TÓM TẮT TIỂU SỬ NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG BHADDANTA SUNDARA (TIPIṬAKADHARA, TIPIṬAKAKOVIDA, DHAMMABHAṆḌĀGĀRIKA)
(Bậc thông Thuộc Tam Tạng, Bậc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Giữ Gìn Kho Tàng Pháp Bảo)
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara là một trong 15 vị Tam Tạng xuất hiện trong thế giới đương đại tại Myanmar, và là 1 trong 11 vị Tam Tạng hiện đang còn sống, dạy dỗ, hoằng pháp và lãnh đạo tinh thần Phật giáo Theravāda tại Myanmar nói riêng và thế giới nói chung.
Theo tuần tự xuất hiện của 15 vị Tam Tạng, Ngài là bậc xuất hiện thứ 10, nên các Phật tử Việt Nam thường gọi Ngài với danh xưng tắt là Ngài Tam Tạng 10, hoặc Phật tử Myanmar gọi theo tên quê hương nơi Ngài sinh là Tipiṭaka Myaing Sayadaw.
Trong 15 vị Tam Tạng thì Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara là bậc vừa hướng dẫn pháp học Pariyatti, lại vừa hướng dẫn Pháp hành Vipassanā. Hiện nay, tại Trung Tâm thiền viện của Ngài ở Yangon, hằng ngày có từ 150 đến 300 Yogī học và hành Vipassanā, riêng trong các dịp nghĩ lễ lớn thì có trên hàng ngàn Yogī (thời gian chưa có dịch bệnh Covid-19).
* Về Pháp học Pariyatti:
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara là Bậc đạt đến tột cùng của Pháp học Phật Giáo đó là hoàn thành trọn vẹn chương trình học Tam Tạng (Tipiṭaka).
* Về pháp hành Paṭipatti:
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara đã trải qua trên 30 năm thực hành và hướng dẫn thiền Ānāpānassatikamaṭṭhānabhāvanā (hơi thở) theo phương pháp thiền Vipassanā, của Ngài Sunlun, một trong những bậc Thánh Arahán đương đại tại Myanmar, cho hàng chục ngàn Phật tử khắp Myanmar và thế giới với phương châm Xúc – Tri – Chánh Niệm.
Ngược thời gian cách đây trên 50 năm, vào Thứ 6 ngày 08 tháng 4 Phật lịch 2499 (1955) Ngài Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara đã sinh ra tại ngôi làng Kyauk Daing, Thị Trấn Myaing, Huyện Pakokku, thuộc tỉnh Magwe. Song thân Ngài là ông U Tha Dwun và bà Daw Khin Phwa.
– Năm 12 tuổi, Ngài được song thân hộ độ cho xuất gia Sa di với Ngài Trưởng lão Bhaddanta Kovida, tại tự viện Sien Kan.
– Năm 15 tuổi, Ngài tìm đến nương nhờ với 2 bậc Trưởng lão nổi tiếng về Nya Wa (Abhidhamma = Vi diệu pháp) là Ngài Sayadaw Nandiya và Ngài Sayadaw Jāgara tại tự viện Tu Maung, thuộc quận Amarapura để học những môn căn bản về Tam Tạng Pāḷi.
– Từ năm 16 tuổi đến 19 tuổi, Ngài liên tiếp hoàn thành 3 chương trình Pháp học phổ thông Pathama-nge (Sơ cấp), Pathama-lat (Trung cấp) và Pathama-kyi (Cao đẳng).
– Năm 20 tuổi (1974), Ngài được gia đình thí chủ là Ông U Than và Bà Daw Khin Hla hộ độ xuất gia Tỳ khưu với Thầy Tế Độ là Ngài Sayadaw Kovida, tại tự viện Tu Myaung, thuộc quận Amarapura. Cũng trong những năm này Ngài đã tốt nghiệp các khoá học Sāsanadhaja Sirīpavara Dhammācariya, Nikāyavinaya Dhammācariya, Atthavisārada Mūlābhidhammika, là những khoá học như chiếc cầu nối căn bản của các kỳ thi pháp học Tam Tạng.
– Năm 20 tuổi (1974), Ngài đạt được danh bằng Dīghabhāṇaka, thuộc lòng Tạng Kinh (Dīghanikāya).
– Năm 23 tuổi (1977), Ngài đạt được danh bằng Dīghanikāyakovida, thông suốt Tạng Kinh. Trở thành bậc Nhất Tạng.
– Năm 25 tuổi (1979), Ngài đạt được danh bằng Vinayadhara, thuộc lòng Tạng Luật. Trở thành bậc thuộc lòng Nhị Tạng, Dvipiṭakadhara. Và cũng bắt đầu kể từ đây, Ngài nhận phận sự hướng dẫn hành thiền Vipassanā tại Đại thiền viện Sun Lun Gu, Yangon.
– Năm 34 tuổi (1988) Ngài đạt được danh bằng Vinayakovida, thông suốt Luật Tạng và trở thành bậc Thông suốt Nhị Tạng – Dvipiṭakakovida.
– Năm 45 tuổi (1999) Ngài thuộc lòng trọn bộ Vi Diệu Pháp và đạt được danh bằng Tipiṭakadhara, Bậc Thông Thuộc Tam Tạng.
– Năm 48 tuổi (2002) Ngài Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara vừa thuộc lòng Tam Tạng, vừa thông hiểu thấu suốt tất cả những gì liên quan đến pháp học Tam Tạng, nên Ngài đạt được danh bằng Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida – Bậc Thông thuộc Tam Tạng, Bậc Thấu suốt Tam Tạng.
Chính Phủ Myanmar đã dâng tặng Ngài Danh Bằng Tam Tạng, cờ, lọng và khuôn dấu với biểu tượng 3 cây lọng tượng trưng cho Tam Tạng. Ngoài ra, Chính Phủ cũng dâng đến Ngài cùng 2 người theo hộ độ Ngài các loại vé thượng hạng của tàu hoả, tàu thuỷ, xe, máy bay và tứ vật dụng hàng tháng.
– Năm 55 tuổi (2009) Chính Phủ dâng lên Ngài Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Sundara danh hiệu Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika (Bậc Thông thuộc Tam Tạng, Bậc giữ gìn kho tàng pháp bảo của Đức Phật Gotama) Đây cũng là danh hiệu tột cùng trong Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana).
Thật diễm phúc cho những ai được diện kiến, đảnh lễ, cúng dường, hộ độ, nghe pháp, hành thiền và thân cận với một bậc Đa văn xuất chúng như vậy.
Yangon, Myanmar – 2012
Lược dịch: Tỳ khưu Hộ Giới (Ashin Rakkhitasīla)
* Hướng Dẫn Cách Hành Thiền Samatha-Vipassanā Tại Thiền Viện Sun Lun Gu Vipassanā, Yangon.
“Chánh niệm chặt chẽ sự tiếp xúc, sự biết.
Khi tiếp xúc sẽ biết, chánh niệm trên sự biết ấy”.
Hãy chọn tư thế ngồi thích hợp với mình rồi nhắm mắt, ngậm miệng và bắt đầu bằng hơi thở vào, khi ấy sẽ biết hơi thở tiếp xúc ngay đầu lỗ mũi, hãy giữ chánh niệm theo dõi, để ý trên sự biết ấy thật rõ ràng và thở một cách bình thường. Vì chánh niệm rõ ràng hơi thở một cách đều đặn như vậy sẽ làm cho những tâm nghĩ Đông, nghĩ Tây yên lặng một cách dễ dàng. Hãy theo dõi như vậy khoảng 30 phút hoặc 01 giờ. Trong khi đang theo dõi hơi thở: mệt không nên nghỉ, mõi không nên đổi, ngứa không nên gãi, mà nên nhẫn nại chịu đựng.
“Ngừng theo dõi hơi thở, chú tâm trên toàn thân, chánh niệm cảm thọ (vedanā)”. Nghĩa là khi đang theo dõi hơi thở một cách rõ ràng khắng khít như vậy, hành giả để hơi thở ra vào tự nhiên, rồi dựa trên năng lực nhất tâm ở hơi thở ấy để nhận biết trên toàn thân những cảm thọ như nóng, lạnh, nhức mõi, tê đau,… đang diễn ra. Ngay khi những cảm thọ đang diễn ra ấy, phải được theo dõi bởi chánh niệm và quan sát trực tiếp sự thật đang phát sanh lên một cách đơn thuần, tự nhiên như vậy (chúng chỉ là những cảm thọ đơn thuần mà thôi). Không có sự vui thích khi thọ lạc-cảm giác thoải mái, không có sự khó chịu khi thọ khổ-cảm giác đau nhức, và cũng không vô cảm khi thọ xả-cảm giác trung dung. Nhận biết chúng chỉ là cảm thọ.
Hành thiền ở đây là thực hành phương pháp của Ngài Sun Lun, Ngài dạy rằng “Hãy chánh niệm khắng khít, sát sao trên sự xúc chạm, sự biết mà thôi”. Tuy vậy, phải chánh niệm ngay hiện tại thực tánh chân thật (paramattha) của sự xúc chạm, sự biết ấy mà thôi, không qua khái niệm, nhớ tưởng chúng sinh.
Trong hai loại tưởng thọ (vedanāsaññā) và tuệ thọ (vedanāpaññā), hãy làm phát sinh tuệ thọ và ngăn ngừa tưởng thọ, khi ấy trí tuệ thấy biết sự sinh diệt tăng trưởng dần lên. Tưởng thọ là ghi nhận tướng trạng, tên gọi, hình dạng chế định của cảm giác. Tuệ thọ là thực tánh tự nhiên, cốt lõi chân pháp, không tuỳ thuộc vào ý muốn, đó là việc cần làm của mỗi hành giả, còn để thấy để biết thì chúng sẽ tự thấy, tự biết.
Ngài Sun Lun dạy rằng chính chánh niệm chặt chẽ nơi sự xúc chạm, sự biết ấy là sự quan sát thân ngũ uẩn của chính mình, đó là trí tuệ tự quán chiếu (sammasanañāṇa). Chính trí tuệ quán chiếu này sẽ làm căn bản cho các trí tuệ thiền tuệ từ trí tuệ thấy sanh diệt (udayabbayañāṇa) cho đến trí tuệ thuận dòng (anulomañāṇa) theo tuần tự chúng sẽ sinh lên. Khi chúng sinh lên sẽ thấy và khi đã thấy thì sẽ biết. Như vậy, tự mình thấy tự mình biết thì cần gì phải đợi nghe lại từ người khác. Tự mình đã thấy, đã biết rồi không phải sao? Lấy ví dụ như bẻ đôi trái ớt chà lên lưỡi biết là cay, thì cần gì đợi người khác nói mới biết vậy.
Quán niệm hơi thở là pháp hành của chư Phật Toàn Giác, chư Phật Độc Giác, phần nhiều chư Thánh Thanh Văn Giác, của các bậc Thiện trí, các bậc xuất chúng trong đời. Nếu có ba la mật tròn đủ thì có thể diệt mọi phiền não trầm luân, chứng ngộ thành bậc Thánh Arahán, chỉ trong một oai nghi ngồi mà thôi. Vì vậy, nên phát sanh đức tin trong sạch trong pháp hành niệm hơi thở một cách vững chắc rồi thực hành, tuy có thể không thành tựu hoàn toàn như ý muốn, nhưng chắc chắn rằng sẽ có kết quả xứng đáng với sự cố gắng của mình.
Yangon, 17/11/2012
Ashin Hộ Giới tổng hợp & dịch Việt.
Detha no Bhante, okāsaṃ!
Pathamaṃ, Mayaṃ Bhante, Āyasmantānaṃ Mahātherānaṃ pādesu sirasā sakkaccaṃ abhivandāma.
Abhivanditvā Āyasmantānaṃ ārocema.
Lābhā vata no, Bhante! Suladdhaṃ vata no, Bhante! Yāsaṃ no Hanoi mahānagare edisā mahātherā pattvā sannisinnā.
Lābhā vata no, Bhante! Suladdhaṃ vata no, Bhante! Ye mayaṃ evarūpānaṃ sīlaguṇādisampannānaṃ Āyasmatānaṃ Mahātherānaṃ dassanaṃ ceva pūjaniyañca labhāma.
Āgacchatu kho bhaddantānaṃ Mahātherānaṃ, dhammaṃ desetha no bhante, ovādatha no bhante, anusāsatha no bhante. Yaṃ amhākamassu dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.
Idaṃ no puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.
Idaṃ no puññaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.
Imaṃ no puññabhāgaṃ sabbe sattā samaṃ paṭilabhantu.
Imaṃ no puññabhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca devatānañca ārakkhadevatānañca visesato guṇavantānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbadhā.
Kính chúc quý thiền sinh luôn an vui và có một khoá thiền tốt đẹp!
Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu!
Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu!
Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu!
Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay!
Nguồn page Chương trình cung nghinh các Ngài Tam Tạng Myanmar thăm Việt Nam