Trưởng Duyên

(Adhipati-paccayo)

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 2)

Chandā  (vīriyā,  cittā,  vīmaṃsā)  dhipati  chanda (vīriya, citta, vīmaṃsa) sampayuttakā-naṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpāraṃ adhipati-paccayena paccayo.

Phần Chuyển Ngữ

Dục (cần, tâm, thẩm) trưởng làm duyên hay điều kiện cho tâm, các tâm sở đi cùng với nó và các sắc pháp do tâm tạo thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

  1. a)  Pháp làm duyên: Dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng và thẩm trưởng.
  2. b)  Pháp được duyên: Các tâm và các tâm sở đi cùng1 và các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

1 Các tâm trưởng bao gồm 52 loại, được gọi là sādhipati javana (tức là trong 55 đổng lực (javana), chúng ta trừ đi hai tâm si và tâm tiếu sinh), các tâm sở của chúng là 50 (tức là 52 trừ dục và hoài nghi), và tất cả các loại sắc pháp do tâm tạo. 

ND: Phần ghi chú ở trên được dịch thẳng từ nguyên tác tiếng Anh. Chúng tôi xin độc giả lưu ý là, ở đây tác giả chỉ đề cập đến trường hợp của “dục”. Trong trường hợp của “cần” và “thẩm”, chúng ta phải thay thế “dục” với “cần” hoặc “thẩm” một cách tương ứng. Độc giả có thể đọc thêm trong phần 8.7 của cuốn Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, tập 3.

Dục Trưởng

Trong phụ sớ giải (Mūlaṭīkā-3, 169) có nói rằng: “Đối với người có dục (tức là sự khao khát) mạnh thì không có gì là không thể thành tựu được.” Ví dụ, ai cũng có khao khát được trở thành giàu có, nhưng nhiều người trong số chúng ta lại rất nghèo. Tại sao? Đơn giản là vì sự khao khát trở thành người giàu có của chúng ta chưa đủ mạnh. Thật ra, chúng ta hầu hết nghĩ về việc tận hưởng cuộc sống như thế nào hơn là việc kiếm tiền như thế nào. Khi chúng ta có tiền dư thừa, chúng ta hầu như thường nghĩ về nơi nào chúng ta có thể đi du lịch thay vì nơi nào để đầu tư tiền của mình. Nếu chúng ta đủ khôn ngoan và có lòng tốt, chúng ta có lẽ nghĩ đến chuyện dâng tặng cho từ thiện. Như vậy, điều rất hiển nhiên là chúng ta thật sự không có lòng khao khát đủ mạnh để trở thành giàu có mặc dầu chúng ta có thể ước ao là được trở thành như vậy. Chỉ ước muốn thôi chẳng đưa chúng ta đến đâu cả. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy:

“Cái gì không được mong đợi thì lại có thể xảy ra; cái gì được mong đợi thì lại có thể không được như ý muốn.

Tài sản không thể được tạo ra do bởi sự mong chờ của mình.” (Jātaka-2, 160)

Nếu sự khao khát được trở nên giàu có của chúng ta là chiếm ưu thế, chúng ta sẽ chắc chắn tìm phương cách và phương tiện để được như vậy; chúng ta sẽ tạo nên các cơ hội để kiếm tiền; chúng ta sẽ chỉ quan tâm về tiền hơn là những thứ khác. Cho nên, sẽ không có nguyên nhân nào mà chúng ta lại không thể giàu lên được. Cũng theo cách này, nếu chúng ta có sự khao khát mạnh mẽ là được có giáo dục, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành người có giáo dục; nếu chúng ta có sự khao khát trở thành có quyền lực, chúng ta sẽ trở nên có quyền lực; nếu chúng ta có sự khao khát chứng đạt được sự giác ngộ, chúng ta sẽ trở nên giác ngộ. Còn sự khao khát muốn trẻ lại của những người lớn tuổi hay sự khao khát muốn sống lâu hơn của những người có bệnh trầm kha thì sao? Nếu khao khát của họ là cực mạnh thì chắc chắn nó sẽ được viên mãn trong chốc lát. Đó là lý do tại sao chúng ta tái sanh lại sau khi chết.

Bất Thiện Dục Trưởng

Trong thời của Đức Phật, vua Kosala có một người con trai tên là Viḍaḍūbha; mẹ của hoàng tử này là hoàng hậu Vāsabhakhattiyā thuộc dòng dõi thấp kém vì bà là con của vua Mahānāmo và thứ thiếp. Một ngày nọ, hoàng tử Viḍaḍūbha viếng thăm Sāvatthi, tức là vương quốc của những thân quyến của mẹ ông. Các hoàng tử và các công chúa trẻ tuổi đã không chào hỏi bằng cách cố ý đi đến những nơi khác. Mặc dầu hoàng tử Viḍaḍūbha được đón tiếp tại đó, nhưng ông buộc phải chào hỏi tất cả mọi người ông gặp gỡ vì tất cả họ đều lớn tuổi hơn ông. Trên đường trở về, ông nhận ra là mình đã để quên một vật và đã quay lại Sāvatthi để lấy nó. Khi đến nơi, ông đã thấy một người đang rửa cái ghế mà ông đã ngồi bằng sữa1 và phàn nàn rằng nó đã được dùng bởi con

Một ngày nọ, vua Kosala đến viếng thăm Đức Phật; ông đã đi cùng với một đội quan quân lớn, dẫn đầu là Dīga-kārāyana, vị chủ tướng quân đội trong vương quốc Kosala. Với lòng tôn kính, vua Kosala đã đi một mình vào tịnh thất của Đức Phật, để lại toàn bộ vương miện và hoàng phục cho tướng quân Dīga-kārāyana, vốn là cháu của người tướng quân đã qua đời Bandhula. Người tướng quân đã qua đời này đã dũng cảm và có quyền lực đến mức nhà vua đã cho sát hại ông vì ông đã bị nghi ngờ là muốn ám sát nhà vua. Thấy được đây là cơ hội để trả thù nhà vua, tướng quân Dīga-kārāyana đã bỏ mặc nhà vua ở lại một mình trong tịnh thất của Đức Phật, quay trở lại hoàng cung và trao toàn bộ vương miện và hoàng phục cho hoàng tử Viḍaḍūbha. Như vậy, hoàng tử Viḍaḍūbha bây giờ đã trở thành một vị vua có quyền lực tại nơi mà đã một lần là vương quốc của cha của ông. Tóm gọn câu chuyện lại, một ngày vua Viḍaḍūbha dẫn một đạo quân hùng mạnh đến Sāvatthi, nơi mà cái ghế ngồi của ông đã một lần bị rửa sạch bằng sữa, và đã tàn sát hàng ngàn người của dòng tộc Khattiya. Sự khao khát mạnh mẽ của ông, mặc dầu là độc ác, bây giờ đã được thực hiện hoàn mãn. (Dhammapada-1, 220)

Ở  đây, tâm sân của ông và các tâm sở của nó đã được duyên bởi cái khao khát mạnh mẽ của ông muốn trả thù những người đã làm nhục ông với sự phân biệt

tiên thuộc giai cấp hạ liệt trong nền văn hóa Hindu. Theo như trong bộ phim tài liệu về tiểu sử của ông, chiếc ghế ông ngồi trong quốc hội đã được rửa sạch với sữa ngay sau khi ông rời bỏ quốc hội.

1  Một phong tục có liên quan đến giai cấp tại Ấn Độ rằng chiếc ghế sẽ được rửa bằng sữa nếu nó được sử dụng bởi một người thuộc giai cấp thấp. Tại Ấn Độ, bò được xem là vật thiêng liêng và sữa là một cái gì đó như nước thánh mà có thể rửa đi thứ nhơ bẩn như vậy. Dr. B.R. Ambedkar (1891-1956) đã là thành viên có học vấn cao (Ph.D., Columbia University) và nổi bật về chính trị đầu trai của một người phục dịch. Nghe được điều này, ông cảm thấy bị sỉ nhục đến mức một khao khát mãnh liệt muốn trả thù họ đã sanh lên trong ông.

giai cấp quá cực đoan. Như vậy, loại duyên này có ba yếu tố như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Dục (chanda) trưởng bất thiện.
  2. b)   Pháp được duyên: Một trong hai tâm sân (Xem Phụ lục 1), các tâm sở của nó và các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Thiện Dục Trưởng

Trong lịch sử Phật giáo, có một trưởng giả giàu có và rất nổi tiếng có tên gọi là Anātha-piṇḍika, vì ông giàu có và rất độ lượng. Ông đã xây dựng một ngôi tự viện rất nổi tiếng đặc biệt dành riêng cho Đức Phật, nơi mà Ngài đã trải qua mười chín mùa an cư. Hơn nữa, trưởng giả đã dâng cúng thực phẩm đến 2000 tu sĩ mỗi ngày. Tuy nhiên, có một lần, ông đã bị cạn kiệt tài sản do nhiều nguyên nhân khác nhau và đã không thể cúng dường (dāna) ở quy mô lớn như trước. Ông chỉ có thể dâng cúng cơm tấm và cà-ri đậu lên men đến Đức Phật và chư Tăng. Là một trong những người rộng lượng nhất trên thế giới, ông luôn luôn có một khao khát mạnh mẽ được thực hành việc bố thí cúng dường (dāna) trên quy mô rộng lớn như ông đã làm lúc trước. Cái khao khát tốt đẹp mạnh mẽ này của ông đã kích hoạt lòng từ ái của một thiên nhân; vị đó đã giúp ông đạt lại được tài sản mà ông đã thất thoát (Dhammapada-2, 7). Điều hiển nhiên là một khao khát hay một ước muốn thiện thì dễ dàng được thực hiện hoàn mãn bằng cách này hay bằng cách khác mà không cần nhiều nỗ lực, đặc biệt nếu chúng ta có đức hạnh tốt. Đức Phật đã dạy rằng: “Do bởi đức hạnh tốt đẹp, ước muốn của những người với sự trong sạch sẽ được hoàn mãn.1”

Ghi chú: Như trong trường hợp của hoàng tử Viḍaḍūbha, sự khao khát bất thiện, nếu đủ mạnh, sẽ giúp chúng ta hoàn thành mục đích bất thiện của chúng ta; tuy nhiên, chúng ta phải trả giá cho điều đó thậm chí ngay trong đời sống này, chứ không cần đợi đến kiếp sống kế tiếp.

Trong trường hợp của trưởng giả Anāthapiṇḍika, ba yếu tố của Trưởng Duyên là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Thiện dục (chanda) trưởng.
  2. b)  Pháp được duyên: Một trong tám tâm đại thiện

(mahā-kusala), và các tâm sở đi cùng của nó và các sắc pháp do tâm tạo.

  1. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay

điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Cần Trưởng

Có một câu nói như sau: “Đối với người nỗ lực tinh cần thì không có gì là không thể đạt được.” Nói chung, sự nỗ lực tinh cần luôn luôn mang lại thành công cho chúng ta. Nhưng điều này có lẽ không hẳn chính xác cho một người lao động làm việc trong một mỏ than chẳng hạn mặc dầu ông ta có thể là làm việc chăm chỉ, cần cù hơn rất nhiều người trong chúng ta. Như vậy thì tại sao mặc dầu họ nhiệt tâm cố gắng trong công việc của họ,

nhưng họ lại vẫn không thể trở nên thành công? Chúng ta có thể nói theo một cách rằng, với sự tinh cần nỗ lực của mình, họ đã hoàn thành được một mục đích, đó là việc nhận được lương hằng ngày của họ.

 1 Ijjhati bhikkhave sīlavato ceto-paṇidhi, visuddhattā

Cách đây khoảng sáu thập niên, Miến Điện lúc đó bao gồm nhiều vương quốc nhỏ. Vào những ngày đó, ai cũng có thể trở thành vua của một vương quốc bất kỳ lúc nào nếu ông ta có thể sát hại được vị vua đương nhiệm. Một ngày nọ, một vị vua đã bị lạc khỏi đoàn tùy tùng ở rừng trong lúc đang đi săn nai. Khi mặt trời lặn, ông tình cờ đi ngang qua một ruộng trồng dưa leo. Mệt mỏi và đói khát, nhà vua đã ngắt và ăn một vài trái dưa leo mà không xin phép người chủ ruộng. Do đó, người nông dân đã đánh đập ông cho đến chết tại nơi đó. Theo phong tục thuở ấy, người nông dân đã được đề cử lên làm vua. Ông ta đã từ chối bởi vì ông ta nói rằng ông không thể rời bỏ những trái dưa leo của mình; điều này tương tự như việc những chú cún nhỏ đang bú sữa từ mẹ. Người nông dân hiển nhiên đã nỗ lực hết mình để cho ruộng dưa của ông ta ra trái nhiều. Và kết quả là những nỗ lực của ông đã giúp ông đạt được mục tiêu chính của ông, tức là trồng dưa leo.

Đề ra một mục tiêu hay một mục đích cao thượng là vấn đề của việc sở hữu trí tuệ. Nếu chúng ta nỗ lực đúng đắn hài hòa với mục đích đúng đắn thì không có lý do tại sao chúng ta lại không thể trở nên thành công trong cuộc sống. Có nhiều người thành công trên thế giới đã từng là vô gia cư hoặc thậm chí là người nghiện ngập. Tuy nhiên, chúng ta phải biết đích nào là đúng cho mình và rồi nỗ lực tinh cần theo cách thích hợp. Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ trở nên thành công trong cuộc sống thậm chí nếu trước đây chúng ta có đã từng làm việc trong một mỏ than. Kinh điển Pāḷi có dạy, sựmtinh cần khôn khéo (payoga) là điều kiện tiên quyết cho tài sản và sức khỏe trong đời sống nhân loại. 

Câu Chuyện Của Mahā-janako

Thậm chí nếu chúng ta ở trong một tình huống tuyệt vọng, Đức Phật cũng đã dạy chúng ta không nên đầu hàng mà phải tiếp tục nỗ lực cố gắng một cách dũng mãnh. Trong một câu chuyện bổn sanh (Jātaka), Bồ-tát (tiền thân của Đức Phật) có tên là Mahā-janako đang du hành xuyên đại dương giữa Kāla- campa và Suvaṇṇa-bhūmi1. Mục đích chuyến du hành của ngài là kiếm đủ tiền để chống lại cậu của ngài, tức là vua Pola-janako, người đã sát hại cha của ngài, tức là vua Ariṭṭha-janako, và chiếm đoạt toàn bộ vương quốc. Bồ-tát (Bodhisatva) đã du hành trên một con tàu ngập đầy với vài trăm người và hàng tấn hàng hóa mà họ mang theo cho chuyến đi ngàn dặm trên đại dương. Bất hạnh thay, sau một tuần, con tàu đã bị hư. Một vài người trên tàu đã chạy tới chạy lui la hét trong nỗi sợ hãi, còn những người khác thì cầu nguyện Thượng đế cứu giúp. Mahā-janako đã không cầu nguyện, ngài đã giữ bình tĩnh và xem mình cần phải làm gì. Trước hết, ngài đã ăn no bụng với bơ và đường trong lúc con tàu bắt đầu chìm. Rồi, ngài đẫm ướt áo quần của mình trong dầu để nó sẽ giúp ngài nổi lên dễ dàng trên mặt nước. Khi con tàu chìm, ngài trèo lên đỉnh của cột buồm, và nhảy ra thật xa khỏi những người ở bên dưới mà đã bị cá mập tấn công ngay lập tức.

Như vậy, thậm chí trong tình huống tuyệt vọng và thảm khốc như vậy, Mahā-janako đã không đầu hàng; ngài vẫn chỉ tiếp tục bơi trên biển trong suốt một tuần. Đến một lúc, vị nữ thần (devī) hộ trì đại dương đã không thể bỏ lơ ngài được nữa, đã hiện ra gặp ngài và hỏi rằng: “Ai là người đang bơi ở đại dương như vậy trong khi không thấy được bờ bên kia? Nhà ngươi đang thực hiện một hành động kiên cường như vậy với mục đích gì?” Mahā-janako đã trả lời như sau: “Hiểu được quy luật của thế gian và lợi ích của sự nỗ lực cố gắng, tôi đang ráng sức giữa biển rộng mặc dầu thật sự là tôi không thể thấy được ven bờ.”

 1  Nó được cho là giữa Calcutta India và Malaysia mà trong lịch sử Phật giáo được biết đến là Suvaṇṇa-bhūmi.

Tóm lược lại câu chuyện dài này, vị nữ thần (devī) đã nhặt ngài lên khỏi đại dương và mang ngài đến thành phố Mithila, nơi mà cậu của ngài, tức là vua Pola-janako, đã băng hà ngay chính vào ngày đó. Rồi ngài đã trở thành vua của vương quốc nơi mà trước đây đã từng là vương quốc của cha ngài (Mahājanaka Jātaka 160). Về ý nghĩa đạo đức của câu chuyện này, Đức Phật đã dạy như sau:

“Āsīsetheva puriso, na nibbindeyya paṇḍito. Passāmi vohaṃ attānaṃ yathā icchiṃ, tathā ahūti.”

 “Hãy luôn hy vọng, và đừng bao giờ đầu hàng. Ta đã thấy chính mình đạt được cái mà ta đã ước muốn.”

Như vậy, ở đây sự nỗ lực kiên cường của Mahā-janako hiển nhiên đã là điều kiện dũng mãnh cho sự thành công của ngài. Nói một cách chính xác hơn, tâm có liên quan với cần và các tâm sở của nó cùng với các sắc pháp do tâm tạo là những yếu tố giúp ngài thành công. Như vậy, ba yếu tố (của Trưởng Duyên) là như sau:

  1. a) Pháp làm duyên: Cần trưởng.
  2. b)  Pháp được duyên: Tâm (một trong tám tâm đại thiện), các tâm sở đi cùng với nó, và các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay 

điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Tâm Trưởng

Có một câu nói như sau: “Đối với người có một tâm ý mạnh thì không có gì là không thể chứng đạt được.” Ví dụ, chúng ta có thể tốt nghiệp chỉ nếu tâm ý của chúng ta mạnh và đủ vững để chống lại những sự cám dỗ và khó khăn trong suốt những năm tháng ở học đường. Với một tâm ý yếu và không vững chãi, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Chúng ta không biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống bình nhật hay không biết làm sao để nâng cao chất lượng của cuộc sống. Như vậy, một tâm ý mạnh và vững chãi thì cần thiết cho thành công. Một tâm ý mạnh, dầu là thiện hay bất thiện, có thể tạo hình nên cuộc sống và thế giới của chúng ta.

Có một câu chuyện bổn sanh (Jātaka aṭṭhakathā-1,419) minh họa việc một tâm ý mạnh mẽ và vững chãi là điều kiện cần thiết cho chúng ta chống lại những cám dỗ và để đạt đến đích của mình. Sáu hoàng tử được triệu tập đến hoàng thành. Họ cần phải vượt qua một sa mạc nơi mà những kẻ ăn thịt người đang sinh sống. Khi họ đến vùng sa mạc, họ được chào đón và phục vụ giải trí bởi những kẻ ăn thịt người đang giả dạng thành những cô gái xinh đẹp. Một trong số các hoàng tử không thể chống lại sự cám dỗ và đã ở lại đó. Những vị hoàng tử còn lại tiếp tục cuộc du hành, và đã được phục vụ giải trí với những dục trần êm dịu khác nhau như những âm thanh ngọt ngào tại trại nghỉ thứ hai; những hương thơm tại trại nghỉ thứ ba; thức ăn thượng vị tại trại nghỉ thứ tư; và sự đụng chạm êm dịu tại trại nghỉ thứ năm. Mỗi hoàng tử đều trở thành nạn nhân của thứ quyến rũ mà tâm ý của họ cảm thấy yếu đuối, ngoại trừ một vị hoàng tử đã có thể chống cự lại được và đã đến được hoàng thành. Kết quả là vị hoàng tử này được trao tặng vương miện làm vua. Do đó, một tâm ý mạnh mẽ và vững chãi là điều kiện hay làm duyên cho các tâm sở đi cùng và các sắc pháp do tâm tạo mà đã giúp cho vị hoàng tử đó thành công. Như vậy, các yếu tố của Trưởng Duyên là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Tâm trưởng của vị hoàng tử mà đã thành công. (Đây đã có thể là một trong tám tâm tham hay một trong tám tâm đại thiện, tùy thuộc vào tư tưởng và quan điểm của vị đó.)
  2. b)  Pháp được duyên: Các tâm sở đi cùng với nó và các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Như vậy, một thứ gì đó làm mê mẩn tâm ý của chúng ta cũng là thứ mà chúng ta rất dễ dàng trở thành nạn nhân của nó. Chỉ có một tâm ý mạnh mẽ và vững chãi mới có thể giúp chúng ta giữ vững phương hướng đến đích bằng cách chống lại những sự cám dỗ. Trong trường hợp như vậy, chúng ta giống như là một cây đinh được đóng thẳng vào gỗ.

Tám Thăng Trầm Của Cuộc Đời

Hơn nữa, có tám sự thăng trầm của cuộc đời mà tất cả chúng ta cần phải đối mặt: được và mất, có nhiều bạn hữu và sự cô đơn, danh tiếng và tai tiếng, hạnh phúc và sự buồn rầu. Trong số tám loại này, chúng ta luôn luôn tìm kiếm bốn điều an lạc trong khi chúng ta lại cố gắng hết sức để tránh bỏ bốn điều bất toại nguyện. Tuy nhiên, nếu chúng ta đạt được một cái gì đó thì một lúc nào đó trong tương lai chúng ta sẽ mất nó, chậm nhất là vào lúc chúng ta qua đời. Điều này cũng đúng đối với danh vọng, sự nổi tiếng và hạnh phúc, vì tất cả chúng đều chịu ảnh hưởng bởi sự vô thường. Như vậy, trong khi chúng ta đang theo đuổi bốn điều an lạc thì chúng ta lại bị theo đuổi bởi bốn điều bất toại nguyện. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy:

“Tám sự thăng trầm và loài người theo đuổi lẫn nhau.” (Aṭṭhaṅguttara-3, 7)

Chỉ có một tâm ý vững mạnh mới có thể chống lại được những thăng trầm của cuộc đời. Người với tâm ý yếu không thể vượt qua được những thăng trầm để đạt đến đích của họ. Họ thậm chí có thể quên đi đích của mình là gì. Do đó, đích của họ sẽ mờ dần đi hoặc họ và sự thành công dần dần cách xa nhau. Ví dụ, nhiều sinh viên trẻ tuổi vào đại học với mục đích nhận được bằng cấp. Một vài trong số họ không thể hoàn thành mục đích của mình do bởi sự thiếu hụt tài chánh, do bởi sự cô đơn hay do bởi sự thiếu vắng bạn bè mà đôi lúc làm cho họ bị trầm cảm. Điều này thật ra là một vấn đề của tâm ý. Nếu tâm ý của chúng ta đủ mạnh, chúng ta có thể tìm cách vượt qua được những khó khăn này. Luôn luôn có những sự lựa chọn cho những ai có tâm ý mạnh mẽ và khôn khéo. Mặc dầu được hỗ trợ tài chính một cách tốt đẹp, một vài sinh viên lại tiêu phí tiền cho thú vui chơi sa đọa thay vì nỗ lực cố gắng học hành. Cuối cùng, họ rời đại học mà không đạt được một cái gì cả. Cho nên, điều hiển nhiên là một tâm ý vững mạnh thì cần thiết cho sự thành công của chúng ta.

Mặt khác, có những người thành công lại cuối cùng trở thành những người thất bại. Ví dụ, một cậu bé từ một làng mạc hẻo lánh tại Miến Điện đã trở thành một ca sĩ thành công nhất vào thời của cậu. Trước đó, cậu đã đơn giản và khiêm tốn, nhưng sau khi thành công, cậu lại trở thành một người nghiện ngập và trụy lạc. Cuối cùng, cậu đã mất đi hết danh vọng và chết đi bởi ung thư phổi do rượu bia quá mức. Rõ ràng, sự thành công của cậu đã hủy hoại đời sống của cậu do tâm ý của cậu đã không đủ mạnh để chống lại những thăng trầm của cuộc đời. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy như sau:

“Các cây chuối, các cây tre và các cây lau sậy bị giết chết bởi quả của chúng. Một người với tâm ý yếu kém bị giết chết bởi sự thành công của mình giống như một con assatari (một giống ngựa) bị giết chết bởi đứa con đang ở trong thai bào của nó.” (Cūḷavagga 346)

Hằng ngày, những thăng trầm của cuộc đời đang thử thách tâm ý của chúng ta. Chỉ khi nào tâm ý của chúng ta là khôn khéo và mạnh mẽ, chúng ta mới có thể bảo vệ được đời sống của mình và ngăn ngừa không cho mục tiêu của chúng ta bị hủy hoại. Đó là lý do tại sao một tâm ý mạnh mẽ được Đức Phật đề cao là phước lành quý giá nhất:

“Một tâm ý vững chãi, không lo sầu, hoàn thiện và định tĩnh trước các thăng trầm của cuộc đời, đây là phước lành quý giá nhất trên thế gian.” (Maṅgala Sutta)

Như vậy, một tâm ý mạnh mẽ luôn luôn có liên quan đến thành tích và sự chứng đạt của chúng ta. Dưới đây là ba yếu tố nói chung: 

  1. a)  Pháp làm duyên: Các tâm trưởng1. 
  2. b)  Pháp được duyên: Các tâm sở đi cùng của nó và các sắc pháp do tâm tạo. 
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Thẩm Trưởng

Có một câu nói như sau: “Đối với người có một trí tuệ mạnh mẽ thì không có gì là không thể chứng đạt được.” Có ba loại trí tuệ được nhắc đến trong kinh điển Pāḷi:

  1. Trí văn (suta-maya ñāṇa): kiến thức hay trí tuệ có được từ sự học hành, nghiên cứu và truy cứu.
  2. Trí tư (cintā-maya ñāṇa): kiến thức hay trí tuệ có được từ sự phân tích và suy tư.
  3. Trí tu (bhāvanā-maya ñāṇa): kiến thức hay trí tuệ có được từ sự phát triển tâm linh.

1  Tùy thuộc vào tình huống, nó có thể là một trong 52 tâm trưởng, tức là bao gồm tám tâm tham, hai tâm sân, tám tâm đại thiện, tám tâm đại duy tác, mười tâm sắc giới (năm thiện và năm duy tác), tám tâm vô sắc (bốn tâm thiện và bốn tâm duy tác) và tám tâm siêu thế.

                                               Trí Văn

Khoa học kỹ thuật là loại kiến thức chúng ta có được từ việc nghiên cứu vô số các vấn đề và thực hiện vô số các việc tìm kiếm. Với sự giúp đỡ của loại kiến thức này, chúng ta có thể định hình lại cuộc sống của chúng ta hay thậm chí cả hành tinh của chúng ta. Loại kiến thức này giúp chúng ta trở thành loài hùng mạnh nhất trên trái đất. Mọi loài động vật phải sống dưới ân huệ của chúng ta cho dầu chúng là những động vật to lớn như voi hay cá voi, hay những động vật nguy hiểm như sư tử hay cá mập. Chúng ta thậm chí có thể nới rộng tầm với của chúng ta ra ngoài hành tinh của chúng ta đến mặt trăng và sao Hỏa. Chúng ta đã đạt được những thứ mà ông cha của chúng ta đã không thể tưởng tượng hay hình dung ra được. Cho nên, nếu chúng ta có kiến thức hay sự hiểu biết tốt đẹp về khoa học kỹ thuật, hầu như không có gì là chúng ta không thể đạt được. Loại trí trưởng này được tạo thành bởi ba yếu tố như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Trí trưởng về khoa học kỹ thuật (suta-maya ñāṇa).
  2. b)  Pháp được duyên: Tâm (một trong bốn tâm đại thiện hợp trí hay bốn tâm duy tác hợp trí) và các tâm sở đi cùng của nó cùng với các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Trí Tư

Tuy nhiên, không phải khoa học kỹ thuật mà là năng lực tư duy của chúng ta là cái làm cho chúng ta có thể phân biệt được giữa đúng và sai, tốt và xấu, hay thiện và bất thiện. Chúng ta đã tạo lập nên một xã hội văn minh với hiến pháp và luật lệ để giúp chúng ta không bị suy đồi. Thông qua năng lực tư duy này, chúng ta quyết định đúng, lựa chọn đúng thời gian, địa điểm và con người. Do đó, rõ ràng không phải là khoa học kỹ thuật mà là chính năng lực tư duy này (cintā-maya) đã giúp chúng ta thiết lập nên xã hội văn minh. Có bom hydrogen thì dĩ nhiên là hùng mạnh, nhưng năng lực suy đoán hay nghị luận của chúng ta thì thậm chí có năng lực hơn vì nó có thể giúp chúng ta tạo nên tình huống đôi bên cùng có lợi cho xã hội loài người. Như vậy, nếu chúng ta có năng lực tư duy (cintā-maya) thì hầu như không có gì là chúng ta không thể hoàn thành được.

Ở đây, ba yếu tố của loại trí này sẽ là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Trí trưởng về năng lực tư duy (cintā-maya ñāṇa).
  2. b)  Pháp được duyên: Tâm (một trong bốn tâm đại thiện hợp trí hay bốn tâm duy tác hợp trí) và các tâm sở đi cùng của nó cùng với các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Trí Tu

Loại trí tuệ siêu việt nhất là thấy được sự thật vượt lên trên những ảo giác và các pháp chế định. Ví dụ, Einstein và Washington không còn tồn tại ở đâu nữa trên thế gian này. Tất cả chúng ta đang sống hiện tại trên trái đất này, sẽ không còn nữa trong vòng 100 năm tới. Tất cả chúng ta chỉ là những vật thể như trong giấc mơ. Và cũng vậy, chúng ta chỉ là những vị khách trên thế gian này giống như là côn trùng xuất hiện theo mùa và rồi biến mất sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Theo nghĩa tuyệt đối, chúng ta chết đi và sinh ra trong từng thời điểm vì tất cả hiện tượng danh sắc – những thứ mà chúng ta đánh đồng với cái mà chúng ta cho hay nghĩ là bản thân chúng ta – đang sanh lên và diệt đi tại từng thời điểm. Điều không thể chối cãi và vốn là kiến thức phổ thông là hành tinh của chúng ta sẽ biến mất một ngày nào đó. Cho nên, những cái mà chúng ta gọi là những thành đạt hay những thành tựu trên trái đất này thì chỉ là những chế định (paññatti); cho rằng một cái gì đó là của mình thì chỉ là si mê (moha); nghĩ rằng mình hay một ai đó là đẹp hay xấu thì chỉ là ảo tưởng (vipallāsa). Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy trong Kinh Tưởng Điên Đảo (Vipallāsa Sutta) rằng:

“Một người sẽ trở nên điên dại với các ảo giác được tạo ra bởi khái niệm sai lầm, suy nghĩ sai lầm và sự tín ngưỡng sai lầm. Khi nhìn thấy được các sự vật một cách đúng đắn, người đó có thể thoát khỏi sự trói buộc của tử thần.” (Aṅguttara Nikāya)

Như vậy, chúng ta cần loại hiểu biết hay trí tuệ mà có thể giúp chúng ta thấy được sự thật vượt lên trên những ảo tưởng và những chế định. Dĩ nhiên, chính trí tuệ minh sát (vipassanā) và sự giác ngộ đạo quả (magga-phala) có thể làm cho chúng ta thấy được chân lý hay sự thật. Những loại trí tuệ này được gọi là trí tu (bhāvanā-maya) vì chúng phải được phát triển thông qua việc thực hành thiền minh sát (vipassanā). Điều này sẽ được giải thích chi tiết trong phần Đồ Đạo (Magga) Duyên.

  1. a)  Pháp làm duyên: Những sự giác ngộ đạo quả (magga-phala).
  2. b)  Pháp được duyên: Tâm (tám tâm siêu thế) và các tâm sở đi cùng của nó và các sắc pháp do tâm tạo.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

Một Loại Trưởng Duyên Khác: Cảnh

Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipati)

Có một loại Trưởng Duyên khác thuộc vào Cảnh Duyên. Đôi lúc, các đối tượng giác quan (hình ảnh, âm thanh, vân vân) có nhiều năng lực đến mức chúng có thể ảnh hưởng đến các tâm và các tâm sở của chúng ta thông qua năng lực của Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipati). Đối với loại duyên này, kinh tạng Pāḷi có ghi nhận như sau:

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 2)

Yaṃ yaṃ dhammaṃ garuṃ katvā ye ye dhammā uppajjanti citta-cetasikā dhammā; te te dhammā tesaṃ tesaṃ dhammānaṃ adhipati-paccayena paccayo.

Phần Chuyển Ngữ

Bất kỳ tâm và các tâm sở nào sanh lên thông qua việc chú trọng đến một pháp cụ thể, thì những đối tượng giác quan đó làm duyên hay là điều kiện cho những tâm và những tâm sở đó do bởi năng lực của Trưởng Duyên.

Ba yếu tố nói chung là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Sáu đối tượng giác quan chiếm ưu thế1.
  2. b)  Pháp được duyên: Các tâm và các tâm sở của chúng2.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của 

Trưởng Duyên.

Đôi lúc, tâm ý của chúng ta bị ảnh hưởng trầm trọng bởi những cảnh dục trần, đặc biệt là khi có liên quan đến tình cảm đôi lứa. Trong lịch sử Anh quốc, Hoàng tử Edward VIII (1894-1972) đã yêu say đắm một góa phụ người Mỹ có tên là Wallis Simpson. Ông đã bị chế ngự bởi tình yêu dành cho bà đến mức ông đã từ bỏ vương miện của mình theo như hiến pháp hoàng gia để có thể được cưới bà. Rõ ràng là tâm ý của vị hoàng tử đã bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các đối tượng dục trần tạo lập nên người góa phụ này. Trong trường hợp này, các yếu tố của duyên này sẽ là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Sáu đối tượng dục trần tạo nên người đàn bà đó.
  2. b)  Pháp được duyên: Một trong tám tâm tham và các tâm sở mà thuộc vào vị hoàng tử.
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

1  Sáu cảnh giác quan chiếm ưu thế là chỉ cho các cảnh giác quan làm say mê hay làm quyến rũ, bao gồm mười tám sắc pháp được khao khát (piya-rūpa sāta rūpa), 84 tâm (tức là trừ hai tâm sân, hai tâm si và tâm thân thức thọ khổ), 47 tâm sở (tức là trừ năm tâm sở: sân, tật, lận, hối và hoài nghi), và Níp-bàn (Nibbāna).

2  Tám tâm tham, tám tâm đại thiện, bốn tâm đại duy tác hợp trí, tám tâm siêu thế; 45 tâm sở (loại trừ sân, tật, lận, hối, nghi và hai vô lượng phần).

Níp-bàn (Nibbāna)

Ở  bên thiện, Níp-bàn (Nibbāna) là cảnh giác quan1 chiếm ưu thế nhất (của sự trải nghiệm đạo quả (magga-phala)) trong số những pháp khác (còn lại). Sự yên tĩnh và an lạc độc nhất của nó thì không thể miêu tả được. Chúng ta chỉ có thể ước chừng hay đoán chừng nó tĩnh lặng như thế nào bằng cách so sánh nó với trạng thái ngủ sâu, tức là một trạng thái an vui và hạnh phúc hơn rất nhiều so với cái mà chúng ta có thể thụ hưởng thông qua các giác quan tỉnh thức của mình. Chúng ta không thể trải nghiệm Níp-bàn (Nibbāna) thông qua các giác quan bình thường của mình được. Điều này giải thích cho việc tại sao Níp-bàn (Nibbāna) lại an lạc. Giống như là bóng tối và ánh sáng, tức là như hai thái cực, đặc tính của Níp-bàn (Nibbāna) thì đối ngược hoàn toàn với các pháp danh sắc vốn sanh lên và diệt đi tùy thuộc vào vô số nhân duyên hay điều kiện.

Đức Phật rõ ràng là muốn an trú vào Níp-bàn (Nibbāna) hơn mặc dầu Ngài đã trải qua 45 năm hoằng pháp. Ngài đã tận dụng mọi cơ hội có thể để an trú vào Níp-bàn cho dầu đó chỉ là những khoảng thời gian ngắn ngủi chẳng hạn như trong lúc hội chúng thính pháp của Ngài đang ca tụng và tri ân Ngài bằng cách tán thán “Lành thay! Lành thay! Lành thay!” Cho nên, Níp-bàn (Nibbāna) là cảnh có thế lực hay có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với các bậc thượng nhân. Trong trường hợp này, ba yếu tố của Trưởng Duyên sẽ là như sau:

  1. a)  Pháp làm duyên: Níp-bàn (Nibbāna).
  2. b)  Pháp được duyên: Sự giác ngộ đạo quả (magga-phala) (tức là tám tâm siêu thế).
  3. c)  Chế độ duyên: Các yếu tố trong a) làm duyên hay điều kiện cho các yếu tố trong b) thông qua năng lực của Trưởng Duyên.

1  Chúng ta không thể thật sự trải nghiệm Níp-bàn (Nibbāna) thông qua các giác quan thông thường của mình. Chỉ thông qua những tâm đạo quả (magga-phala) chúng ta mới có thể trải nghiệm được nó tại thời điểm duy nhất khi mà dòng chảy của các pháp danh sắc ngừng lại. Để chỉ cho thời điểm đó, chúng ta dùng thuật ngữ “cảnh của sự chứng ngộ đạo quả (magga-phala)” mặc dầu nó thật ra không phải là đối tượng của các giác quan của chúng ta.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app