5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 Bhaṅgānupassanāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas-sanāñāṇa có nhiều năng lực đã thoát khỏi vipassanupakkilesa làm nền tảng, làm nhân-duyên, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 gọi là bhaṅgānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-diệt mà thôi,; nên hiện rõ ràng 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa này phát sinh do nương nhờ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 làm nền tảng, làm nhân-duyên như sau:

– Trí-tuệ thứ nhất thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

– Trí-tuệ thứ nhì thấy rõ, biết rõ sự sinh của mỗi sắc-pháp, của mỗi danh-pháp do nhân-duyên-sinh.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, của mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, của mỗi danh-pháp tam-giới hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, nhân-duyên-diệt.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 là tổng hợp 4 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 làm nền tảng, làm nhân-duyên, để làm cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 gọi là bhaṅgānupassanāñāṇa hoặc bhaṅgañāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-diệt mà thôi, nên hiện rõ ràng 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa phát sinh như thế nào?

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thường thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 tăng thêm nhiều năng lực.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 có nhiều năng lực thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, của mỗi danh-pháp tam-giới hiện-tại một cách mau lẹ.

Đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupas-sanāñāṇa ấy bỏ qua sự sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, mà chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi đối-tượng sắc-pháp, mỗi đối-tượng danh-pháp tam-giới hiện-tại, còn thấy rõ, biết rõ sự diệt của chủ thể tâm biết đối-tượng nữa, làm cho hành-giả phát sinh động tâm vô cùng kinh ngạc chưa từng thấy trước kia bao giờ, cho nên, chỉ hướng tâm đến sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại mà thôi, mà không quan tâm đến sự sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại nữa.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa này đặc biệt chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự tận diệt (khaya), sự diệt mất (vaya) sự tan vỡ (bheda) sự diệt (nirodha) của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp hiện-tại mà thôi.

Tuy nhiên sự diệt (nirodha) của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại mà trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 đặc biệt này thấy rõ, biết rõ là sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại này, còn làm nhân-duyên cho sự sinh của sắc-pháp kia, danh-pháp kia, hoàn toàn không giống sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp như bậc Thánh A-ra-hán nhập-diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti), sự diệt của danh-pháp trong khi “nhập diệt-thọ-tưởng” là sự diệt của danh-pháp suốt 7 ngày đêm, đến ngày thứ 8 mới có sự sinh của danh-pháp trở lại.

Cho nên, * trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 đặc biệt này thường chỉ thấy rõ, biết rõ sự tận diệt (khaya), sự diệt mất (vaya), sự tan vỡ (bheda) sự diệt (nirodha) của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại này mà thôi.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa đặc biệt này là trí-tuệ-thiền-tuệ chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ ràng sự diệt do nhân-duyên-diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại mà thôi, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Hoặc trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassa-nāñāṇa đặc biệt này chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự tận diệt (khaya), sự diệt mất (vaya) của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại mà thôi, do nhân-duyên-diệt, nên gọi là bhaṅgānupassanāñāṇa.

Dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp như thế nào?

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa chỉ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự tận diệt, sự diệt mất của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại như sau:

* Thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, không phải thấy thường.

* Thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ, không phải thấy lạc.

* Thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã, không phải thấy ngã.

* Nên phát sinh tâm nhàm chán, không phải tâm ham muốn.

* Nên phát sinh tâm ly dục, không phải tâm tham dục.

* Nên phát sinh tâm diệt, không phải tâm sinh.

* Nên phát sinh tâm từ bỏ, không phải tâm chấp thủ.

* Khi thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, nên diệt được niccasaññā: tưởng lầm cho là thường.

* Khi thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ, nên diệt được sukhasaññā: tưởng lầm cho là lạc.

* Khi thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã, nên diệt được attasaññā: tưởng lầm cho là ngã.

* Khi phát sinh tâm nhàm chán, nên diệt được tâm ham muốn.

* Khi phát sinh tâm ly-dục, nên diệt được tâm tham-dục.

* Khi phát sinh tâm diệt, nên diệt được tâm sinh.

* Khi phát sinh tâm từ bỏ, nên diệt được tâm chấp thủ.

Quả báu của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt, nghĩa là thường thấy rõ, biết rõ rằng:

“Sabbe saṅkhārā bhijjanti bhijjanti”

“Tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều diệt, diệt.”

Hành-giả có được aṭṭhānisaṃsa: 8 quả báu:

1- Bhavadiṭṭhippahāna: Hành-giả diệt được từng thời thường-kiến trong kiếp.

2- Jīvitanikantipariccāga: Hành-giả từ bỏ sự say mê trong sinh-mạng.

3- Sadāyuttapayuttatā: Hành-giả tinh-tấn ngày đêm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

4- Visuddhājīvitā: Hành-giả nuôi mạng trong sạch thanh-tịnh.

5- Ussukkappahāna: Hành-giả bỏ sự cố gắng trong mọi công việc lớn nhỏ khác, bởi vì phát sinh động tâm cực độ.

6- Vigatabhayatā: Hành-giả không có điều tai hoạ.

7- Khantisoraccapaṭilābha: Hành-giả có đức nhẫn-nại hoan hỷ trong pháp-hành thiền-tuệ.

8- Aratiratisahanatā: Hành-giả có sự chế-ngự được sự hài lòng và không hài lòng.

Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgā-nupassanāñāṇa thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, và biết 8 quả báu cao quý của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 này, nên kiên trì thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không thoái chuyển, với ý nguyện chỉ mong chứng đạt đến Niết-bàn, giải thoát khổ mà thôi.

Ví như người bị lửa cháy chiếc khăn quấn trên đầu, chỉ quyết tâm dập tắt lửa mà thôi.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 gọi là bhayatupaṭṭhānañāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

6- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 Bhayatupaṭṭhānañāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 gọi là bhayatu-paṭṭhānañāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại thật đáng kinh sợ, nên hiện rõ ràng 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 là tổng hợp 5 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 làm nền tảng, làm nhân-duyên, để làm cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 gọi là bhayatupaṭṭhānañāṇa hoặc bhayañāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-diệt, thật đáng kinh sợ, nên hiện rõ ràng 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa phát sinh như thế nào?

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa có nhiều năng lực thường dõi theo thấy rõ, biết rõ sự tận diệt (khaya), sự diệt mất (vaya), sự tan vỡ (bheda), sự diệt (nirodha) của ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Các pháp hữu-vi sắc-pháp, danh-pháp có sự diệt trong 3 cõi-giới (bhava), trong 4 loài (yoni), trong 5 cõi tái-sinh (gati), trong 7 thức trụ (viññāṇaṭhiti), trong 9 cõi-giới chúng-sinh (sattā-vāsa) đang hiện-hữu thật đáng kinh sợ cực độ.

Cũng như con thú dữ như sư tử, hổ, beo, trâu rừng, bò rừng, voi rừng, con rắn hổ mang, hầm lửa đang cháy, v.v… đó là những vật đáng kinh sợ đối với người nhát gan có tính hay sợ sệt, muốn sống an lạc.

* Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ đặc biệt thấy rõ, biết rõ thấu suốt trong 3 thời rằng:

“Atītā saṅkhārā niruddhā, paccuppannā nirujjhanti, anāgate nibbattanakasaṅkhārāpi evameva nirujjhissanti.”

Các pháp hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ đã diệt rồi trong thời quá-khứ; sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại đang diệt trong thời hiện-tại; và sắc-pháp, danh-pháp sẽ phát sinh trong thời vị-lai cũng sẽ diệt trong thời vị-lai mà thôi.

Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ đặc biệt thấy rõ, biết rõ thấu suốt trong 3 thời như vậy, đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa.

Tính chất của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa không phải là trí-tuệ-thiền-tuệ có sự đáng kinh sợ nào cả, mà trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thấu suốt sắc-pháp, danh-pháp trong 3 thời đáng kinh sợ rằng:

“Tất cả các pháp hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ đã diệt trong thời quá-khứ rồi; sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại đang diệt trong thời hiện-tại; sắc-pháp, danh-pháp vị-lai chắc chắn cũng sẽ diệt trong thời vị-lai.”

Thật vậy, ví như một người nhìn thấy 3 hầm lửa than hồng đang cháy hừng hực, chính người ấy không có sự kinh sợ gì cả, nhưng suy xét thấy 3 hầm lửa than hồng ấy, cảm thấy đáng kinh sợ rằng: “Nếu có người nào bị rơi xuống 3 hầm lửa than hồng ấy thì chắc chắn phải chịu khổ vì lửa thiêu nóng kinh khủng”.

Cũng như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa này không có sự kinh sợ nào cả, mà chỉ nhận thức thấy rõ, biết rõ rằng:

“Tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới: dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới ví như 3 hầm lửa than hồng đang cháy hừng hực ấy.

– Sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ đã diệt rồi.

– Sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại đang diệt.

– Sắc-pháp, danh-pháp vị-lai chắc chắn cũng sẽ diệt.

Pháp kinh sợ của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6

Mūlavatthu: Nguồn gốc của sự khổ có 5 loại:

1- Uppāda là sự sinh của ngũ-uẩn trong kiếp hiện-tại là quả của nghiệp đã tạo trong kiếp quá-khứ. Ngũ-uẩn thật là khổ đáng kinh sợ.

2- Pavatta là sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp trong 11 cõi dục-giới, 16 cõi sắc-giới, 4 cõi vô-sắc-giới. Sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng là vô-thường, là khổ luôn luôn hành hạ thật là khổ đáng kinh sợ.

3- Nimitta (saṅkhāranimitta) là pháp hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai đều là vô-thường, là khổ thật khó chịu đựng nổi, là vô-ngã không phải của ta, không chiều theo ý muốn của một ai cả, là vô chủ, vô dụng vì không có cốt lõi, v.v… sắc-pháp, danh-pháp chỉ có tan rã mà thôi.

Cho nên sắc-pháp, danh-pháp thật là khổ đáng kinh sợ.

4- Āyūhana là sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp sau.

Trong vòng tử sinh luân-hồi, mỗi kiếp chúng-sinh đã tạo mọi ác-nghiệp và mọi thiện-nghiệp, từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại, đều được tích-luỹ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm, không hề bị mất mát một mảy may nào cả.

Nếu nghiệp nào có cơ-hội cho quả, thì nghiệp ấy cho quả của nghiệp trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

5- Paṭisandhi là sự tái-sinh kiếp sau, được sinh làm loài chúng-sinh nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp mà chúng-sinh ấy đã tạo trong kiếp hiện-tại hoặc đã tạo trong những kiếp quá-khứ.

– Nếu ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh trong 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

– Nếu dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh trong 7 cõi thiện-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

– Nếu sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

– Nếu vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Hễ còn tái-sinh kiếp sau là còn có ngũ-uẩn hoặc tứ uẩn là còn có khổ, bởi vì ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt liên tục không ngừng luôn luôn hành hạ là vô-thường chỉ có khổ mà thôi.

Cho nên ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp chỉ là khổ thật đáng kinh sợ, là đối-tượng của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa này.

* Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa thấy rõ, biết rõ thấu suốt sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai đều có trạng-thái vô-thường thật đáng kinh sợ.

* Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa thấy rõ, biết rõ thấu suốt sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai đều có trạng-thái khổ thật đáng kinh sợ.

* Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa thấy rõ, biết rõ thấu suốt sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai đều có trạng-thái vô-ngã thật đáng kinh sợ.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 gọi là ādīnavānupassanāñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

7- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 Ādīnavānupassanāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 Bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa có nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 gọi là ādīnavānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đầy tội chướng.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa là tổng hợp 6 loại trí-tuệ từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 làm nền tảng, làm nhân-duyên, để cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 gọi là ādīnavānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

Tính chất của ādīnavānupassanāñāṇa

Khi hành-giả phát triển trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa thường dõi theo thấy rõ, biết rõ ràng sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp thật đáng kinh sợ có nhiều năng lực, tiến triển đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupas-sanāñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp đầy tội chướng, nên không dính mắc trong mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong 3 cõi-giới (bhava), trong 4 loài (yoni), trong 5 cõi tái-sinh (gati), trong 7 thức trụ (viññāṇaṭhiti), trong 9 cõi chúng-sinh (sattāvāsa) đang hiện-hữu thật đáng kinh sợ tột độ. Bởi vì tất cả mọi nơi, mọi cõi-giới đang hiện-hữu ấy không phải là nơi ẩn náu (neva tāṇaṃ), không phải là nơi an toàn (na leṇaṃ), không phải là nơi đến lánh nạn (na gati), không phải là nơi nương nhờ (nappaṭi-saraṇaṃ), và cũng không phải nơi mong muốn đối với hành-giả.

Tại sao vậy?

Bởi vì, tam-giới gồm có 31 cõi-giới (11cõi dục-giới,16 cõi sắc-giới, 4 cõi vô-sắc-giới) đang hiện-hữu như 3 hầm lửa đầy than hồng đang hừng hực cháy rực không có khói.

– Tứ đại (địa-đại, thuỷ-đại, hoả-đại, phong-đại) trong sắc-thân đang hiện-hữu như 4 con rắn độc kinh khủng.

– Ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) đang hiện-hữu như tên đao phủ đang giơ thanh đao chém xuống đầu.

– 6 xứ bên trong (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đang hiện-hữu như xóm làng hoang, không có người ở.

– 6 xứ bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đang hiện-hữu như kẻ trộm cướp lấy của cải tài sản.

– 7 thức trụ, 9 cõi chúng-sinh đang hiện-hữu như bị 11 thứ lửa (lửa tham, sân, si, sinh, già, chết, sầu não, than khóc, khổ thân, khổ tâm, thống khổ cùng cực) đang cháy ngầm thiêu đốt ngày đêm.

– Tất cả các pháp-hữu-vi, đó là ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp đang hiện-hữu như là ung nhọt đau nhức (gaṇḍabhūtā), như là căn bệnh trầm kha (rogabhūtā), như là mũi tên độc (sallabhūtā), như là sự đau khổ bất hạnh triền miên (aghabhūtā), như là bệnh tật đau khổ (ābādhabhūtā), không có chút an-lạc nào cả, chỉ là khối đại tội chướng (mahā ādīnavarāsibhūtā) mà thôi.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa như thế nào?

Ví như một người có tính nhát gan hay sợ sệt, chỉ mong muốn cuộc sống an-lạc mà thôi. Khi người ấy đi gặp phải hang có hùm beo, hoặc xuống sông gặp dạ-xoa dưới nước, hoặc đi đường gặp kẻ cướp sát nhân, gặp kẻ thù giơ thanh đao để chém xuống đầu, hoặc nằm trong căn nhà đang bị cháy, hoặc dùng vật-thực có chất độc, v.v… Người ấy phát sinh sự sợ hãi, sự kinh hồn bạt vía, bởi vì thấy những điều xảy ra ấy thật đáng kinh sợ, chỉ là những điều đầy tội chướng mà thôi, như thế nào, đối với hành-giả cũng như thế ấy.

Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp cả 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên cũng thấy rõ, biết rõ ràng tất cả các pháp-hữu-vi, ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong các cõi-giới trong tam-giới đầy tội chướng, không có chút an-lạc nào cả.

Trí-tuệ-thiền-tuệ nào thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng. Vì vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ ấy gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa.

Vấn: Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ có nhiều năng lực, để trở nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavā-nupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng bằng cách nào?

Đáp: Để trở nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa, thì trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa cần phải thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ bằng cách thấy rõ, biết rõ trong 5 đối-tượng như sau:

1- Uppāda: Sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

2- Pavatta: Sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

3- Nimitta: Các pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ, trong hiện-tại, trong vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

4- Āyūhana: Sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

5- Paṭisandhi: Sự tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật đáng kinh sợ, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp đầy tội chướng, nên tâm không dính mắc trong mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong 3 giới (bhava), trong 4 loài (yoni), trong 5 cõi tái-sinh (gati), trong 7 thức trụ (viññāṇaṭhiti), trong 9 cõi-giới chúng-sinh (sattāvāsa) đang hiện-hữu thật đáng kinh sợ tột độ, bởi vì tất cả mọi nơi, mọi cõi-giới đang hiện-hữu ấy không phải là nơi ẩn náu (neva tāṇaṃ), không phải là nơi an toàn (na leṇaṃ), không phải là nơi đến lánh nạn (na gati), không phải là nơi nương nhờ (nap-paṭisaraṇaṃ). Cho nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa này chỉ hướng đến Niết-bàn giải thoát khổ mà thôi.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới với 5 đối-tượng uppāda, pavatta, nimitta, āyūhana, paṭisandhi thật đáng kinh sợ (bhaya); còn trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa hướng đến Niết-bàn với 5 đối-tượng trái ngược lại là anuppāda, appavatta, animitta, anāyūhana, appaṭisandhi bằng cách:

1- Đối-tượng kinh sợ và đối-tượng an-tịnh

1-Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự sinh (uppāda) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là đáng kinh sợ (bhaya), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không sinh (anuppāda) là pháp an-tịnh (khema), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự hiện-hữu (pavatta) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là đáng kinh sợ (bhaya), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không hiện-hữu (appavatta) sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là pháp an-tịnh (khema), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp-hữu-vi (saṅkhāranimitta) đó là sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là đáng kinh sợ (bhaya), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn pháp-vô-vi (animitta) là pháp an-tịnh (khema), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự tích luỹ nghiệp chướng (āyūhana), cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật là đáng kinh sợ (bhaya), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không tích luỹ nghiệp chướng (anāyūhana) là pháp an-tịnh (khema), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trong tam-giới thật là đáng kinh sợ (bhaya), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không tái-sinh kiếp sau (appaṭisandhi) là pháp an-tịnh (khema), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

2- Đối-tượng khổ và đối-tượng an-lạc

1- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự sinh (uppāda) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là khổ (dukkha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không sinh (anuppāda) (sắc-pháp danh-pháp trong tam-giới) là pháp an-lạc (sukha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavā-nupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự hiện-hữu (pavatta) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là khổ (dukkha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn không hiện-hữu (appavatta) của sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là pháp an-lạc (sukha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp-hữu-vi (saṅkhāranimitta) đó là sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới thật là khổ (dukkha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: Niết-bàn pháp-vô-vi (animitta) là pháp an-lạc (sukha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự tích luỹ nghiệp chướng (āyūhana) cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật là khổ (dukkha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupas-sanāñāṇa biết rằng: Niết-bàn không tích luỹ nghiệp chướng (anāyūhana) là pháp an-lạc (sukha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trong tam-giới thật là khổ (dukkha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupas-sanāñāṇa biết rằng: Niết-bàn không tái-sinh kiếp sau (appaṭisandhi) là pháp an-lạc (sukha), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

3- Đối-tượng pháp-hữu-vi và Niết-bàn

1-Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: sự sinh (uppāda) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới là pháp-hữu-vi (saṅkhāra), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: pháp không sinh pháp-hữu-vi (anuppāda) là Niết-bàn (Nibbāna), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp hiện-hữu (pavatta) của sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới là pháp-hữu-vi (saṅkhāra), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavā-nupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: pháp không hiện-hữu pháp-hữu-vi (appavatta) là Niết-bàn (Nibbāna), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp tạo-tác (saṅkhāranimitta) đó là sắc-pháp, danh-pháp 3 thời trong tam-giới là pháp-hữu-vi (saṅkhāra), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānu-passanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: pháp-vô-vi (animitta) là Niết-bàn (Nibbāna), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp tích luỹ nghiệp chướng (āyūhana) cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới là pháp-hữu-vi (saṅkhāra), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp tích lũy nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: pháp không tích luỹ nghiệp chướng (anāyūhana) là Niết-bàn (Nibbāna), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 thấy rõ, biết rõ rằng: pháp tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trong tam-giới là pháp-hữu-vi (saṅkhāra), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ pháp tái-sinh kiếp sau trong tam-giới đầy tội chướng.

* Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa biết rằng: pháp không tái-sinh kiếp sau (appaṭisandhi) là Niết-bàn (Nibbāna), nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanāñāṇa hướng đến Niết-bàn diệt tất cả mọi pháp-hữu-vi.

Thực-hành 10 loại trí-tuệ-thiền-tuệ

Hành-giả kiên trì thực-hành 10 loại trí-tuệ-thiền-tuệ cho thuần thục là:

* 5 ādīnavañāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 thấy rõ, biết rõ ràng 5 đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp có sự sinh (uppāda), sự hiện-hữu (pavatta), pháp-hành tạo-tác (saṅkhāranimitta), sự tích luỹ nghiệp chướng (āyūhana), sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi) trong tam-giới đầy tội chướng, và

* 5 santipadañāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 hướng tâm đến Niết-bàn có 5 đối-tượng hoàn toàn trái ngược lại với 5 đối-tượng của ādīnavañāṇa, đó là Niết-bàn không sinh (anuppāda), pháp không hiện-hữu (appavatta), pháp-vô-vi (animitta), pháp không tích lũy nghiệp chướng (anāyūhana), pháp không tái-sinh kiếp sau (appaṭisandhi).

Khi kiên trì thực-hành 10 trí-tuệ-thiền-tuệ này một cách thuần thục rồi, hành-giả ấy không hề bị lay chuyển bởi các tà-kiến.

Như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ ādīnavañāṇa với trí-tuệ-thiền-tuệ santipadañāṇa, mỗi loại có 5 đối-tượng hoàn toàn trái ngược lại với nhau, và dẫn đến như sau:

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đầy tội chướng, thật đáng kinh sợ tột độ, bởi vì tất cả mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp không phải là nơi ẩn náu (neva tāṇaṃ), không phải là nơi an toàn (na leṇaṃ), không phải là nơi đến lánh nạn (na gati), không phải là nơi nương nhờ (nap-paṭisaraṇaṃ), chỉ có khổ thật sự mà thôi.

Cho nên, hành-giả phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán, không dính mắc vào sắc-pháp, danh-pháp ấy.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ santipadañāṇa hướng đến Niết-bàn tịch tịnh đầy ân-đức. Niết-bàn là pháp ẩn-náu an toàn, là pháp nương-nhờ an toàn, là pháp giải-thoát khổ hoàn toàn, chỉ có sự an-lạc tuyệt đối mà thôi.

Cho nên, hành-giả phát sinh đức-tin trong sạch vững chắc trong pháp-hành thiền-tuệ này dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

8- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 Nibbidānupassanāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa có nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 gọi là nibbidānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đáng nhàm chán.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanā-ñāṇa là tổng hợp 7 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 gọi là nibbidānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán.

Nibbidā: Thật đáng nhàm chán có nghĩa là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã trải qua 7 loại trí-tuệ-thiền-tuệ từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupas-sanāñāṇa như sau:

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas-sanāñāṇa đã thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa đã thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp chỉ có khổ thật sự mà thôi.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhānañāṇa đã thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng kinh sợ tột độ (bhaya).

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đầy những tội chướng (ādīnava).

* Vì thế, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa này phát sinh chỉ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ, nên chỉ còn hướng tâm đến Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới mà thôi.

Cho nên, hành-giả cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành dõi theo 7 pháp anupassanā, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, diệt khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bảy Pháp Anupassanā

1- Aniccānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường.

2- Dukkhānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ.

3- Anattānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã.

4- Nibbidānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ mọi sắc-pháp, danh-pháp thật đáng nhàm chán.

5- Virāgānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ mọi sắc-pháp, danh-pháp không đáng say mê.

6- Nirodhānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ mọi sắc-pháp, danh-pháp đáng diệt bỏ.

7- Paṭinissaggānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ mọi sắc-pháp, danh-pháp đáng xả bỏ.

Giảng Giải

1- Aniccānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái vô-thường; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng có trạng-thái vô-thường như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được nicca-saññā: thấy sai, tưởng lầm cho là “sắc-pháp, danh-pháp là thường”.

2- Dukkhānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái khổ; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng có trạng-thái khổ như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được sukhasaññā: thấy sai, tưởng lầm cho là “sắc-pháp, danh-pháp là lạc”.

3- Anattānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ trạng-thái vô-ngã; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng có trạng-thái vô-ngã như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được attasaññā: thấy sai, tưởng lầm cho là “sắc-pháp, danh-pháp là ngã”.

4- Nibbidānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại chỉ có khổ thật sự mà thôi, nên thật đáng nhàm chán; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng thật đáng nhàm chán như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được nandi: tâm tham-ái hài lòng trong sắc-pháp, danh-pháp.

5- Virāgānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại chỉ có khổ thật sự mà thôi, nên thật không đáng say mê; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng thật không đáng say mê như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được rāga: tâm tham-ái say mê trong sắc-pháp, danh-pháp.

6- Nirodhānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại chỉ có khổ thật sự mà thôi, nên thật đáng diệt bỏ; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng thật đáng diệt bỏ như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được samudaya: nhân-sinh-khổ của sắc-pháp, danh-pháp.

7- Paṭinissaggānupassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dõi theo thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại chỉ có khổ thật sự mà thôi, nên thật đáng xả bỏ; và trí-tuệ-thiền-tuệ này cũng có khả năng biết rõ danh-pháp, sắc-pháp quá-khứ, vị-lai cũng thật đáng xả bỏ như sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại này, nên diệt được ādāna: sự chấp-thủ trong sắc-pháp, danh-pháp.

Trong 7 pháp ānupassanā này có 3 loại căn bản là aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā, bởi vì trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, của sắc-pháp, danh-pháp.

Ba loại trí-tuệ-thiền-tuệ

1- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đáng kinh sợ.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đầy tội chướng.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đáng nhàm chán.

Ba loại trí-tuệ-thiền-tuệ này chỉ có khác nhau về tên gọi mà thôi, còn giống nhau về ý nghĩa.

Thật vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã trải qua từ trí-tuệ-thứ nhất nāma-rūpaparicchedañāṇa cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa này.

– Nếu trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp đáng kinh sợ thì gọi là bhayatupaṭṭhānañāṇa.

– Nếu trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp danh-pháp đầy tội chướng thì gọi là ādīnavānu-passanañāṇa.

– Nếu trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ danh-pháp sắc-pháp đáng nhàm chán thì gọi là nibbidānupassanāñāṇa.

Khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupas-sanāñāṇa thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ, nên hướng tâm đến đối-tượng santipada: Niết-bàn là pháp ẩn-náu an toàn, là pháp nương-nhờ an toàn, là pháp giải thoát khổ hoàn toàn, chỉ có sự an-lạc tuyệt đối mà thôi.

Đối-tượng santipada: Niết-bàn như thế nào?

Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidā-nupassanāñāṇa thấu suốt biết rõ rằng:

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 thấy rõ, biết rõ rằng: uppāda: sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp thật là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, chỉ có khổ mà thôi. Và anuppāda: sự không sinh của sắc-pháp, danh-pháp, đó là santipada: Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 thấy rõ, biết rõ rằng: pavatta: sự hiện-hữu của sắc-pháp, danh-pháp thật là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, chỉ có khổ mà thôi. Và anuppāda: sự không sinh của sắc-pháp, danh-pháp, đó là santipada: Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 thấy rõ, biết rõ rằng: nimitta (saṅkhāranimitta): pháp-hữu-vi đó là sắc-pháp, danh-pháp thật là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, chỉ có khổ mà thôi. Và animitta: pháp-vô-vi, đó là santipada: Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 thấy rõ, biết rõ rằng: āyūhana: sự tích luỹ nghiệp chướng cho quả tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, chỉ có khổ mà thôi. Và anāyūhana: sự không tích luỹ nghiệp chướng, đó là santipada: Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 thấy rõ, biết rõ rằng: paṭisandhi: sự tái-sinh kiếp sau trong tam-giới thật là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, chỉ có khổ mà thôi. Và appaṭisandhi: sự không tái-sinh kiếp sau, đó là santipada: Niết-bàn an-lạc tuyệt đối, v.v…

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanā-ñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán tột độ, chỉ có khổ mà thôi, nên chỉ hướng đến đối-tượng santipada: Niết-bàn diệt tất cả các pháp-hữu-vi, là pháp ẩn-náu an toàn, là pháp nương-nhờ an toàn, là pháp giải thoát khổ hoàn toàn, có sự an-lạc tuyệt đối.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanā-ñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

9- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 Muñcitukamyatāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanā-ñāṇa có nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 gọi là muñcitukamyatāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ, n-n chỉ mong giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới mà thôi.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa là tổng hợp 8 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 gọi là muñcitukamyatāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ, nên chỉ mong giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới mà thôi.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa phát sinh như thế nào?

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp quá-khứ, hiện-tại, vị-lai trong tam-giới đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán tột độ, chỉ có khổ mà thôi, nên hướng tâm đến đối-tượng santipada: Niết-bàn diệt tất cả các pháp hữu-vi làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa chỉ mong chứng ngộ Niết-bàn giải thoát khỏi khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài mà thôi.

* Ba giới gồm có 31 cõi là:

1- Dục-giới gồm có 11 cõi-giới.

2- Sắc-giới gồm có 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

3- Vô sắc-giới gồm có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

1- Dục-giới có 11 cõi chia làm 2 cõi-giới:

– Cõi ác-giới có 4 cõi là cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh. Chúng-sinh bị sa đoạ trong 4 cõi ác-giới này do quả của ác-nghiệp, rồi phải chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi ác-giới được.

Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm là 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm, cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới.

* Cõi thiện dục-giới gồm có 7 cõi: cõi người và 6 cõi trời dục-giới. Chúng-sinh được sinh trong 7 cõi thiện-giới này do quả của dục-giới thiện-nghiệp, hưởng quả an-lạc trong cõi ấy cho đến khi hết tuổi thọ, rồi phải tái-sinh kiếp sau trong cõi khác tuỳ theo nghiệp của mình đã tạo.

Dục-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā) đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm, cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới.

Chúng-sinh nào đã tạo dục-giới thiện-nghiệp nào rồi, sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu dục-giới thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau thì sinh trong cõi thiện-dục-giới. Được sinh trong cõi thiện-dục-giới nào hoàn toàn do năng lực quả của dục-giới thiện-nghiệp ấy.

2- Sắc-giới có 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên

Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā) đồng sinh với 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp sau trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc được 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm giữ gìn cho đến khi chết.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ ngũ thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Quảng-quả-thiên, có tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosi-kamma) không có cơ hội cho quả được nữa.

3- Vô-sắc-giới có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên

Vô-sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā) đồng sinh với 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 tầng trời vô-sắc-giới Phạm-thiên.

Hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc được 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn chỉ có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có đệ tứ thiền vô-sắc-giới quả-tâm gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên, có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất.

Còn 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có cơ hội cho quả được nữa.

Tam-giới: Dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới gồm có 31 cõi-giới chỉ là nơi tạm trú của tất cả mọi chúng-sinh trong tam-giới mau hoặc lâu mà thôi.

Dù vị phạm-thiên nào trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên, có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất, đến khi hết tuổi thọ cũng phải chết. Sau khi vị phạm-thiên ấy chết, tuỳ theo thiện-nghiệp của vị phạm-thiên ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác.

* Bốn loài đó là 4 loài chúng-sinh:

1- Thai-sinh: Chúng-sinh thuộc về loài thai-sinh, đầu tiên cần phải nương nhờ nơi bụng mẹ, từ từ lớn dần cho đến khi đủ tháng đủ ngày, mới sinh ra đời. Đó là loài người trong cõi người, chư-thiên cõi bhūmaṭṭhadevatā: chư-thiên trên mặt đất, loài súc-sinh như trâu, bò, v.v…

2- Noãn-sinh: Chúng-sinh thuộc về loài noãn-sinh, đầu tiên cần phải nương nhờ nơi bụng mẹ, sinh trong trứng từ từ lớn dần cho đến khi đủ tháng đủ ngày, trứng sinh ra ngoài, rồi từ trứng sinh ra con. Đó là loài gà, vịt, chim, v.v…

3- Thấp-sinh: Chúng-sinh thuộc về loài thấp sinh nương nhờ nơi ẩm thấp dơ dáy, dưới đất, lá cây, trái cây chín, máu, mủ, v.v… Đó là con giun đất, trùn, dòi, các loài sán, v.v…

4- Hoá-sinh: Chúng-sinh thuộc về loài hoá-sinh không cần nương nhờ vào nơi nào cả, chỉ nương nhờ nơi nghiệp quá-khứ của mình mà thôi. Khi tái-sinh ngay tức khắc to lớn tự nhiên. Đó là chúng-sinh địa-ngục, các loài ngạ-quỷ, a-su-ra, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới (ngoại trừ bhūmaṭṭhadevatā), chư Phạm-thiên trong cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới, v.v…

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa hiểu biết rằng:

“Hễ còn tái-sinh kiếp sau là còn có ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp, dù ở trong cõi nào cũng chắc chắn còn phải chịu khổ của sắc-pháp, danh-pháp ấy.”

“Đối với hạng phàm-nhân, hễ còn tiếp tục tử sinh luân-hồi thì khó mà tránh khỏi 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.”

Cho nên, hành-giả cố gắng tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 này thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng kinh sợ, đầy tội chướng, thật đáng nhàm chán thật sự.

Vì vậy, hành-giả cảm thấy kinh sợ, nhàm chán trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, nên chỉ quyết tâm tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ để mong chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khỏi khổ vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài mà thôi.

Tính chất của muñcitukamyatāñāṇa như thế nào?

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa chỉ mong chứng ngộ Niết-bàn giải thoát khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới mà thôi, qua những ví dụ như sau:

* Ví như con cá bị mắc lưới, cố gắng hết sức mình vùng vẫy để thoát ra khỏi lưới như thế nào. Cũng như vậy, hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 mong chứng ngộ Niết-bàn giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới cũng như thế ấy.

* Ví như con ếch bị con rắn ngậm trong miệng, cố gắng hết sức mình vùng vẫy để thoát ra khỏi miệng con rắn như thế nào. Cũng như vậy, hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 mong chứng ngộ Niết-bàn … cũng như thế ấy, v.v…

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa này thấy rõ, biết rõ ràng mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong 31 cõi trong tam-giới đều sinh rồi diệt, tan rã, là vô-thường, chỉ có khổ thật sự mà thôi, nên tâm của hành-giả chỉ mong chứng ngộ Niết-bàn, mới giải thoát ra khỏi mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, nghĩa là giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, hành-giả không muốn dính mắc trong sắc-pháp, danh-pháp nào nữa, chỉ cố gắng tinh-tấn không ngừng tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 Muñcitukamyatāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app