Kiến Thức Cơ Bản Về Thắng Pháp (Abhidhamma)
Trong Thắng Pháp (Abhidhamma), có bốn pháp chân đế (paramattha): tâm (citta), tâm sở (cetasika), sắc pháp (rūpa), và Níp-bàn (Nibbāna). Ngoài bốn pháp này ra, mọi thứ khác là những ảo giác không có thực chất hay những thứ được chế định hay những khái niệm (paññatti).
Tâm (Citta)
Ba Loại Tâm
Theo giáo lý của Đức Phật, các hiện tượng nhận thức tạo lập nên tâm (citta) và các tâm sở (cetasika), mà được gọi chung là tâm thức hay danh pháp (nāma). Tâm thì chỉ có một khi nói về sự trải nghiệm hay nhận thức các đối tượng giác quan, nhưng nó lại được phân loại ra thành 89 do bởi các tâm sở sanh lên cùng với nó. Tuy nhiên, nói một cách cơ bản chung chung thì nó có thể được chia ra làm ba loại như sau:
- Tiềm Thức: Loại tâm thức thứ nhất được gọi là tâm bẩm sinh, vốn là kết quả của nghiệp (kamma)1 quá khứ. Loại tâm bẩm sinh này phân định chúng ta là thông minh hay khờ dại, tốt bụng hay tàn bạo. Nói một cách khác, nó đại diện cho cả tính di truyền và nhân cách của chúng ta. Giống như dòng chảy của một dòng sông, tâm
1 Nghiệp (kamma) là một loại di sản tinh thần được để lại dưới dạng ngủ ngầm do bởi những hành động có chủ ý mà chúng ta đã thực hiện trong quá khứ. Nó luôn luôn mang lại cho chúng ta kết quả tương ứng của nó khi các điều kiện thích hợp được hội đủ. Loại duyên thứ mười ba ở dưới sẽ trình bày thêm chi tiết về nghiệp. Bẩm sinh này sanh lên và diệt đi từng mỗi sát-na xuyên suốt toàn bộ đời sống của mỗi người ngoại trừ những khoảng thời gian của những lộ tâm năng động. Theo nghĩa đen, tâm bẩm sinh này được biết đến bởi ba tên gọi: “tâm tục sinh” (paṭisandhi) tại thời điểm đầu tiên của một kiếp sống, và “tâm tử” (cuti) tại thời điểm cuối cùng, và “tâm hữu phần” (bhavaṅga) trong khoảng giữa của một kiếp sống khi mà không có tâm năng động. Không có thuật ngữ tương đương cho từ này; khái niệm gần nhất có lẽ là “tiềm thức”1. Dòng chảy không gián đoạn của tâm bẩm sinh hay của tiềm thức diễn ra khi chúng ta ở trong bụng mẹ, khi chúng ta ngủ say hoặc khi chúng ta bất tỉnh.
Khi các đối tượng giác quan tác động vào dòng chảy của tiềm thức này thì nó làm sanh lên ý nghĩ thiện hay bất thiện tùy thuộc vào sự tác ý (manasi-kāra) của chúng ta. Nói một cách khác, những suy nghĩ của chúng ta xen vào hay đi vào dòng chảy của tâm thức thông qua tâm bẩm sinh hay tiềm thức của chúng ta, mà được gọi là “ý môn” (mano-dvāra)2 do bởi nguyên nhân đó. Đức Phật đã có nói về tâm bẩm sinh hay tiềm thức này như sau:
Pabhassaramidaṃ bhikkhave cittaṃ. Tañca
āgantukehi upakkilesehi upakiliṭṭhaṃ3.
Này các Tỳ kheo, tâm ý là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm với những phiền não
tạm thời.
(Aṅguttara-nikāya)
1 Do đó, hai thuật ngữ “tâm bẩm sinh” và “tiềm thức” sẽ được dùng là những từ đồng nghĩa.
2 Mano-dvāraṃpanabhavaṅgantipavuccati.
(Abhidhammattha-saṅgaha 47
3 ND: Phần Pāḷi trích dẫn trong nguyên tác có nhiều lỗi chính tả. Chúng tôi đã tra cứu và chỉnh sửa cho đúng theo như trong Aṅguttaranikāya – Ekakanipātapāḷi – Paṇihitācchavaggo – 49
Có mười chín loại tiềm thức như sau (ND: được phân chia thành bốn nhóm):
- Tiềm thức của súc sanh, các loại ma quỷ và chúng sanh ở địa ngục được gọi là santīraṇa1 mà là quả của nghiệp (kamma) bất thiện.
- Tiềm thức của người nhân loại mà bị khuyết tật bẩm sinh cũng được gọi là santīraṇa mà là quả của nghiệp (kamma) thiện nhưng với chất lượng kém vì nó được thực hiện thiếu trí tuệ và được đi theo trước và sau bởi những trạng thái tinh thần bất thiện.
- Tiềm thức của những người nhân loại và thiên chúng không bị khuyết tật là một trong tám tâm đại quả. Tám tâm này là quả của nghiệp (kamma) thiện quá khứ với chất lượng tốt.
- Tiềm thức của các Phạm thiên (Brahma)2 là một trong chín tâm quả thiền (năm quả sắc giới và bốn quả vô sắc). Những tâm này là quả của sự chứng đắc thiền từ kiếp sống kế trước.
- Tâm Giác Quan: Loại tâm thứ hai được gọi là tâm giác quan, chủ yếu là bao gồm năm tâm có liên quan
1 Santīraṇa được dịch sát theo nghĩa đen là “tâm quan sát”, tức là một trong mười tám tâm vô nhân.
2 Ma quỷ (peta trong tiếng Pāḷi), thiên nhân (Deva) và Phạm thiên (Brahma) là những chúng sanh mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt trần trừ phi họ muốn cho chúng ta thấy. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra khả năng tồn tại của những chúng sanh mà chúng ta không nhìn thấy được như ma quỷ.
Tới các giác quan: thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng. Mỗi loại lại được chia ra làm hai: thiện và bất thiện.
Khi một cảnh sắc tác động vào nhãn môn của chúng ta, sát-na đương thời của tiềm thức diệt đi (atīta-bhavaṅga); sát-na tiềm thức thứ hai rung động (bhavaṅga-calana); sát-na tiềm thức thứ ba ngắt dòng chảy của tiềm thức (bhavaṅg’upaccheda); và tiếp theo sau đó, sự chú ý trọn vẹn của chúng ta được hướng về cảnh sắc (pañca- dvārāvajjana). Rồi tâm nhãn thức (cakkhu-viññāṇa1) sanh lên, và theo sau đó lần lượt là tâm tiếp thâu (sampaṭicchana), tâm quan sát (santīraṇa), và tâm đoán định (vuṭṭhabbana). Cùng tiến trình này cũng xảy ra khi âm thanh, mùi khí, vị chất và sự đụng chạm tác động vào nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn của chúng ta một cách tương ứng. Những tâm giác quan này (ngoại trừ tâm hướng ngũ môn (pañca-dvārāvajjana) và tâm đoán định (vuṭṭhabbana)) được liên kết với nghiệp (kamma) quá khứ của chúng ta. Chúng ta trải nghiệm các đối tượng được khao khát là do kết quả của nghiệp tốt; chúng ta trải nghiệm các đối tượng không được khao khát là do kết quả của nghiệp xấu. Như vậy, thông qua những tâm giác quan, chúng ta chỉ đơn giản trải nghiệm những đối tượng (giác quan) tại thời điểm hiện hữu của chúng theo một phương cách thụ động mà không có một phản ứng thiện (kusala) hay bất thiện (akusala) nào cũng như với cảm giác hạnh phúc (somanassa) hay bất mãn (domanassa) nào.
- Tâm Năng Động: Loại tâm thứ ba là tâm năng động hoàn toàn, được biết đến là đổng lực (javana). Đây thật ra là cái chúng ta gọi là những “suy nghĩ” có liên hệ tới các phản ứng thiện (kusala) hay bất thiện (akusala), và có liên quan với cảm giác hạnh phúc (somanassa), bất mãn (domanassa) hay trung tính (upekkhā). Loại tâm năng động này có đủ sức mạnh để lại phía sau dưới dạng ngủ ngầm cái năng lượng tinh thần (viññāṇa-satti) chứa đựng trong nó.
1 ND: Trong nguyên tác tiếng Anh ghi là viññaṇa
Nó bao gồm hai loại: đổng lực ngũ môn (pañca-dvārika-javana) và đổng lực ý môn (mano-dvārika-javana).
Ở trên, chúng ta đã miêu tả tám sát-na tâm, bắtđầu với tâm tiềm thức đầu tiên và kết thúc với tâm đoán định (vuṭṭhabbana), sanh lên khi một trong năm cảnh giác quan đi vào môn tương ưng của nó. Đổng lực (javana) ngũ môn xảy ra ngay lập tức sau tâm đoán định (vuṭṭhabbana) này. Đổng lực (javana) ý môn sanh lên khi bất kỳ loại cảnh giác quan nào bao gồm các đối tượng chung chung hay các đối tượng mang tính tinh thần (cảnh pháp (dhammārammaṇa)1) xuất hiện tại ý môn (tức là tâm tiềm thức). Các đổng lực (javana) của cả hai loại (đổng lực ngũ môn va đổng lực ý môn) lặp lại sáu hay bảy lần, và được đi theo sau bởi hai sát-na tâm na cảnh (tadārammaṇa) nếu cảnh giác quan đó đủ rõ ràng hay đủ mạnh để chiếm toàn bộ sự chú ý (atimahanta-ārammaṇa). Những đổng lực (javana) này được phân chia thành 55 loại như sau:
- Tám tâm có nhân tham, làm động lực cho những hành động bất thiện như trộm cướp, tà dâm và sử dụng các chất say, vân vân.
- Hai tâm có nhân sân, làm độ ng lực cho những hành động bất thiện như giết chóc, tra tấn, làm đau đớn, nói xấu người khác, sỉ nhục, vân vân.
- Hai tâm có nhân si, làm khởi sanh lên tất cả những hành động vô thức bao gồm tán gẫu, mơ tưởng viển vông, phóng dật và suy nghĩ vô định.
- Tâm tiếu sinh (hasituppāda), thuộc về vị A-la-hán (Arahatta), tức là bậc đã giác ngộ hoàn toàn.
- Mười sáu tâm thiện (tám đại thiện và tám đại duy tác), làm động lực cho những hành động tốt như bố thí, trì giới, làm việc tình nguyện, tham thiền và vân vân.
- Mười tám tâm thiền (Jhāna), tức là các tâm có liên quan đến sự tập trung cao độ (hay các yếu tố thiền). Chúng là: mười tâm sắc giới (năm thiện, năm duy tác) và tám tâm vô sắc (bốn thiện, bốn duy tác).
- Tám tâm Siêu thế (bốn Đạo và bốn Quả), tức là các tâm có liên quan đến trí tuệ bậc cao, hay nói cách khác là có liên quan đến Bát Thánh Đạo.
1 “Các đối tượng chung chung” hay “các đối tượng mang tính tinh thần” (các cảnh ý môn) là các đối tượng mà chỉ có thể đi vào thông qua tiềm thức của chúng ta, chứ không phải thông qua năm giác quan. Chúng bao gồm tất cả các hiện tượng danh, sắc và khái niệm, ngoại trừ những cảnh ngũ môn hiện tại.
Ghi chú: Độc giả hãy xem sự liệt kê những tâm được nêu ở trên trong phần Phụ Lục 1. Trong số bảy loại đổng lực (javana) được nhắc đến ở trên, năm loại đầu tiên là những đổng lực thông thường bao gồm những trạng thái tinh thần như suy nghĩ, lên kế hoạch, mơ tưởng viển vông, phân tích, suy diễn, hạnh phúc, bất hạnh và vân vân. Hai loại sau cùng (thiền (jhāna) và siêu thế) là những tâm có định và tuệ bậc cao, một cách tương ứng, được tu luyện một cách chuyên sâu, sẽ được giải thích chi tiết trong phần duyên hệ (paṭṭhāna), tức là loại duyên thứ mười bảy và thứ mười tám.
Lộ Trình Tâm Ngũ Môn
Để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về những điều được đề cập đến ở trên, chúng ta cần phải hiểu hai loại lộ trình tâm (vīthi), tức là lộ tâm ngũ môn (pañca-dvārika vīthi) và lộ tâm ý môn (mano-dvārika vīthi), vốn thường chen vào dòng chảy của tiềm thức. Khi các cảnh ngũ môn tác động vào các môn giác quan tương ứng của chúng, lộ tâm ngũ môn (pañca-dvārika vīthi) diễn ra với các sát-na tâm theo trình tự như sau:
- Tâm hữu phần vừa qua (atīta-bhavaṅga)
- Tâm hữu phần rúng động (bhavaṅga-calana)
- Tâm hữu phần dứt dòng (bhavaṅg’upaccheda)
- Tâm hướng ngũ môn (pañca-dvār’āvajjana)
- Tâm nhãn thức (cakkhu-viññāṇa) (tâm nhĩ thức, tâm tỷ thức, vân vân)
- Tâm tiếp thâu (sampaṭicchana)
- Tâm quan sát (santīraṇa)
- Tâm đoán định (vuṭṭhabbana)
- Bảy sát-na tâm đổng lực (javana), tức là tâm năng động, được đi kèm theo bởi các tâm sở (cetasika) thiện hay bất thiện tùy thuộc vào trạng thái hay xu hướng tinh thần của người đó
- Hai sát-na tâm na cảnh (tadārammaṇa).
Trong lộ tâm này, những sát-na tâm từ 1 cho đến 3 là những tâm tiềm thức, từ 4 cho đến 7 là những tâm giác quan, và những tâm còn lại được xem là những tâm đầy đủ hoàn toàn, tức là những tâm năng động. Thật ra, chỉ có loại thứ 9 (bao gồm bảy sát-na tâm) là tâm đầy đủ hoàn toàn thật sự vì nó liên quan đến phản ứng tinh thần mang tính thiện (kusala) hay bất thiện (akusala), và cảm thọ hạnh phúc (somanassa), bất mãn (domanassa) hay trung tính (upekkhā), và do đó, đủ mạnh để lưu lại phía sau năng lượng tinh thần ở dạng tiềm ẩn. Tuy nhiên, những sát-na tâm trong mục 8 và 10 lại được bao gồm vào những tâm đầy đủ hoàn toàn hay những tâm năng động chỉ vì chúng đi ngay theo trước và ngay theo sau đổng lực (javana), tức là tâm đầy đủ hoàn toàn hay tâm năng động. Tuy nhiên, sát-na tâm trong mục 5 lại không được bao gồm trong tâm đầy đủ hoàn toàn hay tâm năng động vì nó đi trước và chỉ góp phần vào những tâm giác quan mà không góp phần vào những tâm đầy đủ hoàn toàn.
Chú Giải: “Kiểm định, tiếp nhận, điều tra, xác định và ghi nhận” là những hoạt động mà thông thường chiếm thời gian và cần năng lượng. Tuy vậy, trong trường hợp của lộ trình tâm (vīthi), những thuật ngữ này thật ra lại chỉ đến những sát-na tâm cụ thể đang ứng xử với đối tượng giác quan theo những phương thức đặc biệt. Những sát-na tâm như vầy thì rất ngắn ngủi đến mức hàng tỷ sát-na tâm có thể sanh lên trong vòng một giây. Như vậy, những thuật ngữ này nên được diễn giải là những loại chức năng nhất định mang tính tinh thần thay vì là ý nghĩa thật sự của chúng trong ngôn ngữ bình nhật.
Lộ Trình Tâm Ý Môn
Khi một đối tượng chung chung (xin hãy xem chú thích ở trước) tác động vào ý môn (tức là dòng hữu phần), lộ tâm ý môn (mano-dvārika vīthi) sanh lên như sau:
- Tâm hữu phần rúng động (bhavaṅga-calana)
- Tâm hữu phần dứt dòng (bhavaṅg’upaccheda)
- Tâm hướng ý môn (mano-dvār’āvajjana)
- Bảy sát-na đổng lực (javana), tức là tâm năng động, có thể được kết hợp với các tâm sở (cetasika) thiện hay bất thiện tùy thuộc vào trạng thái hay xu hướng tinh thần của người đó
- Hai sát-na tâm na cảnh (tadārammaṇa).
Lưu ý: Trong lộ tâm này, hai sát-na tâm đầu tiên là những tâm tiềm thức, và những sát-na tâm còn lại được xem là những tâm đầy đủ hoàn toàn, tức là những tâm năng động, với cùng nguyên nhân được đề cập đến ở trên. Không có tâm giác quan nào.