Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật – Chỉ Dành Cho Nghiên Cứu Chuyên Sâu

(Chỉ Dành Cho Nghiên Cứu Chuyên Sâu)

Hai cặp duyên cuối sẽ cung cấp cho chúng ta thêm một vài thông tin cần thiết cho nghiên cứu đào sâu. Như được giải thích bởi ngài Ledi Sayadaw ở trong phần Tương Ưng Duyên, hai cặp duyên này (tức là cặp Hiện Hữu Duyên và Vô Hữu Duyên, và cặp Lý Khứ Duyên và Bất Ly Duyên) không phải là riêng biệt, mà lại là được bao gồm một cách thích hợp trong những loại duyên ở trước. Hơn nữa, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên là giống nhau về bản chất và luôn đi cùng với nhau. Điều này cũng đúng cho Vô Hữu Duyên và Lý Khứ Duyên. Dưới đây là cách chúng được bao hàm một cách thích hợp trong những loại duyên ở trước như thế nào.

 

Hiện Hữu Duyên Và Bất Ly Duyên

Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên được bao hàm trong mười tám duyên. Trong mười tám duyên này, các pháp làm duyên thì hiện hữu và chưa biến mất khi chúng góp phần vào những hiện tượng tương ứng của chúng. Trong số mười tám duyên này, mười lăm duyên thuộc vào Câu Sanh Duyên vì các pháp làm duyên và các pháp được duyên xảy ra cùng với nhau tại cùng một lúc trong mười lăm duyên này; hai duyên thuộc vào Tiền Sanh Duyên vì các pháp làm duyên xảy ra trước các pháp được duyên trong hai loại duyên này; một duyên thuộc vào Hậu Sanh Duyên vì các pháp làm duyên xảy ra sau các pháp được duyên.

Dưới đây là mười lăm loại duyên thuộc vào Câu Sanh Duyên:

 

  1. Nhân Duyên (hetu-paccayo)
  1. Trưởng Duyên (adhipati-paccayo)
  1. (Câu Sanh) Nghiệp Duyên (kamma-paccayo)
  1. Vật Thực Duyên (āhāra-paccayo)
  1. Quyền Duyên (indriya-paccayo)
  1. Thiền-na Duyên (jhāna-paccayo)
  1. Đồ Đạo Duyên (magga-paccayo)
  1. Hỗ Tương Duyên (aññamañña-paccayo)
  1. Dị Thục Duyên (vipāka-paccayo)
  1. Tương Ưng Duyên (sampayutta-paccayo)
  1. Bất Tương Ưng Duyên (vippayutta-paccayo)
  1. Câu Sanh Duyên (sahajāta-paccayo)
  1. Y Chỉ Duyên (nissaya-paccayo)
  1. Hiện Hữu Duyên (atthi-paccayo)
  1. Bất Ly Duyên (avigata-paccayo)

Hai loại duyên dưới đây thuộc vào Tiền Sanh Duyên:

Cảnh Duyên Vật Duyên

Trong hai loại duyên này, các pháp làm duyên sanh lên trước các pháp được duyên, nhưng vẫn còn hiện hữu và chưa biến mất khi chúng góp phần vào cho các pháp được duyên lên.

Chỉ có một loại Hậu Sanh Duyên, mà trong đó, các pháp làm duyên (chỉ cho các yếu tố tinh thần trong trường hợp này) sanh lên sau các pháp được duyên (chỉ cho sắc pháp trong trường hợp này). Tuy nhiên, các pháp làm duyên thì hiện hữu và chưa biến mất khi chúng góp phần vào các pháp được duyên lên.

Ở   bất kỳ trường hợp nào, trong mười tám loại duyên này, các pháp làm duyên là hiện hữu và chưa biến mất khi chúng góp phần vào các hiện tượng tương ứng của chúng. Như vậy, hai loại duyên có tên là Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên thì luôn luôn được nhập vào hay được tính chung vào mười tám loại duyên này.

 

Vô Hữu Duyên Và Lý Khứ Duyên

Vô Hữu Duyên và Lý Khứ Duyên là hoàn toàn giống nhau. Trong hai loại duyên này, các pháp làm duyên là vắng mặt hay biến mất khi các pháp được duyên có mặt. Như vậy, hai loại duyên này thì luôn luôn được nhập vào hay được tính chung vào bốn loại duyên khác có tên là Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, Trùng Dụng Duyên và Cận Y Duyên. Do đó, có sáu loại duyên mà trong đó các pháp làm duyên thì vắng mặt hay biến mất khi chúng góp phần vào các hiện tượng tương ứng của chúng.

Những Duyên Khác Nhau Đi Cùng Nhau Tại Thời Điểm Khác Nhau

Tùy thuộc vào các pháp gì làm duyên và các pháp gì được duyên, số lượng các duyên đi cùng với nhau sẽ khác nhau. Ví dụ:

  1. Khi sáu nhân làm duyên cho tâm đi cùng với chúng và các tâm sở, sắc pháp do tâm tạo, và sắc pháp do nghiệp tạo tại thời điểm thụ thai (tức là lúc tục sinh), thì năm loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Y Chỉ Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  2. Khi sáu nhân làm duyên cho tâm đi cùng với chúng và các tâm sở và sắc ý v ật tại thời điểm th ụ thai (tức là lúc tục sinh), thì sáu loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  3. Khi sáu nhân làm duyên cho tâm đi cùng với chúng và các tâm sở, thì bảy loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  4. Khi ba nhân quả (tức là ba nhân trong các tâm quả) làm duyên cho tâm đi cùng và các tâm sở, sắc pháp do tâm t ạo và sắc pháp do nghiệ p tạo tại thời điểm thụ thai (tức là lúc tục sinh), thì sáu loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Y Chỉ Duyên, Dị Thục Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  5. Khi ba nhân quả làm duyên cho tâm đi cùng và các tâm sở và sắc ý vật tại thời điểm thụ thai (tức là lúc tục sinh), thì bảy loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Dị Thục Duyên, Hiện Hữu Duyên, và Bất Ly Duyên.
  6. Khi ba nhân quả làm duyên cho tâm đi cùng và các tâm sở, thì tám loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Dị Thục Duyên, Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  7. Khi các nhân qu ả làm duyên cho sắc pháp do tâm tạo và sắc pháp do nghiệp tạo của chúng tại thời điểm thụ thai (t ức là lúc tục sinh), thì bảy loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Y Chỉ Duyên, Dị Thục Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.
  8. Khi ba nhân quả làm duyên cho sắc ý vật đi cùng của chúng tại thời điểm thụ thai (tức là lúc tục sinh), thì tám loại duyên đi cùng với nhau: Nhân Duyên, Câu Sanh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Dị Thục Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app