Nội Dung Chính
2. Năm Yếu Tố (Thích Hợp) Của Một Tự Viện
Rồi có loại tự viện thích hợp cho việc hành thiền. Có năm đặc tính hay năm yếu tố của một tự viện hay nơi nghỉ dưỡng như vậy. ‘Nơi nghỉ dưỡng’ ở đây có nghĩa là tự viện. Đôi lúc ngài Ñāṇamoli (ND: tác giả của cuốn The Path of Purification) bám sát từ ngữ quá mức.
Học viên: Như vậy, nó là tự viện.
Giảng sư: Thật ra, nó là tự viện. Nó là một trú xứ. Trú xứ dành cho các tu sĩ phải không quá xa và không quá gần làng, thị trấn hay thành phố. Vị tu sĩ phải đi bát, tức là đi khất thực. Nếu nó quá xa, vị đó sẽ có khó khăn trong việc đi bát. Nếu nó quá gần, sẽ ồn ào và có những sự quấy nhiễu. Cho nên, tu viện không nên quá xa và quá gần làng mạc. “Nó có đường tốt đẹp dành cho việc đi lại.”1 Điều đó có nghĩa là nó có đường đi tốt đẹp. Vị tu sĩ có thể đi vào làng và quay lại một cách thoải mái.
Vị ấy đi ra, đứng nơi cửa. Con quỷ đi đến tận cuối đường kinh hành, mà hát. Vị đại đức cũng đi đến cuối đường mòn. Con quỷ đứng trong hố sâu trăm thước mà hát. Vị đại đức thụt lùi, thì thình lình con quỷ tóm lấy ông, bảo: ‘Ðại đức, ta đã ăn thịt không phải chỉ mới một hay hai vị như đại đức mà thôi đâu’” Trong đoạn văn số 17.
Yếu tố thứ hai: “Ít người lui tới vào ban ngày (tức là nơi ẩn dật) và yên lặng vào ban đêm (tức là không có tiếng động và âm thanh).”1 Như vậy, nó không đông đúc vào ban ngày và không ồn ào vào ban đêm.
Yếu tố thứ ba: “Ít có ruồi, muỗi, gió, mặt trời nắng nóng và các loài côn trùng.” Như vậy, không nên có nhiều ruồi, muỗi và vân vân.
Yếu tố thứ tư: “Người ở trong trú xứ đó phải dễ dàng kiếm được y phục” và vân vân. Bốn thứ nhu yếu phải kiếm được một cách dễ dàng, vì nếu vị tu sĩ phải đi quanh kiếm y phục và vân vân, thì vị đó không thể thực hành thiền tốt đẹp được. Vị tu sĩ phải sống ở nơi mà những nhu yếu phẩm này có thể kiếm được một cách dễ dàng.
Yếu tố thứ năm là nơi mà các tu sĩ đang ở là “những người đa văn, thông thuộc kinh điển, là những người trì hành Pháp (Dhamma), những người trì hành Luật (Vinaya), những người trì hành Các Quy Tắc.”4 ‘Những người trì hành’ thật ra có nghĩa là những người thông thuộc, thông suốt. ‘Những người trì hành’ có nghĩa hơi yếu. Ở đây, nó có nghĩa là những vị đã học thuộc lòng Pháp (Dhamma), Luật (Vinaya) và Các Quy Tắc. Thuật ngữ Pāḷi là ‘dhara’. Nó không phải chỉ là những người trì hành. Nó có nghĩa là những người thông thạo, vững chãi trong Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya). ‘Pháp’ (Dhamma) ở đây có nghĩa là các bài Kinh (Sutta) và Thắng Pháp (Abhidhamma). Luật (Vinaya) có nghĩa là các giới điều. ‘Những người trì hành Các Quy Tắc’ có nghĩa là ‘Những người thông thuộc Các Quy Tắc’. ‘Các Quy Tắc’ có nghĩa là phần đầu của Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka) và các điều luật của tu sĩ.
Tôi hy vọng các bạn nhớ rằng có một hệ thống giới luật dành cho các tu sĩ, 227 giới điều và vân vân. Những điều này được gọi là ‘Các Quy Tắc’. Trong Pāḷi, chúng được gọi là ‘Mātikā’. ‘Mātikā’ cũng có nghĩa là phần đầu của Tạng Thắng Pháp (Abhidhamma Piṭaka).
Học viên: Chúng ta có thể gọi chúng là các giới điều được không ạ?
Giảng sư: Đúng vậy, các giới điều dành cho các tu sĩ.
Phải có những vị tỳ-kheo như vậy trong tự viện, để mà khi các bạn có thắc mắc hay nghi hoặc về bất kỳ điều gì, các bạn có thể đi đến gặp họ để hỏi.
Đây là năm đặc tính hay năm yếu tố được khao khát, cần có cho một tự viện. Hành giả nên tránh mười tám khuyết điểm trên và nên đi đến tự viện nào mà vị đó có thể tìm thấy năm yếu tố này và hành thiền ở đó.
Trước khi hành thiền, các bạn phải thực hiện thêm một việc nữa. Đó là cắt đứt những chướng ngại nhỏ nhặt hơn. Các bạn đã cắt đứt những chướng ngại thô thiển hơn. Có mười chướng ngại (thô thiển) đã được trình bày trong chương thứ ba ở đoạn văn 29. Hành giả nên cắt đứt mười chướng ngại này. Rồi hành giả nên tìm một vị thầy, học về thiền, tránh mười tám khuyết điểm của tự viện, và rồi tìm một tự viện có đủ năm đặc tính. Trước khi tiến hành việc hành thiền, tức là sau khi xác định (rằng mình sẽ) hành thiền, hành giả phải làm một việc khác nữa. Đó là cắt đứt hay loại bỏ những chướng ngại nhỏ nhặt hơn. ‘Những chướng ngại nhỏ nhặt hơn’ ở đây có nghĩa là khi tóc của các bạn dài, các bạn phải cắt nó đi. Khi móng tay, móng chân các bạn dài, các bạn phải cắt chúng đi. Và rồi nếu y phục cần phải được may vá, các bạn phải cần tiến hành thực hiện. Nếu bình bát có vết (tức là bình bát làm bằng sắt), như vậy nó không còn tốt nữa, thì các bạn phải nung nó lại. Giường ghế phải nên lau chùi sạch sẽ. Như vậy, mọi thứ phải được làm cho gọn gàng, để khi các bạn thực hành thiền, các bạn không phải lo lắng về tất cả những việc này.
Sau khi cắt bỏ những chướng ngại nhỏ nhặt hơn này, chúng ta bước vào việc thực hành thiền. Nhưng các bạn lại còn phải làm một việc khác nữa. Các bạn nhớ là có tất cả 40 đề mục thiền. Bây giờ, tác giả (ND: ngài Buddhaghosa) sẽ miêu tả việc thực hành đề mục thiền đầu tiên được trình bày trong đó, tức là đề mục kasiṇa đất.
Học viên: Nếu như mọi người làm theo lời khuyên tránh mười tám khuyết điểm của một ngôi tự viện, thì ở Miến Điện ngày nay có nhiều nơi mà không có những chướng ngại đó không?
Giảng sư: Có chứ. Hầu hết các tự viện đó nằm trong rừng, vì trong thành phố thì các bạn khó có thể tìm được một tự viện nào mà không có ít nhất một trong số mười tám khuyết điểm này. Khi các bạn đi vào rừng, không quá sâu, khoảng một hoặc hai dặm khỏi làng mạc, thị trấn, các bạn sẽ có được nơi thích hợp cho việc hành thiền. Nhưng tôi nghĩ, điểm nhấn mạnh ở đây là nó phải là một nơi các bạn có thể thực hành thiền mà không bị quấy nhiễu. Nó nên phải là nơi mà các bạn có thể phát triển sự tập trung hay định. Đó là điểm cốt yếu.
3. Kasiṇa Đất
Đề mục thiền đầu tiên được đề cập đến trong chương thứ ba là kasiṇa đất. ‘Kasiṇa’ có nghĩa là toàn bộ hay vòng tròn hay quả cầu. Chúng ta hãy gọi nó là một cái đĩa vì các bạn nhìn vào cái đĩa bằng đất và rồi thực hành thiền với các đĩa đó là đề mục hay là đối tượng.
“Khi vị tỳ-kheo đã loại bỏ những chướng ngại nhỏ nhặt, rồi sau khi đi khất thực về, thọ thực xong và đã từ bỏ đi cơn buồn ngủ do bữa ăn.”1 Điều đó có nghĩa là sau khi vị đó đã nghỉ ngơi một chút; sau bữa ăn, các bạn thường cảm thấy buồn ngủ một chút. Các bạn muốn đi ngủ. Các bạn có thể nghỉ một chút. Đó là ý nghĩa của ‘từ bỏ đi cơn buồn ngủ do bữa ăn’.
“Vị đó nên ngồi xuống một cách thoải mái tại một nơi xa vắng, ẩn dật và ghi nhận ấn tướng đất hoặc được chế tạo ra hoặc không được chế tạo ra.”2 Đề mục kasiṇa đất có thể là được chế tạo ra hoặc nó có thể là không được tạo ra, tức là tự nhiên.
“Vì nó được nói như sau: ‘Vị đang học đề mục kasiṇa đất’ – ‘học đề mục kasiṇa đất’ có nghĩa là thực hành thiền với đề mục đất. Ở đây cũng vậy, ngài Ñāṇamoli muốn đi sát ngữ nghĩa. Từ Pāḷi ‘uggaha’ có nhiều nghĩa. ‘Lượm nhặt lên’ cũng là uggaha. ‘Học’ là uggaha. ‘Nắm giữ’ hay ‘bám thủ’ là uggaha. Ở đây, nó có nghĩa là thực hành thiền trên đề mục kasiṇa hoặc tập trung vào đề mục kasiṇa.
“Vì nó được nói như sau: ‘Vị đang học đề mục kasiṇa đất ghi nhận ấn tướng đất hoặc được chế tạo ra hoặc không được chế tạo ra, giới hạn hoặc vô hạn, có đường bao quanh hoặc không có đường bao quanh, bị bao vòng hay không được bao vòng, có kích cỡ của cái giạ (đong lúa) hoặc của cái đĩa.’”1 Cái giạ (đong lúa) là gì?
Học viên: Nó là một đơn vị đo lường.
Giảng sư: Nó có sâu không? Trong tiếng Miến, từ này được dịch thành một cái khay tròn sâu khoảng một inch2. Nó không phải là cái rổ hay cái giạ. Khi các bạn muốn dọn một món ăn gì đó, các bạn dùng một cái khay. Nó giống như vậy đó.
“Kích cỡ của cái đĩa”3 – trong tiếng Miến, chúng tôi dịch nó thành cái nắp đậy của cái nồi. Khi các bạn nấu cái gì đó, các bạn dùng một cái nồi bằng đất sét và có cái nắp. Nó có đường kính khoảng chín hoặc mười inch.
“Vị đó nhìn nhận rằng ấn tướng được ghi nhận rõ ràng, được nắm bắt rõ ràng, được hiểu biết rõ ràng.”4 Vị đó đặt tâm trí của mình vào đối tượng và cố gắng tập trung vào đối tượng đó, và thật ra là cố gắng ghi nhớ đối tượng để vị đó có thể thấy được đối tượng, thấy được ấn tướng với mắt nhắm.
“Sau khi làm như vậy, và thấy được lợi ích của nó và ghi nhận nó như là một báu vật, phát triển sự tôn trọng dành cho nó, quý mến nó, vị đó gắn chặt tâm trí vào đối tượng đó.”1 Vị đó thậm chí có thể là dính mắc vào nó. Sau khi các bạn có hình ảnh đó hay ấn tướng đó trong tâm trí của mình, các bạn có thể dính mắc vào nó. Các bạn không muốn đánh mất nó. Các bạn trân quý nó.
“Vị đó gắn chặt tâm trí vào đối tượng đó nghĩ rằng ‘Chắc chắn theo cách này’2 – thật ra là “‘Chắc chắn bằng sự thực hành này, tôi sẽ thoát khỏi lão và tử’.” Yếu tố mà tác giả (ND: ngài Buddhaghosa) đang miêu tả ở đây là thiền chỉ tịnh (samatha). Thậm chí thiền chỉ tịnh (samatha) cũng nên được hướng đến việc giải thoát khỏi lão và tử. Điều đó có nghĩa là, sau khi thực hành thiền chỉ tịnh (samatha) trên đối tượng này, hành giả sẽ tiến đến thiền minh sát (vipassanā).
Thiền chỉ tịnh (samatha) không thôi thì không được Đức Phật ca ngợi. Các bạn thực hành thiền chỉ tịnh (samatha) để có được định tốt. Rồi các bạn tiến hành thiền minh sát (vipassanā). Với sự giúp đỡ của định từ thiền chỉ tịnh (samatha), các bạn có thể dễ dàng tiến hành thiền minh sát (vipassanā). Thiền chỉ tịnh (samatha) nên là nền tảng cho thiền minh sát (vipassanā). Đó là lý do tại sao ở đây nói: “Chắc chắn bằng sự thực hành này, tôi sẽ thoát khỏi lão và tử.”
“Ly dục tức là xa lánh các khao khát dục trần… vị đó chứng đắc và an trú vào sơ thiền.” Chúng ta sẽ học đến các tầng thiền (jhāna) vào tuần tới, không phải hôm nay.
Khi một người có kinh nghiệm từ trước về việc hành thiền, thì vị đó có thể không cần phải chế tạo cái đĩa bằng đất. Chỉ bằng cách nhìn vào đất thiên nhiên, vị đó cũng có thể đạt được ấn tướng, tức là học tướng hay thủ tướng. Nếu một người đã có kinh nghiệm trong quá khứ, thì vị đó có thể không cần làm đĩa kasiṇa. Nếu vị đó chưa có kinh nghiệm này, thì vị đó phải chế tạo đĩa kasiṇa. Đó là ý nghĩa của nhóm từ ‘được chế tạo và không được chế tạo’. ‘Không được chế tạo’ là dành cho những ai đã có kinh nghiệm trong những kiếp quá khứ. Đối với những ai chưa có kinh nghiệm, họ phải chế tạo ra đĩa kasiṇa cho chính mình.
“Khi một người chưa có kinh nghiệm thực hành như vậy trước đây, vị đó nên chế tạo ra một kasiṇa, tránh bốn lỗi lầm và không nên bỏ qua bất kỳ hướng dẫn nào về đề mục hành thiền vốn được học từ vị thầy. Bốn lỗi lầm của một kasiṇa là do sự xâm nhập của màu xanh, màu vàng, màu đỏ hoặc màu trắng.”2 Khi các bạn chế tạo kasiṇa đất, nó phải không được có màu xanh, màu vàng, màu đỏ hoặc màu trắng. Đó là vì trong số mười kasiṇa, có bốn kasiṇa màu sắc – xanh, vàng, đỏ và trắng. Cho nên, để không bị trộn lẫn hay nhầm lẫn với chúng, kasiṇa đất phải không nên có màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay màu trắng.
“Thay vì dùng đất sét với những màu như vậy, vị đó nên chế tạo kasiṇa với đất sét có màu như dòng sông Gaṅgā, tức là màu của rạng đông.”1 Nó có chút gì đó đo đỏ, nhưng thật sự không phải màu đỏ. Các bạn có lẽ đã từng thức dậy sớm để ngắm rạng đông. Trong các tài liệu sách vở của chúng tôi, màu này được định nghĩa là hơi đo đỏ, nhưng không hẳn là màu đỏ, chỉ là hơi đỏ một chút. Đó là màu của kasiṇa đất. Trong tài liệu này nói rằng, các bạn nên dùng đất sét màu rạng đông. Các bạn nên lấy đất sét từ dòng sông Gaṅgā. ‘Gaṅgā’ không nhất thiết phải là dòng sông Ganges ở Ấn Độ. Một dòng sông được gọi là ‘gaṅgā’. Gaṅgā là danh từ chung có nghĩa là dòng sông. Và nó cũng là tên gọi là một dòng sông tại Ấn Độ.
“Vị đó không nên chế tạo nó tại ngay giữa tự viện, tại nơi mà các sa-di, vân vân, tụ họp qua lại, mà nên chế tạo nó tại những chỗ kín đáo trong tự viện.”2 Như vậy, vị đó nên chế tạo nó tại nơi vắng vẻ hẻo lánh.
Khi vị đó chế tạo vật thể kasiṇa, vị đó có thể chế tạo thành cái mang theo được hoặc là thành cái cố định. “Cái mang theo được thì nên được làm bằng cách buộc giẻ, hoặc da, hoặc chiếu thảm vào bốn thanh cây và bôi trét lên đó một đĩa đất có kích cỡ như đã được trình bày.” Điều đó có nghĩa là khoảng kích cỡ của một cái khay tròn. Kích cỡ sẽ được trình bày thêm ở phía dưới.
“… Sử dụng đất sét không có cỏ, rễ, cát và sạn, và được nặn nhào tốt. Tại thời điểm ban đầu, tức là lúc mới bắt đầu thực hành thiền, vật thể kasiṇa nên được đặt trên mặt đất để nhìn.”1 Như vậy, các bạn đặt nó trên mặt đất để nhìn vào và hành thiền trên đối tượng đó.
“Cái cố định thì nên được chế tạo bằng cách đóng cọc xuống đất theo hình một đài sen, đan kết chúng lại bằng dây leo. Nếu đất sét (ND: loại đúng kiểu cách) không có đủ, thì nên dùng loại đất sét khác đặt bên dưới.” Như vậy, nếu đất sét màu rạng đông không có đủ, thì các bạn có thể dùng đất sét với màu khác đặt bên dưới và đặt đất sét màu rạng đông lên bề mặt, phía trên.
“Và một cái đĩa chiều ngang rộng một gang tay và bốn ngón tay được làm đặt lên trên đó” – tức là khoảng kích cỡ của cái khay. Một gang tay và bốn ngón tay là có đường kính khoảng mười inch.
“Như vậy, sau khi làm cho nó được phân định và có kích cỡ như được quy định, vị đó nên dùng một cái bay bằng đá để là phẳng nó.”4 Vị đó không nên dùng cái bay bằng gỗ vì nó sẽ làm cho màu (ND: kasiṇa đất) trở nên bị xấu đi hoặc bị sai đi. “Và làm cho nó bằng phẳng như là bề mặt của một cái trống.”1 Như vậy, nó rất là bằng phẳng.
“Rồi vị đó nên quét dọn nơi đó sạch sẽ và đi tắm rửa.” Chúng ta sẽ nói đến phần này sau. Chúng ta cần sự sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài.
“Sau khi quay lại, vị đó nên ngồi trên một cái ghế được bao bọc tốt đẹp.” Thật ra, nó không phải là một cái ghế được bao bọc tốt đẹp. Nó là một cái ghế được đặt ngay ngắn trên mặt đất bằng phẳng.
“Vị đó nên ngồi trên một cái ghế được đặt ngay ngắn, cao một gang tay và bốn ngón tay (khoảng mười inch), ở nơi cách cái đĩa kasiṇa một khoảng hai khuỷu tay rưỡi.”4 Như vậy, cái đĩa nên được đặt cách xa khoảng bốn feet5. Một khuỷu tay là mười tám inch. Như vậy, hai khuỷu tay là 36 inch, tức là ba feet và rồi thêm chín inch nữa.
“Vì cái đĩa kasiṇa (sẽ) không xuất hiện rõ ràng cho vị đó (thấy) nếu vị đó ngồi xa hơn như vậy.” Nếu vị đó ngồi quá xa, nó sẽ không rõ ràng cho vị đó. Nếu vị đó ngồi quá gần, thì các khuyết điểm của kasiṇa (sẽ) xuất hiện. Khi các bạn làm một cái đĩa đất, nó có thể là không bằng phẳng như cái gương đâu. Cho nên, các bạn có thể thấy những khuyết điểm như các dấu ấn của các ngón tay của các bạn hay những thứ tương tự như vậy. Để không thấy chúng, các bạn phải đặt cái đĩa kasiṇa hơi xa một chút.
“Nếu vị đó ngồi cao hơn, vị đó phải nhìn nó với cổ gập hay cúi xuống; và nếu vị đó ngồi thấp hơn, hai đầu gối vị đó (sẽ) bị đau.”1 Như vậy, vị đó nên ngồi ở nơi không quá cao cũng không quá thấp. Cái đĩa kasiṇa không nên quá xa cũng không nên quá gần vị đó. Rồi vị đó thực hành thiền.
Khi vị đó nhìn vào cái đĩa, vị đó không nên mở mắt quá rộng. Nếu vị đó mở mắt quá rộng, vị đó trở nên mệt mỏi và cái đĩa trở nên quá rõ ràng, hiển nhiên. Và khi cái đĩa trở nên quá rõ ràng, hiển nhiên, thì ấn tướng không thể trở nên hiện rõ cho vị đó. Nếu vị đó mở mắt quá hẹp, thì vị đó không thể thấy rõ ràng cái đĩa. Và như vậy, vị đó có thể trở nên rã rượi và buồn ngủ. Cái đĩa kasiṇa nên được nhìn với hai mắt mở cân bằng, không quá rộng cũng không quá hẹp giống như là vị đó đang nhìn chính mình trong gương. Khi các bạn nhìn vào gương, các bạn nhìn vào gương mặt của mình chứ không phải màu sắc của cái gương hoặc các đặc tính của cái gương. Cũng theo cách này, khi các bạn nhìn vào cái đĩa, các bạn không nhìn vào màu sắc của nó và vân vân. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau.
“Màu sắc không nên được xem kỹ. Đặc tính không nên được lưu ý.”2 Tác giả (ND: ngài Buddhaghosa) không nói rằng các bạn không nên nhìn màu sắc, vì các bạn không thể tránh được việc nhìn màu sắc khi các bạn nhìn vào cái đĩa. Cái đĩa có màu hơi đỏ. Khi các bạn nhìn vào cái đĩa và thực hành thiền trên nó, các bạn không thể tránh được việc nhìn màu sắc. Nhưng các bạn không lưu ý vào màu sắc, vì nếu các bạn lưu ý vào màu sắc, thì sự thực hành thiền của các bạn sẽ không phải là trên cái đĩa bằng đất mà là trên cái đĩa màu sắc. Các bạn không được trộn lẫn với các đĩa màu sắc. Các bạn không được lưu ý đến màu sắc.
“Đặc tính không nên được lưu ý.” Đất có đặc tính cứng mềm. Các bạn không nên tập trung vào tính cứng mềm của đất trên cái đĩa. Nếu các bạn tập trung vào đặc tính của cái đĩa đất, thì các bạn đang thực hành một loại thiền khác, chứ không phải thiền kasiṇa này. Có một loại thiền khác được miêu tả có lẽ là trong Chương 10, tại đó các bạn tập trung vào các đặc tính của các pháp thay vì là vào chính các pháp đó. Ở đây, các bạn tập trung vào kasiṇa đất, chứ không phải vào các đặc tính của nó.
“Không nên được lưu ý vào đặc tính. Thay vào đó, trong khi không phớt lờ đi màu sắc, hành giả nên lưu ý bằng hoặc với việc đặt tâm vào khái niệm (tên gọi), tức là danh chế định.”1 Đất là một khái niệm. Nó không phải là một sự thật (chân đế). Cái có thật thì chỉ là tính chất cứng mềm. Tính cứng mềm là một sự thật, còn đất thì chỉ là một khái niệm. Loại thiền này lấy khái niệm làm đề mục, chứ không phải lấy sự thật (chân đế) làm đề mục. Như vậy, khái niệm nên được ghi nhận và lưu ý ở đây. Tức là những yếu tố như hình thể, vật thể, đất, đất hình tròn mà các bạn đang nhìn vào. Nhưng các bạn không tập trung vào đặc tính của nó, tức là đặc tính cứng hay mềm. Các bạn không nhìn vào màu sắc hoặc không lưu tâm vào màu sắc mà chỉ vào cái thứ được mọi người gọi là đất.
Rồi các bạn nhìn vào nó và niệm “đất, đất, đất”. Cho nên, ở đây có nói: “Cái trạng thái chế định hay khái niệm đó có thể được gọi bằng bất kỳ cái tên nào hành giả thích trong số những tên gọi dành cho đất.”1 Có nhiều từ được dùng để chỉ cho ‘đất’. Chúng là những từ đồng nghĩa. Các bạn có thể dùng bất kỳ từ đồng nghĩa nào dành cho đất. Trong Pāḷi có các từ như pathavī, mahī, medinī, bhūmi, vasudhā và vasudharā. Tức là có nhiều từ Pāḷi có nghĩa là ‘đất’. Bất kỳ từ nào cũng có thể dùng được. Các bạn nhìn vào cái đĩa và các bạn niệm từ Pāḷi ‘pathavī, pathavī, pathavī’ hoặc là ‘vasudhā, vasudhā’. Bất kỳ từ nào các bạn niệm, nó phải có nghĩa là đất. Vị đó dùng ‘bất kỳ từ nào phù hợp với sự nhận thức của mình’.
“Tuy nhiên, ‘đất’ cũng là một tên gọi hiển nhiên.”2 Câu văn ở đây thật sự có nghĩa là: ‘đất’ là một tên gọi thường được dùng. Cho nên, các bạn có thể chỉ dùng từ ‘pathavī’, mà không dùng những từ khác. Đó là ý nghĩa muốn nói ở đây.
“Tuy nhiên, ‘đất’ (từ ‘cũng’ không cần thiết ở đây) là một tên gọi hiển nhiên, cho nên, nó có thể được tu tập hay được phát triển với từ ngữ hiển hiên (này) bằng cách niệm ‘đất, đất’.”3 Điều đó có nghĩa là pathavī, pathavī, pathavī. Các bạn nhìn vào kasiṇa đất với mắt mở và niệm ‘đất, đất’.
Rồi các bạn nhắm mắt lại và cố gắng ghi nhớ nó. Rồi các bạn lại mở mắt và nhắm mắt lại. Các bạn thực hành theo cách này. Các bạn cố gắng ghi nhớ hình ảnh hay ấn tướng của đất cho đến khi các bạn có được nó trong tâm trí của mình, cho đến khi các bạn thấy được nó trong tâm trí của mình mà không cần nhìn vào nó nữa.
Đó là lúc mà các bạn được cho là đã đạt được cái được gọi là ‘học tướng’ ở đây. Điều đó có nghĩa là ấn tướng có tính trừu tượng hoặc chúng ta hãy gọi nó là thủ tướng hay học tướng.
Sau khi các bạn có được thủ tướng, các bạn rời nơi đó và đi về trú xứ của riêng mình và thực hành tại trú xứ. Đó là vì nếu các bạn tiếp tục nhìn vào cái đĩa và thực hành đi lại, điều được ghi nhận là các bạn (sẽ) không thể đạt được quang tướng.
‘Quang tướng’ thì vi tế hơn thủ tướng. Để có được quang tướng, các bạn phải thực hành nhìn vào tâm trí của mình, chứ không phải nhìn vào chính vật đó.
Để không nhìn thấy vật đó, không nhìn vào vật đó, các bạn phải xa lánh nó, vì nếu các bạn ở gần nó, các bạn không thể tránh khỏi việc nhìn vào nó. Cho nên, các bạn cứ bỏ nó tại đó và đi về nơi trú của riêng mình và thực hành thiền, ghi nhớ hoặc nhìn thấy ấn tướng trong tâm trí của mình và trú vào đó đi lại nhiều lần. Rồi nó (sẽ) trở nên vi tế và chuyển thành cái được gọi là ‘quang tướng’.
Học viên: Chúng ta không ghi nhớ hoặc hình dung ra từ ‘đất’?
Giảng sư: Không, không phải từ ‘đất’ mà là cái vật chúng ta gọi là ‘đất’.
Học viên: Như vậy, quang tướng là hình ảnh trong tâm trí của chúng ta phải không?
Giảng sư: Đúng vậy, hình ảnh trong tâm trí. Hình ảnh trong tâm trí đầu tiên ở đây được gọi là ‘học tướng’. Ấn tướng đó hiện ra giống như là vật thật. Các bạn trú trên nó nhiều lần trong tâm trí của mình và nó (sẽ) chuyển thành quang tướng. Khi nó chuyển thành quang tướng, nó trở nên vi tế. Nó trơn láng và rất trong sáng. Khi các bạn có thủ tướng trong tâm trí của mình, bất kỳ khuyết điểm gì có trên cái đĩa cũng sẽ xuất hiện trong tâm trí của các bạn. Nhưng khi các bạn đạt đến giai đoạn của quang tướng, thì các khuyết điểm hoặc lỗi của kasiṇa biến mất. Nó trở thành giống một tấm gương được lau chùi bóng sạch.
Các bạn trú trên đó nhiều lần cho đến khi các bạn đạt được cận định trước và rồi đến định của thiền. Có hai loại định – cận định và an trú định. Cận định là trạng thái các bạn chứng đắc trước khi các bạn đạt đến giai đoạn của thiền (jhāna). Chúng được miêu tả trong các đoạn văn 32, 33 và vân vân.