Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật – Giới Thiệu Ý Nghĩa Của Paṭṭhāna

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Giới Thiệu

Ý Nghĩa Của “Paṭṭhāna”

Thuật ngữ “Paṭṭhāna” được cấu thành bởi tiền tố “pa” và danh từ “thana” mà có nghĩa đen là “những điều kiện khác nhau”. Ví dụ, để cho hoa hồng trước nhà của chúng ta được khoe sắc và ngát hương thì ngoài cấu trúc di truyền cơ bản của nó, vô số các điều kiện cần phải góp phần vào như là đất tốt, lượng nước vừa đủ, ánh nắng mặt trời, không khí, sự yêu thích hoa hồng của chúng ta và vân vân. Trừ phi chúng ta yêu thích hoa hồng, chúng ta sẽ chẳng màng chọn trồng hoa hồng trước nhà của mình đâu. Hoa hồng không thể mọc lên một cách tốt đẹp nếu nó nhận được quá nhiều hoặc quá ít phân bón, nước, ánh sáng mặt trời và vân vân. Hơn nữa, phụ thuộc vào thiên hướng di truyền, hoa hồng này có thể khác với hoa hồng khác về màu sắc, kích cỡ, vân vân, mặc dầu chúng đã được chăm sóc và vun bồi dưới cùng những điều kiện như nhau. Lực tự nhiên mạnh mẽ này được gọi là Thường Cận Y Duyên (pakatūpanissaya). Cũng theo cách đó, mọi vật trong thế gian đều được định đặt bởi vô số những nguyên nhân và điều kiện. Giáo lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) bàn luận về những điều kiện có năng lực này và đặc biệt là về những điều kiện cần thiết cho những hiện tượng mang tính nhận thức và mối quan hệ của chúng với việc cảm nhận lầm lạc của chúng ta về cái “tôi” và cái “của tôi”.

Chúng ta hãy lấy sự yêu thích hoa hồng của chúng ta làm ví dụ vậy:

  1. Chúng ta thường thường thích hoa hồng do bởi hương sắc của nó. Như vậy, sự làm mê hoặc bởi sắc và hương của nó, mà được gọi là những cảnh giác quan (ārammaṇa), là những điều kiện gần tạo nên sự cuốn hút của nó đối với chúng ta. Năng lực làm mê mẩn này của một cảnh giác quan được gọi là “Cảnh Duyên” (Ārammaṇa-paccayo).
  2.   Cũng có những điều kiện xa dẫn đến việc chúng ta yêu thích hoa hồng hay khiến cho chúng ta yêu thích hoa hồng. Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), chúng ta đã phải yêu thích hoa hồng vào một lúc nào đó trước đây trong kiếp sống này (ārammaṇānusaya: cảnh tiềm miên). Chúng ta cũng được cho là đã bị dính mắc vào những đối tượng mê hoặc như vậy trong những kiếp sống quá khứ (santānānusaya: vô gián tiềm miên). Cả hai trạng thái tinh thần liên quan đến sự yêu thích này là vô thường và đã biến mất vào những lúc đó. Nhưng chúng đã để lại ở sau một dạng năng lượng ngủ ngầm trong tâm ý của chúng ta giống như là một dấu ấn trong ký ức của chúng ta. Khi các điều kiện thích hợp hội đủ hay thuận duyên, dạng yêu thích ngủ ngầm này trong chúng ta được kích hoạt lên và thúc đẩy ý định trồng hoa hồng trước nhà của chúng ta. Năng lực mang tính bản năng của các hiện tượng danh sắc như vậy được gọi là “Thường Cận Y Duyên” (Pakatūpanissaya-paccayo).
  3. Ở thời điểm hiện tại, khi trạng thái tâm lý yêu thích của chúng ta xuất hiện, nó lặp lại sáu hay bảy lần một cách liên tục trong tiến trình tâm lộ theo quy luật tâm thức (citta-niyāma). Và loại tiến trình tâm lộ này cũng có thể được lặp lại vô số lần trong chuỗi diễn tiến của những tâm thức được kết nối với sự yêu thích.

Sự lặp lại với cường độ lớn và nhiều như vậy làm cho sự yêu thích của chúng ta trở nên mạnh đến mức nó có thể kích hoạt chân tay và cơ thể của chúng ta khiến chúng ta đi trồng hoa hồng trước nhà của mình. Điều này theo nhiều phương diện thì tương tự như một loạt các điện tích cung cấp năng lượng cho một cỗ máy.

Trong trường hợp này, những sát-na tâm đi trước1 góp phần vào hay hỗ trợ thêm vào cho những sát-na tâm đi sau2 một cách liên tục. Năng lực của dòng chảy liên tục không ngừng nghỉ này của tâm thức được gọi là Trùng Dụng Duyên (āsevana-paccayo), Vô Gián Duyên (anantara-paccayo) và Đẳng Vô Gián Duyên (samanantara-paccayo). Năng lực này thật ra thuộc vào những trạng thái tinh thần đã biến mất trước thời điểm của những pháp được duyên lên. Do đó, nó cũng còn được gọi là Vô Hữu Duyên (natthi-paccayo) và Lý Khứ Duyên (vigata-paccayo).

  1. Thậm chí chỉ một trạng thái tinh thần riêng lẻ như sự yêu thích thôi cũng đòi hỏi những điều kiện cụ thể để trở nên mạnh mẽ. Giống như những trạng thái

1  Từ “sát-na tâm” là chỉ cho những đơn vị tâm thức riêng biệt mà tạo lập nên những lộ trình tâm thức của chúng ta, chứ không phải là một khoảng thời gian của tâm thức. Thời gian, địa điểm, sự hình thành, vân vân, là những khái niệm mà sự biểu hiện của chúng phụ thuộc vào danh và sắc, tức là tâm thức và vật chất. Ngoài danh và sắc ra, những thứ đó không được tìm thấy ở đâu cả cũng như không thể được nói là hiện ra hay biến mất dưới bất cứ dạng nào.

2  Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), trong vòng một vài giây đồng hồ, có hàng triệu lộ trình tâm thức sanh lên với mỗi lộ tâm bao gồm từ mười đến mười bảy sát-na tâm. Để chỉ cho những sát-na tâm riêng lẻ như vậy, hai thuật ngữ cittaviññāṇa sẽ được dùng và được xem là đồng nghĩa với nhau trong tài liệu này.

Tinh thần khác, tr ạng thái yêu thích của chúng ta không bao giờ sanh lên một mình đơn độc mà nó luôn luôn được đi kèm theo với nhiều tr ạng thái tinh thần khác, hỗ trợ lẫn nhau bởi năng lực hỗ tương và việc cùng tồn tại với nhau. Chúng ta hãy hình dung những sợi chỉ riêng lẻ: chúng rất mảnh mai và yếu đuối, nhưng chúng trở nên rất mạnh mẽ khi được bện lại với nhau thành một sợi dây thừng. Cũng theo cách đó, sự yêu thích của chúng ta trở nên rất m ạnh mẽ do năng lực của việc cùng tồn tại và sự hỗ tương với tâm thức và những trạng thái tinh thần khác đi cùng với nó. Năng lực hỗ tương của những trạng thái tinh thần này được đề cập đến hay được nhắc đến dưới một vài tên gọi: Câu Sanh Duyên (sahajāta-paccayo), Hỗ Tương Duyên (aññamañña-paccayo), Y Chỉ Duyên (nissaya-paccayo), Tương Ưng Duyên (sampayutta-paccayo), Hiện Hữu Duyên (atthi-paccayo), Bất Ly Duyên (avigata-paccayo).

  1. Còn có nhiều điều kiện khác nữa cần thiết cho sự yêu thích trở nên thậm chí mạnh mẽ hơn. Trong số những tâm sở tương ưng với sự yêu thích, si hoạt động như là nhân tố gốc rễ của sự yêu thích, tức là nhân duyên (hetu-paccayo), vì loại yêu thích này có gốc rễ trong cái cảm giác mê lừa của hương sắc; dục, cần, và tâm thì hoạt động như là những yếu tố chiếm ưu thế, tức là trưởng duyên (adhipati-paccayo); tâm sở tư1 thì hoạt động như là nhân tố làm việc của nó, tức là nghiệp duyên (kamma-paccayo); xúc, tâm sở tư2, và tâm hoạt động như là những dưỡng tố của nó, tức là vật thực duyên (āhāra-paccayo); danh mạng quyền, tâm, th ọ, cần và định (nhất tâm) hoạt động như là những yếu tố quyền, tức là quyền duyên (indriya-paccayo); tầm, tứ1, hỷ, lạc, định hoạt động như là những chi thiền hay là những yếu tố của thiền, tức là thiền na duyên (jhāna-paccayo); và tà kiến, tà tư duy, vân vân, hoạt động như là những chi đạo hay là những yếu tố của đạo, tức là đồ đạo duyên (magga-paccayo). Với những điều kiện này làm việc cùng với nhau, sự yêu thích hoa hồng của chúng ta trở nên đủ mạnh để kích hoạt việc trồng hoa hồng trước nhà của chúng ta.
  2. Điểm cuối cùng nhưng không thiếu phần quan trọng là vai trò của các vật giác quan mà các trạng thái tinh thần tương ưng với sự yêu thích phụ thuộc vào. Tất cả những trạng thái tinh thần của chúng ta thực hiện được những chức năng của chúng đều phụ thuộc vào những vật giác quan tương ứng của chúng, như là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và trái tim2. Giống như năng lượng

1  ND: Ở đây, tác giả dùng từ “volition” để chỉ cho tâm sở tư (cetanā).

2  ND: Ở đây, tác giả dùng từ “intention” để chỉ cho tâm sở tư (cetanā)

1 ND: Ở đây, tác giả chỉ dùng một từ “attention”, nhưng chúng tôi chuyển ngữ là “tầm, tứ” vì sau này, tác giả sẽ dùng “initial attention” để chỉ cho tầm (vitakka) và dùng “sustained attention” để chỉ cho tứ (vicāra). Lưu ý rằng ở một vài nơi khác trong nguyên tác, tác giả cũng có dùng “attention” để chỉ cho tác ý (manasi-kāra) và cũng có dùng “attention” để chỉ cho một mình “tầm” khi bàn về chánh tư duy (sammā-saṅkappa).

2  Mắt có nghĩa là phần vật chất nhạy cảm trong con mắt, nơi mà các hình ảnh phản chiếu lên giúp chúng ta thấy được. Tai có nghĩa là phần vật chất nhạy cảm trong lỗ tai, nơi mà âm thanh tác động lên và rồi chúng ta nghe được. Mũi có nghĩa là phần vật chất nhạy cảm trong lỗ mũi. Lưỡi có nghĩa là phần vật chất nhạy cảm trong lưỡi, và thân có nghĩa là phần vật chất nhạy cảm trong toàn bộ cơ thể ngoại trừ đầu móng tay móng chân và phần phía bên ngoài của lông tóc.

Điện tử hoạt động ở trong một thiết bị điện tử, sự yêu thích hoa hồng của chúng ta xảy ra và thực hiện chức năng của nó trong tim của chúng ta. Sự phụ thuộc như vậy vào năng lực của các hiện tượng vật chất được gọi là Vật Tiền Sanh Y Chỉ Duyên (vatthu-purejāta nissaya-paccayo).

Như vậy, sự yêu thích hoa hồng của chúng ta không được tạo ra bởi một ai cả, không do bởi một người nào hay thần thánh nào. Nó cũng không phải là một vật thể hay một ai mà có thể được ghi nhận là “tôi” hay “của tôi”, vì giống như những thứ khác trên trái đất này, nó là sản phẩm của các điều kiện. Nó không tồn tại ở một nơi chốn cụ thể nào, mà chỉ được hiện hữu khi các điều kiện thích hợp hội đủ, tương tự như việc một ngọn lửa xuất hiện khi que diêm được cọ xát vào một bề mặt thích ứng. Một ví dụ khác được đưa ra trong Pāḷi là việc âm nhạc xuất hiện khi các nhạc cụ được chơi. Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) dạy cho chúng ta sự duyên khởi của các hiện tượng danh sắc. Đó là ý nghĩa của thuật ngữ Paṭṭhāna.

Về sắc ý vật (hadayavatthu) thì Đức Phật đã không giải thích nó là cái gì. Theo các Sớ Giải, nó chỉ là phần máu trong trái tim, chứ không phải toàn bộ trái tim. Nói chính xác hơn, nó là phần vật chất sanh lên trong máu ở trong trái tim. Nó được gọi là sắc ý vật vì nó hoạt động như là nền tảng hay nơi nương cho những suy nghĩ của chúng ta (theo Giáo Lý Duyên Khởi của Sayadaw U Sīlānanda).

Ở đây, Kinh Điển Pāḷi chỉ tuyên bố một cách chung chung rằng tâm thức phụ thuộc vào bất kỳ sắc pháp nào mà nó nương vào khi sanh lên. Tuy nhiên, các Sớ Giải thì lại đồng nhất chọn trái tim làm nơi nương của tâm thức của chúng ta. Tuy nhiên, trong thời hiện đại với sự thành công của việc ghép tim và sự hiểu biết sâu rộng hơn về những chức năng của não bộ, một vài học giả Pāḷi, tức là chỉ đến ngôn ngữ Pāḷi nguyên thủy, lại muốn lấy bộ não làm nơi nương cho tâm thức của chúng ta thay vì là trái tim.

Có 24 Duyên Hay 24 Điều Kiện:

  1. Hetu-paccayo: Nhân duyên
  2. Ārammaṇa-paccayo: Cảnh duyên
  3. Adhipati-paccayo: Trưởng duyên (sahajāta, ārammaṇa)
  4. Anantara-paccayo: Vô gián duyên
  5. Samanantara-paccayo: Đẳng vô gián duyên
  6. Sahajāta-paccayo: Câu sanh duyên
  7. Aññamañña-paccayo: Hỗ tương duyên
  8. Nissaya-paccayo: Y chỉ duyên (sahajāta, purejāta)
  9. Upanissaya-paccayo: Cận y duyên (ārammaṇa, anantara, pakatupa1)
  10. Purejāta-paccayo:  Tiền  sanh  duyên  (vatthu, ārammaṇa)
  11. Pacchājāta-paccayo: Hậu sanh duyên
  12. Āsevana-paccayo: Trùng dụng duyên
  13. Kamma-paccayo: Nghiệp duyên (sahajāta, nānākkhaṇika)
  14. Vipāka-paccayo: Dị thục duyên
  15. Āhāra-paccayo: Vật thực duyên (sahajāta, kabaḷīkāra)
  16. Indriya-paccayo: Quyền duyên (sahajāta, rūpajīvita, vatthu-purejāta)
  17. Jhāna-paccayo: Thiền na duyên
  18. Magga-paccayo: Đồ đạo duyên
  19. Sampayutta-paccayo: Tương ưng duyên
  20. Vippayutta-paccayo: Bất tương ưng duyên (sahajāta, pacchājāta, vatthu-purejāta)
  21. Atthi-paccayo: Hiện hữu duyên (sahajāta, ārammaṇa, vatthu-purejāta)
  22. Natthi-paccayo: Vô hữu duyên
  23. Vigata-paccayo: Lý khứ duyên
  24. Avigata-paccayo: Bất ly duyên

 

Ghi chú: Những thuật ngữ Pāḷi trong ngoặc chỉ dành cho việc nghiên cứu chuyên sâu.

1  ND: Chúng tôi có tra cứu “pakatupa” và không rõ sự thành lập của thuật ngữ này. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ở đây tác giả muốn đề cập đến “pakati”, tức là “mang tính tự nhiên” vốn thường được dịch là “thường” như trong “thường cận y duyên (pakatūpanissaya paccayo)”.

Ba Yếu Tố Cần Được Nghiên Cứu Một Cách Kỹ Lưỡng: Để hiểu được Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna) một cách thấu đáo hơn, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng ba yếu tố có liên quan đến mỗi một trong số 24 duyên. Trong trường hợp của mối quan hệ giữa hoa hồng và sự yêu thích của chúng ta đối với nó thì hương sắc xinh đẹp của hoa hồng là những Yếu Tố Làm Duyên (paccaya); sự yêu thích của chúng ta và những trạng thái tinh thần tương ứng với sự yêu thích đó là những Yếu Tố Được Duyên (paccayuppanna); cảnh duyên là Chế Độ Duyên hay Phương Thức Duyên (paccaya-satti). Ở đây, “duyên” có nghĩa là sản sinh ra (janaka), và hỗ trợ (upatthambhaka) hay duy trì (anupālaka) kết quả hay hiệu quả để nó được tiếp tục sanh lên. Chúng ta nên hiểu ý  nghĩa đúng đắn của những yếu tố này ở trong bối cảnh như vậy.

Các Pháp Có Liên Quan: Các pháp có liên quan trong 24 duyên thì có ba loại:

  1. Danh pháp (nāma) (Níp-bàn (Nibbāna) ở một khía cạnh cũng được xem hay được tính là danh pháp(nāma))
  2. Sắc pháp (rūpa)
  3. Các khái niệm hay pháp chế định (paññatti) như là thời gian, địa điểm, chế độ, cách thức, hình dáng và vân vân.

Để hiểu được chính xác những pháp này là gì, chúng ta cần phải có một chút ít kiến thức cơ bản về Thắng Pháp (Abhidhamma) trước khi nghiên cứu 24 loại duyên này.

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app