Kinh Tirokuṭṭa: Đức Phật Dạy Cách Có Thể Giúp Thân Quyến Đã Mất – Ngài Tam Tạng 10 Giảng

Kinh Tirokuṭṭa: Đức Phật Dạy Cách Có Thể Giúp Thân Quyến Đã Mất – Ngài Tam Tạng 10 Giảng

  • 0:00 Tác bạch và đảnh lễ Phật
  • 5:29 Dẫn nhập bài kinh Tirokuṭṭa và câu chuyện vua trời Sakka sắp xếp lối đi cho Đức Phật và Tăng đoàn
  • 15:16 Ý nghĩa của sự rót nước
  • 20:46 Ngạ quỷ là thân quyến của vua Bimbisāra đến xin phước và câu chuyện tiền thân liên quan
  • 38:51 Giảng giải bài kệ thứ 1 đến bài kệ thứ năm của bài kinh Tirokuṭṭa
  • 55:52 Những điều kiện để người thân là ngạ quỷ nhận được phước và tích truyện cô gái ngạ quỷ xin phước ở giữa biển
  • 1:34:30 Giảng giải bài kệ thứ 6 của bài kinh Tirokuṭṭa và tích truyện người cha báo mộng xin phước.
  • 1:45:02 Hướng dẫn thực hành phát triển bát chánh đạo và thực hành thiền quan sát hơi thở vào hơi thở ra
  • 2:08:15 Lời chúc phúc từ Ngài Tam tạng

 

Hôm nay là ngày 16 tháng 1 năm 2022, tính theo âm lịch và theo lịch của Ấn Độ, thời gian này là mùa đông, mùa lạnh, cũng là thời gian mà sau khi Đức Phật đã thuyết pháp để giáo hoá 3 đạo sĩ Kassapa cùng với các đệ tử của họ, Đức Phật đã ngự đến kinh thành Rājagaha của vua Bimbisāra, và tại nơi này Đức Phật đã gặp vua Bimbisāra và Ngài cũng ban bố những pháp thoại đến đức vua cùng với dân chúng ở trong thành. Và hôm nay, cũng vào thời gian đó, ban tổ chức, các phật tử Việt Nam thỉnh mời Ngài ban bố bài pháp thoại với mục đích để chia sẻ sự hiểu biết Phật pháp đến bà con Phật tử cũng như để mọi người tránh được các dịch bệnh, thanh lọc tâm, có sự hoan hỷ, an lạc với người thân. Thời gian này với Phật tử Việt Nam rất hoan hỷ, và có cơ hội nghe pháp giống như thời Đức Phật vậy

Để bắt đầu bài pháp thoại hôm nay, tất cả đại chúng cùng nhau đảnh lễ Phật với câu niệm Phật bằng câu Pali:

Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhassa (03 lần)

Hôm nay Ngài sẽ tiếp tục thuyết về bài kinh Tirokuṭṭa có nội dung giúp đỡ bà con quyến thuộc sau khi họ đã mất như thế nào. Để tiếp tục bài pháp tuần trước, hôm nay Ngài sẽ giảng cho chúng ta nội dung của bài kinh này. 

Bây giờ Ngài sẽ nhắc phần dẫn nhập của bài kinh này để chúng ta hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn bài kinh Tirokuṭṭa. Sau khi Đức Phật đã thuyết pháp để giáo hoá 3 đạo sĩ Kassapa cùng với các đệ tử của họ 1000 người ở Gayāsīsa, sau đó Đức Phật cùng với Tăng đoàn ngự đến thành Rājagaha gặp đức vua Bimbisāra, Ngài ở đó cũng thuyết pháp hoá độ khiến cho 110.000 dân chúng bao gồm vua Bimbisāra trở thành bậc Thánh Nhập lưu ở trong giáo pháp. Sự kiện này được đề cập trong bộ Mahāvagga Đại phẩm thuộc Trường bộ kinh.

 Sau khi đức vua Bimbisāra trở thành bậc Thánh Nhập lưu trong giáo pháp cùng với 110.000 người trong số 120.000 người, đức vua đã đảnh lễ Đức Phật và thỉnh Đức Phật cùng Tăng đoàn sáng ngày hôm sau, tức là ngày 16-12 âm lịch, theo lịch Ấn Độ bấy giờ (ngày 15-12 là ngày Đức Phật thuyết pháp và hoá độ đức vua). Sáng 16-12 Đức Phật cùng Tăng đoàn ngự đến hoàng thành của vua Bimbisāra. Vì dân chúng biết được Đức Phật cùng với Tăng đoàn sẽ đến hoàng cung, cho nên ai nấy đều náo nức và muốn chiêm bái Đức Phật cùng với Tăng đoàn, dân chúng ở trên đường rất là đông, rất là khó để di chuyển.

Khi đó vua trời Sakka biết được, nếu để tình trạng đường xá đông như vậy, Đức Phật và Tăng đoàn rất là khó để đến hoàng cung cho nên đã hiện ra một 1.000 thanh niên và khuyến khích mọi người tránh đường để Đức Phật và Tăng đoàn đến hoàng cung. Nhờ vua trời Sakka cho nên Đức Phật và Tăng đoàn đã đến hoàng cung trước giờ độ trai. Sau khi Đức Phật độ trai xong, đức vua Bimbisāra đã suy nghĩ rằng, Đức Phật và Tăng đoàn chưa có trú xứ nào cố định, nên ông đã suy nghĩ về một nơi có thể cúng dường tới Đức Phật và Tăng đoàn. Nơi đó phải như thế nào cho thích hợp để làm tịnh xá cho Đức Phật và Tăng đoàn. Nhà vua mới suy nghĩ rằng: tịnh xá mà Đức Phật và Tăng đoàn trú ngụ phải là nơi không quá xa cũng không quá gần với phố thị, phố làng, đường đi lại bằng phẳng dễ dàng cho khách thập phương đến và đi; không có sự quấy nhiễu đối với ngũ căn, đặc biệt là không nghe thấy tiếng từ phố thị, phố làng. Đó là những yếu tố để có thể làm tịnh xá để cúng dường tới Đức Phật và Tăng đoàn. Suy nghĩ về nơi có thể cúng dường đến Đức Phật, nhà vua đã không nghĩ đến việc chia phước đến cho thân bằng quyến thuộc của mình.

Ý nghĩa của sự rót nước trong cúng dường, đã có vào thời Đức Phật đặc biệt là buổi lễ cúng dường đức vua Bimbisāra đã thực hiện đến Đức Phật và Tăng đoàn. Trong thời đại bây giờ ở những nước Phật giáo chúng ta cũng thấy các Phật tử rót nước sau khi cúng dường. Ý nghĩa của sự rót nước khi chúng ta cúng dường một vật gì đó biểu hiện cho việc cúng dường với tâm buông xả, không luyến tiếc. Ý nghĩa đó tượng trưng cho những giọt nước rơi xuống mặt đất cho nên đức vua đã rót nước vào bình và rót lên tay của Đức Phật để nói lên ý nghĩa nhà vua cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn với tâm buông xả. Với ý nghĩa đó, Trái đất cũng rung chuyển, bởi sự cúng dường của vua Bimbisāra tạo nên dấu ấn, nền tảng đầu tiên để cho giáo pháp của Đức Phật được trường tồn. Tại quốc độ của vua Bimbisāra là nền tảng đầu tiên, là Trúc lâm tịnh xá, là sự cúng dường tịnh xá đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật.

Những tịnh xá cốc liêu cúng dường đến chư Tăng rất quan trọng, để cho chư Tăng có điều kiện hoằng pháp dễ dàng. Ngài nói rằng giống như sư đang ở chùa Bửu Long là ngôi chùa đã được xây dựng có đầy đủ cốc liêu để cho chư Tăng ở, cho nên sư mới có hoàn cảnh thuận lợi để ở đây và chia sẻ Phật pháp đến các Phật tử. Ngài cũng vậy, ở chùa Sulun Ngài đang ở là ngôi chùa được thành lập cũng khá lâu, có đầy đủ cốc liêu để chư Tăng ở và hoằng pháp (pháp học lẫn pháp hành). Ngôi chùa Ngài có 2 gia đình là Hà Thị Bông và gia đình anh Tuấn chị Hằng, cúng dường tạo dựng cốc để dâng lên Ngài, hiện Ngài cũng đang ở trong cốc này để hoằng pháp một cách dễ dàng, thuận lợi. Cho nên khi các vị chư thiên hộ trì Phật giáo, các chư thiên có tâm thiện lành khi thấy các Phật tử cúng dường Tam Bảo, có những ý nghĩa to lớn như vậy, họ sẽ hoan hỷ, tán thán công đức.

Sau khi Đức Phật thuyết pháp tuỳ hỷ đến đức vua Bimbisāra cùng với các quan và thần dân xong, Ngài cùng với chư Tăng đã ngự đến Trúc lâm tịnh xá là nơi vua Bimbisāra vừa mới cúng dường vào ngày 16-12. Từ ngày 15-12 những thân quyến của vua Bimbisāra ở trong quá khứ, nay là những ngạ quỷ đã mong chờ phước mà vua Bimbisāra sau khi cúng dường vật thực, trú xứ đến Đức Phật và tăng đoàn, nhờ những phước như vậy họ mới có thể thoát khỏi kiếp ngã quỷ. Mặc dù trông chờ hy vọng vào ngày 16, nhà vua sau khi cúng dường xong, nhớ đến họ và chia sẻ hồi hướng phước đó đến với họ, nhưng do nhà vua đã không nhớ đến họ vì suy nghĩ đến những điều của trú xứ để cúng dường đến Đức Phật nên đã quên đi hồi hướng những phước đã tạo đến cho thân bằng quyến thuộc của nhà vua. Vào đêm 16, vì không có được phước cho nên họ đã thất vọng đã đến hoàng cung của nhà vua làm những âm thanh rất rùng lợn, khiến cho nhà vua nhìn thấy những kiếp đau khổ của họ, nhà vua rất hoảng sợ. Sáng ngày hôm sau, tức là ngày 17-12 âm lịch, nhà vua đã đến Đức Phật để trình bày sự kiện nhà vua đã nghe đã thấy rất sợ hãi như vậy. Đức Phật đã bảo rằng những người đó chính là thân quyến của Đại vương ở trong những phước quá khứ, Đại vương không có gì phải hoảng sợ.

Những thân quyến là những ngạ quỷ, thân quyến với nhà vua có sự liên hệ với nhau như thế nào. Vào những bài pháp thoại trước, Ngài tam tạng có nhắc nhở chúng ta về 3 nhóm người vào thời Đức Phật Phussa cách đây 92 kiếp Trái đất. 

  • Vào thời Đức Phật Phussa có 3 anh em cùng cha khác mẹ cùng với đoàn tuỳ tùng là những cung lính đã đến xin Đức Phật để hộ độ suốt ba tháng. Nhóm người này chính là 3 anh em đạo sĩ Kassapa cùng với 1.000 đệ tử của họ. Đây là nhóm người thứ nhất
  • Nhóm thứ hai là nhóm của quan ngân khố vào thời bấy giờ, nhóm của vị quan ngân khố vốn có tín tâm với Tam bảo và rất là rộng lượng. Vào thời Đức Phật Gotama hiện tại là nhóm người liên quan đến bài kinh khác. Hy vọng Ngài tam tạng sẽ thuyết bài kinh này để chúng ta hiểu sự kết nối của ba bài kinh này
  • Nhóm người thứ ba đó là nhóm người của vị quan nội vụ là người được giao nhiệm vụ nấu ăn và sắp xếp sự cúng dường tới Đức Phật và Tăng đoàn. Nhóm quan nội vụ này cùng 11.000 người dân địa phương đã lo việc nấu ăn, sắp xếp cúng dường vật thực đến Đức Phật và Tăng đoàn. Trong 11.000 ngàn người dân này có những người họ không muốn cúng dường, họ muốn phá hoại buổi lễ này, có người với tâm ganh tỵ bỏn xẻn họ đã bớt xén vật dụng cúng dường đến Đức Phật và Tăng đoàn, có nhóm họ cố gắng để huỷ hoại những nơi dùng để chuẩn bị vật thực và những vật dụng khác để cúng dường tới Đức Phật và Tăng đoàn. 

Trong nhóm người thứ 3 này, quan nội vụ trở thành vua Bimbisāra còn nhóm người dân địa phương 11.000 hâu hết bị đoạ vào 4 cõi dữ, khi địa ngục, khi ngạ quỷ, khi súc sinh, khi thì A tu la trong suốt 92 kiếp Trái đất, cho đến kiếp Trái đất hiện tại gọi là kiếp Trái đất Baddakappa, những ngạ quỷ này, những chúng sinh này đã đến gặp Đức Phật Kassapa để xin phước, để mong cầu phước. Sau khi quán xét ngạ quỷ này họ có nhân duyên với Bimbisāra vào thời Đức Phật sau này. Cho nên Đức Phật Kassapa mới nói rằng các ngươi hãy đợi đến thời Đức Phật Gotama sẽ có vị vua tên là Bimbisāra là thân quyến của các ngươi trong quá khứ. Nhà vua Bimbisāra sẽ làm phước đến Đức Phật và Tăng đoàn sau đó sẽ hồi hướng phước đến cho các ngươi, các ngươi nên cố gắng chờ đợi. Sau khi nghe Đức Phật Kassapa nói như vậy những ngạ quỷ vốn là thân quyến của vị quan nội vụ vào thời Đức Phật Phusasa đã kiên nhẫn chờ đợi. Đến khi đức vua Bimbisāra cúng dường đến Đức Phật, sau một thời gian chờ đợi, những ngạ quỷ đó họ mong cầu phước mà nhà vua sẽ chia sẻ đến cho họ. Nhưng nhà vua đã quên họ, đã không nhớ đến họ, đã không có hồi hướng đến họ cho nên họ cảm thấy rất thất vọng và đau khổ bởi họ đã chờ trong thời gian rất là lâu để có được phước này nên họ đã đi vào hoàng cung và làm những âm thanh, những hình ảnh những mùi rất kinh sợ đến nhà vua.

Khi vua Bimbisāra bạch trình lên Đức Phật Gotama Ngài với nói rằng Đại vương đừng có sợ hãi, những chúng sinh đó, những ngạ quỷ đó là những thân quyến của nhà vua ở trong quá khứ. Khi đó đức vua Bimbisāra đã bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn, ngày mai con xin thỉnh Đức Phật và Tăng đoàn đến hoàng cung, đích thân con sẽ xin cúng dường đến Đức Phật và Tăng đoàn sau đó sẽ hồi hướng phước báu đến cho thân bằng quyến thuộc là những ngạ quỷ mà hôm qua đã đến quấy nhiễu hoàng cung như vậy. Vào sáng ngày 17, nhà vua đã thỉnh Đức Phật cùng Tăng đoàn ngự đến hoàng cung một lần nữa để nhà vua có thể cúng đường đến Đức Phật và Tăng đoàn sau đó hồi hướng phước cúng dường đó đến những thân bằng quyến thuộc là những ngạ quỷ đã quấy nhiễu nhà vua.

Được biết trong kinh văn rằng, sau khi nhà vua cúng dường nước rửa tay, nước uống đến Đức Phật và Tăng đoàn rồi hồi hướng phước đó đến cho những ngạ quỷ thân quyến, những ngạ quỷ thân quyến đó có được những hồ nước để thoả thích tắm rửa và uống nước. Sau đó nhà vua cúng dường vật thực và y phục đến Đức Phật và Tăng đoàn rồi hướng tâm hồi hướng phần phước đó đến ngạ quỷ thân quyến, những ngạ quỷ thân quyến đó cũng có được những vật thực phong phú và những y phục đẹp đẽ.

Cũng được biết rằng sau khi những ngạ quỷ thân quyến đó có được những y phục, vật thực đầy đủ. Và Đức Phật muốn nhà vua nhìn thấy họ, Ngài đã phát nguyện và dùng thần thông của mình khiến cho nhà vua có thể nhìn thấy những ngạ quỷ thân quyến đó. Bây giờ họ đã được những đồ ăn, đồ mặc rất đầy đủ, dồi dào và nhà vua rất là hoan hỷ.

Trong bài pháp thoại tuỳ hỷ ngày hôm nay, Đức Phật đã thuyết bài kinh Tirokuṭṭa sutta bao gồm 12 bài kệ. Bài kệ đầu tiên của bài kinh Tirokuṭṭa đó là:

Tirokuṭṭesu tiṭṭhanti, sandhisiṅghāṭakesu ca

Dvārabāhāsu tiṭṭhanti, āgantvāna sakaṃ gharaṃ.

nghĩa Tiếng Việt: 

Ở bên ngoài bức tường bọn họ đứng chờ đợi ,giao lộ ngã ba đường

Trở về mái nhà xưa. Đợi chờ bên cạnh cổng.

Ở trong từ pali Tirokuṭṭa có nghĩa là bên ngoài bức tường. Bên ngoài bức tường ở đây có nghĩa rằng là đứng ở bên ngoài bức tường hoặc là ở gần bức tường hoặc là phía bên trong bức tường. Có thể hiểu theo 3 nghĩa như vậy. Từ pali thứ hai là sakaṃ gharaṃ. sakaṃ có nghĩa là của mình, gharaṃ là ngôi nhà. sakaṃ gharaṃ là ngôi nhà của mình. Ngôi nhà của mình ở đây có nghĩa là ngôi nhà trước kia những ngạ quỷ đã từng ở đó, và họ nhớ đó là ngôi nhà của họ, cho nên họ đã đi đến, hoặc là ngôi nhà ở nơi đó có thân bằng quyến thuộc của họ ở. Cho nên ngôi nhà của mình có hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất ngôi nhà của mình đã từng ở. Và ý nghĩa thứ hai là ngôi nhà quyến thuộc thân bằng bạn bè của họ ở

Bài kệ thứ hai ở trong bài kinh này là 

Pahūte annapānamhi, khajjabhojje upaṭṭhite

Na tesaṃ koci sarati, sattānaṃ kammapaccayā.

nghĩa Tiếng Việt: 

Nhưng khi tiệc thịnh soạn. Được bày biện sẵn sàng. Đủ mọi thức uống ăn

Không một ai nhớ họ. Sự kiện này phát sinh Từ nghiệp xưa của họ.

Ý nghĩa tóm tắt của bài kệ này là mặc dù những thân quyến đã sửa soạn những vật thực đầy đủ dồi dào để cúng dường nhưng sau khi cúng dường xong, họ đã quên đi những thân quyến của mình không có hồi hướng, không nhớ nghĩ về thân quyến của mình để hồi hướng phước đến cho họ. Lý do là những thân quyến đó đã tạo những ác nghiệp ở trong quá khứ hoặc họ cố gắng để cản trở sự cúng dường hoặc bản thân họ không muốn cúng dường do keo kiệt bủn xỉn. Cho nên do những bất thiện nghiệp đó đã ngăn cản những thân quyến nhớ nghĩ về họ để hồi hướng chia phước đến cho họ.

Vì Đức Phật đã có lòng thương cảm đến với những ngạ quỷ đã chịu đau khổ nhiều, để bày tỏ ý nghĩa đó Đức Phật đã thuyết bài kệ thứ ba ở trong bài kinh này

Evaṃ dadanti ñātīnaṃ, ye honti anukampakā; 

Suciṃ paṇītaṃ kālena, kappiyaṃ pānabhojanaṃ;

 Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

nghĩa Tiếng Việt: 

Vậy ai có từ tâm, nhớ cho các thân nhân

Thức uống ăn thanh tịnh, tốt đẹp và đúng thời.

Món này cho bà con, mong bà con an lạc.

Trong bài kệ này có một từ Pali là kālena nghĩa Tiếng Việt là đúng thời. Đúng thời ở đây có nghĩa khi thân bằng quyến thuộc là những ngạ quỷ, khi đến nhà đứng ở ngoài cửa, ngoài bức tường hay trong bức tường, họ đang mong cầu phước mà thân bằng quyến thuộc của họ chia đến. Ngay khi đó những thân bằng quyến thuộc làm phước cúng dường đến những bậc có giới đức trong sạch với những vật cúng dường đúng pháp. Ngay khi đó, những thân bằng quyến thuộc còn sống họ sẽ hướng tâm nhớ về những thân bằng quyến thuộc của mình và chia phước đến cho những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng. Những thân bằng quyến thuộc quá vãng là những ngạ quỷ đang mong chờ những phước thiện đó họ sẽ nhận được những phước đó

Cho nên điều quan trọng nhất là khi một người cúng dường và muốn chia phước cúng dường này đến cho thân bằng quyến thuộc của mình, phải nhớ nghĩ đến họ và hướng tâm hồi hướng phước đến họ thì họ mới được. Cho nên có một câu Pali là Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo. Mong phước cúng dường này của chúng tôi sẽ là những phần phước của những thân bằng quyến thuộc. Mong những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng hưởng được những phước này và được sự an lạc. Hoặc là khi hồi hướng đến cho những chúng sinh khác mà không phải là thân bằng quyến thuộc của mình thì dùng từ Vo idaṃ vo ñātīnaṃ hotu có nghĩa là thân bằng quyến thuộc của họ, sukhitā hontu ñātayo đây là câu hồi hướng phước mà dường như các Phật tử Nam tông đều có thể biết và học thuộc lòng

Một yếu tố quan trọng không kém để nhận được phước mà các thân bằng quyến thuộc đã hồi hướng, những ngạ quỷ phải có tâm hoan hỷ thì họ mới nhận được. Cho nên một trong mười thập thiện nghiệp có một thiện nghiệp gọi là hoan hỷ phước. Bản thân những ngạ quỷ đó phải khởi lên tâm hoan hỷ nói lên lời sadhu hoan hỷ họ mới nhận được phước đó. Cho nên Đức Phật mới nói bài kệ thứ tư đó là 

Te ca tattha samāgantvā, ñātipetā samāgatā

Pahūte annapānamhi, sakkaccaṃ anumodare.

nghĩa Tiếng Việt:

Đám ngạ quỷ thân bằng, đã tề tựu chỗ đó

Sẽ mong muốn chúc lành, vì thực phẩm đầy đủ.

Cho nên trong bài kệ này có cụm từ sakkaccaṃ anumodare nghĩa là hoan hỷ một cách cung kính, sakkaccaṃ nghĩa là cung kính, anumodare là hoan hỷ. Đây là một yếu tố rất quan trọng để cho những ngạ quỷ có thể nhận được phước mà thân quyến của mình chia sẻ đến. Nếu họ không có hoan hỷ một cách cung kính, họ cũng không nhận được phước đó. Không những thế, những ngạ quỷ đó sau khi nhận được phước mà thân quyến của mình chia đến, thường họ có sự biết ơn đối với những thân quyến đó, cho nên Đức Phật mới thuyết câu kệ thứ năm 

Ciraṃ jīvantu no ñātī, yesaṃ hetu labhāmase

Amhākañca katā pūjā, dāyakā ca anipphalā.

nghĩa Tiếng Việt                 

Mong quyến thuộc sống lâu, nhờ người, ta hưởng lợi

Vì đã kính lễ ta, thí chủ không thiếu quả.

Đây là câu kệ nói lên những ngạ quỷ sau khi họ đã nhận được phước mà thân quyến của họ chia đến, họ đã biết ơn và cầu mong cho thân quyến của họ cũng sống lâu, hưởng lợi và không có thiếu những quả phước. Cho nên ở trong bài kệ này có cụm từ Ciraṃ jīvantu no ñātī nghĩa là mong quyến thuộc được sống lâu. Đây là sự mong cầu của những ngạ quỷ sau khi họ nhận được phước. Từ tiếp theo là labhāmase có nghĩa là được hưởng lợi. Liên quan đến từ này có ba yếu tố: 

  • Yếu tố thứ nhất để cho ngạ quỷ hưởng được phước hưởng được lợi đó là những thân quyến sau khi làm phước phải nhớ nghĩ về họ, hồi hướng đến cho họ
  • Yếu tố thứ hai là những ngạ quỷ phải hoan hỷ một cách cung kính như bài kệ thứ tư đó là sakkaccaṃ anumodare
  • Yếu tố thứ ba là người nhận sự bố thí cúng dường phải thanh tịnh. Thanh tịnh ở đây là thanh tịnh của thân và khẩu, thanh tịnh giới và thanh tịnh tâm hay là định. Có nghĩa là người nhận sự cúng dường phải có giới có định. Đây là một yếu tố rất quan trọng. Nếu như người nhận bố thí, cúng dường không phải là những người sa si những vị tỳ khưu là những người có giới thanh tịnh, có thể là những người khác là những Phật tử giữ ngũ giới, bát quan trai giới cũng gọi là những người giữ giới thanh tịnh.

Có một câu chuyện liên quan đến sự giữ giới thanh tịnh đối với những người không phải là các Sa di, tỳ khưu đó là có một vị thương buôn đi ở trên thuyền giữa biển đã gặp nạn và người thương buôn này đã thấy một cô gái ngạ quỷ. Cô gái ngạ quỷ này phần trên rất đẹp, vị thương buôn mới bảo rằng vì sao cô không có biểu hiện toàn thân. Cô ngạ quỷ này nói rằng là phần dưới của tôi không có mặc áo quần gì cả nên tôi không có thể biểu hiện được. Nếu vậy hãy đợi một chút để tôi lấy những áo quần ở trên thuyền cho cô, người thương buôn nói như vậy. Và người thương buôn đã lấy những áo quần ở trên thuyền để cho cô gái ngạ quỷ đó. Cô gái ngạ quỷ đã lấy những áo quần đó để trở về trú xứ của mình, nhưng mà khi về trú xứ của mình, những áo quần đó đã bị biến mất không còn nữa do nghiệp ở trong quá khứ cô ta đã lấy trộm những áo quần của người khác. 

Nhưng mà cũng vào trong một kiếp quá khứ cô ngã quỷ này đã có phước đặc biệt đó là cô ta đã cắt tóc của mình, rồi lấy phước đó để mua vật thực cúng dường đến một vị khách Tăng. Do quả phước đó nên phần trên của cô rất là đẹp và được che đậy bởi mái tóc rất quyến rũ. Cho nên cô ngạ quỷ đó với nói với người thương buôn rằng đừng cho những áo quần trực tiếp đến tôi, hãy bố thí cúng dường áo quần đến người khác rồi hồi hướng những phước đó đến cho tôi thì tôi mới nhận được. Người thương buôn đã nói rằng: Ở trên thuyền đâu có ai để tôi có thể cúng dường. Cô ngạ quỷ đã nói với người thương buôn rằng: Trong nhóm người trên thuyền có một người thường xuyên giữ ngũ giới trong sạch, cho nên hãy lấy áo quần cúng dường đến người đó và hướng tâm chia phước đó đến cho tôi và tôi sẽ hoan hỷ một cách cung kính để nhận những phước đó thì tôi mới được. 

Và sau khi chọn người giữ gìn ngũ giới trong sạch đó (người này vào ngày bát quan trai giới cũng giữ bát quan trai giới trong sạch), tất cả mọi người ở trên thuyền đã cúng dường những quần áo đến người đó. Sau khi cúng dường xong, họ đã hướng tâm đến cô gái ngã quỷ ở trên biển  Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu mong sự cúng dường này đến cho cô con gái ngạ quỷ ở trên biển. Cô con gái ngạ quỷ đã cung kính hoan hỷ nói lên thời sadhu và cô đã có những áo quần rất đẹp giống như vị tiên nữ. Cho nên qua tích truyện này người nhận sự bố thí cúng dường là người có ngũ giới trong sạch, người cúng dường bố thí đã hướng tâm chia phước đến cho cô con gái ngạ quỷ và cô con gái ngạ quỷ đã hoan hỷ một cách cung kính. Như vậy đã hội tủ ba yếu tố, sự hồi hướng phước sẽ được thành tựu.

Sau đó cô con gái ngạ quỷ đã biết ơn những người ở trên thuyền, cho nên cô ta đã giúp họ dẫn đường và thoát khỏi tai nạn bão táp ở trên biển. Một thời gian không lâu, tất cả người ở trên biển đã cập bến một cách an toàn. 

Cũng như cõi người mình, do nghiệp lực của mỗi người khác nhau, nên dù làm người nhưng không có ai giống ai. Liên quan đến nhà cửa có người sống trong ngôi nhà lụp xụp thiếu thốn, có người sống trong ngôi nhà như lâu đài, thậm chí có người sở hữu 2 – 3 ngôi nhà khác nhau. Ở cảnh giới ngạ quỷ cũng tương tự như vậy, cũng là kiếp ngạ quỷ nói chung hầu hết họ là những chúng sinh không có sự hạnh phúc an lạc nên mới gọi là peta có nghĩa là những chúng sinh thiếu vắng sự an lạc. Nhưng không phải ngạ quỷ nào cũng giống nhau. Có ngạ quỷ giống như cô con gái ở trên biển cũng là kiếp ngạ quỷ sống trong lâu đài có khuôn mặt phần trên rất đẹp đẽ, có những ngạ quỷ không quần áo, rất xấu xí đáng sợ cho nên những nghiệp quá khứ của những người này khác nhau khiến cho họ có những sự đau khổ về vật chất hay tinh thần khác nhau, giống như cõi người có nhiều hạng người khác nhau do những nghiệp quá khứ tạo ra

Liên quan đến 3 yếu tố mà có thể những ngạ quỷ nhận được những phước mà thân quyến của họ hồi hướng, ở trong chú giải có đặt một số câu hỏi và cũng được giải thích rất đầy đủ trong chú giải. Trong những câu hỏi đó có một câu hỏi sau khi làm phước xong những thân quyến những người làm phước đó hồi hướng đến những thân quyến của mình thì họ nhận được, những người không phải thân quyến của mình có thể nhận được hay không. Để trả lời câu hỏi này, trong chú giải cũng trích dẫn bài kinh tên là Jānussonī Sutta để giải thích câu hỏi này. Trước hết đó là khi hồi hướng đến những thân quyến của mình, tất cả sẽ nhận được phước hay chỉ có một số nhận được mà thôi. Và khi được vị bà la môn tên là Jānussonī hỏi Đức Phật như vậy, Đức Phật mới trả lời rằng có trường hợp nhận được, có trường hợp không nhận được phước mà thân bằng quyến thuộc chia sẻ đến cho họ.

  • Trường hợp không có nhận được đó là một số thân bằng quyến thuộc do bất thiện nghiệp, do nghiệp sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Sau khi thân hoại mạng chung những người này đoạ vào một trong tám tầng địa ngục. Chúng sinh ở một trong tám tầng địa ngục này sẽ không có nhận được phước mà thân bằng quyến thuộc của họ chia đến cho họ
  • Trường hợp thứ hai đó là có những người do bất thiện nghiệp sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Sau khi thân hoại mạng chung những người này tái sinh vào cảnh giới súc sinh. Ở cảnh giới súc sinh, những chúng sinh này sống với những vật thực của cảnh giới súc sinh. Khi thân bằng quyến thuộc làm phước và hồi hướng đến cho họ những chúng sinh ở cảnh giới súc sinh này cũng không có nhận được
  • Trường hợp thứ ba là có những người khi còn sống họ thực hành thập thiện nghiệp như bố thí, giữ giới, hành thiền,… sau khi thân hoại mạng chung họ được cho quả tái sinh vào cảnh giới loài người. Ví dụ có những người tử vong do đại dịch Covid vào năm 2020, 2021 và những người đó do thiện nghiệp cho quả tái sinh vào loài người, bây giờ có thể đang ở trong bào thai. Bây giờ mình làm phước hồi hướng đến cho họ thì họ cũng không có nhận được
  • Trường hợp tiếp theo đó là có những người khi còn sống họ thực hành thiện nghiệp như bố thí, giữ giới, hành thiền,… hay có những người tu tập thiền định chứng đắc tầng thiền sắc giới, vô sắc giới sau khi thân hoại mạng chung họ được cho quả tái sinh vào cảnh giới chư thiên và Phạm thiên. Ở đây có một chữ gọi là devagati cảnh giới chư thiên, có nghĩa bao gồm cả cả chư thiên ở dục giới, chư Phạm thiên ở sắc giới, vô sắc giới. Đối với những hạng chư thiên ở cõi trời dục giới họ có những vật thực của chư thiên, đối với Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới, họ sống với tâm an lạc, với tầng thiền định ở cảnh giới đó. Cho nên họ cũng không cần nhận phước của loài người chia đến họ, cho nên bản thân những vị chư thiên đó cũng không có nhận được những phần phước mà chúng ta chia đến cho họ

Đó là những cảnh giới mà chúng sinh ở cảnh giới đó không có nhận được phước. Chỉ có một cảnh giới nhận được phước là cảnh giới ngạ quỷ với điều kiện những ngạ quỷ phải cung kính hoan hỷ phước những thân bằng quyến thuộc hay người khác nhớ về họ, chia sẻ phước đến cho họ, người nhận cúng dường bố thí phải có giới và định thanh tịnh. Đó là những yếu tố giúp một chúng sinh ở cõi ngạ quỷ nhận được phước trực tiếp từ thân bằng quyến thuộc hồi hướng đến cho họ. 

Như vậy chúng ta thấy rằng có năm loại gati dịch việt là cảnh giới tái sinh. Trong năm cảnh giới tái sinh chỉ có cảnh giới ngạ quỷ nhận được phước. Như vậy chúng ta sẽ thấy rằng có một hạng chúng sinh không có đề cập đến là Asura, cho nên có nơi cho rằng asura là một cảnh giới tái sinh. Như vậy phải có 6 cảnh giới tái sinh, nhưng thực ra chỉ có 5 cảnh giới tái sinh thôi: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, loài người và chứ thiên. Asura là những chúng sinh được bao gồm trong cảnh giới ngạ quỷ. 

Để có sự phân biệt rõ hơn, asura có hai loại: Một loại có những phước đặc biệt giống như chư thiên, loại này được bao gồm trong cảnh giới chư thiên. Loại thứ hai không có năng lực phước báu, họ cũng chịu những cảnh đau khổ, cho nên dạng asura này bao gồm trong cảnh giới ngạ quỷ. Asura có một phần thuộc cảnh giới chư thiên, một phần thuộc cảnh giới ngạ quỷ

Và trong chú giải có đặt một câu hỏi tiếp theo đó là nếu những thân bằng quyến thuộc là những ngạ quỷ và những ngạ quỷ đó họ không có nhận được phước thì ai có thể nhận được phước đó. Đối với những ngạ quỷ thân quyến họ hồi hướng chia phước đến cho họ, những ngạ quỷ nào đã từng thân quyến với họ, sẽ nhận được phước đó, nếu như một số thân bằng quyến thuộc sau khi thân hoại mạng chung họ không tái sinh làm ngạ quỷ mà tái sinh cảnh giới khác, không có nhận được phước nhưng thân bằng quyến thuộc họ hướng tâm và chia phước đến những chúng sinh đó. Vậy phước đó ai sẽ nhận được. Trong kinh Jānussonī Đức Phật trả lời rằng những thân bằng quyến thuộc trong sinh tử luân hồi rất là nhiều, cho nên nếu người này không nhận được thì những thân bằng quyến thuộc ở những kiếp khác và những thân bằng quyến thuộc ấy là những ngạ quỷ sẽ nhận được (những thân bằng quyến thuộc mà ta không nhớ, không biết)

Cho nên Đức Phật đã dạy rằng trong quá trình sinh tử rất dài. Có những thân bằng quyến thuộc sinh vào cõi người, cõi trời,.. sau khi thân hoại mạng chung. Và không thể nào không có những thân bằng quyến thuộc tái sinh vào ngạ quỷ mà luôn có những thân bằng quyến thuộc là ngạ quỷ vì sinh tử luân hồi rất là dài. Cho nên khi hướng tâm hồi hướng đến những thân bằng quyến thuộc của mình, những thân bằng quyến thuộc ở trong quá khứ dù không phải là những người mà chúng ta hướng đến thì những thân bằng quyến thuộc mà chúng ta không có biết được, những thân bằng quyến thuộc đó sẽ nhận được phước của chúng ta nếu như chúng ta hướng tâm đến thân bằng quyến thuộc của mình ở trong quá khứ

Bây giờ chúng ta trở về lại bài kinh Tirokuṭṭa và Đức Phật thuyết bài kệ thứ sáu. Đó là bài kệ có nội dung nói về hoàn cảnh của ngạ quỷ ở trong cảnh giới ngạ quỷ 

Na hi tattha kasi atthi, gorakkhettha na vijjati

Vaṇijjā tādisī natthi, hiraññena kayokayaṃ

Ito dinnena yāpenti, petā kālaṅkatā tahiṃ.

nghĩa Tiếng Việt:       

Tại đó không cấy cày, cũng không nuôi súc vật.

Cũng không có buôn bán, không trao đổi tiền vàng

Các ngạ quỷ họ hàng, chỉ sống nhờ bố thí.

Đó là hoàn cảnh và đời sống của những ngạ quỷ ở cảnh giới của họ. Như vậy họ làm như nào để có thể sống được. Đức Phật dạy Ito dinnena yāpenti, petā kālaṅkatā tahiṃ có nghĩa các ngạ quỷ họ hàng, họ sống là nhờ bố thí của những họ hàng thân quyến mà thôi. Điều này có nghĩa rằng thân quyến ở cõi người sau khi làm phước như là bố thí, cúng dường, giữ giới,.. hướng tâm hồi hướng phước đến họ thì họ mới nhận được như đề cập ở trên đó là có 3 yếu tố để cho họ nhận được đó là: Người thân bằng quyến thuộc phải nhớ đến họ và hồi hướng phước đến cho họ, thứ hai là họ phải cung kính hoan hỷ phước đó, thứ ba người nhận sự bố thí cúng dường phải có giới thanh tịnh và tâm thanh tịnh.

Để nhận được phước đó, việc thực hành phước phải hội tủ ba yếu tố trên. Nếu như vắng một trong ba yếu tố đó những ngạ quỷ họ cũng không có nhận được phước. Có một tích truyện mà ngài sẽ kể đó là vào thời xưa có một gia đình nọ sau khi người cha của họ chết đi và sau 1 tuần, 1 tháng đã báo mộng cho những người con ở trong gia đình rằng họ bây giờ rất thiếu thốn, đói khát. Những người thân, người con ở trong gia đình cúng kiếng, làm phước một cách bình thường thôi vì nghĩ rằng ai cũng có thể cúng dường và có phước đề hồi hướng đến cho cha của mình. Vì vậy tình cờ gặp một vị sư đi trên đường đã mời vào nhà và cúng dường vị sư đó. Sau khi cúng dường tới vị sư cũng hồi hướng đến cho người cha, nhưng 10 ngày, nửa tháng sau người cha lại báo mộng cho lại rằng ông không nhận được gì cả, rất thiếu ăn thiếu mặc.

Người con cũng làm như lần trước, ra ngoài đường gặp một vị sư, mời về nhà và bố thí cúng dường vật thực y phục lần thứ hai. Sau đó người cha lại báo mộng trở lại nói rằng những gì các con cúng dường để hồi hướng đến cho cha, cha không có nhận được, mà chỉ có những vị sư đó dùng mà thôi. Do những vị sư đó do không có giới cho nên khi hồi hướng đến người cha, người cha không có nhận được phước đó. Vì vậy nếu như thiếu một trong ba yếu tố và ở đây là yếu tố người nhận cúng dường không có thành tựu cho nên phước chia đến những người thân là những ngạ quỷ đã không có nhận được. Chính vì vậy khi chúng ta bố thí cùng dường, muốn hồi hướng phước đến cho thân quyến của mình là những ngạ quỷ, nên mời bốn năm vị trở lên để đại điện cho chư Tăng. Trong bốn năm vị đó có người không giữ giới, có người giữ giới thì khả năng những người giữ giới trong sạch sẽ nhiều hơn là mời một vị. Cho nên để bảo đảm phước của mình chia đến cho thân bằng quyến thuộc là những ngạ quỷ có thể nhận được, người nhận sự bố thí cúng dường phải có giới trong sạch.

Và đến đây Ngài tam tạng đã thuyết đã giải thích đến bài kệ số 6 ở trong bài kinh Tirokuṭṭa sutta. Còn 6 bài kệ nữa do thời gian không đủ, nên Ngài tam tạng sẽ tạm thời để lại cho buổi pháp loại lần sau. Bài pháp thoại mà Ngài vừa thuyết liên quan đến sammutti kathā nghĩa là pháp thoại thuộc về tục đế. Bây giờ thời gian còn lại Ngài sẽ nói về phần chân đế Paramattha kathā.

Paramattha kathā nghĩa rằng là sau khi những người nghe được pháp thoại của Đức Phật đã chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu, những quả xấu như là ở cõi ngạ quỷ, súc sinh rất là khó có thể xảy ra. Vì đối với những bậc Thánh như là bậc Thánh Nhập lưu cánh cửa đi vào bốn đường ác đạo đã bị đóng vào rồi. Cho nên điều chắc chắn đối với bậc Thánh Nhập lưu không có còn đoạ vào 4 cảnh khổ nữa. Để có thể đóng lại cánh cửa đi vào bốn đường ác đạo, phải loại trừ được tà kiến. Điều này rất quan trọng. Để loại trừ tà kiến phải tu tập bát chánh đạo gọi là giới định tuệ khi nói một cách tóm tắt.

Để có thể phát triển được giới định tuệ, hay là phát triển được đạo đế, trước hết chúng ta hướng tâm đến Đức Phật, niệm ân đức Phật, nguyện thọ trì ngũ giới, giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch sau đó hướng tâm đến hơi thở vào, hơi thở ra ở lỗ mũi để phát triển định tâm. Đối với một người, một hành giả có giới trong sạch, có định được tu tập, người đó có thể thấy rõ được những pháp chân đế. Những pháp chân đế đó là gì? Trong khi hành thiền, hành giả có thể thấy rõ được cảm giác, cảm thọ sinh khởi ở trong thân và tâm, và hành giả quan sát những cảm thọ, cảm giác sinh khởi đó một cách khách quan và thấy rõ sự sinh diệt của những cảm giác, cảm thọ đó.

Như Đức Phật đã đề cập ở trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhāna – bài kinh Tứ niệm xứ hay bài kinh lập niệm. Phần niệm thọ Đức Phật dạy rằng vedanāsu vedanānupassī có nghĩa rằng hành giả quan sát cảm thọ như là cảm thọ. Ở đây chúng ta cần nhớ ý nghĩa này, quan sát cảm thọ như là cảm thọ, có nơi dịch là quan sát cảm thọ ở trên cảm thọ. Ngài nhấn mạnh rằng quan sát cảm thọ như là cảm thọ, nghĩa rằng không phải quan sát cảm thọ là ta, của ta, tự ngã của ta, mà là cảm thọ như là cảm thọ mà thôi.

Đối với đề mục hơi thở cũng vậy, trong phần niệm thân, Đức Phật dạy rằng là kāye kāyānupassī có nghĩa rằng là quan sát thân như là thân. Đối với hơi thở, khi chúng ta quan sát hơi thở, hãy quan sát hơi thở như là hơi thở, chứ đừng có đồng hoá hơi thở với ta, với tôi, hay cho rằng hơi thở này là của tôi, hãy quan sát hơi thở như là hơi thở mà thôi. 

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu thực hành chánh niệm quan sát hơi thở vào, hơi thở ra. Và như mọi khi, chúng ta ngồi thiền quan sát hơi thở vào hơi thở ra với tư thế thoải mái, giữ lưng và cổ thẳng nhưng không có gồng mình, căng thẳng, hãy thư giãn, buông xả, tâm không nhớ về quá khứ, không nghĩ về tương lai, hãy để ở trong hiện tại, chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở điểm tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi, quan sát hơi thở đi vào, hơi thở đi ra tại điểm tiếp xúc đó. Khi hơi thở đi vào biết rõ hơi thở đi vào tại điểm tiếp xúc, khi hơi thở đi ra biết rõ hơi thở đi ra từ đầu đến cuối hơi thở ở điểm tiếp xúc. Hành giả đơn giản quan sát hơi thở như là hơi thở từ đầu đến cuối hơi thở mà thôi, không có phán đoán, phân tích hơi thở, mà chỉ nhận biết hơi thở đi vào hơi thở đi ra ở điểm tiếp xúc ngay lỗ mũi. Nếu như nghe âm thanh nào, hay có cảm giác nào sinh khởi trên thân, có những suy nghĩ, ý nghĩa nào xuất hiện trong tâm, hành giả không quan tâm đến những đối tượng đó mà hãy quay trở về lại hơi thở vào hơi thở ra ở điểm tiếp xúc và tiếp tục quan sát hơi thở đi vào hơi thở đi ra từ đầu đến cuối hơi thở mà thôi.

Ngài cầu chúc cho tất cả các phật tử cho tất cả các Phật tử có mặt ở trong zoom hôm nay cũng như các Phật tử theo dõi bài pháp thoại qua những nền tảng khác ở khắp nơi luôn được nhiều sức khoẻ, tránh được các bệnh tật, đặc biệt là trong thời gian đại dịch này, Ngài cũng cầu chúc cho các chư Phật tử có nhiều thuận duyên trong việc tu tập giáo pháp của Đức Phật, tu tập giới định tuệ để có thể thoát khỏi bốn đường ác đạo như ngạ quỷ, súc sinh, a tu la. Ngài cũng chúc các Phật tử có nhiều an vui, hạnh phúc bên gia đình và người thân.

Và sau đây ngài sẽ đọc kinh chúc phúc đến cho tất cả quý Phật tử. Ngài sẽ đọc bài kinh liên quan đến ân đức Tam bảo và bài kệ của Đức Phật đã nói rằng trên đời này không có lý do nào mà Chư Phật toàn giác tịch diệt Niết bàn do một người nào hãm hại, mà Chư Phật sẽ tự mình tịch diệt Niết bàn. Do lời chân thật đó cầu chúc cho tất cả quý Phật tử luôn được an vui, sức khoẻ tránh được rủi ro tai hại.

Buddasasanam ciram titthatu (3 lần)

 

Bài pháp do Ngài Tam Tạng 10 thuyết ngày 16/1/2022, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch Việt, bản text do bạn Đào Duy Thắng tốc ký

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app