Quyền Duyên

(Indriya-paccayo)

Pāḷi Trích Dẫn (Paṭṭhāna-1, Trang 7-8)

Indriya-paccayo’ti

  1. Cakkhundriyaṃ cakkhu-viññāṇa-dhātuyā taṃ-sampayuttakānañca dhammānaṃ indriya-paccayena

paccayo.        (Sotindriyaṃ            sota-viññāṇa-dhātuyā;

Ghānindriyaṃ ghāna-viññāṇa-dhātuyā; Jivhindriyaṃ jivhā-viññāṇa-dhātuyā; Kāyindriyaṃ kāya-viññāṇa-dhātuyā)

  1. Rūpa-jīvitindriyaṃ kaṭattā-rūpānaṃ indriya-paccayena paccayo.
  2. Arūpino indriyā sampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃ-samuṭṭhānānañca rūpānaṃ indriya-paccayena paccayo.

 

Phần Chuyển Ngữ

Quyền Duyên là:

  1. Nhãn quyền làm duyên hay là điều kiện cho nhãn thức giới và các tâm sở kết hợp với nó thông qua năng lực của Quyền Duyên. (Nhĩ quyền cho nhĩ thức giới; Tỷ quyền cho tỷ thức giới; Thiệt quyền cho thiệt thức giới; Thân quyền cho thân thức giới)
  2. Sắc mạng quyền làm duyên hay là điều kiện cho sắc pháp do nghiệp tạo thông qua năng lực của Quyền Duyên.
  3. Các danh quyền làm duyên hay là điều kiện cho các tâm sở được kết hợp với chúng và sắc pháp được tạo ra từ đó thông qua năng lực của Quyền Duyên.

 Quyền Duyên có ba phần: Vật Tiền Sanh Quyền, Sắc Mạng Quyền, và Danh Quyền. Trong số chúng, loại thứ nhất chỉ cho năm giác quan mà thuộc vào Vật Tiền Sanh Duyên. Loại thứ hai là một nhóm riêng biệt. Loại thứ ba có liên quan đến tám danh quyền và thuộc vào Câu Sanh Duyên.

 

Năm Giác Quan

Có năm giác quan: thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, thần kinh khứu giác, thần kinh vị giác và thần kinh xúc giác. Chỉ thông qua thần kinh thị giác tâm nhãn thức của chúng ta mới sanh lên khi một cảnh sắc tác động vào mắt của chúng ta hay thu hút sự chú ý của chúng ta (manasi-kāra). Đó là lý do tại sao thần kinh thị giác được gọi là “nhãn quyền”. Cũng vậy, chỉ thông qua thần kinh thính giác chúng ta mới có thể nghe được âm thanh khi chúng ta bị cuốn hút đến nó. Điều này cũng đúng cho các giác quan còn lại. Như vậy, năm giác quan làm duyên hay là điều kiện cho những tâm tương ứng của chúng và những tâm sở thông qua năng lực của Quyền Duyên. Các thành phần vật chất kết tạo nên thần kinh thị giác thì được sanh ra bởi nghiệp (kamma) của chúng ta từng thời điểm một. Giống như các sắc pháp khác, chúng chỉ có thể tồn tại trong mười bảy sát-na tâm. Tâm nhãn thức có thể xảy ra phụ thuộc vào các sắc pháp liên quan đến con mắt mà đã sanh lên từ một cho đến mười sáu sát-na tâm đi trước và đã đạt đến giai đoạn trụ như đã được trình bày ở trước. Đó là lý do tại sao phần này của Quyền Duyên thì thuộc vào Tiền Sanh Duyên.

 

Sắc Mạng Quyền

Cái mà chúng ta gọi là “sự sống” hay “linh hồn” thì không có hiện hữu trong các thuật ngữ Thắng pháp (Abhidhamma). Cái thật sự tồn tại thì chỉ là sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể, tương tự như sự tương tác giữa một cỗ máy và năng lượng điện vận hành nó. Tuy nhiên, có một dạng sắc pháp được gọi là “sắc mạng quyền” vốn duy trì xác thân của chúng ta theo cách mà thông qua đó xác thân của chúng ta có thể được xem là đang tồn tại hay có sức sống. Như đã được nhắc đến nhiều lần từ trước, các phần tử vật chất tạo lập nên cơ thể của chúng ta đã đang sanh lên tại từng thời điểm kể từ lúc chúng ta được thụ thai. Nhưng mỗi một phần tử vật chất chỉ có thể tồn tại mười bảy sát-na tâm và rồi diệt đi. Tuy nhiên, do bởi những sự thay thế liên tục, chúng ta mới có thể tồn tại và hiện hữu lâu dài trong nhiều năm. Chính nghiệp lực của chúng ta tạo ra một tiến trình liên tục như vậy gồm những sắc pháp mang tính di truyền (kammaja-rūpa) nhằm mục đích để chỉ định ra chúng ta là gì. Những sắc pháp mang tính di truyền (kammaja-rūpa) này được bảo tồn và duy trì bởi loại sắc pháp đặc biệt này mà được gọi là “sắc mạng quyền” thông qua năng lực của Quyền Duyên.

 

Danh Quyền

Hai phần trên đề cập đến các sắc quyền, và phần này đề cập đến danh quyền. Có tám loại danh quyền, muốn nói đến những tâm sở sau đây:

 

  1. Danh mạng quyền (jīvitindriya)

 

  1. Ý quyền (manindriya)

 

  1. Thọ quyền (lạc quyền (sukhindriya), khổ quyền (dukkhindriya), hỷ quyền (somanassindriya), ưu quyền (domanassindriya), xả quyền (upekkhindriya))

 

  1. Tín quyền (saddhindriya)

 

  1. Tấn quyền (vīriyindriya)

 

  1. Niệm quyền (satindriya)

 

  1. Định quyền (samādhindriya)

 

  1. Tuệ quyền (paññindriya)

 

Thật ra, loại duyên này về bản chất thì giống với Câu Sanh Duyên. Tám quyền này làm duyên hay là điều kiện cho tâm kết hợp của chúng và các tâm sở thông qua năng lực của Quyền Duyên.

Ba yếu tố là:

  1. Các yếu tố làm duyên: tám danh quyền.
  2. Các yếu tố được duyên: 89 tâm và 52 tâm sở, sắc pháp do tâm tạo và sắc pháp do nghiệp tạo tại thời điểm tục sinh.
  3. Chế độ duyên: các yếu tố trong “a” làm duyên hay là điều kiện cho các yếu tố trong “b” thông qua năng lực của Quyền Duyên.

 

 

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app