Buổi 2: Đại Kinh Thiết Lập Niệm Mahāsatipaṭṭhānasutta – 7 Lợi Ích Tu Tập Thiết Lập Niệm – Ngài Tam Tạng 10

Đại Kinh Thiết Lập Niệm Mahāsatipaṭṭhānasutta – 7 Lợi Ích Tu Tập Thiết Lập Niệm & Vì Sao Đức Phật Dạy Thiết Lập Niệm Trên 4 Xứ Thân, Thọ, Tâm & Pháp

Hôm nay ngày 10/9/2023, giờ này là giờ tốt đẹp bởi vào giờ này sẽ bắt đầu Pháp thoại về bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta – Thiết Lập Niệm để cho đời sống chúng ta có nhiều chánh niệm, trau dồi chánh niệm được 1 cách vững vàng. BTC và những người hữu duyên đã thỉnh Ngài ban bố cho chúng ta những thời pháp liên quan đến sự tu tập chánh niệm Đức Phật đã trình bày trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta nên bây giờ Ngài sẽ bắt đầu bài Pháp thoại lần trước.

 youtube.com/live/3DRbdAKR4xY?si=M2dlCHVPuXNsJBRy

Để bắt đầu bài Pháp thoại chiều hôm nay, mời Đại chúng cùng bắt đầu niệm Phật “Namo tassa…” để cung kính, đảnh lễ đến Đức Phật Gotama hiện tại của chúng ta, vì Ngài đã thuyết bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta và cũng đảnh lễ đến Chư Phật đã xuất hiện trên thế gian, là những bậc giác ngộ, cũng đã tu tập và thuyết giảng sự thiết lập niệm:

“Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassax3

IMG 7392

Ở trong Chú Giải giải thích rằng, sự thiết lập niệm được Chư Phật trong quá khứ thực hành và thuyết giảng, các Ngài không bao giờ từ bỏ phương pháp thiết lập niệm (chánh niệm) ở trên thân, thọ, tâm, pháp.

Vào tuần trước, Ngài Tam Tạng đã giới thiệu phần mở đầu của bài kinh Đại Thiết Lập Niệm Mahāsatipaṭṭhānasutta t“Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā.” đây là bài mở đầu của bài kinh.

Ở trong đoạn mở đầu này, Chú Giải giải thích rằng có 3 chữ Ekayano, maggo, cattāro satipaṭṭhānā à đây là 3 cụm từ, mặc dù từ ngữ khác nhau nhưng về phần ý nghĩa giống nhau. Tất cả 3 cụm từ này đều nói về phương pháp Thiết Lập Niệm là con đường dẫn đến sự chấm dứt tham ái nibbana.

Con đường này là con đường thiết lập niệm, sự trau dồi chánh niệm có những lợi ích như thế nào? Vào tuần trước, Ngài Tam Tạng đã giải thích 7 sự lợi ích ở trong đoạn kinh mở đầu này. Trong 7 lợi ích đó, có 4 điều cần được đoạn trừ, 3 điều cần được trau dồi.

Trong 4 điều cần được đoạn trừ bởi con đường thực hành chánh niệm, nói cách khác con đường thực hành chánh niệm có khả năng đoạn trừ 4 điều cần loại trừ. Đó là sokaparidevānaṃ samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya nghĩa là có khả năng vượt qua sầu, bi, có khả năng đoạn trừ khổ thân, khổ tâm. Con đường chánh niệm có khả năng vượt qua sầu, bi – đó là 1 sự vượt qua do sự tu tập chánh niệm mang lại. Ở trong Tam Tạng kinh điển có 1 ví dụ, là ông đại tướng Santati. Ông Santati ban đầu là 1 người rất bình thường, nhưng kể từ khi người yêu ông mất đi, ông cảm thấy rất sầu khổ. Ông có 1 người bn là 1 người thiện trí, nhìn thấy ông bạn ông không cam lòng, nên đã dẫn ông gặp Đức Phật nhằm chuyển hóa ông Santati. Khi ông được dẫn đến gặp Đức Phật, Đức Phật đã thuyết 1 bài pháp thoại ngắn. Đức Phật dạy quá khứ đã qua rồi, đừng có dính mắc nữa, tương lai chưa đến, đừng có vọng tưởng, những pháp hiện tại hãy nhìn thấy với tâm không bị ô nhiễm, chi phối với tham ái, ngã mạn, tà kiến. Sau bài Pháp thoại ngắn vậy, ông Santati đã giác ngộ, không còn sầu khổ khi người yêu mình đã ra đi.

Con đường chánh niệm cũng vượt qua được sự não hại, nghĩa là sự sầu khổ đến mức nước mắt phải tuôn trào – paridevāna. Thường 1 người khởi sinh lên tâm não hại do sự mất mát của người thân, của tài sản khiến cho người đó sầu não, không kiềm chế được trong tâm khiến cho nước mắt trào ra bên ngoài. Con đường chánh niệm vượt qua sự não hại như vậy. Trong Tam Tạng kinh đin có 1 thí dụ, đó là cô Paṭācāri, cô ban đầu có chồng, có con, có cha, mẹ. Nhưng trải qua 1 chuyện, cô đã mất chồng, mất con, mất cha, mẹ. Cô não hại, không kiềm chế được tâm mình, cô đã gặp được Đức Phật, Đức Phật đã dạy cho cô phương pháp tu tập chánh niệm. Đức Phật nói tóm tắt rằng, ở trên đời dù người thân nhất cũng không tồn tại với chúng ta suốt đời, nếu có tồn tại thì cùng lắm chỉ trong 1 kiếp sống mà thôi, còn những kiếp sau người thân mình cũng bỏ mình ra đi. Ngài đã hướng dẫn cô Paṭācāri tu tập chánh niệm, nhờ vậy cô đã vượt qua sầu não, bi thương, trở thành 1 người bình thường, rồi cô đã xuất gia.

Ở trong đoạn mở đầu của bài kinh liên quan đến yếu tố thứ 3 cần đoạn trừ, là dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya. Con đường thực hành chánh niệm có thể đoạn trừ khổ thân và khổ tâm. Gồm 2 từ pali dukkha và domanassā. Trong đó dukkha – là khổ thân, là những cảm thọ khổ, đau nhức liên quan đến thân thể, do bệnh tật, ốm đau, đứt tay, đứt chân… Cảm thọ đau nhức trên thân gọi là dukkha trong đoạn văn này. Một người thực hành chánh niệm có thể đoạn trừ khổ thân. Để đoạn trừ khổ thân như thế nào, có 3 ví dụ được đề cập trong Chú giải, ở đây Ngài Tam Tạng nói đến 1 ví dụ đặc trưng, đó là vị Tỳ Khưu sống trong rừng, bị 1 con hổ đến cắn vào chân tha đi nơi khác. Con hổ cắn vào chân, vị Tỳ Khưu không thể vùng vẫy thoát khỏi móng vuốt của con hổ, vị Tỳ Khưu đã dùng chánh niệm của mình để tưởng nhớ đến giới hạnh, vị thấy giới hạnh của mình rất trong sạch, tâm hỷ lạc của Ngài phát sinh lên, vị Tỳ Khưu tiếp tục quan sát sự hỷ lạc đó thay vì quan sát thọ khổ trong thân, vị Tỳ Khưu đã phát triển được trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ Danh Pháp và Sắc Pháp đang sinh khởi, hoại diệt, nhờ vậy vị Tỳ Khưu đã chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu. Nên khi con hổ cắn vào bàn chân và nhai chân của vị Tỳ Khưu đến đầu gối, vị Tỳ Khưu không cảm thấy đau khổ vì vị Tỳ Khưu đã phát triển trí tuệ Thiền Tuệ, lấy đề mục hỷ và lạc làm đối tượng, vị Tỳ Khưu đã đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu. Đây là ví dụ vị Tỳ Khưu đã thoát khỏi thọ khổ nhờ thực hành chánh niệm.

Bị con hổ ăn thịt, nhưng với tâm kham nhẫn của mình, vị Tỳ Khưu đã phát triển chánh niệm, đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu khi con hổ nhai 2 chân đến gần đầu gối. Khi con hổ nhai đến đầu gối, vị Tỳ Khưu đã đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhất Lai. Con hổ tiếp tục ăn thịt đến gần lỗ rốn, vị Tỳ Khưu đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Bất Lai. Trước khi vị Tỳ Khưu qua đời, vị đó đã đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, A-la-hán. Vì vậy với sự kham nhẫn, phát triển trau dồi chánh niệm, lấy đối tượng hỷ lạc thông qua sự quán tưởng về giới, mà vị Tỳ Khưu phát triển được trí tuệ Thiền Tuệ, đạt đến 4 Thánh Đạo, Thánh Quả. Nên vị Tỳ Khưu đã vượt qua khổ thân nhờ tu tập chánh niệm.

Có thêm 2 ví dụ liên quan đến 2 vị Tỳ Khưu thời Đức Phật, cũng liên quan đến khả năng đoạn trừ khổ thân qua sự tu tập chánh niệm, trường hợp thứ nhất là vị Tỳ Khưu Tissa. Trước khi xuất gia, vị Tỳ Khưu Tissa vốn là 1 người giàu có, nhưng sau đó đã từ bỏ của cải tài sản xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật, do nghiệp lực quá khứ, vị Tissa đã bị ném đá cho đến chết. Nhưng trước khi vị Tỳ Khưu viên tịch, vị Tỳ Khưu đã phát triển chánh niệm, thông qua sự phát triển chánh niệm, vị Tỳ Khưu đã đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, A-la-hán. Vị Tỳ Khưu tiếp theo là Pītamalla, là 1 vị Tỳ Khưu xuất gia trong Giáo Pháp của Đức Phật, bị khổ thân do bị những cây đâm vào thân, nhưng vị Tỳ Khưu Pītamalla đã kham nhẫn, đồng thời trau dồi phát triển chánh niệm, vị Tỳ Khưu cũng đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, A-la-hán. Và 2 trường hợp của 2 Tỳ Khưu Tissa và Pītamalla là 2 trường hợp có thể đoạn trừ khổ thân thông qua trau dồi chánh niệm.

Domanassa – khổ tâm. Đây là thọ ưu khởi sinh trong tâm do sự không hài lòng, do mất mát, do sự chia ly… Đối với 1 người nhìn vẻ bên ngoài rất đầy đủ sung sướng, nhưng trong tâm nếu người đó xa lìa những người thân yêu của mình, ví dụ xa lìa người yêu, không thành những ý tưởng của mình, người đó cảm thấy sầu khổ. Cảm thọ ưu là 1 cảm thọ khởi sinh trong tâm, 1 tâm có thọ ưu đó là người đó đang chịu khổ tâm. Với trường hợp này, có 1 ví dụ liên quan đến Thiên Chủ Sakka.

Thiên chủ Sakka là 1 vị vua trời ở cõi Tavatimsa Tam Thập Tam, có 4 hoàng hậu luôn ở bên cạnh, có hàng triệu cung nữ khác. ở cõi trời Tavatimsa, thường những vị thiên nơi đó có tuổi thọ nhất định là 1500 tuổi tính theo tuổi thọ cõi trời. Khi 1 vị thiên sắp lâm chung sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài, gọi là ngũ suy tướng hiện Pubbanimitta – nghĩa là 5 hiện tượng khi xuất hiện là báo hiệu 1 vị Thiên đó sắp lâm chung. (1) hoa vị Thiên đó cài bị héo đi (2) áo quần trở nên dơ bẩn (3) mồ hôi thoát ra từ nách (4) thân trở nên mệt mỏi (5) tâm trở nên chán nản ở lâu đài của mình. Đó là 5 hiện tướng báo hiệu 1 vị Thiên sắp lâm chung.

Có 2 trường hợp ở cõi người cũng giống như ở cõi trời. Ở cõi người, khi 1 người lâm vào khốn khó, nếu như gặp những người bạn không có trí rủ đi chơi bời, nhậu nhẹt thì thất bại càng thêm thất bại. Còn nếu 1 người rơi vào thế khốn khó, gặp những người bạn có trí, chỉ ra những cách vượt qua sự khó khăn đó bằng cách giúp đỡ, khuyến khích làm những việc tốt… thì người đó vượt qua sự khốn khó. Ở cõi Trời cũng vậy, có 2 trường hợp tương tự, đối với 1 vị Thiên, khi 5 hiện tướng xuất hiện như đã đề cập trên, nếu như gặp những vị Thiên khác rủ đến những vườn để tiếp tục hưởng lạc, khi vị Thiên sắp lâm chung đi với các vị Thiên khác đến khu vườn hưởng lạc, vị Thiên đó lâm chung, sau khi lâm chung, những vị Thiên như vậy thường sinh xuống 4 cõi khổ, hoặc là địa ngục/ngạ quỷ/súc xanh/Atula. Trường hợp 2, nếu vị Thiên sắp lâm chung đó, gặp những vị Thiên khác có trí, được rủ đến gặp những vị Thiên có trí khác, được sách tấn, được tu tập thì vị Thiên sắp lâm chung đó có khả năng tái sinh vào những cảnh giới cao hơn. Đó là 2 trường hợp mà cõi người cũng như ở cõi trời.

Vua trời Đế Thích Sakka cũng tương tự như vậy, khi 5 hiện tướng báo hiệu vua trời Sakka sắp lâm chung. Vua trời Sakka trước đó nhờ thân cận các bậc thiện trí, nên hiểu rằng chỉ có Đức Phật mới có thể giúp được ta mà thôi. Nên trước khi vua trời Sakka lâm chung, ông xuống đảnh lễ, thỉnh Pháp từ Đức Phật. Trong Tam Tạng kinh điển, có bài kinh tên là Sakkapañha là bài kinh liên quan đến sự hỏi đáp của Vua trời Đế Thích Sakka và Đức Phật khi Ngài ngự ở gần thành Rājagaha Vương Xá ở trong 1 hang động.

Trong bài kinh Sakkapañha – Đế Thích Sở Vấn, vua trời Đế Thích hỏi Đức Phật rất nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào để vượt khỏi sinh tử luân hồi?”. Đức Phật sau khi quán chiếu thấy rằng vua trời Sakka đang gặp 1 ni khổ tâm, đang chịu cảm thọ ưu ở trong tâm, sự lo lắng trong tâm nên Đức Phật đã thuyết giảng về phương phápquán chiếu cảm thọ Vedanānupassanā.

Khi Đức Phật thuyết về phương pháp trau dồi chánh niệm trên đối tượng cảm thọ – Vedanānupassanā hay Vedanāsatipaṭṭhāna, vua trời Đế Thích vừa nghe vừa quan sát cảm thọ khởi sinh trong thân, trong tâm mình, dù là thọ khổ, thọ lạc, vua trời Đế Thích đều quán chiếu. Cuối cùng, vua trời Đế Thích phát triển được trí tuệ Thiền Tuệ, đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu .

Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu là 1 tâm kusala, tâm thiện. Tâm thiện Thánh Đạo Nhập Lưu là rất lớn nếu so với các tâm thiện Hiệp Thế Lokiyakusalā thì tâm thiện Thánh Đạo Nhập Lưu có năng lực rất lớn. Nên ngay sau khi vua trời Đế Thích trở thành bậc Thánh Nhập Lưu khiến cho vị vua trời Đế Thích đó sinh lại, trở thành vua trời Đế Thích. Sở dĩ trở lại thành vua trời Đế Thích bởi vì trước khi vua trời Đế Thích lâm chung, ông đã có nguyện vọng mong muốn trở lại cõi trời tiếp tục làm vua, cũng như có nguyện vọng sống chung với 4 hoàng hậu của mình, cho nên sau khi vua trời Sakka lâm chung, ông đã tái sanh lại ở cõi trời Tavatimsa. Đối với vua trời Sakka nói riêng, Chư Thiên nói chung, thường sau khi lâm chung sắc thân vô cùng vi tế cũng biết mất hoàn toàn, sau khi đầu thai trở thành 1 vị Thiên khác, vì theo cách hóa sinh nên dường như những vị Thiên khác, nhất là những vị Thiên có phước báu ít hơn, thì hoàn toàn không biết. Nên với vua trời Sakka, khi ông nghe Đức Phật thuyết Pháp, ông thành bậc Thánh Nhập Lưu, ông lâm chung rồi ông tái sinh trở lại thành vua trời Đế Thích ở cõi Tavatimsa, thì các Chư Thiên đi theo vua trời Đế Thích không nhận biết được vua trời Đế Thích đã lâm chung rồi tái sinh trở lại làm vua trời Đế Thích ở cõi Tavatimsa mà chỉ có Đức Phật nhận biết chuyện xảy ra với vua trời Sakka mà thôi.

Trong Chú Giải có đề cập 1 sự kiện khác, cũng liên quan đến những vị Chư Thiên ở cõi trời Tavatimsa. Có 1000 Chư Thiên, vị Thiên lãnh đạo là 1 thiên nam tên là Subrahmā, vị Thiên này có 1000 thiên nữ, ở cõi trời thường các Thiên nam, Thiên nữ đến các khu vườn để vui chơi, hưởng lạc cõi trời. 1000 thiên nữ trong lúc vui chơi, ngũ suy tướng hiện nhưng họ không biết 5 biểu hiện báo hiện họ sắp lâm chung, họ ham chơi nên họ không biết, có 500 thiên nữ đang vui chơi ở trên cây, vì không nhận biết được 5 hiện tượng báo hiệu sắp lâm chung nên vẫn ham chơi, và 500 Thiên nữ đó đã lâm chung, vì tâm ham chơi với những ham dục, ô nhiễm phiền não trong tâm, nên 500 Thiên nữ đã đọa địa ngục. Khi Subrahmā thấy những lẵng hoa trên cây nhưng không đưa xuống, với Thiên nhãn của mình, vị Thiên nam Subrahmā mới quán sát những Thiên nữ trên cây, khi đó mới biết 500 Thiên nữ đã lâm chung và đọa vào địa ngục. Khi biết như vậy, Thiên nam Subrahmā đã quán chiếu mình và 500 Thiên nữ khác, mới biết rằng 5 hiện tượng xuất hiện và biết rằng chúng ta sắp lâm chung. Với sự hiểu biết 500 Thiên nữ đã lâm chung đọa địa ngục, các Thiên nữ khác cũng như mình cũng đọa địa ngục vì cùng năng lực của nghiệp sẽ cho tái sinh vào. Nên vị Thiên nam Subrahmā cảm thấy rất lo lắng, bất an trong tâm Domanassa – khổ tâm rất nhiều. Với sự hiểu biết, chánh niệm, vị Thiên nam nghĩ rằng ở trên thế gian, không ai có thể làm mất đi, không ai trị được bệnh tâm là sự lo lắng, lo âu ngoài Đức Phật, nghĩ vậy nên Thiên nam Subrahmā đã đến thỉnh cầu Đức Phật.

Khi Thiên nam Subrahmā cùng 500 Thiên nữ xuống cõi người đảnh lễ Đức Phật, nhờ Đức Phật chỉ dẫn làm sao thoát khỏi sự khổ tâm, lo lắng trong tâm. Bởi ông cảm thấy rất bất an khi 500 Thiên nữ đã đọa địa ngục, nên Thiên nam Subrahmā mới thưa Đức Phật rằng: “Thưa Đức Thế Tôn, sau khi biết 500 Thiên nữ mạng chung rồi đọa địa ngục, tâm con rất lo lắng, sầu khổ, Bạch Đức Thế Tôn, làm sao thoát khỏi sự khổ tâm này?”

Khi đó, Đức Thế Tôn nói với Thiên nam Subrahmā rằng: “Này Thiên tử, Như Lai xuất hiện ở trên đời, Như Lai không thấy 1 ai thực hành chánh niệm mà không thoát khỏi những nỗi khổ ở trong tâm, nên ông hãy thiết lập chánh niệm, chỉ có sự thực hành, trau dồi chánh niệm là con đường duy nhất giúp chúng sanh thoát khỏi khổ tâm, lo lắng, ưu phiền.”

Với nội dung tóm tắt như vậy, Thiên nam Subrahmā cùng với 500 Thiên nữ đã lắng nghe và phát triển được chánh niệm. Họ đã phát triển được trí tuệ Thiền Tuệ, đạt đến Thánh Đạo, Thánh Quả, Nhập Lưu. Họ đã lâm chung, cũng giống như vua trời Sakka, họ đã đầu thai trở lại cõi trời.

Như vậy, ở phần đầu của bài kinh Thiết Lập Niệm, Đức Phật đề cập đến 7 lợi ích, trong đó có 3 lợi ích nên được trau dồi cho thành tựu, 4 lợi ích nên được loại trừ thông qua thực hành chánh niệm. Trong 7 lợi ích này, lợi ích đầu tiên là sattānaṃ visuddhiyā giúp cho chúng sinh thanh tịnh hóa tâm của mình. Tức là sự trau dồi thiết lập chánh niệm có thể thanh lọc tâm của chúng sinh, khi tâm chúng sinh được thanh lọc khỏi những ô nhiễm phiền não trong tâm, tâm trở nên thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh, không còn phiền não, những lợi ích phía sau tự nhiên cũng thành tựu. Vì khi không còn phiền não thì chắc chắn không còn sầu bi, ưu não, khổ thân, khổ tâm. Như vậy, vì sao Đức Phật lại đề cập tất cả 7 lợi ích, trong khi chỉ đề cập lợi ích đầu tiên là thanh tịnh hóa tâm của chúng sinh là được rồi? Để trả lời câu hỏi này, trong Chú giải giải thích rằng, bởi tâm của chúng sinhthường vọng động, thường có xu hướng nghĩ về kết quả khi làm 1 việc gì đó, nên Đức Phật đã đề cập 1 cách đầy đủ khiến cho người nghe có động lực thực hành.

Giống như 1 người bán hàng, người đó không những mang những món hàng của mình muốn bán trưng bày ra để mọi người thấy, người đó còn giới thiệu những điều tốt đẹp liên quan đến món hàng, để những người đi ngang đường, đi ngang gian hàng biết thêm, họ sẽ có động lực mua những món hàng của mình. Họ có niềm tin để mua món hàng đó. Tương tự, Đức Phật nói 1 cách đầy đủ những lợi ích của sự thực hành trau dồi chánh niệm, nên Ngài nói đủ 7 lợi ích giúp cho thính chúng cũng như các hành giả có động lực, có đầy đủ niềm tin để bước trên con đường tu tập trau dồi chánh niệm.

Liên quan 1 vấn đề khác, ở trong bài kinh này, Đức Phật đề cập đến 4 sự thiết lập niệm, đó là sự thiết lập niệm trên thân, sự thiết lập niệm trên thọ, sự thiết lập niệm trên tâm, sự thiết lập niệm trên pháp. Nói cách khác là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Đây là 4 phương pháp để phát triển, trau dồi chánh niệm. Vì sao Đức Phật đề cập đến 4 cách mà không phải 3 cách hay 5, 6 cách, mà Đức Phật chỉ đề cập đến 4 cách mà thôi. Trong Chú Giải đã giải thích rằng, sở dĩ Đức Phật đề cập đến 4 cách là bởi vì 4 cách này có khả năng giúp các hành giả đủ để có thể đoạn trừ những phiền não, tham ái, đạt đến sự thành tựu giải thoát.

Nói 1 cách cụ thể, Đức Phật thuyết 4 cách trau dồi thiết lập chánh niệm là để giúp các hành giả đoạn trừ thoát khỏi những tưởng sai lầm, còn gọi là điên đảo tưởng (vipallāsa). Điên đảo tưởng có nghĩa là tưởng sai lầm, hiểu 1 cách đảo ngược. Ví dụ, bất tịnh cho là tịnh, vô thường cho là thường… với 1 sự hiểu biết đảo ngược như vậy, nên gọi là vipallāsa – điên đảo tưởng. Thường có người nếu như không có sự tu tập 1 cách đúng đắn, cho rằng thân là đẹp, là tịnh nhưng thực ra bản chất của thân là bất tịnh (asubhā). Sở dĩ Đức Phật hướng dẫn phương pháp trau dồi quán niệm trên thân là để giúp cho các hành giả đoạn trừ được điên đảo tưởng này, là thân bất tịnh mà cho là tịnh.

Cho nên, nếu 1 hành giả thực hành đầy đủ phương pháp thiết lập chánh niệm trên thân qua 14 khía cạnh, thì hành giả đó có khả năng thấy rõ thân này vốn là bất tịnh, nên có khả năng đoạn trừ được điên đảo tưởng cho rằng bất tịnh là tịnh.

Cách thứ 2 là quán thọ, hay là thiết lập chánh niệm ở trên cảm thọ. Sở dĩ Đức Phật hướng dẫn phương pháp quán thọ, là bởi vì các chúng sinh nói chung thường tìm cầu những cảm giác lạc, thích thú cảm giác lạc, cho nên họ chỉ biết cảm thọ là lạc mà thôi, họ không thấy rằng cảm thọ là khổ. Vì vậy, họ thường có 1 nhận thức sai lầm đảo ngược, họ cho rằng cảm thọ là vui, là lạc, là dễ chịu, mà họ không nhận ra cảm thọ là khổ. Rõ ràng thọ khổ là lạc, chứ họ không thấy khổ. Không giống như trường hợp Thiên Chủ Sakka hay Thiên nam Subrahmā được Đức Phật chỉ điểm, họ đã thực hành phương pháp quán thọ, họ thấy thọ là khổ thực sự, do sự sinh diệt liên tục nên họ đã vượt qua được nỗi khổ tâm – Domanassa. Nhưng với những chúng sinh không có sự tu tập chánh niệm trên cảm thọ, không có sự quán chiếu cảm thọ 1 cách đúng đắn, họ thường có tưởng đảo ngược, gọi là điên đảo tưởng, hiểu sai lầm, cho rằng thọ khổ là lạc. Vì vậy Đức Phật đã dạy về cách quán thọ, giúp hành giả nói riêng, chúng sinh nói chung đoạn trừ được điên đảo tưởng liên quan đến thọ, cho rằng thọ khổ là lạc.

Cách thứ 3 mà Đức Phật hướng dẫn trau dồi chánh niệm là quán tâm, hay sự thiết lập chánh niệm ở trên tâm. Bởi vì các chúng sinh nói chung, vốn là những phàm nhân, nên họ nhìn thấy những vật chất ở bên ngoài, đặc biệt họ không thấy rõ tâm vốn sinh diệt, biến đổi 1 cách nhanh chóng, vì không biết vậy nên họ cho rằng tâm vốn là thường còn, là trường tồn, họ không thấy tâm luôn thay đổi sinh diệt, vì tâm là 1 yếu tố rất khó thấy nếu tâm không có chánh niệm, không trau dồi chánh niệm mạnh mẽ thì rất khó để thấy được tâm sanh diệt như thế nào. Cho nên, họ có 1 nhận thức sai lầm, cho rằng tâm là thường, nhưng thực ra tâm là vô thường. Vì họ có 1 tưởng sai lầm, đảo ngược như vậy, vì điên đảo như thế nên Đức Phật hướng dẫn quán tâm để các hành giả thấy rõ sự vô thường của tâm. Giúp cho các hành giả nói riêng, các chúng sinh nói chung đoạn trừ được điên đảo tưởng cho rằng vô thường là thường.

Cách thứ 4 mà Đức Phật hướng dẫn sự trau dồi thiết lập chánh niệm là quán pháp, hay là thiết lập chánh niệm trên pháp. Pháp ở đây bao gồm ngũ uẩn, 5 triền cái… Thường các chúng sinh nói chung, phàm nhân nói riêng đều có 1 nhận thức sai lầm đảo ngược, cho rằng những gì vô ngã là ngã, họ có 1 nhận thức rằng ngũ uẩn là ta, là tôi, là bà, là đàn ông, đàn bà, là chúng sinh, là bản ngã, là 1 thể trường tồn… mà họ không thấy rằng ngũ uẩn là vô ngã, bởi vì hiểu sự quán sát, sự trau dồi chánh niệm ở trên Pháp nên mới có những tư tưởng đảo ngược, sai lầm như vậy, cho rằng vô ngã là ngã, ngũ uẩn vô ngã là ngã. Vì vậy Đức Phật hướng dẫn sự thiết lập chánh niệm ở trên Pháp, để giúp hành giả nói riêng, giúp các chúng sinh nói chung loại trừ được điên đảo tưởng cho rằng vô ngã là ngã.

Ở trong Chú Giải có đề cập đến 3 loại điên đảo tưởng là Saññāvipallāsa tưởng điên đảo, Cittavipallāsatâm điên đảo, Diṭṭhivipallāsa tà kiến điên đảo. Mỗi sự điên đảo như vậy liên quan đến thân, thọ, tâm và pháp. Như vậy, có tất cả là 12 loại điên đảo liên quan đến 4 yếu tố thân, thọ, tâm và pháp. Đức Phật đã giảng dạy về sự thiết lập, trau dồi chánh niệm ở trên thân, thọ, tâm, pháp để đoạn trừ 12 loại điên đảo này.

Ở trong Chú Giải đề cập khá nhiều nguyên nhân vì sao Đức Phật chỉ thuyết về 4 khía cạnh thiết lập chánh niệm là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Trong những sự liệt kê trong Chú Giải đó, Ngài Tam Tạng chỉ đề cập 1 khía cạnh tượng trưng, là để đoạn trừ điên đảo, đoạn trừ nhận thức sai lầm, đảo ngược Vipallāsa mà thôi. Như vậy, ở đoạn đầu của bài kinh, Đức Phật trước hết đề cập đến 7 lợi ích của sự thực hành chánh niệm là con đường độc nhất Ekāyana để giúp chúng sinh thanh lọc tâm, giúp chúng sinh vượt qua sầu, não… Sau khi Đức Phật giới thiệu 7 lợi ích thiết thực của tu tập chánh niệm, Ngài tiếp tục dạy về 4 phương pháp trau dồi thiết lập chánh niệm là gì, nên Ngài mới đặt câu hỏi: katame cattāro?  4 sự thiết lập chánh niệm đó là gì? Và Ngài đã tuần tự giải thích từng phương pháp thiết lập chánh niệm.

Liên quan đến ngữ pháp và văn phong Pali, ở trong đoạn này chúng ta có thêm 1 sự hiểu biết nữa, đó là khi Đức Phật hỏi katame cattāro? 4 sự thiết lập đó là gì? Hay cái gì gọi là 4? Câu hỏi này không phải Đức Phật không biết mà Ngài hỏi. Thực ra Đức Phật đặt ra câu hỏi để tự Ngài trả lời, để cho thính chúng hiểu thêm. Trong Chú Giải giải thích đây là câu hỏi đặt vấn đề để Đức Phật tiếp tục giải thích thêm, chứ không phải do không biết mà hỏi.

Sau câu hỏi đó, Đức Phật tiếp tục giải thích: idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī…”. Ở trong câu này, Ngài Tam Tạng sẽ giải thích 1 số từ ngữ quan trọng để chúng ta hiểu biết đúng. Thường chữ Idha được dịch là ở đây, nhưng nếu ở đây thì không rõ nghĩa, nên trong Chú Giải giải thích Idha là ở trong Giáo Pháp này. Ở trong Giáo Pháp này, này các Tỳ Khưu, vị Tỳ Khưu sống quán thân như là thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, chế ngự tham ưu ở đời… Đó là từ đầu tiên – Idha – Ở trong Giáo Pháp này.

Từ tiếp theo: Bhikkhave – này các Tỳ Khưu. Tỳ Khưu ở đây không chỉ là những vị Tỳ Khưu xuất gia mà là chỉ những người thực hành, đồng thời cũng chỉ về những người khác trong hội chúng mà Đức Phật đang thuyết Pháp.

Nếu như, Bhikkhu chỉ chung cho những người đang nghe Pháp và thực hành phương pháp thiết lập, trau dồi chánh niệm như được trình bày trong bài kinh này, thì vì sao mà Đức Phật không dùng 1 từ khác, mà dùng từ Bhikkhu để đại diện cho thính chúng, bao gồm các Thiện nam, Tín nữ, Chư Thiên, Phạm Thiên trong hội chúng đó, vì sao Đức Phật dùng Bhikkhu để đại diện cho các thành phần khác đang nghe Pháp? Trong Chú Giải giải thích, ở trong nhà, bố mẹ, người lớn là những người tuân thủ những luật lệ gia phong ở trong gia đình nhất, ở trong 1 cộng đồng, Ngài Tam Tạng ví dụ vào thời này, ở trong công ty thường những người có tinh thần giữ gìn, tuân theo nội quy công ty, những người đó được gọi là những người được tôn trọng. Cũng vậy, trong Giáo Pháp Đức Phật, những vị Tỳ Khưu là những vị tuân thủ những điều giới mà Đức Phật chế định nhiều nhất so với các hàng hội chúng khác, nên những vị Tỳ Khưu được gọi là cao thượng hơn, đáng được tôn trọng, nên Đức Phật dùng từ Bhikkhu đại diện chung cho thính chúng đang nghe Pháp.

Lí do thứ 2 là thông qua sự thực hành, Đức Phật đã gọi Bhikkhave – này các Tỳ Khưu để đại diện cho các thành phần khác trong hội chúng. Lí do thứ 2 là thông qua sự thực hành, các thành phần khác trong hội chúng dù là Phạm Thiên, Chư Thiên, thiện nam, tín nữ nếu như thực hành con đường mà Đức Phật chỉ dạy, ở đây là sự thiết lập, trau dồi chánh niệm, nếu như những thành phần đó thực hành chánh niệm 1 cách đúng đắn thì trở thành 1 hành giả đoạn trừ được phiền não. 1 trong những nghĩa của ch Bhikkhu đó là người đã đoạn trừ phiền não, người đã đoạn trừ tham ái. Nghĩa gốc của Bhikkhu là bhikkha – đoạn trừ phiền não. Thì dù là 1 Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, Sadi, Sadi ni, người xuất gia, người tại gia, dù là người hay Chư Thiên, Phạm Thiên, nếu như thực hành và đoạn trừ được phiền não thì tất cả đều gọi là Bhikkhu – Tỳ Khưu. Vì vậy, lí do thứ 2, gọi các hành giả nói chung, từ Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, … cho đến Chư Thiên, Phạm Thiên là Bhikkhu là do đó, do thông qua sự thực hành giúp diệt trừ phiền não.

Từ tiếp theo – kāye kāyānupassī viharati. Thường bản dịch Tiếng Việt là “vị Tỳ Khưu sống quán thân trên thân” – đây là 1 trong những cách dịch trong bản Tiếng Việt. Nhưng ở trong Pali được giải thích rằng, sở dĩ có sự lặp lại kāye kāyā ở đây, Ngài Tam Tạng giải thích rằng, khi nói vị Tỳ Khưu quán thân trên thân, hay quán thân như là thân, trong trường hợp này nếu dịch quán thân trên thân sẽ ổn hơn, vì khi Đức Phật sử dụng lặp lại kāye kāyā như vậy là để nhấn mạnh rằng, khi hành giả thực hành quán thân thì không có lẫn lộn với quán thọ, quán tâm, quán pháp, mà chỉ có quán thân như là thân mà thôi, chứ không quán thân như thọ, như là tâm, như là pháp, cũng không lẫn lộn quán thân với thọ chung 1 lần, quán thân với tâm chung 1 lần, quán thân với pháp chung 1 lần, chung 1 sát-na quan sát. Khi quán thân chỉ biết đó là thân. Nên nếu dịch ra tiếng Việt là “vị Tỳ Khưu sống quán thân như là thân” thì sẽ ổn hơn. Sống quán thân như là thân – nghĩa là quán thân như cái thân đang xảy ra, chứ không phải quán thân như cái thọ đang xảy ra, quán thân như tâm đang xảy ra, quán thân như pháp đang xảy ra. Đó là 1 cách giải thích trong buổi hôm nay. Trong những buổi sau, Ngài sẽ giải thích theo những kiểu khác.

Ví dụ khi hành giả quán sát về hơi thở, thì hành giả chỉ quan sát, hay quán hơi thở như là hơi thở đang xảy ra, đang chuyển động mà không quan sát cảm thọ, khi hành giả đang quan sát hơi thở. Tương tự các đề mục khác về thân, như quan sát Tứ Đại, quan sát sự cứng, sự mềm, bản chất chuyển động, bản chất của nóng, của lạnh… hành giả chỉ nhận biết cứng như là sự cứng đang xảy ra, mềm như sự mềm đang xảy ra. Đó là 1 khía cạnh Ngài Tam Tạng giải thích để chúng ta hiểu về cách sử dụng trong từ ngữ Pali, tại sao 2 từ giống nhau lại có sự lặp lại như vậy. Ngài Tam Tạng nói rằng bây giờ cũng đến thời điểm chúng ta thực hành, và cũng như Ngài giải thích, khi chúng ta quan sát thân như là thân, trong trường hợp này chúng ta quan sát hơi thở, thì khi quan sát hơi thở chúng ta quan sát như là hơi thở. Khi hơi th đi vào chúng ta biết rõ hơi thở đang đi vào, khi hơi th đi ra chúng ta biết rõ hơi thở đang đi ra tại tiếp xúc với hơi thở, đó cũng là 1 cách thực hành trong khía cạnh niệm thân, đó là hành giả sống, quán sát thân như là thân – đây là quan sát hơi thở như là hơi thở đang thở ra.

THỰC HÀNH THIỀN CHUNG

IMG 7363

Và giờ chúng ta bắt đầu thực hành, ngồi thư giãn, giữ lưng, cổ thẳng 1 cách tự nhiên, chúng ta thả lỏng, buông xả, nhắm mắt và chú ý đến hơi thở đang đi vào đi ra ở lỗ mũi, áp sát tâm mình lên hơi thở đang đi vào đi ra ở điểm tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi, nhận biết và quan sát từ đầu đến cuối hơi thở đang đi vào ra ở lỗ mũi. Khi quan sát chúng ta chỉ đơn thuần nhận biết và quan sát hơi thở đang đi vào đi ra, không suy nghĩ, không phân tích, không phán đoán cũng như không chú ý đến những đối tượng khác. Khi nghe 1 âm thanh khi cảm nhận 1 cảm giác, hay khi nhận biết tâm đang phóng đi chỗ khác thì hãy hướng tâm, áp sát tâm mình trở lại hơi thở vào hơi thở ra ở điểm tiếp xúc với lỗ mũi, tiếp tục nhận biết quan sát, biết rõ hơi thở đang đi vào từ đầu đến cuối, biết rõ hơi thở đang đi ra từ đầu đến cuối. Thực hành như vậy để phát triển sự định tâm trên hơi thở, khi có sự định tâm thì tâm mới trở nên tĩnh lặng, trong sáng.

Sau đây Ngài sẽ tụng 1 bài kinh chúc phúc ngắn, để cầu chúc tất cả hội chúng luôn hạnh phúc, an vui, đặc biệt thông qua sự học hỏi bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta có thêm sự hiểu biết, thông qua sự hiểu biết đó, chúng ta có sự thực hành 1 cách đúng đắn, nhờ đó chúng ta mới có được 7 lợi ích như Đức Phật đã giới thiệu ở đầu bài kinh. Cho nên để thành tựu những lợi ích đó, chúng ta cần có sự hiểu biết, thực tập cho đúng đắn.

(bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký)

IMG 7364

IMG 7365

 

ĐẠI KINH THIẾT LẬP NIỆM MAHASATIPATTHANASUTA – NGÀI TAM TẠNG 10 THUYẾT

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app