Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật – Câu Sanh Duyên (sahajāta-paccayo)

Câu Sanh Duyên

(Sahajāta-paccayo)

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 5)

  1. Cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ sahajāta-paccayena paccayo.
  1. Cattāro mahābhūtā aññamaññaṃ sahajāta-paccayena paccayo.
  1. Okkantikkhaṇe nāma-rūpaṃ aññamaññaṃ sahajāta-paccayena paccayo.
  1. Citta-cetasikā dhammā citta-samuṭṭhānānaṃ rupānaṃ sahajāta-paccayena paccayo.
  1. Mahābhūtā upādārūpānaṃ sahajāta-paccayena paccayo.
  1. Rūpino dhammā arūpīnaṃ dhammānaṃ kiñci kale sahajāta-paccayena paccayo, kiñci kāle na sahajāta-paccayena paccayo.

Phần Chuyển Ngữ

  1. Bốn danh uẩn như làm hỗ tương duyên cho nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  2. Tứ đại (tức là đất, gió, lửa và nước) làm hỗ tương duyên cho nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  3. Tại thời điểm tục sinh hay thụ thai, danh và sắc làm hỗ tương duyên đối với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  4. Các tâm và những tâm sở đi cùng với chúng làm duyên hay là điều kiện cho sắc pháp do tâm tạo thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  5. Các sắc tứ đại làm duyên cho các sắc y sinh1 thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  6. Các trạng thái vật chất (sắc ý vật) làm duyên cho các trạng thái phi vật chất (các tâm hữu phần) thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên tại một lần (tức là tại thời điểm tục sinh hay thụ thai), và không phải thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên tại những lần khác (tức là trong suốt đời sống của một chúng sanh).

Giải Thích 

  1. Không có linh hồn (jīva-atta) hay thượng đế hay đấng tạo ch(parama-atta) nào kiểm soát và điều khiển chúng ta; thay vào đó, chúng ta chỉ là sự hợp thành của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Trong số này, bốn uẩn sau cùng là những danh uẩn và có liên hệ hỗ tương với nhau theo phương thức là mỗi uẩn làm duyên cho ba uẩn còn lại; ba uẩn làm duyên cho một uẩn còn lại, và bất kỳ hai uẩn nào làm duyên cho hai uẩn còn lại.
  2. Có bốn sắc tứ đại: đất, lửa, nước và gió. Chúng luôn luôn sanh lên cùng với nhau và có liên hệ hỗ tương với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.
  3. Tại thời điểm tục sinh hay thụ thai của những chúng sanh ngũ uẩn, tâm hữu phần và những tâm sở đi cùng của nó và các sắc pháp có liên hệ đến trái tim cùng

 sanh lên, và có quan hệ hỗ tương với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.

  1. Các tâm và những tâm sở đi cùng của chúng làm duyên cho sắc pháp do tâm tạo thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (không có tính hỗ tương).
  2. Bốn sắc tứ đại: đất, lửa, nước và gió, làm duyên cho sắc y sinh của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (không có tính hỗ tương).
  3. Chỉ tại thời điểm tục sinh hay thụ thai, chứ không phải trong suốt đời sống, loại tâm thức cụ thể nào đó (trong trường hợp này là tâm hữu phần) và sắc pháp (trong trường hợp này là sắc ý vật) có quan hệ hỗ tương thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên.

1  Tất cả các sắc pháp, ngoại trừ bốn sắc tứ đại, được xem là “sắc y sinh”.

Câu Sanh Duyên Có Nghĩa Là Gì

Bất kỳ một hiện tượng danh hay sắc nào không bao giờ sanh lên một mình, mà chúng luôn luôn được đi kèm theo bởi những trạng thái tinh thần và các sắc pháp đi cùng với chúng. Chúng hỗ trợ lẫn nhau dựa vào việc cùng tồn tại. Các bạn hãy hình dung các sợi chỉ đơn lẻ, vốn mảnh mai và mềm yếu khi đứng rời ra, nhưng sẽ trở nên rất mạnh mẽ khi được bện lại cùng với nhau thành một sợi dây thừng. Cũng theo cách này, các hiện tượng danh và sắc, sanh lên cùng nhau và tương trợ lẫn nhau, sẽ trở nên mạnh mẽ do bởi việc cùng tồn tại.

Một phi hành gia người Mỹ trong một lần trả lời phỏng vấn trên truyền hình đã nhắc lại việc ông đã trải nghiệm giây phút hạnh phúc nhất của mình khi trở lại trái đất và nhìn thấy những người khác sau khi đã du hành lên mặt trăng nơi mà không có ai cả. Ở bên cạnh một người khác có ý nghĩa rất nhiều đối với chúng ta về mặt tâm lý và tình cảm cho dầu chúng ta có thể không luôn luôn cần sự giúp đỡ của người đó. Thậm chí nếu chúng ta không hài lòng với những người láng giềng của mình, nhưng một tư gia sau một thời gian bị cô lập khỏi những láng giềng của họ cũng có thể trở nên rất trầm cảm. Do đó, theo một mặt nào đó, ở cùng với một người khác là một điều kiện cần thiết để chúng ta sống được lành mạnh. Cùng theo cách này, các hiện tượng danh và sắc sanh lên cùng với nhau thì đóng góp vào nhau hay hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cùng tồn tại.

Hơn nữa, sự tương tác giữa tâm trí và thân xác có thể là tràn đầy hạnh phúc hoặc toàn là đau khổ phụ thuộc vào thiên hướng của chúng ta là thiện hay bất thiện. Ví dụ, vui cười được y học chỉ ra là giúp làm giảm huyết áp, tăng sức đề kháng, và thậm chí tiết ra những hóa chất tự nhiên để chữa trị đau nhức (endorphin). Điều này có thể giúp làm giảm thiểu sự căng thẳng, làm gia tăng hạnh phúc và làm tiến triển sức khỏe nói chung. Rõ ràng rằng một nụ cười chân thật thì được tạo ra bởi những trạng thái tinh thần thiện mà được đi theo trước đó bởi lòng từ. Cho nên, những trạng thái tinh thần thiện và việc vui cười được cho là làm việc cùng với nhau để mang lại những kết quả tràn đầy hạnh phúc thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên. Tương tự, hành vi tiêu cực như những cái nhìn không thiện cảm, những lời la hét giận dữ, vân vân, có liên quan đến những trạng thái tinh thần bất thiện, và hai yếu tố này được cho là làm việc cùng nhau để mang lại cho chúng ta những kết quả không lành mạnh. Như vậy, tâm trí và thân xác của chúng ta (tức là những thay đổi hóa chất trong cơ thể của chúng ta) mà sanh lên cùng với nhau thì đang làm việc cùng nhau thông qua Câu Sanh Duyên.

Ngũ Uẩn

Bây giờ, ở đây chúng ta cần phải lưu ý đến ngũ uẩn (khandha) vì danh và sắc được miêu tả thông qua tên gọi của các uẩn (khandha) trong loại duyên (Paṭṭhāna) này. Chúng là như sau:

  1. Sắc uẩn (rūpa-kkhandha) bao gồm 28 loại sắc pháp (như được nhắc đến trong phần Kiến Thức Cơ Bản Về Thắng Pháp).
  2. Thọ uẩn (vedanā-kkhandha) bao gồm năm loại

thọ: lạc, khổ, hỷ, ưu và xả.

  1. Tưởng uẩn (saññā-kkhandha) bao gồm một tâm sở đơn lẻ được gọi là tưởng (saññā), mà thường có liên quan đến ký ức và sự hiểu biết mang tính tri thức.
  2. Hành uẩn (saṅkhāra-kkhandha) bao gồm 50 tâm sở (cetasika) còn lại, tức là loại trừ hai tâm sở đã được nhắc đến ở trên.
  3. Thức uẩn (viññāṇa-kkhandha) bao gồm 89 tâm.

Ghi Chú: Trong số năm uẩn, thọ uẩn và tưởng uẩn được tạo thành bởi chỉ một tâm sở đơn lẻ vì hai tâm sở này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.

                                              Hành Uẩn

Hành uẩn (saṅkhāra-kkhandha) được tạo thành bởi 50 tâm sở. Thuật ngữ “saṅkhāra-kkhandha” được dịch là hành uẩn với từ “saṅkhāra” có nghĩa đen là “làm việc” (saṅkhatam’abhisaṅkharontī’ti saṅkhāraṃ – Khandhavagga Saṃyutta 72). Ví dụ, một chiếc xe ô-tô là cái thật sự chạy trên đường, nhưng người lái lại là người có trách nhiệm về việc đó. Cũng theo cách này, khi chúng ta đang thật sự hành động, 50 tâm sở mà được dẫn đầu bởi tâm sở tư (cetanā) thì luôn luôn có ở đằng sau tất cả những hành động của chúng ta. Cho nên, chúng được gọi là “hành uẩn”.

89   Loại Tâm

Ở  đây trong loại câu sanh duyên này, chúng ta cần phải tìm hiểu cách các tâm (citta) và các tâm sở (cetasika) của chúng cùng xảy ra và có liên quan hỗ tương với nhau và hỗ trợ những sắc pháp cùng sanh lên như thế nào. Như đã được nhắc đến trong phần Kiến Thức Cơ Bản Về Thắng Pháp, về cốt lõi thì tâm chỉ có một mà thôi, nhưng những tâm sở đi cùng với nó phân chia nó thành 891 loại tâm như sau: 

Tám tâm tham (lobha-mūla) Hai tâm sân (dosa-mūla)

Hai tâm si (moha-mūla)

Mười tám tâm vô nhân (a-hetuka) 

Tám tâm đại thiện (mahā-kusala) Tám tâm đại quả (mahā-vipāka) Tám tâm đại duy tác (mahā-kriyā)

Năm tâm thiện sắc giới (rūpāvacara kusala) Năm tâm quả sắc giới (rūpāvacara vipāka) Năm tâm duy tác sắc giới (rūpāvacara kriyā)

Bốn tâm thiện vô sắc (arūpāvacara kusala) Bốn tâm quả vô sắc (arūpāvacara vipāka) Bốn tâm duy tác vô sắc (arūpāvacara kriyā) Bốn tâm thiện siêu thế (lokuttara kusala)

           Bốn tâm quả siêu thế (lokuttara vipāka)

Ghi Chú: Mỗi sát-na tâm được đi kèm theo bởi những tâm sở tương ứng của nó. Thật vậy, tâm được phân chia thành 89 loại dựa vào những tâm sở cụ thể đi kèm với mỗi tâm. Ở bất kỳ thời điểm nào, chỉ có một tâm trong những tâm này, cùng với những tâm sở có liên quan với nó, là có thể sanh lên.

 1 Bảng liệt kê chi tiết 89 tâm có thể được xem tại phần Phụ

Lục 1.

Tám Tâm Tham : Giống như điện cung cấp năng lượng cho một cỗ máy, chính một trong tám tâm tham cung cấp năng lượng cho những hoạt động bất thiện của chúng ta như trộm cướp, lường gạt, tà dâm, ngoại tình, tiêu thụ các chất say và các chất kích thích, và vân vân. Ví dụ, tại thời điểm trộm cướp, một trong tám tâm tham và các tâm sở của nó cùng với các sắc pháp do tâm tạo sanh lên. Tâm đó và các tâm sở của nó có quan hệ hỗ tương với nhau do bởi năng lực của Câu Sanh Duyên (1), và hỗ trợ cho các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (4). Các sắc pháp do tâm tạo cũng có quan hệ với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Ghi Chú: Những con số trong ngoặc là những con số trong Phần Chuyển Ngữ của mục Pāḷi Trích Dẫn.

Hai Tâm Sân: Một trong hai tâm sân luôn luôn đi theo sau các hành động bất thiện như sát sanh, đánh đập, chửi rủa, nói sau lưng, nói chia rẽ, nói xấu người khác và vân vân. Ví dụ, bị thúc đẩy bởi sự tức giận hay sân hận, chúng ta có khuynh hướng giết chết một con muỗi đã chích chúng ta, hoặc thậm chí tàn sát hàng ngàn người trong một cuộc chiến. Tâm sân đó và các tâm sở của chúng có quan hệ hỗ tương với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1), và hỗ trợ các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (4). Các sắc pháp do tâm tạo làm duyên cho nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Hai Tâm Si: “Moha” trong Pāḷi có hai nghĩa: sự thiếu hiểu biết (apaṭipatti avijjā) và ảo tưởng tức là sự hiểu sai lầm (micchā-paṭipatti avijjā). Tâm si (thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai lầm) thì luôn luôn được đi kèm theo bởi hoài nghi (vicikicchā) hoặc bởi những suy nghĩ mông lung và lo lắng (uddhacca-kukkucca). Những trạng thái tinh thần này đang thị hiện ra khi chúng ta đang suy nghĩ ngớ ngẩn (uddhacca), trò chuyện vô ích và hành động rồ dại. Ví dụ, theo truyền thống cổ xưa tại Ấn Độ, người vợ được xem là có nghĩa vụ phải nhảy vào đống lửa mà xác người chồng đang được hỏa táng trong đó để chứng tỏ lòng trung thành của bà. Những hành động ngu dốt hay những phong tục điên rồ như vậy có gốc rễ trong tâm si và những tâm sở của nó. Cũng với tâm si này mà chúng ta cảm nhận và ứng xử giống như là chúng ta sẽ chẳng bao giờ chết đi. Nói một cách khác, những suy nghĩ và hành vi của chúng ta được chỉ đạo bởi cảm nhận lầm lạc về “cái tôi” hay “của tôi”, hay về sự thường hằng, sự an lạc và bản ngã. Tâm và những tâm sở liên quan trong những hành động, lời nói và suy nghĩ ngu dốt như vậy có quan hệ hỗ tương với nhau và hỗ trợ những sắc pháp đi cùng với chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng). Những sắc pháp do tâm tạo cũng có liên quan với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Mười Tám Tâm Vô Nhân: Có những loại tâm cụ thể không có kết hợp với bất kỳ một nhân nào trong sáu nhân, tức là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. Chúng bao gồm mười tám tâm: bảy tâm quả bất thiện, tám tâm quả thiện vô nhân và ba tâm duy tác vô nhân.

Bảy tâm quả bất thiện bao gồm năm tâm giác quan (thấy, nghe, vân vân), tâm tiếp thâu và tâm quan sát. Đây là những kết quả của các nghiệp bất thiện (được tạo thành do bởi mười hai tâm bất thiện) mà chúng ta đã thực hiện trong những kiếp sống quá khứ. Do đó, như là một kết quả của các nghiệp xấu, các điều kiện hội đủ cho chúng ta thấy những đối tượng không được khao khát, nghe những ngôn từ nặng nề, và vân vân. Trong số bảy tâm này, tâm quan sát là tâm duy nhất làm chức năng của tâm tục sinh cho những chúng sanh đau khổ như là chúng sanh trong địa ngục, các thú vật và các hạng ma quỷ.

Tám tâm quả thiện vô nhân là như trên, cộng thêm một tâm quan sát nữa được đi kèm theo bởi thọ hỷ. Tám tâm này là những kết quả của các nghiệp thiện

(được tạo thành do tám tâm đại thiện) mà chúng ta đã thực thiện trong những kiếp sống quá khứ. Do đó, như là một kết quả của các nghiệp tốt, chúng ta có cơ hội để thấy, nghe hay trải nghiệm những cảnh giác quan hài lòng và đáng được khao khát. Trong số tám tâm này, tâm quan sát (thọ xả) thực hiện chức năng của tâm tục sinh cho những người nhân loại bị khuyết tật bẩm sinh. Những chúng sanh như vậy được gọi là những người lạc vô nhân hay những người thiện vô nhân, trong khi những thú vật, các hạng ma quỷ và chúng sanh trong địa ngục là những người khổ hay những người bất thiện vô nhân.

Ba tâm duy tác vô nhân là: tâm hướng ngũ môn (pañca-dvārāvajjana), tâm hướng ý môn (mano-dvārā-vajjana), và tâm tiếu sinh (hasituppāda) của vị A-la-hán (Arahatta).

Mỗi một trong số mười tám tâm vô nhân này có quan hệ hỗ tương với những tâm sở của nó. Đặc biệt, mỗi một trong số hai tâm hữu phần (tục sinh) vô nhân sanh lên cùng với những tâm sở tương ứng và sắc pháp do nghiệp tạo của nó. Chúng có quan hệ hỗ tương với nhau tại thời điểm thụ thai (tức là thời điểm tục sinh) thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (3). Trong suốt đời sống bình nhật, tâm và các tâm sở có quan hệ hỗ tương, và cũng hỗ trợ cho các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng). Các sắc pháp do tâm tạo đi cùng với chúng cũng có liên quan lẫn nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5 tương ứng). Mỗi một trong những tâm vô nhân còn lại cùng sanh lên với những tâm sở đi cùng với nó. Chúng có quan hệ hỗ tương với nhau và hỗ trợ các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng).

Tám Tâm Đại Thiện: Có tám tâm đại thiện (xin hãy xem Phụ Lục 1). Thông qua một trong số chúng, chúng ta thực hiện những hành động thiện như bố thí (dāna), trì giới (sīla), cung kỉnh (apacāyana), phục vụ (veyyāvacca), hồi hướng phước (patti-dāna), hoan hỷ phước (pattānumodana), học Pháp (Dhamma-savana), dạy Pháp (Dhamma-desanā), phát triển thiền chỉ (samatha-bhāvanā) và phát triển thiền minh sát (vipassanā-bhāvanā). Như vậy, một trong tám tâm này và các tâm sở của nó cùng sanh lên và có quan hệ hỗ tương với nhau và hỗ trợ các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng). Những sắc pháp do tâm tạo cũng có quan hệ lẫn nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Tám Tâm Đại Quả: Tám tâm đại quả (cùng với tám tâm quả thiện vô nhân) là những kết quả của những nghiệp thiện (được tạo thành do bởi tám tâm đại thiện) mà chúng ta đã thực hiện trong những kiếp sống quá khứ. Một trong tám tâm quả này làm chức năng của tâm tục sinh cho những người nhân loại bình thường (tức là người không có khuyết tật bẩm sinh) và tất cả các hạng thiên nhân. Trong số tám tâm này, bốn tâm được kết hợp với hai nhân, đó là vô tham (tức là không ích kỷ) và vô sân (tức là lòng từ), mà không có vô si (tức là trí tuệ), và những tâm còn lại thì có tất cả ba nhân. Như vậy, những người với tâm tục sinh hai nhân được gọi là người nhị nhân; họ có thể có học vấn cao, nhưng không đủ sáng suốt để giác ngộ, trong khi có những người tam nhân mặc dầu không có học vấn nhưng lại đủ sáng suốt để giác ngộ hoàn toàn. Tại thời điểm thụ thai (hay tục sinh) của họ, một trong tám tâm này, các tâm sở của nó và sắc pháp do nghiệp tạo cùng sanh lên và có quan hệ hỗ tương với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (3). Cùng loại tâm này, mà được nhắc đến là tâm hữu phần (bhavaṅga) và tâm tử (cuti) hay tâm na cảnh (tadārammaṇa) trong những ngữ cảnh khác, cùng sanh lên với những tâm sở của nó. Tâm này và những tâm sở của nó có quan hệ hỗ tương với nhau và tạo nên điều kiện hay duyên cho các sắc pháp do tâm tạo thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng). Các sắc pháp do tâm tạo cũng có quan hệ hỗ tương với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Tám Tâm Đại Duy Tác: Tám tâm đại duy tác (mahā-kriyā) này thì giống như tám tâm đại thiện (mahā-kusala) trong việc tạo lập nên các hành động tốt đẹp như bố thí, trì giới, vân vân. Một trong tám tâm đại duy tác và các tâm sở của nó hiển thị khi một vị A-la-hán (Arahat) (tức là một vị đã giác ngộ hoàn toàn) thực hiện những hành động tốt đẹp. Chúng cùng sanh lên và có quan hệ hỗ tương với nhau và hỗ trợ các sắc pháp do tâm tạo của chúng thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (1 & 4 tương ứng). Các sắc pháp do tâm tạo cũng có quan hệ với nhau thông qua năng lực của Câu Sanh Duyên (2 & 5).

Các Tâm Sắc Giới, Vô Sắc Giới Và Siêu Thế: Những tâm này sẽ được thảo luận sau trong phần Thiền Na Duyên và Đồ Đạo Duyên một cách tương ứng.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app