Cảnh Duyên

(Ārammaṇa-paccayo) 

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 1-2)

  1. Rūpāyatanaṃ cakkhu-viññāṇa-dhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇa- paccayena paccayo. (saddāyatanaṃ sota-viññāṇa-dhātuyā; gandhāyatanaṃ ghāna-viññāna-dhātuyā; rasāyatanaṃ jivhā-viññāṇa-dhātuyā; phoṭṭhabbāyatanaṃ kāya-viññāṇa-dhātuyā)
  1. Rūpāyatanaṃ  saddāyatanaṃ  gandhāyatanaṃ

rasāyatanaṃphoṭṭhabbāyatanaṃmano-dhātuyā 

taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo.

  1. Sabbe dhammā mano-viññāṇa-dhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇa-paccayena paccayo.

Phần Chuyển Ngữ

  1. Sắc xứ làm duyên hay điều kiện cho nhãn thức giới và các trạng thái tinh thần đi cùng với nó do bởi năng lực của Mê Duyên (tức là Cảnh Duyên). (Thinh xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ làm duyên hay điều kiện cho nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức một cách tương ứng)
  2. Năm xứ đầu tiên (như được nhắc đến ở trên) làm duyên hay điều kiện cho ý giới và các trạng thái tinh thần đi cùng với nó do bởi năng lực của Mê Duyên (tức là Cảnh Duyên)
  3. Tất cả các pháp làm duyên hay điều kiện cho ý thức giới và các trạng thái tinh thần đi cùng của nó do bởi năng lực của Mê Duyên (Cảnh Duyên).

Bảy Loại Thức Giới So Với Sáu Loại Cảnh

Trong loại duyên này, tâm ý của chúng ta được phân loại thành bảy loại thức giới:

  1. Nhãn thức giới
  1. Nhĩ thức giới
  1. Tỷ thức giới
  1. Thiệt thức giới 
  1. Thân thức giới
  1. Ý giới
  1. Ý thức giới

Trong số chúng, mỗi một trong năm giới đầu tiên có hai loại: quả thiện và quả bất thiện. Giới thứ sáu, tức là ý giới (mano-dhātu), chỉ cho hai loại tâm: hướng ngũ môn (pañca-dvārāvajjana) và tiếp thâu (sampaṭicchana), sanh lên ngay trước và ngay sau ngũ song thức trong lộ tâm ngũ môn. Giới thứ bảy, tức là ý thức giới (mano-viññāṇa-dhātu), chỉ cho tất cả những tâm còn lại1.

Trong bảy thức giới này, giới thứ nhất nhận thức các cảnh sắc, giới thứ hai nhận thức âm thanh, giới thứ ba nhận thức khí mùi, giới thứ tư nhận thức vị chất, giới thứ năm nhận thức cảnh đụng chạm, giới thứ sáu nhận thức tất cả năm cảnh giác quan, và giới thứ bảy chỉ chuyên nhận thức các cảnh ý môn (dhammārammaṇa) cùng với các hình ảnh mang tính tinh thần của các đối tượng ngũ môn thật sự1. Các đối tượng ý môn là những đối tượng có thể đi vào hay hiện đến chỉ thông qua tiềm thức của chúng ta, chứ không phải thông qua năm giác quan. Chúng bao gồm mọi loại danh pháp, sắc pháp và chế định, ngoại trừ các cảnh ngũ môn hiện tại vốn được bắt bởi sáu giới đầu tiên. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể suy nghĩ, cảm nhận và trải nghiệm nhiều hiện tượng thông qua giới thứ bảy hơn là thông qua sáu giới kia.

1 Ý thức giới chỉ cho một trong 76 tâm (tức là 89 tâm trừ ngũ song thức, hai tâm tiếp thâu và tâm hướng ngũ môn).

Nghĩa Đen Của Thuật Ngữ Ārammaṇa

Thuật ngữ “ārammaṇa” (ā + ramu + ṇa) có nghĩa đen là một cái gì đó thú vị hay tuyệt diệu. Đó là lý do tại sao Đức Phật có một lần đã nói với du sĩ Māgaṇḍiyo rằng:

“Cakkhuṃ kho Māgaṇḍiya, rūpa-rāmaṃ, rūpa-rataṃ, rūpa-sammuditaṃ.” (Majjhima-pannāsa 171)

Có nghĩa là: “Này Māgaṇḍiya, con mắt tận hưởng cảnh sắc, thỏa thích trong nó, và hạnh phúc với nó.”

Như Đức Phật đã dạy, mắt của chúng ta luôn luôn tận hưởng cảnh sắc cho dầu nó là tốt hay xấu, là thỏa mãn hay bất toại nguyện. Mặc dầu cảnh sắc có là ghê tởm hay khiếp sợ, chúng ta vẫn không thể cưỡng lại việc nhìn nó, thậm chí còn muốn nhìn nhiều hơn nữa nếu nó là êm dịu hay hấp dẫn. Đó là lý do tại sao các tiểu thuyết và phim ảnh ly kỳ với các nhân vật bị sát hại trong đó thì không bao giờ là không hợp thời hay lạc hậu trên thế giới. Việc này cũng đúng với những đối tượng giác quan còn lại, chẳng hạn như âm thanh ngọt ngào hay chát chúa, khí mùi thơm ngát hay hôi thối, vị chất ngọt ngào hay chua chát, sự đụng chạm êm ái hay thô cứng, các đối tượng tinh thần (cảnh pháp) thỏa mãn hay bất toại nguyện.

Ở  đây, “mắt” thật ra là chỉ đến tâm có liên quan đến con mắt và các tâm sở của nó, “tai” là chỉ đến tâm có liên quan đến lỗ tai và các tâm sở của nó, và vân vân. Cho nên, các giác quan của chúng ta (hay các tâm giác quan và các tâm sở của chúng) luôn luôn bị quyến rũ hay bị mê hoặc bởi những đối tượng như cảnh sắc, âm thanh, vân vân; những đối tượng này do đó mà được gọi là “ārammaṇa”. Đối với đoạn văn này, thuật ngữ “ārammaṇa paccayo” ở đây được dịch là “Mê Duyên” mặc dầu nó thường được dịch là “Cảnh Duyên”.

 1 Các hình ảnh mang tính tinh thần của những đối tượng ngũ môn thường được bắt bởi những lộ tâm ý môn nối đuôi

(tadanuvattaka-mano-dvārika-vīthi).

Cảnh Sắc

Nếu chúng ta đui mù, việc không thấy gì cả là hiển nhiên được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chúng ta có mắt thì trong lúc tỉnh thức, chúng ta rất khó giữ mắt của mình nhắm lại hoặc chống lại việc nhìn các vật xung quanh. Nếu chúng ta bị giam trong một căn phòng không có cửa sổ, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ bị trầm cảm cho dầu chúng ta có được chiêu đãi tốt như thế nào. Một quang cảnh êm dịu và tốt đẹp hơn luôn luôn làm cho chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn, trong khi một quang cảnh tệ hại thường làm cho chúng ta cảm thấy buồn và trầm cảm. Do đó, để thỏa mãn mắt của mình, chúng ta sử dụng rất nhiều tiền vào việc tham quan du lịch những nơi đẹp đẽ và ngắm nhìn những danh nhân xinh đẹp, vào việc trang hoàng nhà cửa, vườn tược và thảm cỏ cùng với việc làm đẹp chính mình bằng mọi phương cách có thể. Đặc biệt, người khác giới thì luôn là đối tượng thú vị nhất cho mắt của chúng ta. Giống như là bị hút vào nam châm, mắt của chúng ta luôn luôn bị thu hút bởi hình ảnh của người khác giới. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã dạy:

“Ta không thể tìm thấy một cảnh sắc nào lại có sự ảnh hưởng lớn mạnh lên tâm ý của một người nam hơn là hình ảnh của một người nữ. Ta không thể tìm thấy một cảnh sắc nào lại có sự ảnh hưởng lớn mạnh lên tâm ý của một người nữ hơn là hình ảnh của một người nam.” (Aṅguttara-1, 1)

Thật khó để chúng ta cưỡng lại việc nhìn ngó các vật thể và mọi người xung quanh chúng ta thậm chí nếu chúng có là không êm dịu hay không thú vị. Đây là cách một cảnh sắc làm duyên hay điều kiện cho mắt của chúng ta (tâm và các tâm sở liên quan đến mắt) thông qua năng lực của Mê Duyên (Cảnh Duyên). Ở đây, cảnh sắc là pháp làm duyên (paccaya); tâm và các tâm sở là các pháp được duyên (paccayuppanna); và cách thức chúng liên hệ với nhau là chế độ hay phương thức duyên (paccaya-satti). 

Cảnh Thinh

Như Đức Phật đã dạy, tai của chúng ta (tâm có liên quan đến lỗ tai và các tâm sở) luôn luôn bị cuốn hút bởi âm thanh. Hiển nhiên, những loại âm nhạc và âm thanh khác nhau sẽ gây ra những cảm giác và cảm xúc khác nhau trong chúng ta. Một vài loại có thể làm cho chúng ta hạnh phúc và những loại khác làm cho chúng ta buồn chán. Nhưng cả hai đều làm mê hoặc tai của chúng ta.

Thậm chí nếu chúng ta không hiểu được nội dung của âm thanh đó, giai điệu của nó vẫn có thể tạo ra cảm xúc trong chúng ta, như sự phấn khích, hạnh phúc, buồn rầu và vân vân. Nó vẫn rất khó cho chúng ta cưỡng lại việc lắng nghe các sự việc và mọi người xung quanh chúng ta thậm chí nếu chúng hay họ là không êm dịu hay không vui vẻ. Tai của chúng ta thậm chí thích thú sự gào thét đau đớn, sự la hét đầy thù hận và những âm thanh u sầu. Cho nên, tai của chúng ta luôn luôn khao khát âm thanh hay giọng nói, cho dầu nó là êm dịu hay khó chịu. Chẳng ngạc nhiên tại sao ngành công nghiệp âm nhạc tiếp tục đang nở rộ với việc cố gắng làm thỏa mãn tai của chúng ta. Trong số những âm thanh, loại mê hoặc nhất dĩ nhiên là loại âm thanh của người khác phái. Đây là lý do tại sao Đức Phật đã dạy:

“Ta không thể tìm thấy một âm thanh nào lại có sự ảnh hưởng lớn mạnh lên tâm ý của một người nam hơn là giọng nói của một người nữ. Ta không thể tìm thấy một âm thanh nào lại có sự ảnh hưởng lớn mạnh lên tâm ý  của một người nữ hơn là giọng nói của một người nam.”

Đây là cách âm thanh làm duyên hay là điều kiện cho tai (tâm liên quan đến tai và các tâm sở) do bởi năng lực của Mê Duyên (Cảnh Duyên). 

Cảnh Khí

Bất kỳ loại khí mùi nào, thơm hay thối, đều ảnh hưởng đến mũi của chúng ta (tâm liên quan đến mũi và các tâm sở). Ngày nay, nhiều loại nước thơm đã được sản xuất theo nhiều cách rất phức tạp và tinh tế. Điều được ghi nhận là có một vài loại nước thơm được chế biến để kích thích sự khao khát tình dục của chúng ta. Vào thời Đức Phật, có lúc Ngài đã bị táo bón rất trầm trọng, lương y Jīvaka đã dâng đến Ngài ba nhánh hoa loa kèn đã được chế biến với thuốc để Ngài ngửi. Điều được ghi nhận lại là mùi hương của mỗi nhánh hoa loa kèn đã làm cho Đức Phật phải đi tiêu mười lần (Vinaya-Mahāvagga 390). Như vậy, những loại khí mùi khác nhau có những hiệu quả khác nhau và có thể gây ra nhiều loại cảm giác và cảm xúc. Điều được ghi nhận là mùi của con trẻ có thể giữ cho người mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc. Dĩ nhiên, mùi hương mê mẩn nhất đối với chúng ta là mùi hương của người khác giới. Mũi của chúng ta (tâm liên quan đến mũi và các tâm sở) luôn luôn bị làm mê mẩn bởi khí mùi, cho dầu nó là thơm hay thối. Đây là cách mũi của chúng ta (tâm liên quan đến mũi và các tâm sở) được duyên bởi khí mùi như thế nào.

Cảnh Vị

Chúng ta sử dụng nhiều tiền vào hương vị hơn là vào chất dinh dưỡng, nhiều dịch vụ ẩm thực đã sử dụng điều này để làm giàu trong nháy mắt. Chúng ta thèm khát những hương vị ngon ngọt nhiều đến mức thật khó cho chúng ta theo sát một chế độ kiêng cữ dinh dưỡng. Chẳng lạ gì có nhiều người bị giết chết bởi chính sự khao khát về hương vị không thỏa mãn được của chính mình, giống như một con kiến bị thu hút bởi mật, dẫn đến việc chìm ngập vào nó mà chết. Đức Phật đã dạy rằng hương vị tuyệt diệu nhất đối với chúng ta là từ thực phẩm được chế biến hay được nấu nướng bởi những người khác phái. Do đó, lưỡi của chúng ta (tâm liên quan đến lưỡi và các tâm sở) luôn luôn bị cuốn hút bởi hương vị, cho dầu nó là ngọt, chua hay đắng. Thật khó cho chúng ta kiềm chế hay cưỡng lại việc tận hưởng một hương vị. Đây là cách tâm liên quan đến lưỡi và các tâm sở được duyên lên bởi vị chất như thế nào.

Cảnh Xúc

Sự đụng chạm, cho dầu là êm dịu hay khó chịu, đều có thể được trải nghiệm hầu như mọi lúc trong cơ thể của chúng ta. Tối thiểu thì luôn đang có sự đụng chạm giữa y phục và chân tay của chúng ta. Gối, nệm và thảm được làm cho mềm mại và êm dịu để đụng chạm. Một vài nguyên cứu khoa học chỉ ra rằng sự đụng chạm giữa con người có những năng lực chữa bệnh. Trong số các giác quan, sự đụng chạm có lẽ là tuyệt diệu nhất cho chúng ta, đặc biệt là khi nó có liên quan đến tình dục. Chúng ta luôn luôn yếu đuối đối với sự đụng chạm của người khác phái. Cho nên, Đức Phật đã dạy rằng, sự đụng chạm của người khác phái quyến rũ chúng ta hơn bất kỳ sự đụng chạm nào khác. Nói tóm lại, thân xác của chúng ta luôn luôn khao khát sự đụng chạm. Đây là cách cơ thể của chúng ta (tâm liên quan đến thân xác và các tâm sở) được duyên bởi sự đụng chạm, tức là cảnh xúc, như thế nào.

Cảnh Pháp

Như đã được nhắc đến ở trên, chỉ thông qua yếu tố tinh thần thứ bảy (tức là ý thức giới), chúng ta mới có thể nhận thức được cảnh pháp, tức là đối tượng của tâm ý, bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần, vật chất, khái niệm, quá khứ, hiện tại, vị lai hay bất cứ pháp nào (ngoại trừ năm cảnh ngũ hiện tại). Ý thức giới này bao gồm hai loại tâm ý: tiềm thức và tâm đầy đủ, tức là đổng lực (javana). Tuy nhiên, tiềm thức (tức là tâm bẩm sinh) của chúng ta chỉ bắt một trong sáu cảnh giác quan mà chúng ta đã bắt tại thời điểm cận tử trong kiếp sống trước, chứ không phải đối tượng nào khác của kiếp sống hiện tại. Tuy nhiên, với tâm đầy đủ (javana), chúng ta có thể trải nghiệm một cái gì đó thật hay nghĩ về một cái gì đó ảo trong kiếp sống hiện tại này. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể tạo ra hầu như bất cứ thứ gì từ trí tưởng tượng của mình (tức là các cảnh pháp). Ví dụ, chúng ta thiết kế các tòa nhà chọc trời, các tên lửa hay các vệ tinh trên các bản vẽ trước khi chúng ta bắt tay vào xây dựng hay chế tạo chúng. Chính năng lực giàu tưởng tượng và sáng tạo này của tâm ý đã giúp chúng ta trở thành giống loài hay chủng loại hùng mạnh nhất trên hành tinh này. Đây là cách các cảnh pháp quyến rũ hay làm mê hoặc ý thức giới thông qua hay do bởi năng lực của Mê Duyên (Cảnh Duyên) như thế nào.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app