Chuỗi Pháp Bảo Ngài Tam Tạng 10 Thuyết: 2 Nghiệp Lực, 1 Kiếp Sống – Thân Nghiệp, Sư Thiện Đức Dịch 25/09/21

Với mục đích để quý Phật tử tăng trưởng nhiều thiện pháp, nhiều an lạc trong cuộc sống và sự tu tập, hôm nay Ngài bắt đầu với thời pháp có tiêu đề là: 2 Nghiệp Lực, 1 Kiếp Sống. Để bắt đầu thời pháp hôm nay, Ngài và đại chúng sẽ niệm “Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa” (3 lần).

 

Trước hết, tiêu đề “2 Nghiệp Lực, 1 Kiếp Sống” là tiêu đề của thời pháp mà Ngài muốn chia sẻ với quý Phật tử hôm nay, được bắt nguồn từ tạng Vi Diệu Pháp, trong bộ Paṭṭhāna, bộ Duyên Hệ. Tiêu đề này có nghĩa là 1 chúng sanh được chi phối và hình thành bởi 2 loại nghiệp.

Trước hết chúng ta cần hiểu chữ “nghiệp duyên” là từ chữ Pāli “Kammapaccayo”; kamma là “nghiệp”, paccayo là “duyên”. Nghiệp duyên nghĩa là vì nghiệp làm nhân duyên nên mới có kết quả. Ví dụ, giống như 1 cái cây được sinh trưởng thì bắt đầu từ hạt giống, đất nước độ ẩm, ánh sáng… Thì hạt giống được ví như nghiệp, còn cái cây là kết quả của hạt giống kết hợp với các duyên khác như đất nước, độ ẩm, ánh sáng…

Bộ Paṭṭhāna hay bộ Duyên Hệ trong Vi Diệu Pháp tương đối khó và sâu sắc. Trong bộ này có những tiêu đề nói về những duyên hệ, những tiêu đề này dường như ở bên Myanmar các Phật tử đều học thuộc và đọc tụng, suy tư mỗi ngày về những duyên hệ này.

Trong tiêu đề 2 nghiệp lực 1 kiếp sống này, thì 2 nghiệp lực là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện.

Và kiếp sống ở đây là những hoàn cảnh mà những chúng sanh, con người có được. Ví dụ như kiếp sống con người, súc sinh, Phạm thiên. Thì những hoàn cảnh sống này được chi phối bởi 2 loại nghiệp thiện và bất thiện.

2 loại nghiệp thiện và bất thiện này được tạo bởi gì? Trong đời sống chúng ta từ khi thức dậy đến khi đi ngủ, chúng ta có những loại nghiệp làm từ thân gọi là thân nghiệp, chúng ta nói năng để người này hiểu người kia gọi là khẩu nghiệp, chúng ta suy nghĩ về chuyện này chuyện kia gọi là ý nghiệp.

Ngai Tam Tang 10 Thuyet Phap 25 09 1

2 loại thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này được thực hiện bởi thân, khẩu, ý, nên nghiệp được chia thành 3 loại thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Trong đời sống hàng ngày ta thực hiện thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Nếu hiểu biết về nhân quả ta tránh những bất thiện nghiệp để thực hiện thiện nghiệp. Với thân nghiệp có 3 bất thiện nghiệp, nếu tránh được thì ta đã thực hiện được 3 thiện nghiệp về thân rồi. 3 bất thiện nghiệp thuộc về thân là gì? Sát sanh – tà dâm – trộm cắp. Một người tránh 3 bất thiện nghiệp này thì đã tạo được 3 thiện nghiệp.

 

Tương tự như vậy, khẩu nghiệp có 4 loại là nói dối – nói lời chia rẽ – nói lời thô ác – nói lời vô ích. Khi 1 người tránh 4 bất thiện nghiệp về khẩu này thì tạo được 4 thiện nghiệp về khẩu.

Đối với 3 bất thiện nghiệp về ý, đó là có sự tham muốn về tài sản của cải của người khác – có ác ý muốn hủy hoại chúng sanh khác – tà kiến hiểu biết không đúng, hiểu 1 cách sai lầm. Nếu như chúng ta làm ngược lại 3 điều này thì tạo được 3 thiện nghiệp về ý.

3 nghiệp về thân, khẩu, ý từ pali là Kāya Kamma, Vacī Kamma, Mano Kamma. Liên quan 3 thuật ngữ này, kamma được Đức Phật định nghĩa là “Cetanā’ham Bhikkhave kammam vadāmi” này các Tỳ khưu, ta gọi tác ý, hay tư (suy tư) là nghiệp – tác ý là nghiệp, hay có thể gọi tư tác là nghiệp. Nghiệp được giải thích rốt ráo nghĩa là sự tác ý, sự tư tác. Nên Đức Phật gọi tư tác là nghiệp.

Có 1 câu Phật ngôn khác là “Cetayitvā kammam karoti” sau khi tư tác (sau khi tác ý) thì 1 người, 1 chúng sanh tạo nghiệp. Trong câu Phật ngôn này có 2 phần: sau khi tư tác (sau khi suy tư trong tâm rồi) thì hành động mới được thực hiện. Vế đầu là suy tư, tư tác, vế thứ 2 là thực hiện hành động. Thì vế thứ 2 khi thực hiện hành động thì cũng có sự tư tác ở trong đó. Cho nên 2 vế này tuy khác nhau, nhưng chỉ chung 1 tâm là tư tác, cho nên câu Phật ngôn trên khác nhau nhưng cũng chỉ là 1 sự tư tác để tạo ra hành động, nên 2 câu này gần giống nhau.

Sự tư tác ở đây, được ví như là những người làm chủ, như chủ công ty, hay những người làm điền chủ, thì với những người này có 10 -20 nhân viên chả hạn, thì để những nhân viên này làm việc cho tốt, thì người chủ thường tác động cho nhân viên làm việc theo đúng ý của mình, thì sự tư tác hay cetana là ví như người chủ luôn tác động đến người khác để thực hiện công việc. Nên khi chúng ta làm việc thì hành động đó được thực hiện chính là do catena tư tác. Nếu không có sự tư tác thì hành động không thể thực hiện được. Nên cetana có mặt trong 1 tâm, trong tâm đó có nhiều yếu tố tâm khác nhau, nhưng khi thực hiện 1 hành động thì yếu tố cetana luôn vượt trội, nó tác động những yếu tố tâm khác, luôn dẫn dắt những tâm khác để thực hiện hành động, nên cetana được ví như người chủ ở trong công ty, tổ chức nào đó.

Và Ngài sẽ giải thích rộng hơn 1 chút để chúng ta hiểu về cetana và yếu tố nghiệp này.

3 thuật ngữ Kāya Kamma, Vacī Kamma, Mano Kamma thì 3 chữ đầu tiên kāya, vacī, mano sẽ được Ngài giải thích thêm để mình hiểu ý nghĩa.

Bieu Do Paramatthadhamma

Trong hội chúng nghe pháp của chúng ta, có người học Vi Diệu Pháp, cũng có người chưa học. Đối với những người chưa học Vi Diệu Pháp thì chỉ cần ghi nhớ kāya là những hành động liên quan đến thân, vacā là những hành động liên quan đến khẩu, mano là liên quan đến ý như suy nghĩ, suy tư. Chỉ cần hiểu đơn giản như vậy.

Còn đối với những người đã từng học Vi Diệu Pháp thì bản chất của kāya đó là 8 yếu tố mà được khởi sinh lên do 1 tâm muốn thực hiện hành động, thì khi 1 tâm khởi sinh lên để muốn thực hiện 1 hành động nào đó như đi đứng, nằm, ngồi… Thì để thực hiện những hành động đó thì có 1 tâm khởi lên muốn hành động, thì khi 1 tâm khởi lên muốn làm như vậy thì có tối thiểu 8 sắc chất sinh khởi, đó là tứ đại đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị và dưỡng chất – đó là 8 yếu tố khởi sinh lên do 1 tâm muốn thực hiện hành động. Trong 8 yếu tố này, yếu tố gió là yếu tố chính giúp cho thân thực hiện hành động, nên hành động được thực hiện bằng thân là qua yếu tố gió trong 8 yếu tố được khởi sinh lên do 1 tâm muốn thực hiện 1 hành động.

Nói ngắn gọn hơn, yếu tố gió trong 8 yếu tố được khởi sinh lên do 1 tâm để thực hiện 1 hành động, thì yếu tố gió này chính là sự biểu hiện của thân kāyaviññatti hay còn gọi là kāya dvāra thân môn, ý là cửa để đi đến với thân. Thì với yếu tố gió, chúng ta mặc dù là 1 hành giả thiền vipassana đi nữa, thì khi nó khởi sinh lên thì không biết được. Ở bên ngoài nhìn vào 1 người có sự tác động của yếu tố gió để hành động, thì chỉ nhìn qua biểu hiện bằng thân mà thôi, yếu tố gió chỉ được nhận biết qua sự biểu hiện của thân kāyaviññatti. Với 1 hành giả có thực hành vipassana có thể nhận thức gió qua tiến trình tâm thứ 2 sau tiến trình của tâm làm khởi sinh 8 yếu tố đất, nước, lửa gió, màu, mùi, vị và dưỡng chất, nên yếu tố gió là 1 yếu tố được biểu hiện bởi thân. 

Cũng tương tự như vậy, vacī hay là hành động thuộc về khẩu, với những người chưa học Vi Diệu Pháp chỉ cần đơn giản nhận biết là những hành động biểu hiện bằng lời nói, bằng miệng. Còn với người học Vi Diệu Pháp thì vacī hay là hành động thực hiện bằng khẩu qua lời nói, thì bao gồm 8 yếu tố sắc chất như trên, 8 yếu tố này Pali gọi là avinibbhoga, nghĩa là không có tách rời, nó luôn luôn đi với nhau. Ngoài 8 yếu tố trên thì còn có yếu tố sadda – âm thanh. Khi nói về yếu tố vacī hay là những hành động biểu hiện qua khẩu chính là sự biểu hiện của 8 sắc chất không tách rời ra, cùng với âm thanh. Khi có âm thanh phát ra lời nói nên lời nói mà được phát ra bởi khẩu thì gọi là vacī.

Và âm thanh sadda hay gọi là thanh sắc, cũng là 1 loại sắc chất, để có sắc thanh này thì nó được hình thành bởi 2 yếu tố chính là thuộc về đất, yếu tố thuộc về đất thứ nhất đó là nó khởi sinh lên bởi tâm mà muốn nói ở trong nhóm 8 sắc chất không thể tách rời, thì đó là 1 yếu tố đất thứ nhất, yếu tố đất thứ 2 là yếu tố gốc mà đối với 1 sắc chất ở trong thân của mình thì nó được tạo ra bởi 4 yếu tố chính, đó là nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực. Đây là 4 yếu tố chính để tạo ra 1 sắc chất ở trong thân. Yếu tố đất được tạo ra bởi 4 yếu tố gốc này (gọi là 4 yếu tố gốc vì đây là 4 yếu tố chính tạo ra sắc chất, trong đó có âm thanh). Khi 1 âm thanh sinh khởi thì nó sinh khởi từ sự xúc chạm giữa yếu tố đất mà được tạo ra từ tâm muốn nói, và yếu tố đất thứ 2 được phát sinh từ 4 yếu tố chính tạo ra sắc chất. Nên khi ta nói phát ra âm thanh thì kết quả sự tác động, xúc chạm giữa 2 yếu tố đất này.

Theo Vi Diệu pháp, khi mà ta cần phân biệt âm thanh và sự biểu hiện của âm thanh, hay vacīviññatti, sadda thì sự biểu hiện của miệng là vacīviññatti. Thứ nhất, như hồi nãy đã giải thích sadda được tạo ra bởi yếu tố đất, đất này được tạo ra bởi tâm muốn nói tác động với yếu tố được tạo ra từ 4 yếu tố gốc. Giống như 1 người mẹ gọi “con ơi thức dậy”, thì khi âm thanh được phát ra như vậy, nó nhờ tâm muốn nói tạo ra 1 yếu tố đất, yếu tố đất này mới xúc chạm yếu tố đất tạo ra các sắc chất ở trong thân. Sự va chạm này mới tạo ra lời nói như vậy. Khi người con nghe âm thanh đó, lần đầu tiên người con không nhận biết được sự biểu hiện bằng miệng của người mẹ, mà nó chỉ được nhận biết bởi 1 tiến trình tâm sau đó. Nói theo Vi Diệu Pháp thì rất sâu sắc, tinh tế nên chúng ta nếu chưa hiểu rõ thì ta chỉ ghi nhớ như vậy, và trong quá trình ta thực hành, nhất là thiền quán ta sẽ khám phá được nhiều hơn.

Đối với kāyaviññatti thì đây là sự biểu hiện qua thân, như khi chúng ta lấy tay ngoắc 1 người nào đó, gọi người đó đến đây, thì sự ngoắc tay đó là biểu hiện của thân. Khi 1 người nhìn thấy biểu hiện ngoắc tay đó, thì tiến trình tâm đầu tiên chỉ là thấy hành động ngoắc tay đó, chứ không nhận biết được người đó ngoắc mình, chỉ tiến trình tâm thứ 2 mới nhận biết người kia gọi mình, đây là nói theo Vi Diệu Pháp về kāyaviññatti, biểu hiện bằng thân là 1 sắc chất trong 28 sắc chất ở trong Vi Diệu Pháp.

Nói tóm lại, yếu tố gió là bản chất của hành động thân. Còn yếu tố đất là bản chất của hành động bằng miệng. Nói cách khác, sự hành động được biểu hiện qua thân là bằng yếu tố gió, còn hành động được biểu hiện qua miệng bằng yếu tố đất.

Manokamma thì mano là ý. Ý ở đây theo Vi Diệu Pháp là 89 tâm, bởi vì trong 89 tâm này có yếu tố cetana là yếu tố tư tác. Thì chính yếu tố này có trong 89 tâm này nên ý bao gồm 89 tâm nhưng khi chúng ta nói về tư tác, cetana tạo nghiệp thì chỉ những tâm nào có tư tác dẫn đến kết quả mới gọi là ý nghiệp.

Với những người học Vi Diệu Pháp, thì những tâm có tư tác để dẫn đến kết quả, thì có 12 tâm bất thiện và 17 tâm thiện hợp thế, để hiểu rõ hơn Ngài sẽ giải thích 3 loại nghiệp này theo phương diện trong tạng Kinh.

Trong tạng Kinh, đối với bất thiện nghiệp, trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng thấy người này làm bất thiện nghiệp này, người kia làm bất thiện nghiệp kia. Ở trong kinh Ngài sẽ có 1 ví dụ để giải thích về yếu tố bất thiện nghiệp này. Như trường hợp là 1 người thật việc thật.

Trong tạng Kinh Jataka về tiền thân của Đức Phật nói về tiền thân của Đức Phật khi Ngài thực hành Ba la mật trong suốt 4 a-tăng-kỳ 100.000 đại kiếp, thì có 1 kiếp Ngài là con khỉ chúa lãnh đạo 1 đoàn khỉ trong 1 khu rừng.

Trong khu rừng đó, có 1 người thợ săn đi vào khu rừng đó và bất cẩn rơi xuống giếng sâu ở trong đó và la hét xin cầu cứu.

Khi ông thợ săn rơi xuống vực thẳm cầu cứu, thì con khỉ chúa đã nhảy xuống vực thẳm để cứu người thợ săn, người thợ săn khi được cứu thì con khỉ chúa này phải thực hiện 2 hành động thứ nhất là để xuống được vực thẳm thì nó phải đội 1 hòn đá để đi xuống vực thắm, đến được vực thẳm cõng thợ săn lên thì con khỉ chúa đã để người thợ săn trên vai, lên trên vực thẳm khỉ chúa để người thợ săn trên phiến đá để người thợ săn nghỉ ngơi. Khi người thợ săn nghỉ ngơi, khỉ chúa cũng ngủ sau sự giải cứu mệt mỏi. Người thợ săn thức dậy thấy khỉ chúa đang nằm nghỉ, thì nghĩ giờ ta về thì không có gì ăn cả, nên định dùng hòn đá đập vào đầu con khỉ, thì rất may khỉ tỉnh dậy nhảy lên cây tránh khỏi tử nạn.

Câu chuyện liên quan đến Đức Bồ Tát khi là 1 con khỉ chúa này rất dài, nhưng ở đây muốn nói lên rằng người thợ săn mặc dù được khỉ chúa cứu giúp, nhưng đã không biết ơn con khỉ còn khởi lên ác ý muốn giết chết con khỉ. Để giết chết con khỉ trước hết 1 tâm bất thiện khởi lên là muốn giết – đây là tâm sân. Khi khởi lên 1 tâm muốn giết thì thể hiện qua hành động là sự vận hành của yếu tố gió, tạo ra thân nghiệp. Thân nghiệp ở đây là được kết hợp bởi ý nghiệp để tạo ra 1 hành động giết con khỉ, nhưng may mắn con khỉ đã thoát chết, nhưng hành động của ý và thân cũng đã được tạo tác.

Đối với con khỉ chúa, vì tâm, vì tình thương đối với chúng sinh, đối với người thợ săn nên khi thực hiện hành động cứu giúp như vậy, và sau đó vì người thợ săn đã bị lạc đường không ra ngoài được nên đã chuyền từ cành này ra cành khác để đưa người thợ săn ra ngoài. Đây gọi là thân nghiệp, nói chính xác là thiện nghiệp được tạo tác bởi thân, đây là sự kết hợp của tác ý thiện tâm. Khi khởi lên 1 tâm muốn cứu là sự biểu hiện của thiện tâm với tác ý thiện tâm. Với tác ý đó biểu hiện qua hành động thân nghiệp thiện, thân nghiệp thiện ở đây có thể nói là kết hợp hay tương ưng với đại thiện tâm dục giới.

Với sự hiểu biết như trên, khi chúng ta đọc những tích truyện trong Phật giáo như những câu chuyện tiền thân của Đức Phật ở trong.. hay trong kinh pháp cú. Ở trong đời sống hàng ngày của mình cũng vậy, với sự hiểu biết như vừa trình bày, chúng ta cũng nhìn được sự vận hành của nghiệp xảy ra trong đời sống hàng ngày. Ví như khi ta nhìn 1 con chó cắn nhau, ta thấy được thân nghiệp bất thiện của con chó được biểu hiện như thế nào, đầu tiên là tác ý muốn cắn nhau rồi tác động qua thân. Khi tác động qua thân thì miệng con chó mới cắn được, thì sự cắn nhau thể hiện qua thân là kāya, còn tác ý muốn cắn nhau là cetana. Khi kāya cộng với cetana gọi là thân nghiệp. Chúng ta có thể quan sát, nhìn nhận những đối tượng bên ngoài để hiểu được sự vận hành của nghiệp như thế nào.

Trên đây là câu chuyện liên quan đến những con vật. Thì có 1 tích truyện khác liên quan đến con người trong Phật giáo, mà gần như ai cũng biết, nhất là những người đã hành hương đến Ấn Độ – núi Linh Khứu. Thì có 1 đoạn đường từ chân núi lên đỉnh núi thì có 1 câu chuyện đã xảy ra ở thời Đức Phật liên quan đến Tỳ khưu Devadatta. Vị này khi ở đời là những người anh em họ với Đức Phật, khi xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật tu tập, 1 thời gian sau đã khởi sanh lên những ác ý để tạo nên những nghiệp bất thiện rất xấu. Trong đó có nghiệp bất thiện là lăn khối đá trên núi ở đoạn đường Đức Phật đang đi lên núi, vị Tỳ khưu Devadatta đã lăn hòn đá để hại Đức Phật. Hành động này biểu hiện từ 1 tâm ác ý cetana muốn giết Đức Phật, từ cetana khởi tâm này mới dẫn đến hành động lăn hòn đá. Thì sự kết hợp của cetana và kāya đã tạo ra bất thiện nghiệp bằng thân của vị Tỳ khưu này.

Khi chúng ta hiểu biết những thuật ngữ như thế này, khi ta nghe pháp hay đọc kinh sách thì rất lợi lạc, vì chúng ta sẽ hiểu rõ những gì được viết trong sách, và những gì trình bày trong kinh sẽ được hiểu rõ hơn. Trong đời sống cũng vậy, khi 1 người đến nhà và có những biểu hiện như thượng cẳng chân hạ cẳng tay thì những biểu hiển đó là của thân nghiệp bất thiện, bởi thực hiện những hành động đó người ta phải khởi 1 tâm bất thiện là tâm sân, tâm sân mới tác động qua hành động của thân gọi là kāya. Khi hành động của thân tác động qua tư tác, tác ý trong tâm sân để thực hiện hành động vung tay vung chân, thì sự vung tay vung chân kết hợp tư tác bất thiện sẽ gọi là bất thiện nghiệp về thân. Thì nhìn người này ta sẽ hiểu bất thiện của người này biểu hiện như thế nào.

Nói tóm lại, kāyaviññatti hay sự biểu hiện bởi thân gọi là thân, còn tư tác gọi là cetana. Khi mà cetana tác động kāya thì nó tạo ra nghiệp. Ví dụ khi 1 người lấy cắp đồ của 1 người khác, thì yếu tố tư tác muốn lấy sẽ tạo ra yếu tố gió, và yếu tố gió chính là biểu hiện của thân. Khi tư tác kết hợp với biểu hiện với thân thì thân nghiệp đã được hình thành. Tương tự như vậy, khi nói 1 lời nói dối thì tâm khởi sinh lên để nói dối là tư tác bất thiện, khi tư tác bất thiện đó tác động qua miệng để nó biểu hiện lời nói thì sự biểu hiện lời nói đó được thực hiện bởi yếu tố đất. Khi sự biểu hiện của yếu tố đất thì gọi là vaīviññatti sự biểu hiện của lời nói. Nên tư tác muốn nói dối + biểu hiện của miệng thì tạo ra khẩu nghiệp, ở đây là khẩu nghiệp bất thiện. Một người uống rượu và các chất say, thì để thực hiện hành động đó cần có tâm si moha, tức là yếu tố tư tác trong tâm si tác động để người đó uống rượu và các chất say, tạo ra hành động bất thiện. Đây là biểu hiện của thân nghiệp, khẩu nghiệp qua hành động bất thiện. 

Đối với những thiện nghiệp thì những hành động như là cung kính cha mẹ, đảnh lễ các bậc Sa môn, có sự kính trọng với người lớn. Thì các hành động này được biểu hiện bởi tâm thiện. Khi tâm thiện khởi sinh lên để thực hiện những hành động đó thì nó tạo ra yếu tố gió, chính yếu tố gió này để khiến người đó cung kính, đảnh lễ. Thì cung kính, đảnh lễ là biểu hiện của thân kāyaviññatti kết hợp với tư tác thiện tạo ra thân nghiệp thiện.

Trong thời gian trước khi Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, thì  có 1 nhóm thanh niên tên là  Magha. Nhóm thanh niên này đã cùng nhau làm những công việc xã hội như trồng cây ở 2 bên đường, cây nào ngã đổ thì họ đi dọn dẹp làm vệ sinh… Nói chung họ làm những công việc thiện nghiệp ở xã hội.

Khi nhìn vào những thiện nghiệp của nhóm thanh niên này, ta sẽ thấy biểu hiện của họ như là  trồng cây, làm vệ sinh đường xá hay là làm ra những thiền xá, trạm xá 2 bên đường để khách qua lại có chỗ nghỉ chân. Thì những hành động này bắt đầu từ tâm đại thiện. Khi tâm đại thiện khởi sinh lên muốn làm những việc này thì nó tạo ra 1 yếu tố gió, yếu tố gió này được tạo ra bởi tâm đại thiện đó nên gọi là cittaja vāyodhātu (1:55:48). Qua yếu tó gió này, thì những hành động như trồng cây, làm trạm xá… được thực hiện. Những hành động được thực hiện qua thân là điều được dựa vào tâm đại thiện. Những hành động này được làm với 1 tâm hoan hỷ, toàn tâm toàn ý làm nên là tâm đại thiện. nên những hành động của họ kết hợp với tư tác thiện tạo nên thân thiện nghiệp.

Trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, ta thấy những nhóm thiện nguyện chăm sóc bệnh nhân, bố thí thức ăn cho những người trong khu cách ly… thì những việc này là thiện nghiệp biểu hiện qua thân, có gốc là thiện tư tác, nhờ thiện tư tác này mới tạo nên yếu tố gió để thực hiện qua hành động thân. Và những hành động qua thân được thực hiện bởi tư tác thiện thì nó tạo ra 1 thiện nghiệp về thân.

Những hành động thiện, bất thiện thuộc về thân như vừa được trình bày thì tạo ra quả. Quả đó ở trong kinh gọi là vipākapaccayo, quả này cũng là duyên. Quả duyên này được tạo ra nhờ những thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp.

Đối với những hành động bất thiện thuộc về thân như câu chuyện khỉ chúa và thợ săn. Thì thợ săn khởi lên ác ý cứu mạng ân nhân của mình, hay vị Tỳ khưu Devadatta khởi ác ý hại Đức Phật, những hành động như vậy dựa trên tâm bất thiện, hay chính xác là tư tác trong tâm sân tác động để thực hiện những bất thiện. Kết quả của những bất thiện có gốc là tâm sân thường dẫn dắt chúng sinh đi tái sinh cảnh giới địa ngục, 1 trong 8 tầng địa ngục được nhắc trong kinh. Với những hành động như trộm cắp, cướp giật được thực hiện với gốc tâm tham, sẽ dẫn dắt chúng sinh đến ngạ quỷ đói khát. Những hành động nó có gốc là tâm si ví dụ như những người uống rượu, uống chất say được thực hiện bởi tâm si hay có gốc là tâm si, cetana trong tâm si đó, kết quả của bất thiện nghiệp có gốc là tâm si thường dẫn chúng sinh về cảnh giới súc sinh.

Bieu do 31 coi 1

Với những hành động thiện như là bố thí, giữ giới thường có gốc là tâm thiện, đặc biệt là tâm thiện dục giới. Những hành động này có gốc là tư tác trong những tâm thiện dục giới này thường dẫn dắt chúng sinh tái sinh cảnh giới người, Chư thiên.

Đối với những hành giả thực hành thiền định sau khi giữ giới, người hành giả tiến hành thiền định như là quan sát những đề mục thuộc về Kasina như đề mục đất, màu hay đề mục thiền định khác như là hơi thở, nếu như đạt được tầng định như nhất thiền, nhị thiền, tam thiền… Thì với những tâm thiện này có tư tác tương ưng với những tầng thiền, thì sau khi hành giả đó mất sẽ tái sanh các cõi trời Phạm thiên, đắc nhất thiền tái sinh cảnh giới nhất thiền, đắc nhị thiền tái sinh cảnh giới nhị thiền…

Như được trình bày vào giai đoạn đầu của thời pháp, liên quan đến tiêu đề 2 nghiệp lực 1 kiếp sống. Thì trong kiếp sống con người hay súc sinh, hay kiếp sống các vị Chư thiên, thì đều được chi phối bởi 2 nghiệp thiện và bất thiện. Quả của những nghiệp thiện, bất thiện này khi cho tái sinh vào cõi trời nếu thực hiện những hành động thiện, cho quả tái sinh vào cảnh giới đau khổ như địa ngục, súc sinh, atula bởi những bất thiện nghiệp. Nên nó không chắc chắn lắm, khi thì làm chúng sanh cõi trời, khi làm chúng sanh cõi khổ. Thì những thiện nghiệp, bất thiện nghiệp này không chắc chắn, vì nó làm chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi, không chắc chắn. Trong kinh có những nghiệp chắc chắn gọi là Niyato – chắc chắn, bảo đảm. Vì những nghiệp này nó chỉ dẫn dắt tái sinh vào cảnh giới an vui, hướng đến sự giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, chứ không dẫn dắt chúng sinh vào những cảnh giới bất định như nghiệp thiện, nghiệp bất thiện trình bày ở trên.

Ở phần trước, có 1 tích truyện về nhóm thanh niên Magha đã làm những thiện nghiệp trên, thì sau kiếp sống đó nhóm thanh niên này tái sinh cảnh giới Tam thập tam, người dẫn đầu nhóm đó tái sinh làm vị vua trời Đế thích, những thanh niên còn lại làm những vị thiên trong cõi trời đó. Khi mà Đức Phật xuất hiện trong thế gian, thì tuổi thọ của vị vua trời này cũng gần mãn, chuyện thường tình là khi 1 chúng sanh biết mình sắp chết, hay biết rằng mình không thể nào cứu sống được nữa, như trong trường hợp đại dịch như thế này, 1 người biết mình chắc chắn sẽ chết thì thường có tâm sợ hãi. Thì vua trời Đế Thích cũng vậy, mặc dù là vị thiên có oai lực nhưng khi biết mình sắp chết thì cũng sợ hãi, và biết Đức Phật đang ngụ ở Rājagaha, vị vua trời mới xuống đảnh lễ Đức Phật để cầu xin Đức Phật chỉ dẫn phương pháp tu tập để được quả lành sau khi thân hoại. Và Đức Phật dạy vua trời Đề Mục cách hành thiền quan sát các cảm giác vedana nupasana. Vedana ở đây nghĩa là cảm giác, cảm thọ. Khi 1 người bị bệnh thì nó tạo ra những cảm giác đau nhức, mệt mỏi. Thì có 2 phần, sự thay đổi ở trong thân gọi là kāya. Còn cảm giác mà được tạo ra bởi sự thay đổi bởi bệnh tật trong thân gọi là vedana.

Vedana có 2 loại, 1 loại vedana dựa vào thân, 1 loại dựa vào tâm. Tức 1 loại khởi sinh từ thân, 1 loại khởi sinh từ tâm. Với loại đầu tiên đó là những cảm giác được tạo ra bởi bệnh tật như là cảm cúm, covid, rồi ngay cảnh giới Chư thiên cũng có những cảm giác được tạo ra từ thân, như 1 vị thiên sắp hết tuổi thọ thì có cảm thọ trên thân như thấy nóng nảy khi mặc y phục, mồ hôi tiết ra từ nách… Đó là biểu hiện của thân và tạo ra cảm giác, loại cảm giác này dựa vào thân để sinh khởi. Loại 2 dựa vào tâm để sinh khởi, đó là những trạng thái tâm như lo lắng, sợ hãi, phiền muộn, đây là cảm giác thuộc về tâm.

Đối với loại cảm thọ vedana đầu tiên thuộc về thân, nó xuất hiện với những chúng sinh có thân. Những chúng sinh này có sự thay đổi trong thân nên tạo ra cảm giác thuộc về thân. Ngay cả Đức Phật khi Ngài bị đau bung, đau lưng, các vị đại đệ tử, những vị đệ tử khác của Đức Phật cũng có. Tất cả những cảm giác thuộc về thân này đều có mặt ở trong những chúng sinh có thân này, kể cả Đức Phật và các vị đại đệ tử của Ngài, nhưng các Ngài không có cảm giác thứ 2, cảm giác khổ thuộc về tâm. Với những hành giả để không có cảm giác khổ thuộc về tâm, thì cần phải thực hành quan sát biết rõ những trạng thái, nhất là khi có những thọ khổ từ thân, những cảm giác khổ thuộc về thân thì hành giả cần phải quan sát và biết rõ sự sinh diệt, sự biến hoại và bản chất khổ, vô ngã của những cảm giác thuộc về thân đó. Thì cảm giác hay khổ thọ thuộc về tâm mới không có mặt. Nếu không quan sát như vậy thì những khổ thọ về tâm có thể xuất hiện làm cho chúng sinh đau khổ, phiền não…

Một người mà trải qua 2 cảm thọ, 1 là cảm thọ thuộc về thân, 1 thuộc về tâm. Đức Phật nói như 1 người trúng 2 mũi tên, mũi tên đầu tiên là thọ khổ thuộc thân, mũi tên thứ 2 thuộc về tâm. Đối với 1 người phàm phu không có sự tu tập thường có cả 2 thọ khổ này. Với Đức Phật và các vị Thánh Tăng, mặc dù các Ngài có thọ khổ thuộc về thân, nhưng các Ngài không có thọ khổ về tâm, nên các Ngài chỉ bị trúng 1 mũi tên. Vì các Ngài đã hiểu rõ các cảm giác này, nên các Ngài luôn bình thản, không có khổ tâm. Cũng vậy, những người con Phật được học và hành đầy đủ, khi gặp trường hợp bất trắc tạo ra những cảm thọ thuộc về thân như trong đại dịch này, có người có thể bị bệnh, có người không bị bệnh nhưng trong khu cách ly tù túng, trải qua những khó khăn về ăn mặc ở, thì tạo ra những cảm giác khó chịu về thân, hay vị trời Đế Thích trước khi mất cũng vậy, tạo ra những cảm giác khổ về thân. Khi ta gặp những hoàn cảnh khó khăn, trải qua những cảm giác khổ về thân như vậy. Nhưng nếu 1 hành giả quan sát những cảm thọ về thân đó dưới con mắt vô thường, khổ, vô ngã thì không trúng mũi tên thứ 2, vì khi thấy sự sinh diệt biến hoại của cảm giác trên thân, thì tâm không còn khó chịu và không tạo ra những thọ khổ về tâm.

 

Sau khi vua trời Đế Thích nghe Đức Phật thuyết pháp về sự quan sát cảm thọ như vậy, thì vua trời Đế Thích cùng đoàn tùy tùng đã chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả Tu Đà Hoàn, thì không bao giờ tái sinh vào cảnh khổ như ngạ quỷ, súc sinh nữa. Thì đây mới là thiện nghiệp chắc chắn, bảo đảm Niyata, vì không bao giờ vào cảnh khổ nữa. 

Ngài đã chia sẻ bài pháp thoại liên quan đến nghiệp. Bây giờ chúng ta sẽ cũng giống như vị vua trời Đế Thích, khi mà có những cảm giác cảm thọ khởi sinh lên trong tâm, như khi bị 1 mũi tên găm vào, thì khi có những cảm giác như vậy, để mũi tên thứ 2 không xuyên thủng ta, thì ta quan sát những cảm giác khó chịu hay khó chịu trong tâm ta, để ta hiểu rõ dưới ánh sáng trí tuệ, hiểu rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã thì mới tránh được mũi tên thứ 2 – thọ khổ trong tâm. 

Bây giờ cũng đến giờ chúng ta tọa thiền với đề mục anapana sati. Chúng ta quan sát hơi thở vào, hơi thở ra để nhận biết hơi thở từ đầu đến cuối hơi thở.

Như thường lệ chúng ta nhắm mắt, ngậm miệng, ngồi 1 cách thư giãn, chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở chỗ tiếp xúc lỗ mũi, quan sát hơi thở vào hơi thở ra ở điểm tiếp xúc đó từ đầu tới cuối, khi hơi thở vào biết rõ hơi thở đang đi vào, hơi thở đang đi ra biết hơi thở đang đi ra, biết 1 cách rõ ràng. Khi nghe 1 âm thanh hay cảm nhận 1 cảm giác trên thân, hay có suy nghĩ thì đừng có quan tâm mà chỉ chú tâm đến hơi thở thôi. Nếu khó nhận biết hơi thở vì hơi thở vi tế thì hành giả có thể đếm hơi thở, khi đếm vẫn chú tâm vào điểm tiếp xúc và quan sát hơi thở khi đi vào, hơi thở đi ra đếm 1, hơi thở khi đi vào, hơi thở đi ra đếm 2, đếm như vậy không dưới 5 và không quá 10, rồi quay trở lại đếm từ 1. Khi thực hành như vậy, nếu tâm ổn định thì quan sát hơi thở mà không cần niệm nữa.

Bây giờ, với tác ý để cho tất cả Phật tử Việt Nam nói chung, cũng như mọi người trên thế giới, để chúc phúc và cầu nguyện cho tất cả chúng ta tránh khỏi bệnh tật, để có được đời sống an lạc, tránh khỏi những điều rủi ro tai hại, Ngài sẽ đọc 1 câu Phật ngôn để để chúc phúc cho chúng ta. Ngày mai Ngài tiếp tục giảng về nghiệp, Ngài mong sẽ gặp mọi người vào ngày mai.

NGAI TAM TANG 10 THUYET PHAP 2

Bài Kinh Ngài mới chúc phúc có nghĩa là: Không một ai có thể hãm hại được Đức Phật; Quý Ngài chỉ có thể tự mình tịch diệt Niết Bàn mà thôi. Thì đấy là một sự thật, do nhờ sự thật này, cầu chúc cho tất cả các Phật tử cũng như thân quyến, tất cả mọi người tránh khỏi mọi điều rủi ro tai hại, thành tựu mọi hạnh phúc như ý muốn. Sādhu Sādhu Sādhu!

Những phước thiện mà chúng con đã làm, phước thiện chắp tay lễ bái, cung kính chư Tăng; phước thiện thọ trì Tam Quy, Ngũ giới; phước thiện nghe Pháp, phước thiện hành thiền và những phước thiện khác mà chúng con đã làm, nguyện sẽ là duyên lành, hỗ trợ chúng con thành tựu những quả phước thế gian như sống lâu, sắc tốt, an vui, sức khoẻ và có trí tuệ cũng như những quả phước xuất thế gian, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, đoạn tận khổ ưu, luân hồi trong tam giới.

Chúng con xin thành tâm, hồi hướng tất cả những phước thiện này, đến cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, thầy tổ bạn hữu, cùng tất cả thân quyến hiện tiền cũng như đã quá vãng, và cũng như đến tất cả chúng sinh, nhất là Chư thiên hộ trì mỗi chúng con, Chư thiên hộ trì tư gia của chúng con, Chư thiên hộ trì Phật Giáo, Chư thiên và Phạm thiên ở trong tam giới, nguyện mong tất cả hoan hỉ những phần phước thiện này, để an lạc tiến hoá và lợi ích lâu dài, và cầu mong Quý vị hoan hỉ mách bảo cho tất cả thân quyến của chúng con đã quá vãng trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ cho đến kiếp hiện tại, và đặc biệt đến tất cả những bệnh nhân tử vong vì Covid hay biết hoan hỉ và thọ nhận những phần phước thiện này rồi được thoát khỏi mọi cảnh khổ và được an lạc lâu dài. Và cầu mong Quý vị hoan hỉ hộ trì cho tất cả chúng con, và thân quyến của chúng con, tránh khỏi mọi điều rủi ro tai hại, để thành tựu mọi hạnh phúc ở cõi người, hạnh phúc ở cõi trời và hạnh phúc cao thượng Niết Bàn cho được như ý nguyện. Cầu mong cho tất cả hoan hỉ những phước thiện này, đồng đều nhau cả thảy. Sādhu Sādhu Sādhu!

BẢN ĐỒ 31 CÕI (T.VIỆT)

Ban do 31 coi (30.5 x 46cm)

 

 

Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Thứ 10 (Bhadanta Sundara – Sunlun Tipiṭaka Sayadaw, Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Gìn Giữ Kho Tàng Pháp Bảo), giảng dạy Dhamma và hướng dẫn thực hành thiền. Sư Thiện Đức (Kusalaguṇa Bhikkhu) hỗ trợ chuyển ngữ sang tiếng Việt. Bản đánh chữ tốc ký được thực hiện bởi cận sự nam Vũ Thái Bình.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app