Đồ Đạo Duyên

(Magga-paccayo)

 

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 8)

Magga-paccayo’ti

Maggaṅgāni magga-sampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃ-samuṭṭhānānañca rūpānaṃ magga-paccayena paccayo.

 

Phần Chuyển Ngữ

Đồ Đạo Duyên là:

Các chi đạo làm duyên hay là điều kiện cho tâm kết hợp với đạo và các tâm sở và sắc pháp được tạo ra bởi đạo thông qua năng lực của Đồ Đạo Duyên.

 

Đạo Và Các Yếu Tố Của Nó

(Tức Là Các Chi Đạo)

Đạo (Magga) có nghĩa đen là con đường hay con lộ dẫn đến một nơi nào đó. Trong trường hợp của thiện, thuật ngữ “Đạo” chỉ cho sự thực hành cao thượng và việc vun bồi sự giác ngộ để dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử. Đạo này có tám yếu tố:

 

  1. Chánh kiến (sammā-diṭṭhi), tức là tuệ quyền (paññindriya)
  2. Chánh tư duy (sammā-saṅkappa), tức là tầm (vitakka)
  3. Chánh ngữ (sammā-vācā)
  4. Chánh nghiệp (sammā-kammanta)
  5. Chánh mạng (sammā-ājīva)
  6. Chánh  tinh  tấn  (sammā-vāyāma),  tức  là  cần

(vīriya)

  1. Chánh niệm (sammā-sati), tức là niệm (sati)
  2. Chánh định (sammā-samādhi), tức là nhất tâm (ekaggatā).

Trong số tám yếu tố này, hai yếu tố đầu tiên được gom vào nhóm tuệ, ba yếu tố ở giữa vào nhóm giới, và ba yếu tố cuối vào nhóm định.

Trong trường hợp của bất thiện, “Đạo” chỉ cho sự thực hành sai trái mà dẫn đến vòng luân hồi vào các cõi khổ. Đạo bất thiện này bao gồm bốn yếu tố:

  1. Tà kiến (micchā-diṭṭhi), tức là kiến (diṭṭhi)
  1. Tà tư duy (micchā-saṅkappa), tức là tầm (vitakka)
  1. Tà tinh tấn (micchā-vāyāma), tức là cần (vīriya)
  1. Tà định (micchā-samādhi), tức là nhất tâm (ekaggatā).

Một vài chi đạo có các tên gọi khác trong Thắng Pháp (Abhidhamma) thì được ghi nhận thêm như ở trên, nhưng ba yếu tố ở giữa trong trường hợp của thiện thì có cùng thuật ngữ. Như vậy, các chi đạo ở đây đơn giản là chỉ cho chín tâm sở trong Thắng Pháp (Abhidhamma). Đối với các pháp thiện, quả và duy tác, có tám tâm sở (cetasika) mang tên của các chi đạo. Trong số bốn yếu tố bất thiện, tà kiến (diṭṭhi) là yếu tố duy nhất khác với tám yếu tố ở trên (tức là trong trường hợp của thiện) theo các thuật ngữ Thắng Pháp (Abhidhamma) hay nói cách khác là trong giáo lý Thắng Pháp (Abhidhamma). Do đó, các chi đạo thì chỉ có chín khi tính tất cả. Chúng làm duyên hay là điều kiện cho tâm và các tâm sở đi cùng với chúng cũng như sắc pháp do tâm tạo và sắc pháp do nghiệp tạo tại thời điểm tục sinh thông qua năng lực của Đồ Đạo Duyên. Như vậy, ba yếu tố nói chung (của loại duyên này) sẽ là như sau:

 

  1. Các yếu tố làm duyên: chín chi đạo.
  2. Các yếu tố được/bị duyên: 71 tâm có nhân, 52 tâm sở, và sắc pháp do tâm tạo và sắc pháp do nghiệp tạo tại thời điểm tục sinh.
  3. Chế độ duyên: Các yếu tố trong “a” làm duyên hay là điều kiện cho các yếu tố trong “b” thông qua năng lực của Đồ Đạo Duyên.

 

Ba Giai Đoạn Của Đạo

Loại duyên này thuộc vào nhóm Câu Sanh Duyên, nhưng nó đặc biệt xử lý và bàn về các chi đạo được nhắc đến ở trên. Chúng ta phải tìm hiểu thêm về Bát Thánh Đạo (ariya-magga) vì nó quan trọng và biểu thị cho sự chứng ngộ đạo (magga). Để hoàn thành hay chứng đạt Thánh Đạo, chúng ta cần phải phát triển các tuệ minh sát (vipassanā) mà được gọi là Chuẩn Đạo hay Tiền Đạo (pubba-bhāga-magga), bao gồm năm yếu tố làm việc (do đó, cũng được gọi là “hành đạo” (kāraka-magga)). Để phát triển thiền minh sát (vipassanā), chúng ta cần phải hội đủ hay hoàn thành Căn Bản Đạo (mūla-magga) mà bao gồm hay được tạo thành bởi tám yếu tố.

 

Căn Bản Đạo

“Căn Bản Đạo” được dẫn đầu bởi “chánh kiến” tức là nhìn thấy được rằng nghiệp (kamma) là tài sản của chính mình. Một ngày nào đó, tất cả chúng ta sẽ chết đi bỏ lại tất cả mọi thứ và mọi người ở phía sau cho dầu chúng ta có quyền lực đến mức nào. Khi chúng ta sanh vào cuộc đời này, chúng ta chẳng mang vào cái gì với chúng ta cả ngoại trừ nghiệp (kamma) của mình. Khi chúng ta chết đi, chúng ta không thể mang theo cái gì cả ngoại trừ nghiệp (kamma) của mình. Như vậy, tất cả những gì chúng ta thật sự sở hữu chỉ là nghiệp (kamma), không có gì khác. Nhìn thấy được sự thật đó là cái chúng ta gọi là “chánh kiến” (sammā-diṭṭhi) ở giai đoạn này. Dựa trên quan điểm này, chúng ta hạn chế ba loại suy nghĩ hay tư duy tai hại1, và vun bồi ba loại suy nghĩ hay tư duy thiện lành2 (sammā-saṅkappa); chúng ta ngăn tránh bốn loại tà ngữ3, và chỉ nói những gì thật và thiện (sammā-vācā); chúng ta tránh thực hiện ba loại hành động bất thiện4, và chỉ làm những gì đúng và thiện (sammā-kammanta); chúng ta mưu sinh theo cách thiện lành, tức là không có liên quan đến ba loại hành động sai trái và bốn loại tà ngữ (sammā-ājīva); chúng ta nỗ lực thực hành các việc thiện (sammā-vāyāma); chúng ta tụng niệm những điều thanh cao (sammā-sati); chúng ta chú tâm hay tập trung vào những điều thiện l ành (sammā-samādhi). Đây là cách vun bồi tám chi phần của Căn Bản Đạo nói chung.

Tuy nhiên, theo thủ tục hay tiến trình của sự thanh lọc tâm trí (visuddhi) thì các điều kiện tiên quyết của các tuệ minh sát (vipassanā) gồm có năm thành phần. Thứ nhất là nhìn nhận rằng nghiệp (kamma) là tài sản của chính mình. Đây được gọi là kiến thanh tịnh (diṭṭhi-visuddhi). Và rồi là đến ba yếu tố của giới thanh tịnh (sīla-visuddhi): chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự tập trung, tức là điều cần thiết cho tâm thanh tịnh (citta-visuddhi). Do đó, để hoàn thành hay hội đủ yếu tố thứ năm này, chúng ta cần phải thực hành thiền chỉ tịnh (samatha) để phát triển sự tập trung hay định, làm trong sạch hay lắng đọng những triền cái trong tâm trí của chúng ta.

Bằng cách thực hành thiền chỉ tịnh (samatha) với đề mục tâm từ chẳng hạn, chúng ta có thể làm lắng dịu đi những triền cái như sự giận dữ, sân hận, ác tâm, sự ganh tỵ, ngã mạn và vân vân. Bằng cách thực hành những đề mục thiền chỉ tịnh (samatha) khác như quán tưởng 32 thể trược của cơ thể hay tưởng niệm về sự chết, vân vân, chúng ta có thể làm giảm thiểu đi cái tự ngã của mình cũng như tính không khoan dung, tính ích kỷ, lòng ham muốn và vân vân. Bằng cách thực hành thiền niệm hơi thở ra vào, chúng ta có thể giữ cho tâm trí của chúng ta khỏi lo sợ, lo âu, trầm cảm, suy nghĩ lung tung và vân vân. Do đó, thiền chỉ tịnh (samatha) được ghi nhận và được xưng danh là sự thanh lọc tinh thần. Chúng ta thậm chí còn được khuyến khích là nên thực hành thiền chỉ tịnh (samatha) cho đến khi chứng đắc được các tầng thiền định (jhāna) hoặc đạt đến cận định. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ thực hành thiền minh sát (vipassanā) thôi, thì chúng ta có thể phát triển sự tập trung của minh sát (vipassanā) thay thế cho thiền chỉ (samatha) bằng cách ghi nhận các hiện tượng trong hiện tại từng thời điểm một. Tất cả năm yếu tố này là những điều thiết yếu để phát triển các tuệ minh sát (vipassanā)

1 Ba tư duy tai hại: dục tầm, sân tầm và hại tầm

  2  Ba tư duy thiện lành: ly dục tầm (xả bỏ), ly sân tầm (tâm từ), ly hại tầm (bi mẫn)

3 Bốn loại tà ngữ: nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói vô ích

4 Ba loại hành động bất thiện: sát sanh, trộm cướp, tà dâm

 

Chuẩn Đạo Hay Tiền Đạo (Vipassanā)

Sau khi đã hoàn thành các yếu tố thiết yếu, chúng ta có thể phát triển các tuệ minh sát (vipassanā) mà được gọi là Chuẩn Đạo hay Tiền Đạo bằng cách ghi nhận thân và tâm của chúng ta như chúng thật sự là. Ở đây, để nhìn thấy thân và tâm của chúng ta như chúng thật sự là có nghĩa là nhìn thấy chúng là các hiện tượng danh và sắc mà đang thay đổi từng thời điểm một. Như đã được nhắc đến ở trước nhiều lần, khi chúng ta sanh ra, chúng ta chỉ cân nặng một vài pound, nhưng bây giờ chúng ta cân nặng hơn rất nhiều. Chúng ta hoàn toàn khác hẳn trong mọi khía cạnh với lúc chúng ta sanh ra. Sự thay đổi to lớn này đã xảy ra không phải đột ngột cũng không phải ngay lập tức, mà là từ từ dần dần, theo năm, theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ, theo phút, theo giây. Như vậy, điều không thể chối cãi được là thân và tâm của chúng ta đang thay đổi từng thời điểm, và chúng ta là một con người khác ở từng thời điểm. Do đó, nhìn nhận một ai đó hay một cái gì đó là vững chãi hay tồn tại lâu dài, đẹp hay xấu thì chỉ là một ảo tưởng. Thấy được dòng chảy của thân và tâm vượt trên cái ảo tưởng như vậy có nghĩa là thấy thân và tâm như chúng thật là. Đó là cái được gọi là “tuệ minh sát (vipassanā)”.

 

Làm Thế Nào Để Phát Triển Chuẩn Đạo (Hay Tiền Đạo)

Để phát triển những tuệ minh sát (vipassanā) như vậy, chúng ta cần phải quan sát bốn loại đối tượng theo như trong Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta): thân, thọ, tâm và pháp. Để phát triển sự ghi nhận về thân, chúng ta phải ghi nhận tất cả các hoạt động và cử chỉ thuộc về thân xác như đi, đứng, ngồi, nhìn thẳng hay nhìn nghiêng, mở hay đóng cửa, thậm chí các hoạt động trong phòng vệ sinh. Đối với sự ghi nhận về thọ, chúng ta phải ghi nhận ba loại thọ: lạc, khổ và xả. Đối với sự ghi nhận về tâm, chúng ta phải ghi nhận một vài loại tâm, như tâm có tham, tâm có sân, tâm có sự lo lắng và vân vân. Còn đối với sự ghi nhận chung, tức là về pháp, chúng ta phải chú ý các giác quan của mình, như thấy, nghe, vân vân.

Liên quan đến vấn đề này, ngài Trưởng lão Mahasi Sayadaw người Miến Điện đã hướng dẫn cho chúng ta cách phát triển sự ghi nhận của thân bằng việc lưu ý đến sự chuyển động phồng và xẹp của bụng trong lúc ngồi thiền, và bằng việc lưu ý đến các bước chân của chúng ta trong khi đi kinh hành. Đó là vì, để thỏa mãn hay hoàn thành điều kiện tất yếu cho các tuệ minh sát khởi sanh, chúng ta cần phải phát triển định bằng cách tập trung vào một đối tượng vững chắc hay cố định như sự phồng xẹp hay vào các bước chân của chúng ta thay vì vào bất kỳ đối tượng nào. Thật ra, chúng ta được hướng dẫn là ghi nhận bất kỳ cái gì mà là hiển nhiên hay rõ ràng nhất trong số bốn loại đối tượng đó: thân, thọ, tâm và pháp. Giống như con nhện ở ngay giữa cái mạng của nó và do đó dễ dàng bắt lấy bất kỳ những con côn trùng nào vướng vào mạng, chúng ta cũng chỉ trú với những đối tượng chính yếu. Rồi thì chúng ta có thể ghi nhận bất kỳ đối tượng gì khác mà trở nên hiện rõ. Tuy nhiên, vào lúc ban đầu, một vài loại tư tưởng sẽ chen vào một cách liên tục. Tất cả những gì chúng ta cần phải làm là chỉ ghi nhận chúng ngay lúc chúng trở nên hiện rõ. Theo cách này, chúng ta có thể phát triển sự tỉnh thức của tâm trí, và cùng lúc có thể làm giảm bớt đi sự phân tán tư tưởng. Như vậy, chúng ta nên tập trung vào đề mục chính khi mà không có gì khác hiện rõ. Do đó, khi sự tập trung của chúng ta được mạnh mẽ, thì những tư tưởn g làm phân tán tâm trí của chúng ta sẽ ít dần đi. Rồi thì tâm trí của chúng ta trở nên trong sáng hơn và không chứa đựng những suy nghĩ bất thiện và có hại mà được gọi là các triền cái (nīvaraṇa).

 

Sự Trải Nghiệm Thiền Minh Sát

(Vipassanā)

Vào giai đoạn đầu của sự thực hành, khi mà chúng ta chú ý ghi nhận các đối tượng vật chất như sự nhấc lên và sự hạ xuống, những bước chân, vân vân, thì hình dạng (saṇṭhāna) của chân tay hoặc các lối cách của chúng trong quá trình chuyển động (ākāra) là có khuynh hướng biểu hiện ra nhiều nhất. Khi chúng ta ghi nhận các cảm giác và những ý nghĩ, chúng ta thường có khuynh hướng nhận dạng chúng với chân tay hoặc thân thể của chúng ta, tức là nơi mà chúng được biểu hiện ra. Do đó, vào lúc ban đầu, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của cơ thể của mình. Tuy nhiên, khi sự tập trung và niệm đủ mạnh, chúng ta sẽ trải nghiệm những danh pháp và sắc pháp (sabhāva) và dòng chảy của chúng (sāmañña) vượt lên trên hay vượt ra ngoài các hình thể và tính cách chuyển động:

  1. Khi chúng ta ghi nhận những đối tượng sắc pháp như các chuyển động nâng lên và hạ xuống và các bước chân, chúng ta chủ yếu có thể trải nghiệm bốn yếu tố về sắc pháp: sự cứng hay sự nặng mà đại diện cho yếu tố đất; lạnh, ấm hay nóng mà đại diện cho yếu tố lửa; sự chặt cứng, căng phồng, di chuyển hay đè nén mà đại diện cho yếu tố gió và vân vân.
  2.   Khi chúng ta ghi nhận các cảm giác như êm dịu hay đau đớn, chúng ta có thể khám phá ra rằng các cảm giác là riêng biệt hay tách rời khỏi cơ thể và tay chân của chúng ta. Thường thường, chúng ta nghĩ rằng tôi đang cảm giác đau đớn. Bây giờ, với niệm mạnh, chúng ta có thể thấy đau là đau mà không nhận dạng hay quy k ết nó với cơ thể và chân tay của mình, hay với “tôi” và “của tôi”.
  3. Khi chúng ta ghi nhận các ý nghĩ, như các suy nghĩ dục vọng, các suy nghĩ tức giận, các suy nghĩ lo âu, những suy nghĩ vớ vẩn và vân vân, chúng ta có thể thấy rằng các suy nghĩ là riêng biệt hay tách rời khỏi cơ thể của chúng ta. Và chúng ta có thể nhận ra rằng các suy nghĩ là những danh pháp thay đổi từng giây phút một như nước chảy của một dòng sông. Không có “tôi” hay “của tôi” liên quan trong đó.
  4. Khi chúng ta ghi nhận các cảnh giác quan như sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, và sự đụng, chúng ta có thể nhận ra chúng đơn giản là các tiến trình tâm thức mà không nhận dạng chúng với “tôi” hay “ của tôi”.

Để ghi nhận thân và tâm theo đặc tính hay tính cách của chính chúng như được nhắc đến ở trên, chúng ta phải quan sát chúng ngay thời điểm chúng biểu hiện ra, giống như quan sát tia chớp vốn chỉ được nhìn thấy tại thời điểm nó xẹt ra mà thôi. Sự ghi nhận này là thiết yếu trong việc thực hành thiền minh sát (vipassanā) vì tất cả những tuệ minh sát (vipassanā) còn lại thì hoàn toàn dựa trên nó. Mặc dầu mọi các đều liên quan đến thiền minh sát (vipassanā), nhưng có những giai đoạn cố định mà tại lúc đó chúng ta có những sự trải nghiệm đặc biệt. Ví dụ, tại giai đoạn thứ tư, cơ thể của chúng ta có thể có cảm giác rất nhẹ dường như nó đang bay lơ lửng trên không. Hoặc chúng ta có thể thấy ánh sáng chiếu, xẹt qua hay nhấp nháy. Hoặc chúng ta có thể nhận thấy tâm trí của mình trở nên hạnh phúc và bay bổng. Ở giai đoạn thứ mười một, chúng ta có thể có cảm giác an tịnh một cách lạ thường đến mức chúng ta chỉ có một chút ít cảm giác phản ứng hoặc chẳng có gì cả.

Ngoại trừ những sự trải nghiệm đặc biệt cụ thể này, tất cả những gì chúng ta trải nghiệm xuyên suốt quá trình thực hành thiền minh sát (vipassanā) là các danh pháp và sắc pháp, mà hầu hết mọi người trong chúng ta đã phớt lờ, không chú ý ngó ngàng đến; do đó, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng chúng ta chẳng phải đang trải nghiệm cái gì đặc biệt cả trong quá trình thực hành thiền minh sát (vipassanā) của mình.

 

Các Yếu Tố Của Chuẩn Đạo (Hay Tiền Đạo)

Như vậy, các tuệ minh sát (vipassanā) diễn ra để nhìn quán thân và tâm theo bản chất hay đặc tính vốn có của chúng, tức là vượt ra ngoài hay vượt lên trên cái ảo giác về thường hằng, an lạc và tự ngã. Những sự hiểu biết thấu suốt này được tạo lập bởi năm yếu tố của Hành Đạo. Chánh Tinh Tấn, Chánh Định và Chánh Niệm sanh lên khi chúng ta tinh cần nỗ lực tập trung vào các hiện tượng danh sắc trong hiện tại và ghi nhận chúng. Chánh Tư Duy xảy ra khi chúng ta chú ý vào các đề mục thiền định. Chánh Kiến là hiểu thân và tâm như chúng thật sự là. Năm yếu tố này được gọi là các yếu tố của hành đạo (kāraka-maggaṅga) vì chúng đang cùng làm việc với nhau để phát triển các tuệ minh sát (vipassanā) cho đến khi chúng được viên mãn với sự trưởng thành của Bát Thánh Đạo. Cùng với ba yếu tố trong giới phần (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), vốn thường được thực hiện viên mãn trước khi thực hành thiền, hoặc có thể được thực hiện viên mãn trong quá trình thực hành thiền, chúng ta được xem là phát triển tất cả tám chi đạo mỗi khi chúng ta thấy được thân và tâm hay danh và sắc như chúng thực sự là. Như vậy, tám yếu tố của Chuẩn Đạo hay Tiền Đạo làm duyên hay là điều kiện cho các tâm đi cùng và các tâm sở và các sắc pháp được tạo ra từ đó thông qua năng lực của Đồ Đạo Duyên.

 

Thánh Đạo (Chánh Đạo)

Như vậy, các tuệ minh sát tiến triển dần dần cho đến khi chúng được viên mãn trong sự giác ngộ của đạo (magga), mà bao gồm tám chi phần được gọi là Bát Thánh Đạo. Ở đây, ngài Mahasi Sayadaw so sánh Chuẩn Đạo (hay Tiền Đạo), tức là các tuệ minh sát (vipassanā) và Thánh Đạo, tức là sự giác ngộ đạo (magga), như là nhảy qua một con kênh và đáp xuống bờ bên kia, một cách tương ứng. Có bốn nhiệm vụ được hoàn thành tại thời điểm của sự giác ngộ: thứ nhất, nhìn thấy được thân và tâm đang bị tra tấn một cách liên tục bởi sự vô thường; thứ hai, đoạn diệt sự dính mắc vào chúng, tức là yếu tố có trách nhiệm cho sự luân hồi; thứ ba, trải nghiệm sự đoạn diệt của chúng, tức là Níp-bàn (Nibbāna); và cuối cùng, phát triển tám chi đạo, tức là đạt đến sự chín muồi của chúng tại thời điểm này. Như vậy, tám chi đạo làm duyên hay là điều kiện cho các tâm đi cùng với chúng và các tâm sở và sắc pháp được tạo ra tại lúc đó thông qua năng lực của Đồ Đạo Duyên.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app