, hình dung được sự bất tịnh, màu sắc, hình dáng, vị trí, hướng ranh giới. Rồi hành giả phải đọc lui đọc tới nhiều lần như vậy, rồi đồng thời hành giả phải hiểu 10 điều khi quán tưởng 32 thể trược này ở trong tâm. Giống như ví dụ của con khỉ vậy, khi hành giả đã quan sát, quán tưởng 32 thể trược theo chiều xuôi và chiều ngược, thấy rõ những yếu tố liên qua của mỗi thể trược, mỗi phần bất tịnh của tâm như vậy, đến khi tâm của hành giả có thể an trú và hình dung 1 cách rõ ràng 1 phần bất tịnh nào đó, thì hành giả có thể an trú tâm của mình ở trên đề mục đó, và khi đó hành giả có thể đạt đến cận định hoặc an chỉ định, sơ thiền.

Và như vậy, Ngài Tam Tạng vừa mới giảng giải cho chúng ta về phương pháp quán tưởng 32 thể trược, 32 phần bất tịnh của tâm. Bây giờ cũng đã đến lúc để chúng ta thực hành thời tọa thiền sau mỗi thời pháp. Như thường lệ, chúng ta có thể hướng tâm đến hơi thở vào, hơi thở ra và quan sát, biết rõ hơi thở đang đi vào, đang đi ra ở lỗ mũi. Hoặc hành giả có thể áp dụng phương pháp quán 32 thể trược như Ngài Tam Tạng mới giảng giải. Nếu không thuộc hết 32 phần thể trược thì chúng ta có thể quán tưởng 5 phần bất tịnh đầu tiên là tóc, lông, móng, răng, da theo chiều xuôi và nếu như đọc được theo chiều ngược thì chúng ta sẽ đọc theo chiều ngược. Và khi đọc thuần thục, đồng thời có thể hình dung được mỗi phần bất tịnh đó có sự bất tịnh như thế nào, màu sắc hình dáng, hướng, vị trí xuất phát và ranh giới của 5 phần bất tịnh đó theo chiều xuôi và theo chiều ngược, thì hành giả có thể quán tưởng như vậy 1 lúc, thì hành giả có thể thấy rõ mỗi phần bất tịnh. Như vậy chúng ta có thể thực hành, lấy đề mục hơi thở vào ra để quan sát và biết rõ, hoặc quán tưởng 5 phần bất tịnh đầu tiên là tóc, lông, móng, răng, da.

Được sự cho phép của Ngài, bây giờ chúng ta sẽ đến mục giải đáp. Sư có nhận được 1 số câu hỏi do 1 số hành giả đã gửi đến trong các buổi trước, có những câu hỏi được Ngài trả lời rồi, và giờ sẽ đến những câu hỏi chưa được Ngài giải đáp.

Mục Hỏi Đáp

Câu hỏi 1: trong buổi 3 Ngài Tam Tạng có giảng rằng trước khi hành thiền satipaṭṭhāna phải đầy đủ vīriya (tinh tấn), paññā (trí tuệ), sati (niệm) sau đó mới đến vineyya loke abhijjhādomanassaṃ (chế ngự tham ưu ở đời). Liên quan đến phần này có những câu hỏi sau đây:
– Trước khi hành thiền satipaṭṭhāna 3 pháp vīriya (tinh tấn), paññā (trí tuệ), sati (niệm) phải đầy đủ, tức là 3 pháp này đã được tích lũy sẵn hay phải luyện tập.

Trả lời: liên quan đến câu hỏi này, chúng ta phải hiểu 3 pháp vīriya (tinh tấn), paññā (trí tuệ), sati (niệm). 3 pháp này có nhiều mức độ khác nhau, ở đây chúng ta tạm hiểu có 2 mức độ. Mức độ đầu tiên đó là mức độ trước khi chúng ta hành thiền, hay là khi chúng ta hành thiền thì phải có 3 pháp này. Mức độ thứ 2 là mức độ cao hơn, là mức độ nhờ quá trình hành thiền nên 3 pháp này được phát triển mạnh hơn, liên tục mạnh hơn. Liên quan đến mức độ đầu tiên đó là trước khi hay mới bắt đầu hành thiền, hành giả cần có tinh tấn và tinh tấn ở đây bao gồm tinh tấn thuộc về thân và tinh tấn thuộc về tâm. Tinh tấn thuộc về thân là sự tinh tấn đi đến nơi thích hợp để ngồi thiền, hay là trước khi ngồi thiền thì hành giả đảnh lễ, lễ Phật, hay vừa lễ Phật vừa phát nguyện cúng dường thân ngũ uẩn đến Đức Phật, thì những sự cố gắng đó gọi là tinh tấn thuộc về thân.

Còn tinh tấn thuộc về tâm là khi hành giả bắt đầu ngồi thiền, đó là sự hướng tâm, cố gắng để đặt tâm mình, hướng tâm mình đến đề mục thiền. Đối với pháp thứ 2 là trí tuệ, trí tuệ là sự hiểu biết trước khi hành thiền thì chúng ta cần hiểu biết chúng ta sinh làm người, là 1 sự kiện, điều rất là khó, nay đã được sinh làm người rồi, được gặp Chánh Pháp nên chúng ta cần tinh tấn để thực hành thiền, đó cũng là 1 sự hiểu biết gọi là paññā (trí tuệ), rồi khi hành giả hướng tâm đến đề mục để quan sát thì cũng phải có sự hiểu biết, thấy rõ đề mục đó. Như đề mục hơi thở thì cũng cần thấy rõ hơi thở đi vào, hơi thở đi ra 1 cách rõ ràng, sự hiểu biết rõ ràng như vậy gọi là paññā (trí tuệ). Sati như Ngài đã giảng trong các buổi trước là áp sát tâm lên đề mục, và sự có mặt tâm trên đề mục đó trong thời gian hành thiền.

Như vậy khi chuẩn bị hành thiền hành giả cũng phải áp sát tâm và biết rõ, ghi nhận đề mục thiền đang xảy ra trong hiện tại, ví dụ hơi thở đang đi vào đi ra ở trong những khoảnh khắc hiện tại. Như vậy 3 yếu tố này là 3 pháp mà trước khi hành thiền, hay là trong khi hành thiền, hay mới chuẩn bị hành thiền thì cần phải có, và ở mức độ chưa được phát triển.

Liên quan đến điểm này, ở trong Kinh Sa-môn Quả mà Ngài Tam Tạng cũng đã thuyết trong những buổi giảng của các năm trước thì cũng đã đề cập đến vấn đề này. Đối với hành giả trước khi đạt đến sơ thiền, 3 pháp này vīriya (tinh tấn), paññā (trí tuệ), sati (niệm) cũng phải có mặt. Vì thông qua sự có mặt của 3 pháp này thì 5 triền cái như tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối trạo cử, hoài nghi là những pháp chướng ngại, và những pháp chướng ngại này được dần dần loại bỏ là cũng nhờ 3 pháp này khi được tu tập. Vì vậy trước khi đạt đến nhất thiền, sơ thiền thì 3 pháp này cũng cần có mặt.

Vì vậy 3 pháp tinh tấn, trí tuệ, niệm này khi tu tập mới phát triển được 1 cách đầy đủ, hoàn hảo. Nên ở cuối bài kinh Đại Thiết Lập Niệm này, Đức Phật có dạy rằng nếu 1 hành giả tu tập 4 pháp quán niệm thân, thọ, tâm, pháp trong vòng 7 năm thì có thể đạt đến quả A-la-hán, còn nếu không đạt đến quả A-la-hán thì có thể đạt đến quả Bất Lai. Khi Đức Phật nói như vậy thì trong Chú Giải giải thích rằng đối với những chúng sinh có căn cơ trung bình khi nghe bài kinh này và thực hành thì tối đa 7 năm có thể đạt đến A-la-hán Thánh Đạo, A-la-hán Thánh Quả, hoặc đạt đến Bất Lai Thánh Đạo, Bất Lai Thánh Quả.

Thì với trường hợp này là dành cho hạng chúng sinh có căn cơ, trí tuệ ở mức trung bình chứ không phải của chúng sinh có căn cơ, trí tuệ ở mức nhạy bén. Với những hạng chúng sinh có căn có, trí tuệ nhạy bén như ông Bāhiya khi nghe Đức Phật thuyết rằng trong sự thấy chỉ có cái thấy, trong sự nghe chỉ có cái nghe… Thì khi nghe Đức Phật thuyết như vậy xong là ông Bāhiya đã có thể đạt đến A-la-hán Thánh Đạo, A-la-hán Thánh Quả, thì đây là 1 dạng trí tuệ sắc bén.

Liên quan đến câu hỏi này, trong 2 vế là “kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā” nghĩa là vị Tỳ Khưu sống quán thân như là thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm và vế thứ 2 là “vineyya loke abhijjhādomanassaṃ” chế ngự tham ưu ở đời, ở đây nghĩa là loke như Ngài đã giảng trong những buổi trước là liên quan đến thân, tức là chế ngự tham ưu ở trong thân, hay liên quan đến thân, vì trong giai đoạn này là hành giả đang thực hành niệm thân. Trong 2 vế này thì vế nào xảy ra trước, vế nào xảy ra sau.

Ở đây có 2 cách giải thích, Ngài Tam Tạng giải thích theo cách trong bài kinh Sa-môn Quả thì trong bài kinh đó nội dung ban đầu là khi vị Tỳ Khưu hay hành giả đạt đến nhất thiền là hành giả đã trải qua sự thanh tịnh về giới, trong sự thanh tịnh về giới có 4 loại là giới bổn thanh tịnh, tức là những điều giới mà Đức Phật chế định cho 1 vị Tỳ Khưu, thì có tất cả 227 giới vị Tỳ Khưu không phạm bất kỳ giới nào trong 227 giới đó, thì vị Tỳ Khưu đạt đến sự thanh tịnh của giới bổn căn bản. Sự thanh tịnh về quán tưởng vật thực, sự thanh tịnh nhờ thu thúc lục căn.

Thì ở đây điều cần nói là sự thanh tịnh nhờ thu thúc lục căn. Thì khi hành giả có sự thanh tịnh nhờ thu thúc lục căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thì khi đó hành giả đã có chánh niệm rất vững rồi, vì vậy trước khi thực hành đề mục niệm thân hay quán tưởng thân như là thân thì hành giả hay vị Tỳ Khưu đã có đầy đủ giới. Khi có đầy đủ giới như vậy thì 2 yếu tố như abhijjhā (tham) domanassa (ưu – trạng thái tâm bất mãn) tạm thời được đoạn trừ, ở đây là đoạn trừ tạm thời chứ không phải đoạn trừ vĩnh viễn hay đoạn trừ đè nén, đoạn trừ tạm thời nhờ sự thanh tịnh về giới, nhờ thu thúc lục căn. Nên nếu theo cách giải thích này thì vế vineyya loke abhijjhādomanassaṃ sẽ xảy ra trước rồi mới đến “kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā”.

Cách giải thích thứ 2 điều này do Sư học được chứ Ngài không giải thích, đó là 2 vế này xảy ra cùng 1 lúc. Mặc dù chữ vineyya có đuôi ya tương tự giống như đuôi tvā, tvāna. Và khi giải thích ý nghĩa của đuôi này thì có 3 trường hợp, thứ nhất là 2 hành động xảy ra cùng 1 lúc; nghĩa thứ 2 là 2 hành động thì 1 hành động xảy ra trước, 1 hành động xảy ra sau; nghĩa thứ 3 là 2 hành động này thì 1 hành động là nhân, hành động kia là quả. Như vậy đối với đuôi này có 3 cách giải thích như vậy, và trong câu này thì cách giải thích đầu tiên là 2 hành động xảy ra cùng 1 lúc. Nghĩa là khi mà hành giả quan sát thân như là thân, có sự tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm thì ngay khi đó tham và ưu cũng được đoạn trừ. Cũng giống như khi mặt trời xuất hiện thì bóng tối mất trong khi đó, 2 điều này xảy ra cùng 1 lúc. Thì trường hợp này cũng vậy, 2 hành động xảy ra cùng 1 lúc, khi hành giả quan sát thân như là thân, có sự tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm thì ngay khi đó tham, ưu liên quan đến thân cũng được đoạn trừ.

Đây là cách giải thích thứ 2 do Sư học được, cũng do 1 vị Thiền Sư cực hiệu trưởng người Miến, Ngài Thiền Sư giải thích cách thứ 2 này.

Câu thứ 3 liên quan đến những cụm từ pāḷi trong Chánh Văn mở đầu của bài kinh, cũng như liên quan đến phần phía sau của mỗi phần niệm thân, thọ, tâm, pháp. Thì ở đây câu hỏi liên quan đến 3 phần niệm xứ ở phía sau “bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati” nghĩa là vị Tỳ Khưu hay hành giả sống, quan sát thọ ở bên ngoài, rồi “bahiddhā vā citte cittānupassī viharati” vị Tỳ Khưu sống, quán sát tâm như là tâm ở bên ngoài và “bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati” vị Tỳ Khưu sống, quán sát pháp như là pháp ở bên ngoài.

Thì câu hỏi liên quan đến phần này là xin Ngài từ bi giải thích thêm về pháp tu ở 3 câu trên. Cụ thể là phải thực hành như thế nào trong 4 oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi và trong cả ngày. Thực ra, câu hỏi này có 2 vế riêng biệt, phần bên trên là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp, còn vế oai nghi là có vế tu tập tứ oai nghi riêng, còn trong thời gian cả ngày cũng có mục là sampajāna tỉnh giác đối với các oai nghi phụ ngoài 4 oai nghi chính là đi, đứng, nằm, ngồi. Cho nên, nếu như mà hỏi trong sự thực hành, thì chúng ta áp dụng thực hành tứ oai nghi, hay hành động phụ trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ khác. Còn trong bài kinh thì Ngài giải thích tuần tự theo kinh văn, nên đi từ thân, thọ, tâm rồi đến pháp. Và thân thì mỗi phần cũng riêng biệt, cho nên nếu như hỏi rằng sẽ áp dụng trong sự thực hành tu tập, thì có thể hỏi được nhưng nếu giải thích theo kinh văn thì sẽ giải thích từng phần. Nhưng để Sư hỏi Ngài.

Thì cũng giống như hồi nãy Sư nói sơ qua, liên quan đến tứ oai nghi hay các oai nghi phụ khác trong đời sống hàng ngày, thì có 1 mục riêng và chúng ta thực hành theo mục ở trong Kinh văn đó. Trong câu hỏi liên quan đến đoạn kinh văn bằng tiếng Pāḷi ở phía trên, có chữ bahiddhā, thì bahiddhā ở đây có nghĩa là ở bên ngoài.

Ở bên ngoài ở đây, chúng ta cần phải hiểu, và có khi hành giả cũng thắc mắc là khi có những đề mục mà mình quan sát ở trong thân và tâm mình thì mới là đề mục của thiền vipassanā, còn những đề mục của người khác hay bên ngoài thì mình làm sao mà quan sát được, và làm sao trở thành thiền vipassanā được. Nên ở đây phần trả lời cho chữ bahiddhā (bên ngoài) tức bên ngoài thân, tâm của hành giả, thì Ngài Tam Tạng giải thích rằng đối với đối tượng ở bên ngoài là những đối tượng thuộc của người khác, đối tượng khác bên ngoài chứ không phải thuộc thân, tâm mình. Vì vậy hành giả không thể thực hành thiền samatha hay thiền định với đề mục của người khác được, mà ở đây đề mục ở bên ngoài được thực hành theo phương pháp thiền vipassanā thiền quán mà thôi. Mặc dù có thể thực hành theo đề mục của thiền quán, nhưng chỉ là sự hiểu biết liên quan đến sự hiểu biết liên hệ mà thôi. Ví dụ khi hành giả quan sát hơi thở thấy rõ sự sinh, diệt của hơi thở, khi biết rõ như vậy rồi hành giả mới liên tưởng rằng hơi thở của mình sinh diệt như vậy, thì hơi thở của người khác cũng có cùng 1 đặc tính là sinh diệt như vậy mà thôi. Thì với sự hiểu biết liên tưởng như vậy hành giả có thể quan sát các đề mục của thiền quán theo nghĩa ở bên ngoài là 1 sự hiểu biết liên tưởng, từ sự hiểu biết từ chính trong danh pháp, sắc pháp của hành giả đang thực hành, rồi mới liên tưởng đến danh pháp, sắc pháp của người khác bên ngoài. Nên câu hỏi này Ngài giải thích liên quan đến chữ bahiddhā ở bên ngoài, và chúng ta cần hiểu như vậy.

Tương tự như vậy với thọ, tâm, pháp hành giả cũng thực hành với sự hiểu biết liên tưởng như phần niệm thân như đã trình bày. Bởi vì đối với thọ, tâm, pháp thuộc về tâm, với 1 hành giả bình thường không có thần thông, không thấy được tâm của người khác thì sao có thể quan sát được, vì vậy đối với thọ, tâm, pháp cũng thông qua sự hiểu biết thọ, tâm, pháp của hành giả để liên tưởng, hiểu biết rằng thọ, tâm, pháp của chúng sinh khác cũng tương tự mình, cũng sinh diệt, thay đổi liên tục như vậy. Hoặc đối với hành giả khi nhìn thấy 1 người khác có sắc mặt thay đổi do bực mình, bất mãn 1 điều gì đó, thì nhìn ở trên sắc mặt, hành giả cũng có thể liên tưởng người này đang nổi sân, tâm sân đang sinh khởi, thì chỉ có thể hiểu tâm sân của người đó sinh khởi thông qua biểu hiện trên sắc mặt của người đó mà thôi, chứ không thể nào thấy 1 cách trực tiếp được, mà chỉ thấy và hiểu bằng 1 cách liên tưởng.

Câu hỏi 2: Con xin hỏi về quán thọ của Ngài Mogok. Trong Vi Diệu Pháp con thấy thì chỉ có 2 cảm thọ là khổ thọ và lạc thọ, mà không thấy xả thọ. Còn ở trong ý thức thì có cả 3 là thọ ưu, thọ hỷ và thọ xả. Vậy tại sao thân thức lại không thấy nhắc tới thọ xả?

Trả lời:
Ngài Tam Tạng giải thích rằng, sở dĩ Đức Phật chỉ nên thọ khổ và thọ lạc ở trong thân thức thôi, vì 2 thọ này nổi bật trong thân thức của 1 người, ví dụ khi thân xúc chạm với những đối tượng khó chịu, thô ráp thì cảm thấy khó chịu với đối tượng đó, đó là thọ khổ. Còn khi thân tiếp xúc với những đối tượng mềm mại, trơn nhẵn thì cảm thấy dễ chịu, đó là thọ lạc. 2 thọ khổ, thọ lạc này khá nổi bật liên quan đến thân. Bởi khi thân tiếp xúc với đối tượng bên ngoài thì khởi sinh thân thức và trong thân thức đó có hoặc là khổ thọ, hoặc là lạc thọ, và 2 thọ này nổi bật đối với 1 người. Vì vậy Đức Phật chỉ đề cập đến 2 thọ này mà thôi.

Có 1 ví dụ được đề cập trong chương ở trong Vi Diệu Pháp là chương ngoài tiến trình tâm, thì có những pháp không nằm trong tiến trình tâm. Trong chương này có đề cập đến những chúng sinh ở cảnh giới địa ngục. Trong suốt thời gian ở địa ngục thì các chúng sinh bị thiêu đốt bởi lửa của địa ngục nên chỉ có cảm thọ khổ ở trên thân nổi bật, mà không biết được những cảm thọ khác ở trong các giác quan còn lại.

Cho nên có 1 ví dụ là khi 1 chúng sinh mà đang bị thiêu đốt bởi lửa trong suốt 24 giờ đồng hồ 1 ngày như vậy, thì những chúng sinh đó khi nhìn hay nghe những đối tượng khác, ví dụ như các chúng sinh ở địa ngục có người nam, người nữ, và khi người nam ở địa ngục nhìn thấy người nữ ở địa ngục, hay nghe thấy âm thanh của người nữ ở địa ngục thì thọ khổ của người nam có giảm đi hay không? Câu hỏi được đặt ra như vậy.

Để giải thích câu hỏi này, thì có 1 ví dụ là 1 người đang bị khổ thân trong suốt 24 tiếng đồng hồ liên tục trong ngày, nếu có 1 người nhỏ những giọt mật ong lên trên lưỡi người đó thì người đó có cảm nhận được vị ngọt của mật ong hay không, trong lúc mà người đó đang chịu khổ tột cùng, liên tục suốt 24 tiếng đồng hồ trong 1 ngày như vậy. Thì câu trả lời là người đó sẽ không biết được vị mật ong, không thưởng thức được vị của mật ong mà chỉ thấy khổ mà thôi. Cho nên, những chúng sinh ở cảnh giới địa ngục, hay là ở cõi người cũng vậy, thọ khổ – đặc biệt là ở địa ngục cõi khổ thì thọ khổ nổi bật, còn ở cõi người thọ khổ có khi nổi bật, thọ lạc có khi nổi bật còn thọ xả không nổi bật. Nên Đức Phật chỉ đề cập đến 2 thọ là khổ thọ, lạc thọ liên quan đến thân thức, tỉ thức, thiệt thức ngoài ý thức ra.

Câu hỏi 3: Liên quan đến tiêu đề của bài kinh là Mahāsatipaṭṭhānasutta thì hỏi rằng kinh Đại Niệm Xứ, thì cụ thể từ mahā bổ nghĩa cho từ sati hay mahā bổ nghĩa cho từ sutta. Thì nếu mahā bổ nghĩa cho sati thì dịch là Kinh Đại Niệm Xứ, còn mahā bổ nghĩa cho sutta thì dịch là Đại Kinh Niệm Xứ.

Trả lời:
Ngài trả lời rằng, ở trong phần Chú Giải bài kinh này không giải thích từ này, nhưng nếu chiếu theo các bài kinh khác thì có những bài kinh có tên là Cūḷakammavibhaṅgasutta, Mahā Kammavibhanga Sutta thì đối với tiêu đề của 2 bài kinh này thì Cūḷa hay Mahā bổ nghĩa cho từ sutta. Cho nên nếu như bài kinh Cūḷakammavibhaṅgasutta dịch là tiểu kinh phân tích nghiệp, còn Mahā Kammavibhanga Sutta dịch là Đại kinh phân tích nghiệp. Sở dĩ có Cūḷa hay Mahā đây thì cūḷa là bài kinh giải thích về nghiệp mà ngắn hơn, còn bài kinh dài hơn giải thích về nghiệp thì gọi là mahā.

Thì khi liên quan đến bài kinh Đại Kinh Thiết Lập Niệm này, thì đây là bài kinh thứ 22 thuộc Trường Bộ Kinh, là bộ kinh tập hợp những bài kinh dài của Đức Phật, cho nên ở đây dùng từ Mahā, còn có 1 bài kinh thiết lập Niệm khác ở Trung Bộ Kinh, là bộ Kinh tập hợp những bài kinh có độ dài trung bình của Đức Phật, thì có tất cả 152 bài kinh trung bình ở trong Trung Bộ Kinh, và bài kinh Thiết Lập Niệm trong Trung Bộ Kinh thì không có từ Mahā mà chỉ có tên là Satipaṭṭhānasutta thôi. Thì khi chúng ta chiếu theo bài kinh trong Trung Bộ Kinh không có chữ mahā, còn trong Trường Bộ Kinh có từ Mahā thì chúng ta cũng có thể hiểu là 2 bài kinh Cūḷakammavibhaṅgasutta và Mahā Kammavibhanga Sutta vậy.

Và ở đây, theo nghĩa đó, chữ Mahā trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta bổ nghĩa cho từ sutta. Nên nếu dịch là Đại Kinh Thiết Lập Niệm hay Đại Kinh Niệm Xứ thì đúng với ý nghĩa của tiêu đề bài kinh hơn.

(Bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app