THERAVĀDA 

Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật

 Paṭṭhāna in Daily Life

 Tác giả: U Hla Myint

 Người dịch: Pháp Triều

Lời Người Dịch

Chương 8 của luận thư Abhidhammatthasaṅgaha do Ācariya Anuruddha biên soạn, cũng như của tài liệu A Comprehensive Manual of Abhidhamma do Bhikkhu Bodhi làm chủ biên, bàn về Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭicca-samuppāda) và Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna). Khi đề cập đến phần này, cả ngài Sayadaw U Sīlānanda và ngài Dr. Rewata Dhamma đều đã có d ự tính sẽ viết sách hoặc thuyết giảng rộng và chi tiết hơn về các mối quan hệ nhân duyên. Thật là m ột điều không may mắn cho chúng ta khi ngài Dr. Rewata Dhamma đã qua đời trước khi thực hiện được ước muốn đó của mình. Riêng về phần ngài Sayadaw U Sīlānanda, với một loạt những bài giảng chi tiết về Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭicca-samuppāda) tại Như Lai Thiền Viện, San Jose, California, ngài đã hoàn thành được một nửa dự tính của mình. 1 Nhưng ngài cũng đã qua đời trước khi ước nguyện của mình được thực hiện viên mãn. Để tưởng niệm công ơn củ a ngài và với thiện ý giúp ngài hoàn thành ước nguyện của mình, các Phậ t tử t ại Như Lai Thiền Viện đã thỉnh U Hla Myint soạn thảo một tài liệu về Giáo Lý Duyên Hệ (Pa ṭṭhāna). Từ đó đã dẫn đến sự ra đời của tiểu luận Paṭṭhāna in Daily Life.

1 Độc giả có thể tìm đọc Dependent Origination (Paṭicca-samuppāda) do U Hla Myint biên soạn hoặc Mười Hai Nhân Duyên (Paṭicca-samuppāda) do Thiện Anh Phạm Phú Luyện soạn dịch để học hỏi thêm về Lý Duyên Khởi (Paṭicca-samuppāda) từ những bài giảng đó.

Tác phẩ m Paṭṭhāna in Daily Life giảng về 24 mối quan hệ nhân duyên của Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) với thiên hướng ứng dụng thực tiễn. Ở từng mối quan hệ nhân duyên, sau khi trình bày nội dung của nó và các chi tiết mang tính chuyên môn, tác giả đã phân tích sự vận hành của mối quan hệ này trong các hoạt động hằng ngày của chúng ta cũng như thông qua các tích truyện được trích dẫn từ Kinh Điển Pāḷi. Chúng tôi nhận thấy điều này vô cùng hữu ích cho hàng học Phật chúng ta, bởi thông qua việc nghiên cứu tài liệu này, ngoài việc nâng cao kiến thức về Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna), chúng ta còn có cơ hội thấu hiểu rõ hơn về các giáo lý khác được trình bày trong Kinh Điển Pāḷi và lại học được cách thực hành quán niệm trên các hoạt động của chính mình trong đời sống bình nhật thông qua Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna). Đó là lý do tại sao chúng tôi đã quyết định chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt nhằm mang lại lợi ích cho quý độc giả.

Chúng tôi đã cố gắng tôn trọng nguyên tác trong quá trình chuyển ngữ. Dưới đây là một vài chia sẻ chúng tôi muốn gửi đến cùng độc giả trong quá trình biên dịch:

  1.   Nguyên tác có trích dẫn khá nhiều Pāḷi, đặc biệt là phần chánh văn của các mối quan hệ nhân duyên. Chúng tôi đã có kiểm tra lại các trích dẫn này với các nguồn đáng tin cậy như www.tipitaka.org và Digital Pali Reader (DPR) và đã phát hiện khá nhiều lỗi. Chúng tôi đã mạn phép chỉnh sửa lại các trích dẫn cho đúng với các nguồn đáng tin cậy này.
  2. Nguyên tác cũng có một vài lỗi chi pháp, chúng tôi cũng đã mạn phép chỉnh sửa và có ghi chú phía dưới những nơi tương ứng.
  3. Với sự nhiệt tâm giúp đỡ của đạo hữu Thiện Tuệ, chúng tôi đã thực hiện Bảng Liệt Kê Thuật Ngữ Pāḷi-Việt bao gồm các thuật ngữ Pāḷi được dùng trong nguyên tác. Độc giả có thể tham khảo tại phần cuối sách.

Phước thiện này đã không thể được thành tựu viên mãn nếu không nhờ vào sự động viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tâm của rất nhiều đạo hữu. Chúng tôi xin đặc biệt tri ân Sayadaw Dr. Nodhiñāṇa tại ITBMU đã tận tâm giải đáp những thắc mắc của chúng tôi trong quá trình biên dịch. Đạo hữu Thiện Tuệ đóng vai trò chính yếu trong việc đọc kỹ bản thảo, góp ý chỉnh sửa lời văn, và thực hiện Bảng Liệt Kê Thuật Ngữ Pāḷi-Việt. Đạo hữu cũng là người trình bày bản thảo và là người đại diện chúng tôi liên hệ với nhà xuất bản và nhà in. Các đạo hữu Tâm Lan, Tuệ Phương, Tâm Hiền và Vũ Thị Châu Giang đã dành rất nhiều thời gian và công sức kêu gọi hùn phước và giúp lưu hành ấn phẩm đến tay độc giả. Chị Nguyễn Thị Hồng Nga đã dành thời gian quý báu xem qua bản thảo. Chúng tôi vô cùng tri ân sự quan tâm và hỗ trợ quý báu của tất cả các đạo hữu. Chúng tôi cũng nhân dịp này gởi lời cám ơn chân thành đến Tu nữ Phước Thủy và các Phật tử tại chùa Bửu Quang, Thủ Đức đã giúp chúng tôi dâng sách đến các tự viện cũng như phân phát sách đến các Phật tử tại Việt Nam. Chúng tôi cũng xin ghi nhận và tán dương công đức của tất cả các đạo hữu trong nước và hải ngoại đã đóng góp tịnh tài hùn phước in ấn và vận chuyển tác phẩm đến tay độc giả. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo hộ trì cho các đạo hữu thân tâm thường an lạc và vững bước trên đường tu học.

Dầu cẩn thận đến mức nào, chúng tôi vẫn khó có thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình biên dịch. Kính mong các bậc tôn túc trưởng thượng và độc giả lượng tình bỏ qua và chỉ bảo, chúng tôi sẽ tiếp nhận bằng sự tri ân.

Chúng tôi xin chia đều phần phước phát sanh từ việc thiện này đến thầy tổ, gia quyến và tất cả chúng sanh trong tam giới, đặc biệt là cố thân mẫu của chúng tôi. Mong cầu phước thiện này hãy hộ trì cho tất cả luôn được an vui, có trí tuệ và tu hành tinh tấn chóng đến ngày giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Pháp Thí Thắng Mọi Thí (Sabbadānaṃ Dhammadānaṃ Jināti). Chúng tôi nguyện cầu do phước thiện này, quả vị Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddho) sẽ trở thành hiện thực cho chúng tôi trong ngày vị lai.

ITBMU, ngày 22 tháng 09 năm 2016 

Pháp Triều

Tiểu Sử Tác Giả

U Hla Myint đã từng là một tu sĩ người Miến Điện có pháp danh Venerable Vaṇṇita trong vòng 22 năm. Trong thời gian còn là tu sĩ, Venerable Vaṇṇita đã là vị trợ giảng hướng dẫn thiền của trung tâm Mahasi tại Miến Điện. Sau khi quay lại với đời sống thế tục, ông vẫn tiếp tục là một học trò gần gũi và đã trợ giúp ngài Sayadaw U Paṇḍita trong việc giảng dạy và dịch thuật. Là một tiến sĩ về cả Phật học và ngôn ngữ Pāḷi từ Mahā-gandayone, một trong những viện nghiên cứu Pāḷi có uy tín và danh tiếng nhất tại Miến Điện, ông đã là tác giả và dịch giả của nhiều sách Phật học, đặc biệt là về Thắng Pháp (Abhidhamma) và thiền Minh sát (Vipassanā). Ông cũng đã từng là giáo sư Phật học của trường đại học Antioch tại Bodh Gaya, Ấn Độ trong nhiều năm. Ông hiện tại làm việc rất gần gũi với Như Lai Thiền Viện tại San Jose, California.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app